cũng là một biểu tượng thể hiện sức ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa tâm linh trong truyện kể địa danh của người Thái.
Ngoài những biểu tượng chính kể trên, chúng tôi còn tìm thấy một số biểu tượng khác văn hóa khác được địa danh hóa trong truyện kể. Đó là biểu tượng của những con vật thiêng trong đời sống tâm linh của người Thái như rùa, trâu, gà… Sở dĩ chúng tôi không xếp những biểu tượng này trong cùng hệ thống với biểu tượng rồng là bởi chúng mang một tầm văn hóa khác, khác xa với khái niệm vật tổ có thể dùng để chỉ biểu tượng rồng.
Trong quan niệm của người Thái, rùa là con vật thiêng. Thần thoại kể rằng, khi con người và muôn vật chưa biết làm nhà ở, chính rùa đã dạy cho người Thái Đen biết làm nhà theo hình mai của chúng, như vậy vừa vững chãi vừa tránh được mưa nắng. Bởi thế trên cột thiêng (sau hẹ) trong ngôi nhà sàn của người Thái Đen bao giờ cũng treo một giỏ tre được gọi là chóp nguôm. Giỏ tre này tượng trưng cho bầu trời bao bọc lấy trái đất, trên chóp nguôm treo hình rùa đẽo bằng gỗ và nhiều thứ khác. Riêng hình rùa tượng trưng cho thần rùa, vị thần được trời cử xuống dậy cho người Thái biết cách làm nhà để tránh mưa giông giá rét theo hình rùa đứng, đồng thời chuyên chở ước mong cuộc sống gia đình hòa thuận, mạnh khỏe, con cháu đông vui, của cải sung túc.
Trong tục hỏa táng của người Thái đen Tây Bắc ta lại gặp một biểu tượng khác – biểu tượng trâu. Khi có người qua đời dù ở bất cứ nơi nào của vùng Tây Bắc, các thầy mo đều phải khấn đưa hồn về thác Tát Huổi Lô ở xã Thạch Lương
– huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái . Dòng thác này đổ từ núi cao, giố ng như từ trên trời buông xuống, ở đây linh hồn sẽ bám vào dây khau cát ngược dòng lên Mường Trời. Dưới chân thác là bãi đá như hàng ngàn con trâu nằm gọi là Tông quai hà (Rừng trâu chết). Theo quan niệm của người Thái, đây là phần hồn của những con trâu trong các đám ma hoá thành. [51] Trâu được coi là con vật
thiêng được sử dụng trong việc cúng tế, đặc biệt không thể thiếu trong các lễ tang. Cùng với trâu là một số con vật khác như gà, vịt… cũng là vật thiêng. Những địa danh như Mường Quái, Thẳm Quái, Ta Quái, Na Ngoi… về mặ t nà o đó chính là sự phản ánh quan niệm nà y. Từ đời này sang đời khác vai trò của vật nuôi trong đời sống cùng tính thiêng liêng trong quan niệm đã hóa thân và o tên đấ t và thể hiện ra trong những truyệ n kể đị a dan h.
Truyện kể địa danh của người Thái thể hiện một cách sâu sắc những ảnh hưởng của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Mặ t khá c, nhữ ng biể u tượ ng văn đó làm phong phú thêm ý nghĩa và giá trị của các địa danh tồn tại trong đời sống của nhân dân Thái.
3.2.2. Không gian văn hóa Thái trong truyện kể địa danh
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Và Không Gian Nghệ Thuật Trong Những Truyền Thuyết Mang Nội Dung Phản Ánh Lịch Sử
- Nhân Vật Trong Những Truyện Phản Ánh Các Vấn Đề Xã Hội
- Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 12
- Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 14
- Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Nói “không gian văn hóa Thái” là nói đến không gian văn hóa tộc người hay “không gian sinh tồn của tộc người, nó gắn với vùng lãnh thổ mà cộng đồng dân cư của tộc người đó sinh sống”. Cao hơn, đó còn là “một hiện tượng (một nền văn hóa của tộc người) có khả năng tiếp nhận và lan tỏa, tạo cho nền văn hóa một không gian (trường) văn hóa rộng hay hẹp khác nhau”
Xét theo nghĩa hẹp, không gian văn hóa Thái là không gian sinh tồn của tộc người gắn với những vùng lãnh thổ khác nhau kéo dài từ miền Bắc tới miền Trung Việt Nam. Diện mạo không gian gắn chặt với những mô tả về cuộc số ng trong sự vận động của lịch sử - xã hội, song song với quá trình phát triển của truyện kể dân gian. Đặc biệt với truyện kể địa danh, dù bản thân câu chuyện có nhằm mục đích giải thích địa danh hay không thì hình ảnh không gian sinh tồn vẫn luôn hiện diện. Mỗi tên gọi của một địa điểm, một con suối, con sông, một bản làng… đều gắn với cuộc sống sinh hoạt và lao động của cả cộng đồng. Gần 60 câu chuyện trong tập hợp truyện kể địa danh của người Thái mang những
biểu hiện của không gian văn hóa theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, là chứng nhân cho sự phát triển của văn hóa tộc người.
Từ buổi hồng hoang, khi những người Thái đầu tiên đặt chân xuống mảnh đất phía Nam xây bản dựng mường, sản sinh nòi giống, không gian văn hóa thần thoại gắn với cuộc đấu tranh sinh tồn trên vùng đất mới đã được xây dựng một cách vô thức. Theo nghĩa hẹp, không gian đó có “biên giới” cụ thể, được “cắm mốc” tại những vùng đất mà lần đầu tiên tổ tiên người Thái di cư đến. “Ngày đầu Khun Bó Rồm đến Mường Then, nơi ấy có rừng lau, núi bao quanh không cao lắm, có con suối nước chảy trong vắt. Khun cho trú dân tại đó. Nàng Một đặt lễ cúng, khấn cầu Then Luông phù hộ rồi vung dao thần phát sạch khu rừng lau cho dân làm nhà dựng bản. Nàng Một cuốc nhát cuốc thần, dân cuốc theo, chỗ đất bằng gần suối nước chảy trở thành ruộng, vườn, chỗ đất đồi trở thành nương rẫy. Thóc gạo, rau quả, gà, vịt, lợn… mọi thứ thức ăn đủ nuôi sống người dân. Về sau khu bản Na Nọi (Na Nọi Ỏi U - thuộc Lai Châu ngày nay) khai phá được ít ruộng, Khun cho người đi ngược và xuôi theo dòng suối chảy ra tìm nhiều khu đất bằng khác nữa, Khun cho khai phá mở rộng tiếp” (Truyện Khun Bó Rồm). Cùng với thời gian, không gian - biên giới bản mường dần được mở rộng. Mỗi địa danh Mường Lò, Mường Thanh, Na Nọi, Choong Năng, Tẩu Pung, Mường Khòong… dần hoàn chỉnh đường biên đánh dấu lãnh thổ của người Thái. Tuy nhiên, không gian ấy mãi mãi chỉ là không gian địa lý nếu như chúng không gắn liền với các sự kiện văn hóa, khởi đầu là những hoạt động văn hóa vật chất để tạo dựng bản mường, mở mang nòi giống. Với mỗi địa danh, người Thái đều kể câu chuyện của mình. Họ giải thích vì sao có tên gọi Mường Thanh, kể lại công cuộc lao động vất vả để khai phá được những vùng đất đai rộng lớn bên dòng Nậm Rốm. Họ kể công lao của Tạo Suông và Tạo Ngần trong việc khai phá những vùng đất từ Mường Lò tới Mường Muổi, Mường Thanh và
sự hình thành nên cụm địa danh Mak Tẩu Pung (hòn Quả bầu), bản Tẩu Pung bây giờ. Người Thái Mường Khòong cho biết ông tổ của họ là người khổng lồ Pu Té đã tạo nên ruộng nương, làng bản ra sao; công lao của ông được người Thái ở đây ghi nhớ như thế nào. Và sau những cuộc thiên di cuối cùng, khi người Thái đã định cư tại miền núi Nghệ An, ông cha họ lại kể câu chuyện trị thủy của những bản làng quanh suối Nậm Vì, cuộc gây dựng hệ thống mương phai phục vụ cho việc trồng lúa nước.
Với nỗ lực của cả cộng đồng, người Thái biến những không gian địa lý đơn thuần thành không gian sống bằng cách không ngừng lao động. Nếu như “cột mốc” tạo nên đường biên giới của không gian sống là địa danh thì những hoạt động lao động đầu tiên - việc phát nương, làm rẫy, học cách dựng nhà, học cách giã gạo...- chính là những cột mốc văn hóa của không gian. Và nếu như mỗi địa danh được nhắc đến trong những câu chuyện của người Thái chỉ gợi lên hình ảnh một địa vực cư trú, một không gian mang tính thuần địa lý thì những mắt xích văn hóa (bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) mà con người tạo dựng được (trong mối liên minh với các thế lực thần thánh mà họ tưởng tượng ra) chính là những yếu tố cơ bản tạo nên độ dày, “phông” văn hóa cho các không gian, biến chúng thành những không gian văn hóa đích thực. Kết thúc thời kỳ của những thần thoại Thái, người đọc hình dung ra một không gian văn hóa được định hình với tất cả các vùng lãnh thổ mà người Thái cư ngụ cho đến tận ngày nay, trong đó con người với các hoạt động sản xuất vật chất và sinh hoạt tinh thần đóng vai trò trung tâm, như những sợi chỉ nhiều màu sắc dệt nên bức thổ cẩm thô sơ đầu tiên về văn hóa và lịch sử tộc người.
Không gian văn hóa trong thần thoại Thái bộc lộ rõ nét hơn cả ở góc độ không gian sinh tồn. Với cái nhìn rộng hơn, trong vai trò là một không gian (trường) văn hóa, khả năng tiếp nhận và lan tỏa của thần thoại Thái còn tương
đối hạn chế thể hiệ n qua m ột vài môtip tiêu biểu như môtip quả bầu, môtip chiến công của các vị khổng lồ… xuất hiện trong thần thoại Thái cũng như thần thoại nhiều dân tộc. Nhữ ng mô tip nà y một mặt phản ánh sự phát triển cùng trình độ của văn hóa các tộc người trong những điều kiện lịch sử xã hội tương đương, mặt khác cho thấy khả năng ảnh hưởng lẫn nhau giữa thần thoại các dân tộc trên cùng địa bàn sinh tụ.
Cùng với tiến trình lịch sử, không gian văn hóa Thái được cộng đồng cư dân xây dựng, làm “đầy” lên bằng những hoạt động lao độ ng và sá ng tạ o văn hóa. Sau không gian thần thoại là sự tiếp nối của không gian truyền thuyết và không gian cổ tích. Nếu như đặc trưng của không gian văn hóa trong thần thoại là tính nguyên sơ của các hình thức sản xuất, sinh hoạt văn hóa thì không gian truyền thuyết đặc trưng bởi ý nghĩa văn hóa của các sự kiện lịch sử. Không gian cổ tích là hình thức phát triển cao nhất, tích hợp những giá trị truyền thống trong tiến trình phát triển của văn hó a tộc người, biểu hiện ra bằng những hoạt động mang tính xã hội, những mối quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng.
Ở truyền thuyết địa danh Thái, không gian văn hóa không còn đơn thuần là không gian sinh tụ mà thực chất là quá trình mở rộng không gian theo mạch vừa tụ cư, vừa lan tỏa. Sau khi đến Việt Nam, các nhóm Thái không ngừng tìm kiếm vùng đất mới, mở rộ ng không gian số ng . Không những thế, ngườ i Thái ở Lào và phía Nam Trung Quốc cũng tiếp tục thiên di xuống. Trong những chuyến đi, mỗi nhóm người đều mang theo căn cốt, cội rễ dòng tộc, mang theo những luồng văn hóa ít nhiều khác biệt. Sự gặp gỡ trên con đường di cư và cả khi tìm được nơi định cư ổn định là điều kiện để các luồng văn hóa đó liên tục có cơ hội va chạm, đan cài và hấp thu lẫn nhau. Khi đến được nơi ở mới, nhữ ng phong tục tập quán, tín ngưỡng, cách thức sản xuất, thậm chí cả cách thức tư duy cũng được cải biến để nhanh chóng thích nghi , phù hợp với điều kiện sống, điều kiện
lao động mới trên cơ sở tiếp thu những giá trị văn hóa của cư dân bản địa…. Quá trình tiếp biến như vậy diễn ra liên tục, là biểu hiện trực tiếp của sự tiếp nhận và lan tỏa văn hóa, khiến cho văn hóa Thái dần tiế n tớ i gầ n vớ i một trường (không gian) đích thực theo nghĩa rộng.
Hàng loạt truyền thuyết như Lạng Chượng, Chiềng Sại, Mường Sang, Mường Mùn, Chàng Tóng Đón và Nàng Ăm Ca… mang hình bóng của những cuộc thiên di tìm vùng đất mới. Quá trình tiếp nhận và lan tỏa văn hóa diễn ra như một dòng chảy ngầm nhưng cũng để lại nhiề u dấu ấn trong truyện kể. Truyện Chàng Tóng Đón và Nàng Ăm Ca kể, trong một chuyến đi chơi, « dọc đường, nàng Ăm Ca thấy bãi hoang, cây cối um tùm, nghĩ bụng sau này lập mường, dựng bản ở đây chắc tốt. Bên cạnh bãi hoang lai có lạch nước, nước đóng váng sóng sánh vàng nâu. Vượt suối Nặm Pán, nàng qua bãi rộng đến chỗ thác cao sừng sững, theo dòng nước, nàng đi đến một đám ruộng cỏn con canh dốc đầu nguồn con suối. Đó là ruộng của con cháu chúa Ta Tòng, cạnh đó còn thấy vết nhà cũ, ruộng hoang. Họ xưa là dân nghèo, lánh nạn, khi chúa chết, mường tan trong cảnh loạn lạc. Nàng nghĩ thương người cùng tộc, cùng mường. Nàng dừng chân nghỉ lại ở một bản đầu nguồn chân núi, có hai, ba nóc nhà. Dân thấy nàng đến, ra đón. Đêm đến, cả làng mở hội, vui chơi, xoè múa.” . Về sau, tất cả những nơi Ăm Ca đã đặt chân đến, đã đặt tên đều thuộc về đất Mường Bằng, mảnh đất mà Tóng Đón và Ăm Ca khai phá (thuộc xã Mường Bằng, Thuận Châu, Sơn la ngày nay). Đây chính là con đường thâu nạp, hấp thu một cách trực tiếp những sản phẩm vật chất, tinh thần của nhữ ng nhóm người đồng tộc, là một trong những cách để các chúa đất mở rộng lãnh thổ, uy quyền của mình đồng thời làm phong phú thêm vốn văn hóa của tộc người trên địa bàn cư trú.
Trong hai truyền thuyết khác, người Thái ở Mường Mùn (Sự tích Mường Mùn) và người Thái Mộc Châu (Mường Sang) cùng kể lại quá trình họ tìm ra và giành lấy mảnh đất hiện thời từ tay người Xá kha lài (Xá đù vằn) bằng môtip thi bắn nỏ vào vách đá dẫn đến sự ra đời của địa danh Phả Khí Sút (vách Sáp Ong). Ngày nay, ở cả Mường Sang (Mộc Châu – Sơn La) và Mường Mùn (Đồng Bảng, Hòa Bình), địa danh này đều tồn tại, câu chuyện về cuộc giao tranh xưa cũ cùng được người Thái hai vùng kể như chiến công đích thực của cha ông mình . Ở đây có thể loại đi khả năng diễn ra sự trùng lặp của lịch sử. Cốt truyện Sự tích mường Mùn hé mở cho ngườ i đọ c một số chi tiết đáng chú ý: “Ở Mường Mùn, Tạo Thái đã chiến thắng Tạo Xá, có đất đai để khai khẩn ruộng nương, nhưng chúa Thái vẫn chưa yên tâm, sợ người Xá quay trở lại chiếm đất nên đã toan tính tạm dời đi nơi khác. Tạo Lang Bôn bàn với gia đình kéo một số quân đi về hướng Bắc, vừa để tìm tung tích người anh trên Mộc Châu, vừa để củng cố tinh thần và lực lượng. Đến bản Pướt giáp ranh giữa Mộc Châu và Mường Mùn, tạo trú ngụ lại đó, được 2 năm thì chết. Lúc đó, nàng Mường và cô hầu đều có mang. Vì buồn rầu, nàng Mường muốn trở về mường cũ. Nàng rời bản Pướt đến Nà Rồng, dân muốn giữ nàng lại bèn đẵn gỗ chặn đường và dựng chó hú dọa để nàng thấy điềm gở thì quay lại. Dù vậy nàng vẫn không nghe, dân đành phải đưa nàng về mường cũ chu tất. Cũng từ đó, nơi dân đẵn gỗ chặn đường Nàng được gọi là Kẹm Màn (màn trong tiếng Thái chỉ người đàn bà chửa. Câu chuyện trên cũng giải thích tại sao người Thái ở Đồng Bảng (Hòa Bình) và dân bản Pướt (Mộc Châu) đều nói tiếng Mường Mùn”. Vậy là bản thân câu chuyện đã chỉ rõ: thứ nhất chúa đất mường Mùn có một người anh nào đó ở Mộc Châu; thứ hai: Tạo Lang Bôn sau khi chiến thắng người Xá, giành được đất đai đã sợ người Xá trả thù mà đem vợ con và một số dân lên sống ở vùng bản Pướt (Mộc Châu). Sau khi Tạo mất, người vợ (lúc đó đang có mang) đã quay trở về sinh
sống ở bản cũ (nơi chiếm được từ tay người Xá), khiến cho ngày nay dân Đồng Bảng (Hòa Bình) và dân bả n Pướt (Mộc Châu) đều nói tiếng Mường Mùn.
Người Thái ở Mộc Châu ngày nay cũng kể rằng, người Xá lếm, Xá lé xưa kia bị Pha Nha Nhọt Chom Cằm đánh đuổi chỉ bỏ đi một phần, phần còn lại sống rải rác, xen kẽ cùng người Thái ở Mộc Châu. Dù bị khinh rẻ, miệt thị nhưng họ vẫn tồn tại và lâu dần hòa nhập luôn cùng cộng đồng người Thái. (Người dân bản Nà Ngà, xã Mường Xang, Mộc Châu, Sơn La ngày nay là một ví dụ. Mặc dù đây được coi là bản của người Thái, tất cả mọi phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt đều thuần nhất nét đặc trưng văn hóa Thái nhưng khi được hỏi, vẫn có người tự nhận tổ tiên của họ là người Xá - cư dân gốc của bản này, tổ tiên họ vì mắc mưu của người Thái mà để mất bản như trong truyện Sự tích bản Nà Ngà)
Hai câu chuyệ n trên cho thấy, quan hệ họ hàng, những cuộc di cư qua lại và cả những vụ xâm chiếm đất đai đã khiến cho văn hóa giữa các vùng có sự giao lưu trực tiếp với nhau. Ranh giới hành chính giữa các vùng trên thực tế không phản ánh ranh giới về văn hóa. Sự tiếp xúc, đan cài giữa các nhóm người đồng tộc ở những vùng khác nhau và giữa các tộc người liên tục diễn ra khiến văn hóa trở thành dòng hợp lưu, hòa trộn và mở rộng không ngừ ng
Trong số các truyền thuyết địa danh Thái còn có một bộ phận truyện kể nhắc nhở chiến công của các vị anh hùng, những người bảo vệ bản làng, bảo vệ đất nước trước hiểm họa ngoại xâm, tiêu biểu là hai chùm truyền thuyết về Nàng Han và Lê Lợi. Tuy không đề cập đến sự giao lưu, xúc tiếp về văn hóa nhưng ý nghĩa toát ra từ truyện kể lại bổ sung trực tiếp vào sự phong phú của không gian văn hóa tộc người.
Trước tiên nói đến chùm truyền thuyết Nàng Han. Truyện kể về nàng xuất hiện trong những thời điểm lịch sử khác nhau (thời kỳ giặc Phẻ và thời kỳ giặc