Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 14


Cờ Vàng), ở những vùng cư trú khác nhau của người Thái (Phong Thổ - Lai Châu và Mường Lò – Yên Bái). Dân gian không kể nhiều về cuộc đời riêng, chỉ biết Nàng Han và chiến công củ a nà ng đều được ca ngợi hết lòng. Ở đâu, tác giả dân gian cũ ng gắ n những địa điểm, sự vật địa lý (hang động, bãi đất, suối nước…) với tên nàng và lấy những ngày giờ, địa điểm cụ thể để tổ chức lễ hội tưởng nhớ nàng (lễ hội Thẩm Han ở Mường Lò, Yên Bái tổ chức vào tháng giêng âm lịch, lễ hội Nàng Han ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu tổ chức vào ngày ba mươi tháng chạp hàng năm). Truyện kể về Nàng Han không chỉ có ở dân tộc Thái mà còn được lưu truyền ở dân tộc Khơ Mú (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La và huyện Mường So, Phong Thổ, Lai Châu). Hình ảnh Nàng Han đã trở thành biểu tượng chung về người anh hùng chống ngoại xâm, vượt ra ngoài biên giới một vùng, mộ t dân tộc.

Hiện tượng trên ta cũng gặp trong những truyền thuyết về Lê Lợi. Truyện kể về người anh hùng chống giặc Minh được nhân dân nhiều dân tộc tiếp nối. Cả người Mường, người Thái và người Việt đều kể về ông như người con ưu tú và là niềm tự hào của chính dân tộc mình. Chùm truyện về Lê Lợi và cuộc kháng chiến đã trở thành “tài sản” riêng của mỗi tộc người đồ ng thờ i là tà i sả n chung của cả dân tộc Việt Nam. Ngày nay ở huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa, những địa danh xuất hiện trong các truyền thuyết của người Thái về Lê Lợi như Huổi Láu, thác Ma Ngao… đã trở thành tên gọi chính thức, được ghi trên bản đồ địa phương và trở thành những địa điểm du lịch văn hóa mang nhiề u ý nghĩa .

Những hiện tượng trên cho thấy sự hòa quện của nhiều giá trị văn hóa – lịch sử trong truyền thuyết địa danh Thái. Mặt khác, chính những giá trị ấy lại biểu hiện ra bằng sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của cộng đồng cư dân trong làng bản. Lễ hội tưởng nhớ công lao của nàng Han được tổ chức hàng năm, những địa danh lịch sử ghi dấu sự gắn bó keo sơn giữa nhân dân


và nghĩa quân Lê Lợi được quy hoạch thành địa điểm du lịch… suy cho cùng chính là biểu hiện sức hấp thu và lan tỏa của văn hóa, tạo thành trường (không gian) cho các yếu tố văn hóa tiếp tục nảy sinh, và góp phần nâng cao sức mạnh, giá trị của văn hóa tộc người.

Vượt ra ngoài vai trò một không gian sinh tồn, không gian văn hóa trong truyền thuyết địa danh Thái tiếp tục được mở rộng trong quá trình phát triển của lịch sử - xã hội. Đến thời kỳ truyện cổ tích, trường của không gian càng đặc biệt được tô đậm và thể hiện khả năng lan tỏa của nó bằng việc tiếp nối các mắt xích văn hóa trong thần thoại và truyền thuyết đồng thời phát triển, chọn lọc, cố định hóa các giá trị văn hóa đang tiếp tục được nảy sinh.

Có thể thấy rất rõ mạch vận động nói trên trong 31 truyện cổ tích địa danh. Những truyện ca ngợi chiến công của người anh hùng như truyện Khủn Tinh, Tạo Xãng, Xứ Đáng, Sự tích núi Ba Đầu, Truyện Pú Quán Muôp, Sự tích bản Tà, Mường Quài… Các nhân vật xuất hiện trong truyện đều là người có tài năng, đức hạnh, đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của cả cộng đồng. Trong họ có bóng dáng của cả các vị thần trong thần thoại, các vị tướng lĩnh tài ba trong truyền thuyết lẫn những chàng trai chất phác của bản làng. Có người chế ngự được cả Then In như chàng Chương Han (Sự tích núi Ba Đầu), có người đánh thắng con rồng sông Mã đầy hung dữ như người đàn ông trong Sự tích bản Tà, có người tiêu diệt đượ c cả đội quân của Long vương độc ác như Pú Quán Muôp (Truyện Pú Quán Muôp)… Tuy vậy, những nhân vật này vẫ n được nhân dân xây dựng vô cùng gần gũi với cuộc sống hàng ngày của họ. Hầu hết ngườ i anh hùng đều là những người sống trong làng bản, xuất thân nghèo khó hoặc làm những công việc hết sức bình thường như làm ruộng, săn thú… Họ là con dân của bản nhưng khi cần đề u bộc lộ phẩm chất và trở thành người anh hùng chiến thắng mọi kẻ thù hung ác nhất. Có thể nói, đây chính là đỉnh cao của sự tự ý


thức, là sự kết tinh bản lĩnh tộc người của cộng đồng cư dân Thái. Trải qua thời kỳ tìm kiếm, bảo vệ và giữ gìn lãnh thổ, bước sang giai đoạn định hình làng xã, xây dựng cuộc sống ấm no, người Thái ý thức được sức mạnh cộng đồng, sẵn sàng đương đầu với thử thách, không ngần ngại khẳng định bản lĩnh của mình trước tự nhiên và trước kẻ thù.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Bên cạnh truyện về các nhân vật anh hùng, truyện cổ tích địa danh của người Thái còn đề cập đến nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến cả đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân. Từ góc độ không gian văn hóa, chúng tôi quan tâm đến các hiện tượng văn hóa nảy sinh trong cuộc sống và trong lao động cùng thái độ, cách ứng xử của nhân dân trước những hiện tượng đó. Có thể thấy, ngoài việc khẳng định những giá trị truyền thống được hì nh thành qua một quá trình lịch sử, truyện cổ tích địa danh Thái ghi lại nhiều biểu hiện của tập quán, tín ngưỡng, nhiều bài học sâu xa về cách ứng xử của con người trước những vấn đề đạo đức và nhiều quan niệm già u tính nhân sinh trước những câu chuyện tình yêu…

Nhữ ng t ục thờ như thờ nước, thờ đất, thờ Rồ ng và các vị Then… đượ c đề cậ p đế n trong truyệ n kể thuộc về tín ngưỡng tâm linh của người Thái. Ngoài ra, rất nhiều truyện còn đề cập tới những biểu hiện văn hóa khác như quan điểm của nhân dân trước những luật lệ hà khắc, trước sự phân biệt đẳ ng cấ p , giàu nghèo , trước tình yêu chân chính… Sự tích Pom Pể Nàng, truyện Nóong Bua, Sự tích suối Ốc chặt đít… nêu lên bài học về sự chung thủy trong tình yêu. Truyện Pha Tém, Sự tích động Pa Thơm, Sự tích Pu Hạng Meo… nhấn mạnh những quy định, luật tục của bản mường buộc mỗ i cá nhân trong cộng đồng phải tuân theo. Truyện Bản Ná Ca ca ngợi sự thật thà, chăm chỉ, còn truyện Bản Nã Cã lại vừa nêu lên bài học thích đáng cho những kẻ lăng loàn vừa ca ngợi lòng vị tha của con người trước điều lầm lỗi. Biểu hiện của văn hóa tinh thần, văn hóa ứng

Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 14


xử…trong truyện kể địa danh của người Thái là nhữ ng hiện tượng văn hóa tiêu biểu nảy sinh trong môi trường văn hóa (tất nhiên không chỉ có ở người Thái). Trong mối quan hệ với không gian văn hóa, sự nảy sinh, phát triển, chọn lọc và đào thải của các hiện tượng đó có thể ví như mầm cây gieo trong đất. Một môi trường tốt sẽ là điều kiện để chúng nảy sinh, lan tỏa và bộc lộ giá trị trong đời sống.

Ngày nay, cộng đồng người Thái ở nhiều nơi vẫn giữ được bản sắc trên cơ sở tiếp thu những thành tựu văn hóa chung của các dân tộc khác (chủ yếu là người Kinh). Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, “tộc người tồn tại gắn liền với ba yếu tố ngôn ngữ, lãnh thổ và ý thức tộc người (gắn với tộc danh). Sự nâng cao ý thức tự giác của tộc người là điều kiện cần và đủ để hình thành nên bản sắc hóa tộc người” [38]. Những phân tích trên cho thấ y , trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, ý thức tự giác tộc người đã bắt đầu được hình thành trong việc xây dựng những tiêu chí đại diện cho sức mạnh cộng đồng thông qua hình tượng nhân vật anh hù ng . Ý thức đó còn được khẳng định trong việc xây dựng, củng cố những mối quan hệ xã hội, những luật tục của bản làng. Đây cũng chính là yếu tố góp phần mở rộng không gian văn hóa tộc người, khiến cho không gian ấy trở nên có ý nghĩa. Ngược lại, sự tồn tại và ý nghĩa của không gian văn hóa Thái cũng là một trong những điều kiện để khẳng định sự tồn tại của một tộc người - người Thái (phủ Tăy) - ở Việt Nam.

Tiểu kết

Thi pháp thời gian – không gian nghệ thuật và thi pháp nhân vật trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam vừa cho thấy những đặc trưng thi pháp thể loại vừa bộc lộ những đặc điểm riêng do sự quy đị nh củ a lịch sử, văn hóa và cách thức tư duy của tộc người. Đó là sự khác biệt trong cấu trúc không gian tuyến của thần thoại, sự mở rộng không gian truyền thuyết và sự xuất hiện


không gian kỳ ảo trong quan hệ tương tá c với không gian sinh hoạt ở tập hợp truyện cổ tích. Tất cả không gian nghệ thuật ấy tồn tại song song với thời gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ ở cả ba thể loại tạo thành mô hình thế giới mang tính quan niệm của người Thái. Trong mô hình thế giới ấy, vai trò trung tâm của con người ngày càng được nhấn mạnh. Con người từ chỗ chưa phải là nhân vật chính mà chỉ nằm trong dáng dấp, hành động của các vị thần trong thần thoại đến chỗ “mượn” thần để hành động trong truyền thuyết và quay trở lại “giúp đỡ” các vị thần trong cổ tích.

Trong hệ thống các quy tắc tổ chức nghệ thuật củ a truyệ n kể đị a danh Thá i , địa danh đóng vai trò là cầu nối, gắn kết các sự kiện, các nhân vật, các hình dung về thế giới với hiện thực khiến các câu chuyện trở nên “giống như thật” đồng thời khiến các địa danh không đơn thuần chỉ là tên đất mà mang cả một “lý lịch” riêng đầy ý nghĩa.

Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam bao chứa một không gian văn hóa tộc người với những dấu ấn sâu sắc của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Không chỉ mang nghĩa là không gian sinh tồn của tộc người, chứng kiến sự phát triển của các hiện tượng văn hó a , không gian văn hóa trong truyện kể địa danh của người Thái gầ n vớ i ý nghĩa của một trường, nơi các hiện tượng văn hóa nảy sinh, lan tỏa, tiếp biến và bộc lộ các giá trị khác nhau. Không gian văn hóa tộc người thể hiện trong các truyện kể địa danh của người Thái là một trong những dấu hiệu quan trọng để khẳng định bản lĩnh, bản sắc văn hóa một tộc người đồ ng thờ i là mộ t trong nhữ ng yế u tố gó p phầ n là m phong phú thêm bả n

sắ c văn hó a củ a dân tộ c Việ t Nam.


KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu truyện kể địa danh của người Thái cho thấy sự tồn tại thực tế, diện mạo, nội dung cùng những phương diện nghệ thuật nổi bật của một thể tài truyện kể trong nền văn học dân gian một dân tộc thiểu số Việt Nam. Qua đó, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1.Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam bao gồm những truyện có yếu tố giải thích tên gọi của các sự vật tự nhiên (như đồi, núi, dốc, đèo, sông, hồ, gò, đầm…) và những điểm dân cư (như làng, bản...) hoặc những công trình liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất của ngườ i dân (như mương, phai, mó, ruộng…) mà tên gọi đã được xác định như một địa điểm đánh dấu địa danh trên hầu khắp các vùng lãnh thổ Việt Nam có dân cư Thái sinh sống. Trên cơ sở tậ p hợ p, sưu tầ m , thố ng kê và phân loạ i , 59 truyệ n kể đị a danh củ a ngườ i Thá i ở Việ t Nam cho thấ y sự hiệ n diệ n củ a thể tà i nà y ở cả ba thể loạ i : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích. Tậ p hợ p truyệ n kể tập trung vào bốn nhóm chủ đề chính: giải thích tên gọi của đị a vự c cư trú (các vùng đất, các bản làng…); giải thích nguồ n gố c cá c thủ y danh (ao, hồ, bến, sông, suối, thác…); giải thích tên gọi cá c sự vậ t tự nhiên liên quan trự c tiế p đế n đờ i số ng củ a cư dân (núi, đồi, đèo, dốc,

hang động…); giải thích tên gọi các công trì nh phụ c vụ sả n xuấ t (các thửa ruộng, cánh đồng, mương, phai….).

2. Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam thể hiện ba nội dung cơ bản: phản ánh nhận thức (trong thần thoại), phản ánh lịch sử (trong truyền thuyết), phản ánh các vấn đề xã hội (trong truyện cổ tích). Nội dung truyện cho thấy sự phát triển ngày càng cao về nhận thức, tư duy và cách thức tổ chức xã hội của người Thái. Một tộc người từ chỗ là cư dân dạt xuống vùng đất mới đã


dần dần định cư, mở rộng lãnh thổ, hình thành nên một mô hình xã hội với nền văn hóa đậm sắc màu và có chỗ đứng riêng.

3. Tính chấ t huyề n thoạ i do quan hệ giữa sự tồn tại thực tế của địa danh và tính phiếm chỉ, kỳ ảo của không gian – thời gian là đặc trưng của không gian – thời gian nghệ thuật trong truyện kể địa danh Thái. Tồn tại trong mô hình thế giới mang tính quan niệm như vậy, tác giả dân gian Thái đã xây dựng nhân vật trong mối tương quan giữa người với thần, giữa “Mường Người” và “mường khác” để dần đi đến khẳng định sự tồn tại, vai trò trung tâm và bản lĩnh tộc người dựa trên bản lĩnh của những cá nhân đại diện.

4. Những đặc trưng về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Thái nói chung đã để lại dấu ấn sâu sắc trong truyện kể địa danh. Một mặt, chúng là những hiện tượng nảy sinh trực tiếp, được bảo lưu trong trường (không gian) văn hóa, mặt khác cũng chịu tác động tích cực từ không gian văn hóa để tiếp biến, lan tỏa khiến cho không gian văn hóa Thái được mở rộng và có tầm ảnh hưởng nhất định xung quanh lưu vực cư trú. Không gian văn hóa Thái trở thành môi trường nuôi dưỡng, bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa tộc người.

5. Trong khuôn khổ của luận văn, tất cả những vấ n đề về nội dung, thi pháp và không gian văn hóa trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam đều mới được nhìn nhận bướ c đầ u . Hy vọ ng đây sẽ là cơ sở để chúng tôi có thể tiếp tục nghiên cứ u trong nhữ ng công trì nh về sau theo đị nh hướ ng đặ t không gian văn hó a Thá i trong mố i quan hệ vớ i không gian văn hó a các dân tộc anh em trong cộ ng đồ ng cá c dân tộ c Việ t Nam .


THƯ MỤC THAM KHẢO


1. Trần Thị An (1999), “Truyện kể địa danh từ góc nhìn thể loại”, Tạp chí Văn học, số 3.

2. Vi Văn An (1994), “Về mối quan hệ nguồn gốc và những nét tương đồng văn hóa giữa ba nhóm Thay Đăm,Thay Khao và Thay Đeng ở Lào với người Thái ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1.

3. Nông Minh Châu, Đỗ Thiện (1997), Truyện cổ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

4. Trần Tùng Chinh (2000), Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ, Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ.

5. Cầm Cường (1986), Truyện dân gian Thái, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.

6. Chu Xuân Diên (1981), “Về việc nghiên cứu thi pháp dân gian”, Tạp chí Văn học, số 5.

7. Chu Xuân Diên (2005), Mấy vấn đề về văn hóa và văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn nghệ ,TPHCM.

8. Ninh Viết Giao, Phan Kiến Giang, Hoàng Tam Khọi (1980), Truyện cổ Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

9. Nguyễn Bích Hà (Nguyễn Thị Bích Hà ) (1983), Tìm hiểu truyền thuyết địa danh qua những truyền thuyết ven Hồ Tây, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học sư phạm Hà Nội.

10.Nguyễn Bích Hà (Nguyễn Thị Bích Hà) (1986), Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023