Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 2


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Sưu tầm, thống kê truyện kể địa danh của người TháiViệt Nam, nhận xét về thực tế lưu truyền truyện kể.

- Tiến hành phân loại truyện kể theo tiêu chí thể loại.

- Khảo sát phần nội dung và tìm hiểu một vài nét thi pháp trong Truyện kể địa danh của người Thái.

- Chỉ ra những biểu hiện và những nét đẹp của phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm linh người Thái trong truyện kể địa danh.

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

4.1.Phạm vi ngiên cứu:

Do hạn chế về thời gian và dung lượng của luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát một số vấn đề cơ bản thuộc về nội dung, thể loại, và một số nét thi pháp cơ bản cùng một vài biểu hiện văn hóa trong truyện kể địa danh của người Thái.

4.2. Đối tượng nghiên cứu:

Chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là những truyện kể địa danh của người Thái phân bố trên phạm vi cả nước đã được in trong các tuyển tập, trong kỷ yếu của các hội thảo Thái học và một số tư liệu sưu tầm, điền dã. Do mới bắt tay vào tìm hiểu đề tài nên phạm vi bao quát tài liệu còn hạn chế, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục tiến hành việc điền dã, sưu tầm truyện kể địa danh tại các vùng có cư dân Thái sinh sống đồng thời mở rộng việc thu tập và khảo cứu các tài liệu về người Thái, văn hóa Thái, để trong một mức độ nào đó tập hợp được số lượng lớn nhất các truyện kể thuộc đối tượng nghiên cứu.

5.Phương pháp nghiên cứu

- Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh, phương pháp điền dã.


- Một số biện pháp được sử dụng kết hợp: thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp

6. Đóng góp của luận văn:

- Lập được một phụ lục các truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam

- Chỉ ra những nét cơ bản về nội dung, thi pháp của truyện kể cùng những dấu ấn văn hóa tộc người thể hiện trong truyện kể địa danh

7.Bố cục của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba chương: Chương 1. Khái quát về người Thái và truyện kể địa danh

Chương 2. Diện mạo và đặc trưng truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam

Chương 3. Đặc trưng thi pháp và dấu ấn văn hóa trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam


NỘI DUNG

Chương một

KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI VÀ TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH


1.1. Sơ lược về người Thái ở Việt Nam

1.1.1. Tộc người Thái và sự phân bố dân cư

1.1.1.1. Tộc người Thái ở Việt Nam

Người Thái là một dân tộc ít người trong số 54 dân tộc anh em. Theo số liệu thống kê, đến ngày 1.1.1999, tổng số dân của người Thái là 1.328.725 người. Hiện nay họ là dân tộc ít người có dân cư đông thứ hai sau người Tày và phân bố tập trung ở bảy tỉnh, thành phố trong cả nước.

Người Thái cư trú ở nhiều quốc gia, trong đó “các nhóm Thái ở Lào và người Thái ở Việt Nam kể cả các nhóm Shan ở bắn Mianma, Thay Khăm ti và Ahom ở Atssam Đông Bắc Ấn Độ và Thái Lan đều có nguồn gốc từ phía Tây Nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ thế kỷ VIII sau công nguyên trở đi, các cuộc thiên di của người Thái từ vùng Vân Nam (Trang Quốc) xuống phía Nam diễn ra liên tục. Trong các cuộc thiên di đó, có nhánh đi vào vùng Tây Bắc Việt Nam, có nhánh di cư vào đất Lào vốn trước đó là vùng đất thuộc các vương quốc Môn Khơ Me cổ”. [2]. Khi đến Việt Nam, Mường Theng (Mường Thanh – tức Điện Biên Phủ ngày nay) trở thành trung tâm của người Thái.

Câu chuyện tổ tiên người Thái từ những ngày đầu di cư đến Việt nam được ghi lại trong những tập truyện kể Những bước đường chinh chiến của ông cha (Tăy pú xớc) và Kể chuyện bản mường (Quăm tố mướng). Người Thái Đen ngày nay vẫn còn “những câu miêu tả về quê tổ xưa nhất của nhóm nói tiếng Thái, xem như lớp tổ tiên chung, ghi ngay ở phần mở đầu tập Kể chuyện bản Mường:

Kể từ khi đất sinh cỏ


Sinh trời bằng chóp ấm Sinh đất có bảy vùng Sinh núi chụm ba hòn Sinh nước có chín dòng Sinh ra cửa Đà – Thao

(Chiêm té có pên đin pên nhả Có pên Phạ to thuông hết

Có pên đin chết ton Có pên hin xam xảu Có pên nặm cảu que

Có pêm Pák Tẻ - Tao) [43.21,22]

Theo những phân tích nhà Thái học Cầm Trọng, việc người Thái ghi nhớ vùng đất mình sinh ra là nơi “sinh đất có bảy vùng” được chứng thực là bảy vùng lưu vực sông được hình dung theo thứ tự:

“ Nặm Khong (sông Mê công) – vùng lưu vực 1;

Nặm Rốm - Nặm Núa -Nặm U (sông Rốm -Núa -U) -vùng lưu vực 2;

Nặm Ma (sông Mã) – vùng lưu vực 3; Nặm Te ( Sông Đà) vùng lưu vực 4; Nặm Tao (sông Thao) – vùng lưu vực 5; Nặm Cháy (sông Chảy) – vùng lưu vực 6;

Nặm Xang – Nặm Lò (sông Gâm – sông Lô) – vùng lưu vực 7[45, tr.22-23]

Ở mỗi vùng, người Thái tụ cư và lan tỏa theo những cách khác nhau nhưng họ luôn ghi nhớ một cội nguồn chung. Tục ngữ Thái còn lưu lại câu “Đôi ta sinh ra vốn chung dòng sông Đà, Thao, U, Khong” (Xong hau cựt mă huôm me nặm: Te, Tao, U, Khong)…là vì vậy.


Quê tổ của người Thái là đất Mường Lò. Từ đó họ mở rộng dần thế lực sang vùng Mường Then huyền thoại. Đất Mường Then thuộc ngọn nguồn của ba con sông Nặm Rôm, Nặm Núa, Nặm U (là một nhánh của Nặm Khong – sông Mê Kông) thuộc vùng lưu vực 2. Người Thái từ đây vượt sang phía đông tới lưu vực sông Mã, rồi tiến hành những cuộc chinh phạt mở rộng địa giới của mình sang tận đất Lào, hình thành nên những vùng Chiềng Đông, Chiềng Tòng (tức Xiêng Đông, Xiêng Thong – nơi trung tâm của Luông Prabăng bây giờ).

Ở Việt Nam có hai nhóm Thái, Thái Trắng (Tăy Khao) và Thái Đen (Tăy Đăm). Những tên gọi khác như Tày Mười, Tày Thanh, Hàng Tổng, Tày Dọ, Tay Đeng (Thái Đỏ) … đều là tên gọi ở những địa phương khác nhau của hai nhóm Thái kể trên.

Từ sau năm 1954, người Thái hầu như đã sinh sống ổn định trên các vùng đất mà cha ông dày công khai phá và gây dựng. Họ duy trì những luật tục riêng, những sắc thái văn hóa – xã hội riêng theo từng nhóm. Điều này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong những phần tiếp theo.

1.1.1.2. Sự phân bố các nhóm dân cư Thái

Theo vùng địa lý, các nhóm Thái sống đan cài với nhau và với cộng đồng dân cư của các dân tộc khác. Họ coi quê tổ của mình là đất Mường Lò, phía Bắc tỉnh Yên Bái (nay là thị xã Nghĩa Lộ và ba huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu thuộc tỉnh Yên Bái). Ngoài ra, phần lớn người Thái sống ở các tỉnh thuộc phía Tây và phía Nam đất Tổ gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (và một số lượng không đáng kể sống rải rác trong các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên mà chủ yếu là ở huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng) [45. tr.15-16] .

Trong những điều tự nhiên - xã hội (điều kiện thiên di, điều kiện địa lý, sinh hoạt…) nhất định, người Thái sinh sống lâu đời và dần gắn kết thành những


vùng văn hóa. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, hiện nay người Thái ở Việt Nam định cư thành ba vùng văn hóa lớn và được chia thành 6 nhóm nhỏ như sau:


Vùng Thái Tây Bắc


Nhóm Thái Đen1

Mường Lò (Văn Trấn), tx Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái), Mường Than (Than Uyên – Lai Châu), Mường Chăn (Văn Bàn- Lào Cai), Mường La, tp Sơn La, Mường Mụa (Mai Sơn), Mường Muổi (Thuận Châu), Nặm Na (Sông Mã), 1/2 Mường Chiên (Quỳnh Nhai – Sơn La); Mường Quài (Tuần Giáo), Mường Thanh (tp Điện Biên), Điện Biên Đông, Sìn

Hồ, Mường Xo (Phong Thổ), Tam Đường (Lai Châu)

Nhóm

Thái Đen2

Mường Vạt – Yên Châu – Sơn La

Nhóm TháiTrắng1

Một số huyện thuộc các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Tây Nam tỉnh Lào Cai và Tây Tắc tỉnh Yên Bái (sống rải rác và xen cài với người Thái Đen

1).

Vùng Thái Thanh – Nghệ

Nhóm Thái Đen 3

Các huyện thuộc miền Tây Thanh Hóa – Nghệ An, do một bộ phận Thái Đen 1 ở Mường Muổi – Thuận

Châu được triều đình Hậu Lê cho phép di cư tới cư trú ở huyện Tương Dương - Nghệ An từ thế kỷ XV.

Nhóm Thái

Trắng 3

Cư trú xen cài cùng Thái Đen 3

Vùng đệm

Nhóm

Thái Trắng 2

Phù Yên (Mường Tấc), Mộc Châu (Mường Sang), Mai Châu (Mường Mùn), Đà Bắc (Mường Chiềng Ký)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 2


Người Thái Trắng và người Thái Đen ở mỗi vùng đều có quá trình giao lưu, tiếp xúc, trao đổi văn hóa với nhau và với các dân tộc khác trong cùng địa bàn, bởi vậy họ dần có những thay đổi, khác biệt với chính người thuộc nhóm ngành của mình đang sinh sống ở vùng văn hóa khác. Chẳng hạn “nhóm Thái Đen 3 hiện cư trú ở vùng văn hóa Thanh - Nghệ có ngôn ngữ khác với tiếng của nhóm Thái Đen 2 và xa với thổ ngữ của hóm Thái Đen 1, thậm chí còn gần với tiếng Thái Trắng Mai Châu - Hòa Bình và Mộc Châu -Sơn La” [45, tr.48].

Hiện nay, sự phân hóa hai ngành Thái Đen và Thái Trắng thành 6 nhóm như trên “là kết quả của một quá trình thiên di, xáo động, trên những diễn biến lịch sử lâu dài và phức tạp (…) từ một nhóm Thái (Tày) cổ xưa nhất mà thiên di đi mỗi người một ngả. Rồi đến địa vực cư trú mới của mình, từng nhóm một tiếp xúc với điều kiện tự nhiên và đặc biệt chịu ảnh hưởng của các dân tộc xung quanh để rồi xa dần cái nguyên gốc của mình. Và cũng từ đó xuất hiện các nhóm Thái ở mỗi một địa phương khác nhau” [45, tr-28]

Mặc dù có sự phân hóa như vậy, nhưng về cơ bản người Thái vẫn là một tộc người có sự thống nhất trên cả ba khía cạnh – ý thức về người đồng tộc hay ý thức tộc người qua một tên gọi chung nhất là Phủ Thăy (người Thái) – ngôn ngữ chung (tiếng Thái) – và nền văn hóa chung.

1.1.2. Văn hóa Thái - khái niệm không gian văn hóa và không gian văn hóa tộc người

1.1.2.1.Khái lược về văn hóa Thái

Là một trong những dân tộc ít người có dân số đông (chỉ đứng sau dân tộc Tày), người Thái bảo lưu được một nền văn hóa vật chất và tinh thần tương đối phong phú.


Về văn hóa vật chất, là cư dân nông nghiệp, người Thái rất giỏi trong việc sử dụng nguồn nước để cung cấp cho cho đồng ruộng và sinh hoạt bằng hệ thống mương, phai, lái, lin và các loại guồng, cọn ... Ngoài ra, trong đời sống của họ, việc săn bắn thú rừng, đánh bắt các loài thủy sản ở sông suối và chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Do đặc trưng canh tác là trồng lúa nếp trên các thửa ruộng bậc thang và trên nương rẫy nên trước đây trong bữa ăn hàng ngày, người Thái chủ yếu ăn cơm nếp. Điều đó giải thích tại sao họ còn tự gọi mình là “người cơm nếp đồ” (Tăy khảu nửng) để phân biệt với những dân tộc ăn cơm tẻ. Thức ăn chính trong các bữa ăn của người Thái thường là cá được chế biến theo nhiều cách, ngoài ra có các loại thức ăn thực vật như gạo, rau, đậu và các loại thực phẩm thủy sản khác như ếch, nhái, nòng nọc… thịt không phải là món chính và thường xuyên. Hiện nay, người Thái ở nhiều nơi đã chuyển sang ăn gạo tẻ là chính.

Người Thái phân biệt trang phục theo giới, trang phục thường ngày với lễ phục, khi chết và để tang, lúc đi làm ngoài đồng, ngoài nương rừng với khi ở nhà; mùa nóng bức với những tháng đông giá trong năm và hai độ tuổi vị thành niên với khi nhắm mắt xuôi tay [45, tr.131]. Riêng phụ nữ Thái Đen có khăn đội đầu (khăn piêu) thêu hoa văn nhiều màu; chưa có chồng thì búi tóc sau gáy, có chồng thì búi tóc ngược trên đỉnh đầu, góa chồng thí búi tóc ngược trước và trên trán. [37, tr15]

Người Thái ở nhà sàn do điều kiện cư trú thuộc vùng rừng núi, lắm côn trùng, thú dữ. Nhà sàn của người Thái là một thành tố văn hoá tiêu biểu, nhìn vào cấu trúc mái nhà người ta có thể phân biệt được nhà ở của các nhóm địa phương. Nhà của người Thái đen có kết cấu dạng mai rùa và thường trang trí ở hai đầu hồi của nóc nhà đôi khau cút (sừng cụt), nhà của người Thái trắng lại là nhà kiểu bốn mái. Những ngôi nhà sàn thường được làm bằng các nguyên liệu

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí