Nhân Vật Trong Những Truyện Phản Ánh Các Vấn Đề Xã Hội


+ Xuất thân: nhân vật có xuất thân thần kỳ (là người mường Then, người khổng lồ, người do thần rồng sinh ra hoặc bản thân nhân vật là rồng)

+ Hành trạng: nhân vật xuống trần gian, lao động và tạo ra đất đai, sông núi, con người

+ Kết thúc: thường kết cục của nhân vật không được chú trọng. Truyện dừng lại ở thành quả của nhân vật trong việc kiến tạo tự nhiên.

Trong những truyện kể địa danh phản ánh nhận thức về thế giới, địa danh được hình thành thường gắn liền với thành quả lao động của nhân vật trong quá trình cải tạo tự nhiên. Thi pháp nhân vật của bộ phận truyện kể này cũng khá đơn giản, đó là hệ quả tất yếu của những nhận thức về tự nhiên, xã hội còn sơ giản buổi ban đầu và cũng là hệ quả của sự sáng tạo nghệ thuật một cách vô thức của nhân dân.

3.1.2.2. Nhân vật trong những truyện phản ánh lịch sử

Trong số 18 truyền thuyết địa danh, có 6 truyện chỉ mang nội dung giải thích địa danh. Đó là những truyện như Thành Sam Mứn, Hoong Cúm và khe Khoong Ma Nao, Sự tích Mường Phăng, Nguồn gốc tên gọi Mường Lay, Bản Nà Ngà, Nà Noong Chạng và Pu Chạng Hảy. Truyện vẫ n mang dấ u ấ n lịch sử ở một mức độ nào đó, tuy nhiên diễn biến của sự kiện còn sơ lược hoặc chưa được quan tâm, do vậy sự xất hiện của nhân vật cò n mờ nhạt (chỉ là quần chúng hoặ c đám đông, chưa thấy vai trò của lãnh tụ). Những truyện kể này có thể là mảnh vụn của nhiều truyền thuyết hoặc đơn thuần những mẩu kể chưa được hoàn chỉnh nên chú ng tôi không tiến hành khảo sát thi pháp nhân vật của chúng.

Ngoài những truyện kể trên, 12 truyền thuyết còn lại đều là những truyện kể tương đối hoàn chỉnh phản ánh những khía cạnh khác nhau trong lịch sử cộng đồng người Thái. Nhân vật chính trong những truyện kể này đều là các vị thủ


lĩnh, những người dẫn đầu trong các cuộc chiến chinh tìm vùng đất mới hoặc những người lãnh đạo nhân dân đánh giặc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

+ Xuất thân: sự xuất hiện hoặc nguồn gốc của nhân vậ t trong truyề n thuyế t đị a danh Thá i khác với các nhân vật thần thoại ở chỗ luôn mang tính xác định. Chuyện Nàng Han của người Lai Châu kể nàng có xuất thân ở Mường So, Phong Thổ; người Yên Bái cũng kể chuyện nàng Han nhưng nói nàng xuất thân và giấy binh từ xã Sơn A, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (ngày nay). Truyền thuyết cũng cho biết khá kỹ về nguồn gốc xuất thân của những nhân vật khác trong lịch sử người Thái như Lạng Chượng, Pha Nha Nhọt Chom Cằm, Lò Lẹt (hay Ngu Hấu)... Tuy nhiên, do đặc điểm phân bố dân cư, trình độ phát triển xã hội và cả tính chất của những ghi chép lịch sử nên nguồn gốc nhân vật nhiều khi không chính xác đến quê quán, làng xã. Đặc biệt với những truyền thuyết về Lê Lợi – vị anh hùng dân tộc đồng thời là người được nhân dân Thái tôn thờ, yêu mến – vấn đề xuất thân không được nhắc đến, bởi truyện người Thái kể về ông chỉ nằm trong chuỗi truyền thuyết chung về khởi nghĩa Lam Sơn, và điều mà tác giả dân gian quan tâm là dấu ấn của nhân vật với cộng đồng dân tộc mình mà thôi.

