Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 2

nhân là một mắt xích yếu ớt, nhưng lại không thể khuyết hoặc thiếu mắt xích yếu ớt này, nếu thiếu nó lịch sử tiểu thuyết (Trung Quốc) không liên hoàn, một số hiện tượng lịch sử tiểu thuyết không thể giải thích được. Nó đóng vai trò là cầu nối từ Kim Binh Mai đến Hồng lâu mộng. Nó hấp thụ ý thức sáng tạo của văn nhân trong Kim Bình Mai, dùng ngôn ngữ thông dụng để miêu tả nhân tình, vứt bỏ dâm tục trong Kim Bình Mai, lấy nhàn đạm tân thanh viết câu chuyện kỳ tình kỳ sự, có tác dụng làm chuyển đổi văn phong. Đồng thời nó cung cấp cho Hồng lâu mộng kinh nghiệm sáng tạo, nó nói với Hồng lâu Mộng rằng: đừng có đi rong ruổi với những văn từ hư ảo, làm cho Tào Tuyết Cần ngộ ra, tránh xa loại văn phong này” [70, tr. 5].

Mục đích trích dẫn của chúng tôi là muốn đưa thêm những cái nhìn đa chiều, những đánh giá mới nhất về tiểu thuyết tài tử giai nhân của học giả Trung Quốc, để chúng ta có cái nhìn mới hơn về loại hình văn học này. Luận văn của chúng tôi nằm trong xu thế nghiên cứu này. Có thể nói, bài viết của giáo sư Trần Đình Sử gợi ý cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn này.

Một trong những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi đến với hướng tiếp cận này là bài viết: “Hoa Tiên và vấn đề của nó trong lịch sử truyện Nôm” trong cuốc sách Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại của giáo sư Trần Đình Hượu, Nxb Giáo dục, Năm 1999. ở Việt Nam, có lẽ giáo sư Trần Đình Hượu là người đầu tiên nêu vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống truyện Nôm tài tử giai nhân, trong đó giáo sư coi những truyện Nôm bác học như : Hoa tiên, Phan Trần, Truyện Kiềulà những truyện Nôm tài tử giai nhân: “Hoa tiên được Nguyễn Huy Tự chuyển dịch từ một ca bản, một thể loại văn học đô thị của Trung Quốc. Sau Nguyễn Huy Tự, một tác giả chưa biết tên dịch Phan Trần và Nguyễn Du dịch Kim Vân Kiều truyện…có thể nhìn hoạt động đó thành một trào lưu văn học mà nội dung xoay quanh truyện Nôm, đúng ra là một loại truyện Nôm mà chúng tôi gọi là “truyện Nôm tài tử giai nhân” [17, tr. 155,156].

Không chỉ chỉ ra nhóm thể loại truyện Nôm tài tử giai nhân, giáo sư Trần Đình Hượu còn chỉ ra vai trò của Hoa tiên và nhóm tác giả của nó, đóng góp vào trào lưu chuyển dịch và bình phẩm truyện Nôm tài tử giai nhân và đặc biệt là vai trò cầu nối từ Hoa tiên đưa đến ra đời Truyện Kiều: “Hoa tiên đã mở đường cho Truyện Kiều, nhưng có

Truyện Kiều, Hoa tiên trở thành mờ nhạt; có Thuý Kiều Dao Tiên trở thành mờ nhạt. Hoa tiên là một truyện ái tình, một truyện hôn nhân và gia đình, không phải là tiểu thuyết xã hội, không chứa đựng nhiều dung lượng xã hội. Nhưng đó là một truyện thơ ái tình đầu tiên và Nguyễn Huy Tự đã có công mở đầu cho một con đường không phải không có ý nghĩa lớn trong cuộc sống tinh thần trong xã hội phong kiến nước ta lúc đó [17, tr. 177].

Mặt khác, giáo sư Trần Đình Hượu còn chỉ ra, tuy Truyện Kiều “cũng là một truyện tài tử giai nhân” cùng loại hình với truyện Nôm tài tử giai nhân: Phan Trần, Sơ kính tân trang…nhưng Truyện Kiều không đơn thuần là truyện tài tử giai nhân nữa: “Truyện Kiều ở dạng nguyên tác để hấp dẫn Nguyễn Du, cũng là một truyện tài tử giai nhân, cũng nói về tình yêu, cho nên tác giả của nó mới gọi là Kim Vân Kiều truyện. Nhưng Nguyễn Du viết lại thành Đoạn trường tân thanh đã đưa nhân vật của mình vào đời sống xã hội. Đặt Thuý Kiều không chỉ trước vấn đề tình yêu. Thuý Kiều cũng không còn chỉ là giai nhân tài sắc mà là một con người chịu mọi tủi nhục, đặc biệt sắc sảo khôn ngoan, ứng phó với mọi hoàn cảnh đau đớn để giành quyền sống mà không thoát được” [17, tr. 177].

Như vậy, những gợi ý từ bài viết của giáo sư Trần Đình Hượu là rất quan trọng. Cụ thể là việc xác định tên và nhóm truyện Nôm tài tử giai nhân và chỉ ra dấu ấn tài tử giai nhân và vấn đề khác của Truyện Kiều với nhóm thể loại tiểu thuyết tài tử giai nhân. Những gợi ý này là vô cùng quý báu giúp cho chúng tôi tiến hành đề tài này.

Tóm lại, những gợi ý từ công trình nghiên cứu vừa nêu trên, kết hợp với tham khảo những thành tựu nghiên cứu mới nhất của Trung Quốc về tiểu thuyết tài tử giai nhân, chúng tôi muốn tìm một góc nhìn mới nghiên cứu Truyện Kiều.

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

- Phương pháp loại hình học: Như tên gọi của đề tài : Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân, thực chất chúng tôi đồng ý với các nhà nghiên cứu Trung Quốc coi tiểu thuyết tài tử giai nhân là một loại hình tác phẩm văn học, Truyện Kiều gợi hứng từ Kim Vân Kiều truyện của nhóm loại hình tác phẩm này nên có nhiều dấu ấn của nhóm tiểu thuyết này.

- Phương pháp tổng hợp: Người viết tiến hành tổng thuật những thành tựu nghiên cứu tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc trong vòng 10 năm trở lại đây. Trên có sở đó làm tiền đề để ứng dụng vào nghiên cứu Truyện Kiều.‌‌

Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 2

- Phương pháp so sánh: Để làm nổi bật những điểm giống và khác nhau giữa Truyện Kiều và hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân và truyện thơ tài tử giai nhân, người viết phải tiến hành so sánh Truyện Kiều với tác phẩm đó trên nhiều cấp độ khác nhau.

- Phương pháp phân tích: Người viết áp dụng phân tích để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp liên ngành: Những tác phẩm văn học trung đại nói chung và tiểu thuyết tài tử giai nhân nói riêng đều chứa đựng rất nhiều mã văn hoá thời trung đại. Do vậy, phải sử dụng biện pháp liên ngành để giải thích mã văn hoá đó.

- Trong quá trình viết, người viết áp dụng từng phương pháp cụ thể, hoặc kết hợp các phương pháp tuỳ theo đặc thù mỗi chương, mỗi phần.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương

Chương 1: Những vấn đề của tiểu thuyết tài tử giai nhân được giới nghiên cứu Trung Quốc nêu lên gần đây

Chương 2: Truyện Kiều - Những yếu tố của tiểu thuyết tài tử giai nhân

Chương 3: Truyện Kiều - Những yếu tố không thuộc tiểu thuyết tài tử giai nhân.

Chương 1

Những vấn đề của tiểu thuyết tài tử giai nhân được giới nghiên cứu Trung Quốc nêu lên gần đây.


1.1. Về nội dung

1.1.1. Định nghĩa tiểu thuyết tài tử giai nhân

Trong Từ hải, mục từ “tài tử” định nghĩa như sau: “Thời cổ gọi người tài đức kiêm toàn. (Tả truyện, năm thứ 18 Văn Công) : “Xưa Cao Dương Thị có tám người tài tử. “Tề thánh quảng uyên, minh doãn thành đốc” (tạm dịch là tài giỏi uyên thâm, công minh chính trực) người trong thiên hạ gọi là “bát khải” (tám niềm vùi)”. Về sau gọi người có văn tài “ Tân Đường thư, Nguyên Chẩn truyện” “Chẩn đặc biệt giỏi về thơ, danh tiếng sánh ngang bằng với Cư Dị (Bạch Cư Dị)….trong cung gọi là “ Nguyên tài tử”[93, tr. 32]. Trong mục từ “giai nhân”, Từ hải dẫn ra ba nghĩa” 1. Mỹ nữ. “Cổ thi 19 bài” : “Yên Triệu nhiều giai nhân, người đẹp nhan sắc như ngọc”. 2. Người đẹp. Trong văn thơ cổ thường chỉ người nhớ nhung “Sở từ. Cửu Chương. Bi hồi phong”: “Duy giai nhân chi vĩnh đô hề, Canh thống thế nhi tự huống” (tạm dịch lúc nào cũng nhớ về giai nhân, năm canh thống thế mà tự cho 3. Người có tài. “Tam Quốc chí. Nguỵ Chí. Tào Sảng truyện “Bùi Tùng Chi chú dẫn “Nguỵ Thị Xuân Thu”: „Giai nhân Tào Tử Đan, sinh nhữ huynh đệ, độc nhĩ” cha Sảng, Tử Đan là Tào Chân” [93, tr. 286]. Trong Hán ngữ đại từ điển, mục từ “tài tử” giải thích tương tự trong Từ hải: “thời cổ gọi người tài đức kiêm toàn. (Tả truyện, năm thứ 18 Văn Công) : “Xưa Cao Dương Thị có tám người tài tử…. “Tề thánh quảng uyên, minh doãn thành đốc” (tạm dịch là tài giỏi uyên thâm, công minh chính trực) người trong thiên hạ gọi là bát khải (tám niềm vui)”. Sau đó giải thích thêm : “Sau này chủ yếu chỉ người có tài hoa. Thời Đường, Chu Khánh Dư trong thơ “Tống đậu tú tài”: “Giang Nam tài tử nhật phân phân, …”(dịch nghĩa là tài tử Giang Nam ngày càng đông.) [77, tr. 37]. Mục từ “giai nhân”, về cơ bản cũng giải thích tương tự Từ hải nghĩa thứ nhất

(1) và (2), không có nghĩa thứ ba (3) như Từ Hải, nhưng bổ sung “giai nhân” còn có nghĩa là “Thê tử gọi chồng mình”.[77, tr. 236]. Trong Hán ngữ đại từ điển còn giải thích luôn cả nhóm từ “tài tử giai nhân” như sau: “Gọi nam nữ thanh niên có tài mạo”[77, tr.

37]. Như vậy về cơ bản, hai cuốn từ điển giải thích giống nhau. Tóm lại, nhóm từ “tài tử giai nhân”, trong đó “tài tử” luôn chỉ người nam giới có tài hoa, về sau chủ yếu chuyên biệt hoá và hẹp nghĩa hoá chỉ tài hoa văn chương, cụ thể là tài thơ. “Giai nhân” thông thường để chỉ người đẹp, nữ giới. Nhưng trong hoàn cảnh nhất định cũng chỉ nam giới. “Tài tử giai nhân” là nam nữ thanh niên có tài mạo.

Trong cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lỗ Tấn coi truyện viết về tài tử giai nhân là một nhánh “dị lưu” của tiểu thuyết nhân tình: “Những truyện như Kim Bình Mai, Ngọc Kiều Lý đã được khen ngợi là chuyện hay, kẻ học đòi làm nổi lên đông, mà một mặt lại sinh ra lưu phái khác, chuyện lấy nhân vật, kể sự trạng đều không giống nhau, chỉ còn tên sách là theo lối cũ như Ngọc Kiều Lê, Bình Sơn Lãnh Yến vv…đều thế cả, đến như cốt truyện thì đại để là tài tử giai nhân, chắp nối lại bằng những tình tiết văn nhã phong lưu, lấy việc lo công danh, xây dựng đôi lứa làm chủ, ban đầu thì hoặc có dở dang trắc trở cuối cùng thì phần nhiều đều được như ý muốn buổi đầu vì vậy mà đương thời cũng gọi là giai thoại”,[48, tr. 245]. Theo giới nghiên cứu Trung Quốc, nhóm từ “tiểu thuyết tài tử giai nhân” được chính thức gọi từ thời điểm này.

Theo tác giả Đổng Nhạn, nguồn gốc nhóm từ “tài tử giai nhân” xuất hiện sớm nhất vào thời kỳ nhà Đường. Người dùng nhóm từ này đầu tiên là Lý ẩn. Trong “Tiêu tương lục - Hồ Diên Dực”: “ Thiếp Ký và Quân Phỉ(Thất) Phối đều gọi là tài tử giai nhân”. Tài tử là nam tử có văn tài xuất chúng; giai nhân là nữ tú có dung mạo mỹ lệ. Mô hình hôn nhân lý tưởng thời Đường là sự kết hợp giữa nam tài nữ tú”. Tiếp đó, tác giả dẫn tiếp từ “tài tử giai nhân” xuất hiện thơ văn thời Tống “Ngọc nữ giao tiên phụng. Giai nhân” : “…Tự cố đến kim, tài tử giai nhân, không thiếu được thanh niên đôi lứa song mỹ…đa tài đa nghệ..” [70, tr. 1]

Nữ tác giả Vương Dĩnh, dưới cái nhìn loại hình học cho rằng: “Từ khi văn học cổ điển Trung Quốc là một thể loại độc lập, đến khi kết thúc thời đại của văn học cổ điển Trung Quốc, những tiểu thuyết miêu tả tài tử giai nhân trong hiện thực xã hội, đề tài tình yêu lấy thơ ca làm môi giới ái tình đều là tiểu thuyết tài tử giai nhân. Chỉ cần nó phù hợp quy định đề tài miêu tả quá trình luyến ái của tài tử giai nhân, hơn nữa là những tiểu thuyết độc lập về ý nghĩa, bất luận là tác phẩm văn ngôn, hay bạch thoại, bất luận là khắc

bản đơn biên hay là tiểu thuyết được tuyển vào tuyển tập tiểu thuyết, đều được xem là phạm vi nghiên cứu của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Chỉ có như vậy mới có thể bao quát được toàn diện toàn bộ lịch trình diễn hoá, phái sinh, phát triển, biến dị, việc hình thành các lưu phái, suy vi của tiểu thuyết tài tử giai nhân”. [91.tr. 51- 55]

Trong cuốn Trung Quốc phân thể văn học sử, tiểu thuyết quyển, do Lý Tu Sinh và Triệu Nghĩa Sơn chủ biên giới thuyết về tiểu thuyết tài tử giai nhân như sau: “Cuối Minh đầu Thanh, trên văn đàn tiểu thuyết Trung Quốc lại xuất hiện một kỳ quan, một khối lượng đồ sộ tiểu thuyết tài tử giai nhân, mà sau đó phát triển mạnh đến cuối thời kỳ nhà Thanh. Về số lượng có khoảng trên bẩy tám mươi bộ, nhưng thường xuyên xem nhất khoảng ba mươi bộ, thông thường có khoảng hai mươi hồi. Loại tiểu thuyết này lấy việc miêu tả nam nữ thanh niên tài mạo song toàn, câu chuyện tình yêu trải qua nhiều khó khăn thử thách làm nội dung chủ yếu, nhân vật chính nhất định là tài tử và giai nhân, họ thường lấy thơ tương ngộ, đính ước thề nguyền, sau đó do tiểu nhân phá hoại, gặp khó khăn, sau cùng do tài tử bảng vàng đề danh, hoặc nhận được sự giúp đỡ của vua hoặc hiền thần, và phu thê đoàn tụ. Từ góc độ lịch sử tiểu thuyết mà xét nó là một hiện tượng độc đáo, có địa vị riêng trong lịch sử văn học Trung Quốc.” [76, tr. 343]

Căn cứ vào Từ hải, Hán ngữ đại từ điển, căn cứ vào cách hiểu của các học giả Trung Quốc, căn cứ vào đặc trưng, vào nguồn gốc và nguyên nhân hình thành tiểu thuyết tài tử giai nhân (chúng tôi trình bầy dưới đây) chúng tôi có thể định nghĩa về tiểu thuyết tài tử giai nhân như sau: “tiểu thuyết tài tử giai nhân” là loại hình tiểu thuyết có từ lâu đời, manh nha từ thời nhà Hán (các nhà nghiên cứu thống nhất rằng Tư Mã Tương Như Liệt truyện là câu chuyện tình yêu đầu tiên) [67, tr. 3], rải rác xuất hiện thời Lục Triều trong các loại truyện chí nhân, chí quái, chí dị, cơ bản định hình từ thời nhà Đường, phát triển cuối đời Minh, nở rộ cực thịnh đầu đời Thanh, suy thoái cuối thời kỳ nhà Thanh. Là loại hình tiểu thuyết lấy tình yêu hôn nhân của tài tử và giai nhân là nội dung chủ yếu, nhân vật chính nhất định là tài tử và giai nhân. Tài tử và giai nhân, ngoài vẻ đẹp sắc mạo ra, buộc phải có một thứ tài năng cốt tử là tài thơ ca. Tài nhả ngọc phun châu là tiêu chí hàng đầu của cả tài tử và giai nhân. Tiểu thuyết tài tử giai nhân là sản phẩm đặc trưng duy có thời kỳ Minh Thanh. Bởi nó phát biểu một tình yêu lý tưởng tâm linh, phản ánh

tâm thái của văn nhân thời kỳ này. Vì thế, toàn bộ kết cấu tiểu thuyết tài tử giai nhân được cấu trúc quanh một chữ “trinh”. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của tình yêu tài tử giai nhân. Mô thức tự sự được công thức hóa: vừa gặp đã yêu, tiểu nhân phá hoại và cuối cùng nhất định phải đại đoàn viên.

1.1.2. Nguồn gốc tiểu thuyết tài tử giai nhân

Thời kỳ nhà Hán - khởi đầu của mô hình truyện tài tử giai nhân

Các học giả Trung Quốc ngày nay cho rằng, câu chuyện Tư Mã Tương Như, trong Tây Kinh tạp ký là truyện đầu tiên của loại hình tiểu thuyết tài tử giai nhân: “Văn Quân vốn người yểu điệu xinh tươi, lông mày xanh như sắc núi phía chân trời, vẻ mặt như đóa hoa sen, da trắng ngần mền mại bóng bẩy như mỡ đọng, mười bẩy tuổi đã goá chồng, tính tình không câu nệ gò bó, vì mến mộ văn tài của Tương Như mà đã liều vượt ra ngoài lễ giáo” [53, tr. 94]: “Trong Tư Mã Tương Như Liệt truyện ghi lại câu chuyện tình lãng mạn giữa Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân…Tư Mã Tương Như là tài tử tiêu biểu, Trác Văn Quân là một khuê nữ. Mối tình của họ được xem là khởi đầu của mô hình truyện tài tử giai nhân”[67, tr. 3]

Truyện chí nhân, chí quái, chí dị thời Lục Triều - thời kỳ xuất hiện rải rác mô hình tiểu thuyết tài tử giai nhân. Thứ nhất, nó đã có nhân vật mang những tiêu chí của giai nhân (mặc dù chưa đậm nét) (xem thêm phần đặc trưng loại hình nhân vật, mục giai nhân của chúng tôi trong luận văn này). Trong U minh lục, có truyện Mãi phấn nhi (Cô gái bán phấn): “Nhà kia rất giàu, chỉ được mỗi đứa con trai, nuông chiều quá mức. Đi chợ chơi, thấy một thiếu nữ rất đẹp bán phấn” [53, tr. 66]. Trong Liệt dị truyện, có truyện Đàm Sinh, miêu tả người con gái đẹp như sau: “Một hôm vào quãng nửa đêm, có một cô gái tuổi mười năm mười sáu, dung nhan phục sức xinh đẹp, sang trọng tuyệt vời, đến nguyện kết duyên với chàng”. Trong những truyện thời kỳ này cũng đề cập đến những nhân vật “tài tử si tình”, đương nhiên chỉ là những dấu ấn mà thôi : “Bàng A ở đất Cự Lộc, vẻ người khôi ngô tuấn tú” [53,tr. 72]. Anh chàng Đàm Sinh còn có cả dấu ấn của tay tài tử yêu thích thơ ca: “Đàm Sinh tuổi đà bốn mươi mà chưa vợ, thường cảm khái buồn phiền, ngâm đọc Kinh thi cho khuây khoả” [53,tr. 42]. Hai là, đã có những cảnh gặp và yêu nhau ngày từ khi gặp lần đầu tiên giữa nam nữ thanh niên, đã có những khắc khoải

nhớ mong, mong muốn được sống với tình yêu, thậm chí người con gái còn chủ động tìm đến với những cảm giác khoái lạc (Bàng A truyện). Chàng trai trong truyện Cô gái bán phấn, vừa gặp cô đã đem lòng yêu cô, và đã có những biểu hiện “si tình” ngay khi gặp lần đầu. Hoặc như cô gái trong truyện Bàng A, vừa nhìn trộm đã yêu chàng... Ba là, đã có nhưng kết thúc có hậu, trai gái yêu nhau được sống với nhau. Trong truyện Người con gái bán phấn, trải qua những hiểu lầm nhất định, nhưng rồi cô gái và chàng trai cũng toại nguyện mong ước, chàng trai sau khi chết, cảm động tấm lòng của cô gái khóc thảm thiết, đã sống trở lại, kết duyên cùng cô gái .

Những câu chuyện trên tuy có gợi cho người đọc đến không khí của những trai tài gái sắc trong tiểu thuyết tài tử giai nhân nhưng dấu ấn và dư âm của thời kỳ đầu của tiểu thuyết còn ảnh hưởng sâu sắc của thần thoại truyền thuyết, “ngụ ý của tác giả muốn viết một bộ sử thần quỷ” (Bành Long Kiện), minh hoạ thần đạo là chủ yếu. Do vậy, trong truyện có không khí kì ảo, ma quái khá rùng rợn. Về nhân vật, chủ yếu là những nhân vật tiên, quỷ, ma quá. Cô gái vợ của Đàm Sinh trong truyện cùng tên nửa người nửa ma. Hoặc như trong Bạch Thuỷ tố nữ, giai nhân mang dáng dấp của một cô tiên từ trong vỏ ốc bước ra, sau đó bay về trời…, hoặc sự chết đi sống lại của chàng trai trong Cô gái bán phấn, chết đi sống lại rất kì diệu…

Đặc biệt, đáng chú ý là sách Thế thuyết tân ngữ, là cuốn sách tiêu biểu truyện chí nhân thời kỳ Nguỵ Tấn, trong sách có nhiều truyện viết về tình yêu trai gái như: Hiền viện, Ôn Kiệu thú phụ, Giả Sung nữ tư Hàn Thọ, trong đó đặc biệt đáng chú ý là Giả Sung nữ tư Hàn Thọ. Trong truyện có những điểm mới, vượt qua những câu chuyện tình yêu khác cùng thời, đánh dấu mốc quan trọng trên bước đường phát triển của tiểu thuyết tài tử giai nhân sau này. Thứ nhất, đây là truyện viết về những chàng trai và cô gái là người chứ không phải thần tiên, ma quỷ như những tác phẩm vừa nêu trên. “Hàn Thọ đẹp cả về ngoại hình và ăn mặc, Giả Sung cho mời đến làm phụ tá.” Người yêu Hàn Thọ là con gái Giả Sung “Mỗi bận Giả Sung tập họp mọi người tại nhà mình, con gái Giả Sung nhìn trộm qua cửa sổ sơn màu xanh, thấy Thọ đem lòng yêu thích”. (Xin nói thêm sách ghi chép những nhân vật có thật trong khoảng thời gian cuối thời Hán và thời Nguỵ Tấn. Vì thế đọc truyện mang đến cho người đọc như những câu chuyện có thật, vắng bóng yếu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024