Thống Kê Chức Danh Người Viết Chữ Trong Văn Bia Chùa Thế Kỷ Xvii Ở Một Số Huyện Ngoại Thành Hà Nội

Điều đó cho thấy, những người làm quan chức cấp cao trong triều đình cũng tham gia soạn văn bia chùa thế kỷ XVII.

Các chức danh cấp xã, huyệntham gia soạn văn bia chùa thế kỷ XVII

ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 02/29 văn bia (chiếm 7,14%) do những người làm ở xã soạn như bia chùa Ngô Sơn (Tường Phiêu - Sơn Tây) dựng năm Vĩnh Thọ 4 (1661) do Thượng xã sinh Khuất Quang Bội soạn; hay bia chùa Lê Dương (Đan Phượng) dựng năm Chính Hoà 22 (1701) do bản thôn xã chính kiêm thư văn Nguyễn Viết Nho soạn văn và viết chữ.

Như vậy, bia đá chùa thế kỷ XVII đã thu hút được một đội ngũ trí thức tham gia vào soạn văn bia, cũng nhờ vậy mà tính danh của họ không chỉ được nhắc đến ở bảng vàng mà còn được lưu lại trên bia đá ở nhiều thôn, xã. Điều đó cũng phản ánh Nho học cao cấp không phải chỉ gắn với kinh viện mà còn gắn với các làng quê.

2.1.2. Người viết chữ:

Lệ thường sau khi có soạn giả soạn xong một bài văn bia, phải có người viết chữ đẹp, chép lại toàn bộ bài văn bằng chữ Hán theo một khuôn khổ nhất định. Căn cứ theo kiểu chữ để đó người thợ khắc vào bia đá.

Khi nhận xét về hình thức, kiểu dáng chữ viết trên bia đá của Việt Nam, Lê Quý Đôn trong cuốn“Kiến văn tiểu lục” đã nhận xét: “Khi đi sứ Trung Quốc, tôi thấy có nhiều bia, kệ (bia là bia vuông, kệ là bia tròn). Người Trung Quốc chọn đá rất sành, tuyệt không có gân, ngấn gì, nhưng phiến đá không dày, chỉ độ hai, ba tấc thôi, chân con rùa cách đất không cao mấy. Chữ khắc trên bia viết to và khắc sâu. Trên trốc và ba mặt bia đều lợp ngói ống, ngoài lại chất vôi dầy, sạch sẽ. Người ta lại tu bổ luôn cho nên để lâu không hỏng. Còn bia ở Việt Nam ta, chữ viết đã nhỏ khắc lại nông, chân rùa cao, không che lợp gì, dầm mưa dãi gió, rêu mọc đặc cả…” [19, tr. 149].

Chúng tôi không rò bia đá ở Việt Nam mà Lê Quý Đôn nhắc đến là bia thời nào, Lý, Trần, Lê Sơ hay Mạc? Bởi vì bia thời Hậu Lê nói chung thì đa

phần đều rất dễ đọc, chữ khắc sâu, nét chữ đẹpBia thời Mạc chữ khắc chìm,

nét nông, mềm mại, nét móc và nét mác đôi khi vượt ra khỏi khuôn khổ ô vuông.

So với bia thời Nguyễn, bia thế kỷ XVII đẹp hơn hẳn về chữ viết và trang trí hoa văn. Theo PGS.TS. Phạm Thị Thùy Vinh đã khẳng định: “Chữ khắc trên bia đá thế kỷ XVII có thể nói đẹp nhất trong hàng loạt bia từ thời Lê Sơ đến Mạc - Nguyễn” [69, tr. 117]. Điều đó xuất phát từ đặc điểm có một đội ngũ những người được đào tạo chuyên về viết chữ có sự khảo thi, sát hạch khá nghiêm ngặt. Sau đó họ đã về các làng quê viết chữ để khắc lên bia đá, đặc biệt là những làng xã nào có nhiều người đỗ đạt.

Để chỉ công việc của người viết chữ trên bia người xưa thường dùng chữ “Tả - hoặc chữ “Thư - ”. Ghép hai chữ này lại thành một chức danh của người chuyên viết chữ là “Thư tả - 書 寫 ”.

Bảng 2.3. Thống kê chức danh người viết chữ trong văn bia chùa thế kỷ XVII ở một số huyện ngoại thành Hà Nội

STT

Chức danh người viết chữ

Số bia

Tỷ lệ

1

Phủ sinh 府生

02

6.89

2

Lang trung bộ binh 郎忠部兵

01

3.45

3

Tham tri giám sự 知監事

01

3.45

4

Thị nội 侍內

01

3.45

5

Chánh đội trưởng 正隊長

01

3.45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 7

Thư văn -書文

01

3.45

7

Nhà sư

02

6.89

8

Bia kh«ng ghi ng­êi

viÒt ch÷

20

68.96

Tæng sè

29

100

6

Qua b¶ng 2.3 cã thÓ thÊy râ ®­îc bia kh«ng ghi tªn ng­êi viÒt ch÷ chiÒm tû lÖ cao nhÊt (68.96%), sè cßn l¹i lµ ghi tªn ng­êi viÒt chØ chiÒm 31.04% ®ã lµ c¸c chøc nh­ TiÒn c«ng thø lang, Phđ sinh, Ch¸nh ®éi

tr­ëng, Tham tri gi¸m sùtham gia viết chữ trên bia. Hầu hết các

chức danh này liên quan đến công việc giấy tờ văn thư và quản lý địa phương nhỏ hẹp hay vò quan thấp như bia chùa Bối Khê dựng năm Hoằng Định 4 (1604) do“phủ sinh trong phủ Phạm Viết Tạo tự Đức Lâm viết chữ”. Các chức danh còn lại như Thị nội, Lang trung bộ binh… liên quan trực tiếp đến những người đã đỗ khoa Thư toán như bia chùa La Khê (Hà Đông) dựng năm Chính Hoà 4 (1683) do Thị nội Vũ Quý Đức viết chữ.

Ngoài ra, số lượng văn bia do các nhà sư soạn và viết chữ cũng chiếm tỷ lệ thấp (chỉ có 02/29), bởi các nhà sư cũng được coi là người có tri thức ở các làng quê, khi họ vào chùa đều phải học chữ Hán. Mặt khác, mặc dù chữ Nôm ở thời Lê đã được dân gian cũng như các tác giả có tri thức sử dụng trong các trước tác, song trên giấy tờ công văn Nhà nước đều dùng chữ Hán là chữ chính thức. Vì tính chất thông dụng của chữ Hán như vậy, nhiều nhà sư viết chữ Hán rất đẹp, họ lại sống gần gũi với dân trong các ngôi chùa, việc mời họ tham gia biên soạn văn bia cũng như viết chữ rất thuận tiện. Những lý do đó khiến các nhà sư đã trở thành soạn giả và người viết chữ trên bia đá trong chùa ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội. Đặc biệt bia chùa Đậu (Thường

Tín) được hai nhà sư Vũ Khắc Minh và vũ Khắc Trường tham gia biên soạn văn bia như bia dựng năm Dương Hoà 5 (1639) có ghi: “Trụ trì bản chùa xã Gia Phúc là nhà sư Vũ Khắc Trường tự là Đạo Tâm ghi” và khi tạ thế, họ được dân làng tôn sùng, bầu Hậu và hiện nay hai vị sư này được thờ trong chùa.

Như vậy, nhiều người viết chữ khắc vào bia đá không chỉ đỗ qua kỳ thi tuyển chọn người viết chữ đẹp. Mặt khác, phải chăng đây cũng chính là một hình thức nhằm đề cao uy tín trong công việc của từng lớp người trong xã hội bấy giờ? Đó là một nét đặc sắc của văn bia thế kỷ XVII.

Như vậy, qua một số văn bia chùa thế kỷ XVII đã khẳng định những người tham gia viết chữ trên văn bia chủ yếu là các chức danh thấp thuộc hàng nha lại như Tiến công thứ lang, Phủ sinh, Chánh đội trưởng, Tham tri giám sự… Không có một Tiến sĩ hoặc một vị quan đứng đầu các bộ, các tự tham gia như ở phần các soạn giả văn bia. Điều đó thật đáng tiếc, nếu như biết được các ông Nghè không những viết chữ cho văn bia mà còn cho chữ nữa thì thật thú vị.

2.1.3. Thợ khắc bia đá:

Trong quá trình tạo tác lên một văn bản khắc trên bia đá thì hiệp thợ khắc thường được ghi cuối cùng của văn bia, sau phần niên đại tạo tác bia. Tuy nhiên, trong số những bia đá thế kỷ XVII mà chúng tôi sưu tập được, thì có bia chỉ ghi người soạn, người viết chữ. Hãn hữu mới có bia ghi hiệp thợ khắc mà bỏ qua người soạn văn bia và người viết chữ.

Thợ khắc đá làm thao tác cuối cùng nhưng lại là người trực tiếp tạo nên một bia đá hoàn chỉnh với nội dung văn bản và trang trí hoa văn. Tuy nhiên, sự tài hoa khi chạm khắc từng nét chữ và họa tiết hoa văn của người thợ trong những trường hợp này không được đánh giá cao như lớp kẻ sĩ là người soạn và người viết chữ, nên tên của họ thường ít được nhắc tới trong văn bia. Điều

này chứng tỏ vị thế của họ thấp kém hơn so với lớp người soạn văn bia và viết chữ trên bia.

Thời Lý, Trần, Lê Sơ, đội ngũ khắc bia đá chủ yếu là do thợ chuyên nghiệp của Nhà nước, nó thể hiện quyền uy và sự áp chế của triều đình đến các địa phương làng xã. Sang thế kỷ XVI: “Bia do thợ nhà nước khắc chủ yếu là bia Lê ở giai đoạn đầu thế kỷ, bao gồm bia lăng mộ, vua quan và tầng lớp quý tộc nhà Lê, cùng bia tiến sĩ ở nhà Quốc học... Đây là bia “nhà nước”nên cách thức và nội dung văn bia đều tuân thủ theo quy chế chặt chẽ của triều đình. Bia nhìn chung rất hoành tráng, có màu xanh, đá mịn. Trán bia lớn, trung bình là 1,4m x 0,7m; có bia cỡ 2,5m x 1,6m như bia lăng Túc Tông ở Lam Kinh” [54; tr.15]. Thợ khắc bia nhà Mạc: “không phải là thợ nhà nước mà hoàn toàn là thợ chuyên nghiệp dân gian” [55; tr. 16].

Trong tổng số 29 bia đá thì chỉ có 03 bia ghi lại tên người chạm khắc. Trong đó có 02 bia do thợ trong triều đình khắc bia "Tân tạo Bà Ả tự bi" dựng năm Vĩnh Tộ 2 (1620) ghi rò tên người, chức vụ và quê quán của người khắc bia đá là: "Độn phu Nguyễn Thiên Tích, Tri huyện huyện Giao Thủy, người làng Đại Áng huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín khắc bia”. Nhưng bia "Đại Bi tự" chùa Bối Khê - Thanh Oai dựng năm Vĩnh Tộ 11 (1629) chỉ ghi chức vụ và tên tuổi, không ghi lại quê quán người chạm khắc: “Công tượng Trịnh Thiên Tích khắc, Thạch tượng Kiều Thái và vợ là Nguyễn Thị Học".

Hai bia trên do thợ chuyên nghiệp do nhà nước quản lý là những người làm trong cơ quan Nhà nước chuyên san khắc đá, họ có chức vụ và nơi làm việc cụ thể như cục Thạch tượng, cục Ngọc thạch. Bia nhìn chung rất lớn, cách thức và nội dung văn bia đều tuân thủ theo quy chế chặt chẽ.

Ngoài ra, chỉ có 01 bia do thợ dân gian khắc họ có thể chạm khắc bia đá trong vùng hoặc sang các vùng khác như “Nguyễn Thế, Nguyễn Lỗi và Ngô

Văn Lâm, xã Tử Trầm, huyện Ninh Sơn" khắc bia “Tam quan bi” chùa Bối Khê - Thanh Oai năm Hoằng Định 4 (1604).

Với phần lớn bia đá chùa thế kỷ XVII (25/29 bia) ở một số huyện ngoại thành Hà Nội không ghi tên thợ san khắc, chính điều này cũng cho thấy, phần nhiều các làng quê đã sử dụng nguồn thợ bình dân tại chính địa phương mình để san khắc bia đá. Những người thợ này, có thể là chưa đủ uy tín để thành từng hiệp thợ, vì thế tên của họ không được khắc lên bia. Cũng có thể do quan niệm chỉ coi trọng người có học, nên những người thợ “vô danh” ít chữ nghĩa, xuất thân từ bình dân, không đạt đến trình độ kỹ thuật cao đã không được các quan viên, sắc mục của làng cho ghi danh vào bia đá…

2.2. Vật liệu sử dụng làm bia:

Nếu thời Lê Sơ và thời Mạc:“Đá bia thời Mạc thường có màu ngà lấy từ nguồn đá núi Dương Nham, huyện Hiệp Sơn (Hải Dương), khác với đá màu xanh của bia thời Lê Sơ lấy từ nguồn đá An Hoạch, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Kích cỡ bia thời Mạc vừa phải, trung bình 0,6m x 0,9m”9 [54, tr. 12], thì sang thế kỷ XVII, qua khảo sát 29 bia đá cho thấy vật liệu để tạo nên bia đá

không theo một quy chuẩn nào. Một điều có thể thấy được nguồn đá thế kỷ XVII có những đặc trưng riêng và không mang tính chất vùng - miền như các thời kỳ Lê Sơ (chủ yếu lấy từ nguồn đá An Hoạch - Thanh Hoá), thời Mạc lấy từ nguồn đá núi Dương Nham - Hải Dương)...

Thế kỷ XVII, người ta chủ yếu tận dụng nguồn đá tại địa phương, một số vùng có kinh tế phát triển, hoặc có nhiều danh nhân, tiến sĩ… do đội ngũ thợ chuyên nghiệp thuộc nhà nước quản lý san khắc thì có thể vận chuyển đá từ nơi khác về, bởi ở địa phương không có. Do vậy, những vật liệu chủ yếu tạo nên bia đá của thời kỳ này bao gồm đá nhám (đá bazan) là loại đá có màu


9 Mặc dù đá An Hoạch lớn, song bia Mạc không tận dụng được, bởi Thanh Hoá thuộc đất cai quản của nhà Lê.

xám hoặc màu đen (như bia chùa Thầy - Quốc Oai, chùa Hương - Mỹ Đức); hoặc đá sa thạch (đá cát) có màu sắc đa dạng với các màu xám, vàng,‌

xanh và trắng (như bia chùa Mui - Thường Tín, bia chùa Sổ - Thanh Oai, chùa Mía - Sơn Tây)... hay đá vôi (thường bị lẫn các tạp chất) có màu sắc từ màu trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu đen...

Như vậy, vật liệu đá sử dụng chủ yếu làm bia trong giai đoạn thế kỷ XVII bao gồm đá nhám, đá sa thạch, đá vôi… được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau.

2.3. Đặc điểm bia đá thế kỷ XVII

2.3.1. Phân loại bia đá:

Trên thực tế trong quá trình khảo sát tại một số ngôi chùa được dựng trong thế kỷ XVII ở một số huyện như Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, thì một số bia đá mang trên mình những giá trị lịch sử, nghệ thuật điêu khắc trang trí (từ thời Hoằng Định, Vĩnh Tộ cho đến thời Chính Hoà) và có nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. Do đó, có thể khẳng định bia đá thế kỷ XVII không có một quy chuẩn nào quy định về kích thước khi tạo lập bia đá thời kỳ này, bởi hình thức và nội dung bia thường được ấn định bởi công trạng của người được dựng bia, mức độ sự kiện dựng bia, phù hợp với nó là loại đá làm bia, người soạn văn bia và thợ khắc bia đá... Do vậy, có rất nhiều cách phân loại bia đá thế kỷ XVII trong chùa ở thời kỳ này, một số nhà nghiên cứu có thể phân loại bia theo cấu trúc (dạng

bia dẹt, bia hình khối, bia trụ); hoặc phân loại bia theo từng mặt bia (bia 1

mặt, bia 2 mặt, bia 4 mặt); phân loại bia theo dạng bia có đế và bia không

có đế; cũng có người phân loại bia theo nội dung văn bia (bia ghi việc tạo dựng và trùng tu di tích và bia hậu Phật...); hoặc phân loại bia theo đối tượng chạm khắc (bia do thợ chuyên nghiệp khắc và bia do thợ nghiệp dư trong các làng xã khắc)...

Như vậy, có rất nhiều cách để phân loại bia đá thời kỳ này, tuy nhiên một số cách phân loại sẽ bị trùng lặp về hình dáng như phân loại bia theo từng loại hình di tích, theo nội dung văn bia, hoặc cấu trúc bia, hay đối tượng chạm khắc... Do đó, để thấy được một cách tổng quan nhất về bia đá thế kỷ XVII,

chúng tôi phân loại các bia đá thời kỳ này theo dạng mặt bia (bia 1 mặt, bia 2 mặt, bia 4 mặttrong đó mỗi dạng bia lại có những phân chia nhỏ để phù

hợp với hình dáng bia). Mặc dù cách phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối.

- Bia 1 mặt: Loại bia 1 mặt có hình dáng tương đồng với bia 2 mặt, bởi người ta chỉ chú ý đến mặt trước bia đá khắc hoa văn và nội dung dựng bia, còn mặt sau để trống (có bia thì để thô, nhưng có bia được mài nhẵn) như một số bia ma nhai ở chùa Thầy (Quốc Oai).

Chiều cao của bia 1 mặt có kích thước tương đồng với những bia 2 mặt, trung bình từ 0,8m-1,0m; chiều rộng trung bình từ 0,5m-0,7m. Trong đó, trán bia có kích thước trung bình 0,2m-0,3m. Do vậy, tỷ lệ chiều cao trán bia 2 mặt trung bình bằng 1/4 chiều cao toàn thân bia. Phần tên bia được khắc dưới trán bia có kích thước trung bình từ 0,04m đến 0,06m, nhiều bia có trang trí đường diềm. Diềm bia tùy thuộc vào bia có kích thước lớn hay nhỏ mà có diềm bia phù hợp với phần trán bia và chân bia, nhưng trung bình diềm bia có độ rộng từ 0,05m đến 0,07m và độ dày trung bình từ 0,1m đến 0,2m. Phần đế bia một số bia là hình rùa đội bia, kích thước trung bình của rùa đội bia tuỳ thuộc vào bia lớn hay nhỏ, chiều dài từ 1,0m - 1,5m; chiều rộng từ 0,6m -

0,9m. Ngoài ra, một số bia không có đế được chôn xuống nền nhà, nền sân hoặc được gắn vào tường

Như vậy, bia 1 mặt không phải là dạng phổ biến của thế kỷ XVII. Về hình dáng có nhiều nét tương đồng với bia 2 mặt, nhưng chỉ khắc nội dung mặt trước, còn mặt sau để trống.

Ngày đăng: 23/06/2022