+ Hành trạng: ngoài xuất thân của các nhân vật, vấn đề chính được đề cập đến trong các truyện kể là hành trạng và chiến công của các vị thủ lĩnh, những người anh hùng. Trước tiên, họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp, ẩn chứa tài năng hoặc những tố chất anh hùng. Lò Lẹt ngay từ nhỏ đã có thể dùng tay bắt rắn hổ mang, vì thế mà tên hiệu của ông được đặt là Ngu Hấu (rắn hổ mang). Sau này ông còn chế ngự được các loài thú dữ khác. Dân gian kể lại chuyện Lò Lẹt chế ngự tinh hổ trong mẩu Sự tích Noong Chông cho thấy được tài năng của vị chúa Mường Muổi này. Không chỉ Lò Lẹt có tài lạ, Pha Nha Nhọt Chom Cằm từ nhỏ đã thích ăn gang, ăn thép đã nướng chín (Mường Sang); Nàng Han thì

Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 11


giỏi võ nghệ và thường bênh vực kẻ yếu (Suối Nàng Han). Lạng Chượng cũng được kể là người tinh thông võ nghệ, khi tập võ thường mặc quần áo nhiều màu, di chuyển nhịp nhàng như con công đang múa. Ngày nay trong các điệu múa Thái, tương truyền rằng điệu múa công chính là sự mô phỏng những bài quyền của Lạng Chượng thuở nào.

Với tài năng xuất chúng, các vị thủ lĩnh đã chiến đấu anh hùng và lập được chiến công hiển hách. Bằng lối tư duy đơn giản, người Thái gắn liền những chiến công hoặc những sự việc quan trọng diễn ra trong cuộc đời nhân vật với những địa danh nơi họ từng hoạt động hoặc từng chinh chiến. Ngày nay, người Mường Sang vẫn nhớ tên gọi của mình là âm đọc chệch của chữ Mường Khang (nghĩa là mường gang thép) để ghi nhớ công lao của ông tổ đất này là Pha Nha Nhọt Chom Cằm. Đất Mường So thì không bao giờ quên được chiến công của nàng Han, người con gái dũng cảm đã lãnh đạo nghĩa quân cứu bản mường. Con suối nơi nàng tắm rửa và hoá được nhân dân âu yếm gọi tên là suối Nàng Han (huổ i Ná ng Han ). Khi tới Mường Lò, người Thái nơi này cũng kể về nàng Han của họ. Hang đá nơi nàng và nghĩa quân trú ngụ, sân rộng trước cửa hang nơi tập võ nghệ của nghĩa quân, tất cả đều được đặt tên (thẩm Han tức hang Han). Bằng tất cả sự yêu quý dành cho người thủ lĩnh, tác giả dân gian gắn tên tuổi họ với các địa danh, nhắc đến họ trong đời sống hàng ngày và khiến họ trở nên bất tử.

+ Kế t thú c: không chỉ nói nhiều đến tài năng, chiến tích, trong nhiều truyện kể, tác giả dân gian Thái còn nhắc đến sự thất bại hay cái chết của người anh hùng. Nhân vật Lê Lợi xuất hiện trong ba truyện kể thì cả ba truyện ông đều ở vào tình thế nguy nan, phải nhờ đến sự giúp đỡ, đùm bọc và che chở của nhân dân. Lạng Chượng chết do sự trả thù của nàng Ho Quảng. Nàng Han ở đất Mường Lò chết khi đang tắm và bị kẻ thù bắn lén. Lò Lẹt, vị chúa tể của người Thái đen, người


chinh phục được bao vùng đất, cuối cùng chết do sự ghen tuông của vợ cả khi ông đang trên đường đến thăm người con gá i xinh đẹ p ở mườ ng xa …

Trong những chi tiết kể về sự thất bại hoặc kết cục của người anh hùng, có thể thấy rất rõ quan điểm của tác giả dân gian Thái. Người thủ lĩnh được yêu quý đồng thời được đặt vào giữa lòng dân, mọi hành động đều không nằm ngoài sự đánh giá công bằng của nhân dân. Hành động phản trắc của Lạng Chượng phải trả giá bằng cái chết. Tên đồi Ăm Ca có nghĩa là Mai Táng như một lời cảnh tỉnh, một bài học mà dân gian dùng để răn dạy chính mình. Lê Lợi và nghĩa quân phải trải qua những tháng ngày “nếm mật nằm gai”, cuộc khởi nghĩa thành công được là nhờ sự đùm bọc của ngườ i dân từ những ngày còn trong trứng nước. Những khó khăn, thất bại của nghĩa quân được kể lại không hề giấu diếm, điều đó càng cho thấy tình cảm yêu mến mà nhân dân dành cho vị chủ tướng cùng cuộc chiến tranh chính nghĩa. Trong truyện Suối Nàng Han, cái chết của nàng khiến nhân dân đau xót nên họ kể rằng nàng đi tắm và hóa thành tiên.

Có thể thấy dân gian đã xây d ựng hình ảnh người anh hùng bằ ng tình cảm yêu thương, lòng ngưỡng mộ, thậm chí điểm tô cho họ những tài năng , phẩm chất phi thường. Mặc dầu vậy, họ vẫn là những người xuất thân từ dân, gắn bó máu thịt với dân. Tượng đài người anh hùng được xây nên từ những chiến công, những địa danh gắn liền với họ, từ lòng kính yêu của những người dân chất phác và từ sự công bằng trong cách nhìn của tác giả dân gian.

3.1.2.3. Nhân vật trong những truyện phản ánh các vấn đề xã hội

Truyện cổ tích địa danh phản ánh nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội, bởi vậy kiểu nhân vật cũng đa dạng hơn so với thần thoại và truyền thuyết. Qua hơn 30 truyện cổ tích địa danh có thể thấy nổi lên hai kiểu nhân vật chính, đó là kiểu nhân vật đạo đức kiểu nhân vật dũng sĩ. Hai kiểu nhân vật này được tác giả dân gian xây dựng theo nguyên tắc nghệ thuật khác nhau phù


hợp với những nội dung của các chủ đề: đấu tranh cải tạo thiên nhiên, bảo vệ và xây dựng bản mường; tình yêu và hôn nhân; phản ánh m âu thuẫn xã hội. Sự xuất hiện của các kiểu nhân vật trong mỗi chủ đề có thể có sự đan xen, tùy vào sự phức tạp của nội dung truyện kể.

Trước hế t, kiểu nhân vật đạo đức trong những truyện cổ tích địa danh bao gồm nhiều loại nhân vật khác nhau phụ thuộc vào từng dạng truyện.

Trong dạng cổ tí ch địa danh phản ánh bi kịch tình yêu ta có kiểu nhân vật đại diện cho tình yêu xuất hiện trong những truyện kể như Truyện Khủn Tinh, Sự tích Pom Pể Nàng, Động Pa Thơm, Thẳm Nang Lai, Sự tích suối Ốc chặt đít, Nóong Bua... Các nhân vật hầu như được xây dựng theo môtip sau:

+ Thành phần xuất thân: chàng trai và cô gái là người không cùng đẳng cấp (một người là con nhà Tạo, giàu có, đẹp đẽ; người kia là con nhà nghèo hoặc là người mường rắn. Đặc biệt có tới 4/6 truyện đề cập đến tình yêu giữa người với rồng – hoặc rắn)

+ Xuất hiện mâu thuẫn: Do sự khác biệt về đẳng cấp, tình yêu không được chấp thuận. Đặc biệt tình yêu giữa người với rồng hoặc rắn bị phản ứng, ngăn cản quyết liệt.

+Giải quyết mâu thuẫn: Người thuộc mường rắn hoặc chàng trai nghèo phải vượt qua thử thách

+ Kết cục: Thử thách không thể vượt qua hoặc vượt qua nhưng tình yêu vẫn không được chấp nhận. Người mường rắn (hoặc người nghèo) phải nhận cái chết hoặc quay về thế giới của mình và địa danh được hình thành. Đó thường là địa điểm ghi dấu kết thúc bi kịch. (Chỉ có 1 trường hợp nhân vật vượt qua thử thách và tình yêu được trọn vẹn trong Sự tích Pom Pể Nàng).

Trong dạng truyện kể địa danh nêu lên những bài học đời thường, nhân vật chính là những nhân vật đời thường được xây dựng theo nguyên tắc trung thành


với hình ảnh của con người ngoài đời thực. Đó là cha con người thợ săn trong Sự tích Pha Võng, người em chăm chỉ trong Bản Ná Ca, mẹ con bà góa nghèo trong truyện Bản Kăm, người vợ lăng loàn bị trừng trị trong Bản Nã Cã , Bản Pặt Pạ và suối Phi Păn… Họ là những người sống giữa bản mường, câu chuyện của họ là những sự việc hàng ngày diễn ra, được nhân dân kể lại nhằm truyền tải bài học đạo đức hoặc ước mơ, khát vọng, nỗi niềm. Trong những truyện này, ý nghĩa của tên đất, tên sự vật được hình thành thường là sự tổng kết bài học đạo đức hoặc bài học nhân sinh được kể ra trong truyện.

Dạng truyện kể phản ánh quá trình xây dựng và bảo vệ bản mường gồ m những truyện như: Tạo Xãng, Truyện Pú Quán Muôp, Tạo Mường Phe và bản Na Tòong, Sự tích bản Tà, Xứ Đáng, Sự tích núi ba đầu... Ở đây kiểu nhân vật dũng sĩ xuất hiện khá tiêu biểu và đa số tuân theo các môtip:

+ Giới thiệu nhân vật: Nhân vật có xuất thân là người bình t hường nhưng đặc biệt đều có tài bắn nỏ và làm tên độc.

+ Xuất hiện mâu thuẫn: Có tình huống giao tranh, người dũng sĩ được nhờ cậy (thường là do có tài bắn nỏ). Trong trường hợp này, đối tượng cần đến sự giúp đỡ của ngườ i dung sĩ thường là đại diện của Mường Nước (như rồng, thuồng luồng hoặc tạo Ngược).

+ Giải quyết mâu thuẫn: Người dũng sĩ bằng tài năng và sự dũng cảm của mình đã phối hợp với người nhờ cậy (thường là người Mường Nước) tiêu diệt được kẻ thù.

+ Kết thúc: nhân vật được trả công và địa danh được hình thành. Thông thường tên đấ t được đặt theo món quà mà người dũng sĩ được nhận; đôi khi đị a danh là sự ghi dấu những địa điểm diễn ra chiến thắng.

Có thể thấy, trong truyện cổ tích địa danh, kiểu nhân vật được xây dựng phong phú hơn, phù hợp với nhiều khía cạnh nội dung xã hội đượ c phả n á nh


trong truyện kể. Mỗi kiểu nhân vật cũng lại được hình thành với những môtip khá hoàn chỉnh, điều này một mặt cho thấ y phần nào sự phát triển trong nhận thức về các vấn đề xã hội của tác giả dân gian Thái , mặt khác thể hiện sự bắt đầu ý thức của họ trong việc xây dựng truyện kể một cách nghệ thuật.

3.2. Dấu ấn văn hóa và không gian văn hóa Thái trong truyện kể địa danh

Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên đã khẳng định : “...là một loại hình văn hóa ngôn từ, văn học dân gian vận hành như một thành phần trong cấu trúc văn hóa của mỗi tộc người. Nó thể hiện ra như một dấu hiệu tồn tại của tộc người ấy trong cộng đồng quốc gia dân tộc chung” [6, tr.136]. Bởi vậy, một trong những mục đích quan trọ ng của việc nghiên cứu một đối tượng văn học dân gian cụ thể là giả i mã đượ c nhữ ng mã văn hóa , thấ y đượ c giá trị của chú ng trong tác phẩm cũng như trong việc khẳng định địa vị của văn hóa tộc người trong cấu trúc văn hóa chung.

Với đối tượng nghiên cứu là truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, việ c phân tích, so sánh, tổng hợp sẽ bước đầu chỉ ra những dấu ấn văn hóa của tộc người, qua đó thấy được phần nào bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong nền văn hóa chung của dân tộc thể hiện trong một thể tài truyện kể.

3.2.1. Dấu ấn của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong truyện kể địa danh dân tộc Thái

3.2.1.1. Dấu ấn của văn hóa vật chất

Ra đời trong môi trường lao động, phản ánh phần nào quá trình tìm hiểu, chinh phục và cải tạo thiên nhiên, truyện kể địa danh của người Thái mang đậm dấu ấn của văn hóa vật chất trong cả nội dung và hình thức.

Về mặt nội dung, truyện kể địa danh thuộc thể loại thần thoại và cổ tích mang dấu ấn của văn hóa vật chất sâu đậm hơn cả. Đặc biệt, trong 10 câu chuyện thần thoại có tới 7 truyện mang nội dung phản ánh những mặt khác nhau


của quá trình chinh phục và cải tạo tự nhiên, phục vụ sản xuất. Từ việc kể lại quá trình con người được các vị khổng lồ và những người từ mường Then xuống dạy cho biết làm đất, trồng cấy, làm nhà ở (truyện Bản Tẩu Pung, truyện Ải Lậc Cậc) đến việc học cách làm mương phai, cách gặt hái, xay giã (Phai đá suối Vì, truyện Bản Nà Phà…). Từ quá trình học cày bừa, ngăn nước, bón phân, nuôi dưỡng thú hoang để phục vụ sản xuất (Sự tích các làng bản vùng Sơn La, Người khổng lồ Pu té) đến việc tìm bắt các loài thủy sản, săn bắ n để phục vụ cho bữa ăn ngày thường (Khun Bó Rồm, Truyện vợ chồng ông bà khổng lồ)… Hầu như không có phương diện nào của văn hóa vật chất như sản xuất, ăn, ở, đi lại… không được tá c gỉa dân gian kể lại trong những câu chuyện thần thoại của mình. Ở thể loại truyền thuyết địa d anh, vớ i nội dung chủ yếu là hướ ng tớ i việ c phả n ánh lịch sử, dấu ấn của văn hóa vật chất không thể hiệ n rõ né t . Chỉ có 2/17 truyện (Chàng Tóng Đón và nàng Ăm Ca, Thành Sam Mứn) nhắc đến các hoạt động sản xuất vật chất (trồng cấy, xay giã, trị thủy…) của người Thái.

Ở thể loại truyện cổ tích , tình hình hoàn toàn thay đổi. Bở i đa phầ n truyệ n cổ tí ch đị a danh đề u là cổ tí ch sinh hoạ t nên có tớ i 14/31 truyện trong số đó mang nội dung phản ánh các mặt khác nhau trong đời sống văn hóa vật chất của người Thái, đặc biệt là xung quanh các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Truyện Mường Quái, Sự tích đám ruộng Xam Bỉa… phản ánh quá trình thuần hóa vật hoang thành vật nuôi. Núi Quảy sông Cày, Pú Luống… tiếp tục kể câu chuyện làm thủy lợi, nguồn gốc của những công trình dẫn thủy nhập điền, phản ánh trình độ sản xuất lúa nước ngày một cao của người Thái. Truyện Sự tích Bù Hôm kể về việc chống thú dữ, bảo vệ mùa màng. Ngoài ra, còn có rất nhiều chuyện nhắc tới nghề săn bắn, nuôi thủy sản, nghề dệt… như truyện Ta Bó Bua, Mường Ký, Truyện Khủn Tinh, Pú Luống

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí