Truyện Kể Địa Danh Của Người Thái Ở Việt Nam


Vấn đề xuất phát từ việc xác định nội hàm khái niệm địa danh. Theo Từ điển Tiếng Việt, địa danh là “tên đất, tên địa phương” [32, tr.320], như vậy rõ ràng bất cứ câu chuyện dân gian nào cho ta biết (một cách trực tiếp hay gián tiếp) vì sao ngọn núi, con sông, vùng đất, thôn làng... ấy có tên gọi như vậy đều có thể coi là truyện kể địa danh. Kết quả giải thích địa danh phải là căn cứ để xác định đối tượng, không thể vì truyện không lấy việc giải thích địa danh làm mục đích mà gạt bỏ ý nghĩa giải thích địa danh của chúng.

Tóm lại, chúng tôi quan niệm truyện kể địa danh là một thể tài truyện kể dân gian bao gồm tất cả những truyện có yếu tố giải thích tên gọi của các sự vật tự nhiên (như đồi, núi, sông, hồ, gò, đầm…) và những điểm dân cư (như làng, bản, thôn, xóm..) hoặc những công trình liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất của nhân dân (như mương, phai, kênh, ruộng…) mà tên gọi đã được xác định như một địa điểm đánh dấu địa danh. Bởi trên thực tế, những sự vật tự nhiên, những điểm dân cư, hay những công trình phục vụ sản xuất… vốn không có tên riêng. Trải qua thời gian, những yếu tố trên có ảnh hưởng hoặc liên quan ít nhiều theo cách nào đó đến đời sống, sản xuất hay sinh hoạt của nhân dân, dần dần hình thành (hoặc tham gia) vào một cốt truyện và trở thành một trong những thành phần của truyện kể. Vì vậy những truyện kể (dù trực tiếp hay gián tiếp; dù chú tâm hay không chú tâm) lý giải được duyên cớ hình thành tên gọi của các yếu tố trên đều có thể coi là truyện kể địa danh. Điều cũng không mâu thuẫn với việc không xếp truyện giải thích tên gọi “những di tích văn hóa tín ngưỡng trong nhân dân (đình, chùa, miếu, mạo)…” vào tập hợp truyện kể.

1.2.2. Truyện kể địa danh của người Thái

Theo cách hiểu trên, trong kho tàng truyện kể dân gian dân tộc Thái, những truyện kể có yếu tố giải thích tên gọi của các sự vật tự nhiên (như đồi, núi, dốc, đèo, sông, hồ, gò, đầm…) và những điểm dân cư (như làng, bản...) hoặc những


công trình liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất của nhân dân (như mương, phai, mó, ruộng…) mà tên gọi đã được xác định như một địa điểm đánh dấu địa danh trên hầu khắp các vùng lãnh thổ Việt nam có dân cư Thái sinh sống được chúng tôi chọn lọc và tập hợp thành truyện kể địa danh của dân tộc Thái. Đó là cơ sở để tiến hành khảo sát những giá trị nội dung, thi pháp truyện kể cũng như tìm hiểu những giá trị văn hóa Thái ẩn chứa trong một thể tài truyện kể dân gian.

Các tài liệu truyện kể sử dụng trong luận văn được tiếp thu từ hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất là các công trình đã được xuất bản như Địa danh và những vấn đề lịch sử - văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái Việt Nam [28], Huyền thoại Mường Then [30], Truyện cổ về tên đất [24], Thanh gươm xứ Đáng [27], Sơ lược truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam[20], Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam [49]. Nguồn thứ hai là tài liệu điền dã, sưu tầm tại một số vùng thuộc tỉnh Điện Biên, khu vực thành phố Sơn La, huyện Mường La, huyện Mộc Châu (Sơn La) và xã Chấn Yên huyện Văn Chấn (Yên Bái). Ngoài ra có một số truyện được in rải rác ở những tài liệu khác, chúng tôi đã chú thích cụ thể dưới mỗi truyện (những truyện in nhiều lần ở nhiều cuốn sách khác nhau chỉ được chọn một nguồn tiêu biểu để chú thích). Những truyện thu thập được trong quá trình điền dã được biên soạn lại trên tinh thần tôn trọng bản kể của các nghệ nhân.

Số lượng truyện kể địa danh hiện đã tập hợp được là 59 truyện, trong đó truyện kể chủ yếu thuộc ba thể loại: thần thoại, truyền thuyết và cổ tích. Chúng tôi sẽ tiến hành lập bảng, khảo sát và phân loại trong nội dung chương tiếp theo.

Tiểu kết

Những trình bày, phân tích về nguồn gốc tộc người, sự phân bố dân cư và nét cơ bản về văn hóa của người Thái ở Việt Nam cho thấy, tuy không phải là cư dân bản địa song trải qua quá trình định cư lâu dài (ít nhất là từ thế kỷ XIII),


người Thái đã ý thức sâu sắc về việc họ “là một bộ phận của dân tộc Việt Nam. Ý thức quốc gia Việt Nam thống nhất ở họ đã có từ lâu đời. Đồng bào tự nhận là người Thái của Việt Nam hay là người Việt” trên cơ sở một ngôn ngữ (Thái) và một tâm lý biểu hiện về các mặt văn hóa vật chất và tinh thần thống nhất. .

Trên cơ sở những cội nguồn chung đó, trải qua quá trình thiên di- tụ cư – lan tỏa rất lâu dài, người Thái đã hình thành được một không gian văn hóa Thái. Đây là một khôn gian văn hóa mang tính cổ truyền và được thể hiện trên nhiều khía cạnh của văn hóa, trong đó có văn học nghệ thuật.

Truyện kể địa danh là một thể tài của văn học dân gian, trong đó có văn học dân gian Thái. Tập hợp truyện kể bao gồm những truyện kể thuộc cả ba thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích, giải thích (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp) nguồn gốc tên gọi, sự ra đời của nhiều địa danh ở khắp các cùng có cư dân Thái sinh sống. Tuy số lượng truyện sưu tầm được ở mỗi vùng không đồng đều song ít nhất cũng chứng tỏ sự tồn tại của một tập hợp truyện kể, điều đó càng trở nên có ý nghĩa khi nó thể hiện được phần nào sự phong phú của kho tàng văn học dân gian một dân tộc ít người.


Chương hai

DIỆN MẠO VÀ ĐẶC TRƯNG TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM

2.1. Diện mạo truyện kể địa danh của người Thái

2.1.1. Mô tả chung tập hợp truyện kể

Trên cơ sở các nguồn đã được công bố và xuất bản cùng nguồn tài liệu sưu tầm, điền dã trên các vùng thực địa, chúng tôi lập một bảng danh muc các truyện kể địa danh, đồng thời chỉ rõ vùng lưu truyền của truyện như sau:

Bảng 1. Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam


Stt

Tên truyện

Khu vực lưu

truyền

1

2

Suối nàng Han

Sự tích Na Nọi Ỏi U

Lai Châu

3

Chuyện Ải Lậc Cậc và ông chống trời bà chống mây

Điện Biên

4

Bản Tẩu Pung


5

Mường Thanh


6

Lạng Chượng


7

Mường Phăng


8

Nguồn gốc tên gọi Mường Lay


9

Thành Sam Mứn


10

Tông Khao và khe Khoong Ma Nao


11

Động Pa Thơm


12

Huổi Púng


13

Mường Quái


14

Pú Luống


15

Pu Nang Non – Pu Tạo Non


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 4



16

17

Ta Bó Bua Thẳm Nang Lai


18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Sự tích các làng bản vùng Sơn La Sự tích suối Sặp suối Quanh Chiềng Sại

Chàng Tóng Đón và nàng Ăm Ca Mường Sang

Nà Noong Chạng và Pu Chạng Hảy Sự tích bản Nà Ngà

Bản Nã Cã

Sự tích Pom Pể Nàng Sự tích núi Ba Đầu Sự tích Bù Hôm

Sự tích hồ Mường Muổi Sự tích Noong Chông

Sự tích đám ruộng Xam Bỉa Sự tích Pu Hạng Meo

Sự tích suối Ốc chặt đít Sự tích bản Tà

Tạo Xãng

Xứ Đáng

Sơn La

37

38

Truyện vợ chồng ông bà khổng lồ Sự tích mường Mùn

Hòa Bình

39

Truyền thuyết nàng Han

Yên Bái

40

41

Người khổng lồ Pu Té

Con suối Láu và hòn đá Khao

Thanh Hóa



42

Kẹm Hanh


43

Mường Ký

44

Thác Ma Ngao

45

Bản Ná Ca

46

Mường Ca Da

47

Núi Quảy sông Cày

48

Sự tích bản Bút

49

Sự tích Pha Võng

50

Tạo Mường Phe và bản Na Tòong

51

Truyện Pha Tém

52

Truyện Pú Quán Muôp

53

Phai đá suối Vì

Nghệ An

54

Bản Pặt Pạ và suối Phi Păn


55

Bản Kăm


56

Chuyện Khủn Tinh


57

Hòn đá Voi


58

Na Ngoi


59

Nóong Bua


Tập hợp truyện trong danh mục trên đây bao gồm những truyện kể về các địa danh thuộc cả bảy tỉnh thành có dân cư Thái tập trung sinh sống. Số lượng truyện sưu tầm được không đều nhau, địa phương có nhiều truyện kể nhất là Sơn La (19 truyện), Điện Biên (15 truyện), Thanh Hóa (13 truyện), tiếp theo là Nghệ An (7 truyện) và ít nhất là Lai Châu (2 truyện), Hòa Bình (2 truyện), Yên Bái (1 truyện). Sự chênh lệch về số lượng truyện lưu truyền ở các địa phương như trên phản ánh phần nào thực tế tồn tại và lưu truyền truyện kể, mặt khác cũng phản


ánh việc sưu tầm, nghiên cứu truyện kể từ trước đến nay chưa được tiến hành một cách đồng đều và toàn diện.

Trong số 59 truyện kể sưu tầm được cho đến nay, có thể thấy các truyện tập trung vào 4 nhóm chủ đề chính:

- Nhóm truyện giải thích tên gọi của các cùng đất, các bản làng người Thái chiếm số lượng nhiều nhất gồm 25 truyện chiếm 41,7% .

- Nhóm truyện giải thích tên gọi các ao, hồ, bến, sông, suối, thác… gồm 14 truyện chiếm 25% .

- Nhóm truyện giải thích tên gọi của các quả núi, ngọn đồi, đèo, dốc, hang động… gồm 12 truyện chiếm 20%

- Nhóm giải thích tên gọi các thửa ruộng, các cánh đồng, mương, phai… gồm 8 truyện chiếm 13,3%.

Tỷ lệ trên tuy chỉ dựa trên con số thống kê chưa đầy đủ, song cũng phần nào khẳng định được mối quan tâm, ưu tiên của người Thái là lý giải nguồn gốc, tên gọi của địa vực cư trú (thể hiện ở số lượng truyện kể về đất đai, làng bản), tầm ảnh hưởng quan trọng của nước đối với đời sống của cộng đồng cư dân Thái (qua nhóm truyện có liên quan mật thiết đến yếu tố nước). Việc phân nhóm theo các chủ đề như trên là định hướng bước đầu cho những tìm hiểu tiếp sau.

2.1.2. Phân loại truyện kể

Phân loại truyện kể là một vấn đề phức tạp nhưng cũng rất cần thiết. Những truyện kể địa danh của dân tộc Thái được tập hợp từ rất nhiều nguồn, phản ánh nhiều vấn đề khác nhau của tự nhiên, lịch sử, xã hội... Nếu không tiến hành phân loại một cách rạch ròi thì việc khảo sát những giá trị chung về mặt nội dung, thi pháp của truyện kể sẽ không thể thực hiện được.

Có thể có nhiều hướng phân loại như: phân loại các truyện theo nguồn gốc xuất hiện và lưu truyền (Bảng 1, trang 27-29), phân loại theo nhóm đề tài (đề tài


phản ánh sự hình thành tên các vùng đất, các bản mường; đề tài phản ánh sự hình thành tên gọi các sông, suối, mương, phai; đề tài phản ánh sự hình thành tên gọi các núi, đồi, đèo, dốc…) hoặc phân loại tập hợp truyện thành các nhóm theo thể loại. Sau cùng, chúng tôi lựa chọn phương án tiến hành phân loại tập hợp truyện kể theo tiêu chí thể loại, bởi việc làm này không những thuận lợi cho quá trình khảo sát thi pháp truyện kể mà còn không làm ảnh hưởng đến việc tìm hiểu giá trị nội dung hay những ảnh hưởng của văn hóa đến từng nhóm truyện.

Song một vấn đề khác lại được đặt ra, đó là từ trước đến nay, xung quanh vấn đề xác định thể loại của truyện kể địa danh vẫn còn nhiều quan điểm không thống nhất. Xuất phát từ chỗ xác định tập hợp truyện kể địa danh chỉ bao gồm những truyện lấy việc giải thích địa danh làm mục đích, trong hai cuốn giáo trình Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian Việt Nam [42],Thi pháp văn học dân gian [31], các tác giả Đỗ Bình Trị, Lê Trường Phát đều gọi những truyện giải thích tên gọi hoặc nguồn gốc của các sự vật địa lý truyền thuyết địa danh. Cùng quan điểm đó, Nguyễn Bích Hà khẳng định “Trước hết truyện kể địa danh không phải là thần thoại, mặc dù có nhiều môtip thần thoại tham gia vào truyện kể địa danh (…) truyền thuyết và những truyện kể địa danh cùng hướng sự phản ánh vào những đề tài rộng lớn, mang tính chất địa phương, tính chất dân tộc. Chúng được gắn với những yếu tố xã hội, lịch sử xác thực và có chức năng minh giải các vấn đề lịch sử xã hội. Những đặc trưng của truyện kể địa danh không nằm ngoài truyền thuyết, nó gần gũi với truyền thuyết ở những tiêu chí căn bản về thể loại và cũng khác cổ tích ở những tiêu chí đó. Như vậy truyện kể địa danh không thể nằm trong thể loại cổ tích (…) dựa vào cơ sở tư liệu và tiêu chí phân loại chúng tôi có thể khẳng định chắn chắn chắn rằng truyện kể địa danh nằm trong thể loại truyền thuyết và là một bộ phận của truyền thuyết” [9, tr.18].

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí