Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM


TRƯỜNG CA

VỀ THỜI CHỐNG MỸ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 34 01


Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM


Thành phố Hồ Chí Minh - 2009


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luân án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án Nguyễn Thị Liên Tâm


DẪN NHẬP

MỤC LỤC


Trang

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Giới hạn của đề tài: đối tượng nghiên cứu - phạm vi vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

5. Lịch sử vấn đề 4

6. Phương pháp nghiên cứu 22

7. Kết cấu của luận án 23

Chương 1

NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ 24

1.1. Những nhân tố khách quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca 24

1.1.1 Sự kết nối từ truyền thống đến hiện đại 24

1.1.2. Thời đại 32

1.1.3 Sự gắn kết giữa yếu tố thời đại và dân tộc 35

1.2 Những nhân tố chủ quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca 39

1.2.1. Nhà thơ - người trong cuộc 39

1.2.2 Nhà thơ thời hậu chiến. So sánh với nhà thơ - người trong cuộc 46

1.2.3.Sự gắn kết giữa yếu tố cá nhân và yếu tố cộng đồng 60

Chương 2

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ

2.1. Hệ thống đề tài 70

2.1.1. Đề tài đất nước 71

2.1.2 Đề tài chiến tranh và người lính 76

2.1.3. Đề tài lãnh tụ 84

2.1.4. Đề tài tình yêu đôi lứa 90

2.2. Sức khái quát hiện thực về địa danh và con người 98

2.2.1. Sức khái quát hiện thực về địa danh 99

2.2.2. Sức khái quát về người thực, việc thực 104

2.2.3. Sức khái quát về sự đồng hành của nhân dân 106

2.2.4. Sức khái quát về sự hy sinh của nhân dân 115

2.3. Đặc trưng sử thi. Sự gắn kết giữa tính chất sử thi và trữ tình 122

2.3.1. Đặc trưng sử thi 122

2.3.2 Sự gắn kết giữa tính chất sử thi và trữ tình 126

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ

3.1. Sự phức hợp và đa dạng về thể thơ 135

3.2. Tính chất đa giọng điệu. Giọng điệu sử thi 142

3.3. Không gian nghệ thuật. Không gian sử thi 159

3.4 Sự liên tưởng 168

3.5 Chất liệu văn học dân gian 173

KẾT LUẬN 181

THƯ MỤC 186

TÀI LIỆU THAM KHẢO 190

PHỤ LỤC 197

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN… 204


DẪN NHẬP


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cuộc chiến tranh thời chống Mỹ đã qua đi trên một phần tư thế kỷ nhưng âm vang hào hùng của nó vẫn vọng đến tận bây giờ và mãi mãi về sau. Văn học đã ghi lại một thời kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Những chiến công hiển hách; những tấm gương anh dũng; những mối tình thuỷ chung son sắt; tình yêu quê hương, đất nước… cả những đau thương, mất mát không gì bù đắp nổi cũng được tái hiện trong văn học. Đó chính là hơi thở của cuộc sống chân thực đã từng diễn ra trên đất nước ta.

Hậu quả chiến tranh để lại thật tàn khốc bởi nó là những dư âm đọng lại trong những tháng năm hòa bình. Chiến tranh không phải là định mệnh nhưng nó đã khiến cho bao người phải chịu những số phận nghiệt ngã. Dư ba của chiến tranh như những con sóng nối tiếp nhau cứ lan mãi đến ngày sau… Tất cả những điều ấy được các nhà thơ thời chống Mỹ, những cây bút thời hậu chiến... tập trung sức viết để ngưỡng vọng, đồng cảm, sẻ chia về một thời quá khứ đã in đậm dấu ấn vào cuộc sống của dân tộc. Văn học góp phần thể hiện cuộc sống thăng trầm của lịch sử. Sức khái quát hiện thực của thơ ca - đặc biệt là trường ca - thật mạnh mẽ, sâu rộng, đã phản ánh lịch sử một thời mà thấm suốt không gian, thời gian của bao thời đại sau này. Trường ca sử thi hiện đại là một thể loại thơ ca trữ tình mang dung lượng khá đồ sộ; thể hiện cảm xúc mãnh liệt và thường có nội dung lớn; có khả năng phản ánh, tổng kết một giai đoạn lịch sử, những vấn đề lớn lao của dân tộc. Nền văn học Việt Nam không thể thiếu vắng mảng trường ca về thời chống Mỹ, bởi:

- Từ khi mới xuất hiện, trường ca có giá trị xuất hiện trong thời chống Mỹ đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tác động sâu rộng đến tâm hồn con người Việt Nam. Thời hoàng kim của trường ca thời chống Mỹ là vào thập niên 70. Ngày nay, trường ca vẫn chảy miệt mài trong lòng dân tộc, vì vậy, nghiên cứu trường


ca về thời chống Mỹ là một công việc có hấp lực mạnh mẽ đối với người nghiên cứu.

- Nhiều trường ca nổi tiếng từ thời chống Mỹ đã được chọn để giảng dạy trong các trường Phổ thông, Cao đẳng, Đại học. Các trích đoạn trong: Bài ca chim Chơ rao, Theo chân Bác, Mặt đường khát vọng, Đường tới thành phố, Những người đi tới biển... mang chất trữ tình sâu sắc và âm hưởng sử thi hào hùng, góp phần phản ánh hiện thực cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ngày nay, các trích đoạn đặc sắc ấy vẫn được tiếp tục có mặt trong các chương trình văn học đã nêu trên. Vì vậy, nghiên cứu giá trị lịch sử và giá trị văn học của trường ca cũng góp phần nhất định vào việc giảng dạy, tiếp cận trường ca hiện đại.

- Tên gọi thống nhất; hệ thống hình tượng nhân vật; hệ thống đề tài, không gian sử thi; giọng điệu sử thi… trong trường ca đã được chú ý nghiên cứu nhưng vẫn còn mang tính riêng lẻ. Nhiều vấn đề khác trong trường ca vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Giá trị lịch sử và giá trị văn học của trường ca trong tiến trình lịch sử văn học hầu như chưa được đánh giá đúng mức. Nhiều bài viết, bài nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào việc xác định tên gọi hoặc giới thiệu tác giả tiêu biểu đã sáng tác trường ca.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam” để nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những công trình, bài viết quý báu của các nhà nghiên cứu đi trước, từ đó góp cái nhìn bao quát hơn về trường ca sử thi hiện đại.

2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Với mục đích khoa học đề ra, luận án tập trung nghiên cứu “Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam”.

- Về lịch sử, thời chống Mỹ bắt đầu từ năm 1955 đến 1975. Về mặt văn học giai đoạn này, các nhà thơ đã sáng tác trường ca (chủ yếu xuất hiện từ 1960) với mạch cảm xúc ngợi ca và tâm thế của người trong cuộc. Nhưng từ sau


4/1975 đến khoảng 1980, họ vẫn chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh về cuộc chiến mới đi qua, vẫn sáng tác với tâm thế người trong cuộc, mạch cảm xúc chủ đạo vẫn là phản ánh hiện thực cuộc chiến thời chống Mỹ. Vì thế, chúng tôi xếp trường ca xuất hiện từ 1975 - 1980 vào nhóm trường ca 1960 - 1980 và tạm chia đối tượng khảo sát vào hai mốc thời gian để thuận tiện cho nghiên cứu:

- Trường ca về thời chống Mỹ có giá trị ra đời từ 1960 đến 1980.

- Trường ca về thời chống Mỹ có giá trị ra đời từ 1980 đến nay (chủ yếu thiên về cảm xúc hồi tưởng của người nhìn lại quá khứ chiến tranh).

2.2. Phạm vi vấn đề

Với khả năng có hạn, chúng tôi cố gắng tìm hiểu những công trình nghiên cứu, phê bình để khẳng định giá trị của trường ca về thời chống Mỹ, tiếp cận các bài nghiên cứu về tác giả để xác định những đóng góp của họ trong sự nghiệp sáng tác trường ca. Qua đó, chúng tôi tiếp thu có chọn lọc thành tựu của những công trình đi trước, vận dụng sự hiểu biết của bản thân để nghiên cứu Trường ca về thời chống Mỹ. Người viết quan niệm: trường ca về thời chống Mỹ trường ca sử thi hiện đại và phạm vi vấn đề cần nghiên cứu là:

- Những nhân tố tạo nên sự xuất hiện của trường ca.

- Các nội dung chủ yếu như: hệ thống đề tài, sức khái quát hiện thực, đặc điểm sử thi.

- Các đặc điểm nghệ thuật như: sự phối hợp các thể thơ, không gian sử thi, giọng điệu sử thi, sự liên tưởng, chất liệu văn học dân gian… của trường ca.

Tuy nhiên, về kết cấu luận án, sự phân chia chương II và chương III chỉ mang tính tương đối vì khó tách bạch riêng lẻ yếu tố nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung và trường ca nói riêng.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu trường ca về thời chống Mỹ nhằm mục đích tìm hiểu: những nhân tố tạo nên sự xuất hiện của trường ca, nội dung chủ yếu, đặc điểm


nghệ thuật; từ đó rút ra những kết luận về sự đóng góp của tác giả và giá trị của trường ca về thời chống Mỹ trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Luận án xác định những nội dung cơ bản, những đặc điểm quan trọng và riêng biệt làm nên giá trị của trường ca về thời chống Mỹ; cung cấp thêm nhận thức về lý thuyết thể loại (tên gọi trường ca sử thi hiện đại) và bước đầu giải quyết các vấn đề đã đặt ra trên cơ sở kế thừa các công trình của những nhà nghiên cứu đi trước.

- Dựa vào kết quả nghiên cứu, người viết hy vọng góp thêm một tiếng nói, một cái nhìn tổng hợp về giá trị của trường ca về thời chống Mỹ; cung cấp thêm tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập về trường ca hiện đại.

5. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nhận xét mở đầu

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hầu như chưa có một công trình chuyên sâu, tổng hợp giá trị trường ca về thời chống Mỹ. Trong luận văn Cao học “Đặc điểm trường ca viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ, chúng tôi đã tiến hành phân loại lịch sử vấn đề theo hai nhóm:

- Những nhận xét, luận bàn về tên gọi và sự phát triển của trường ca.

- Những ý kiến nhận định về các tác giả và các trường ca có giá trị.

Tuy nhiên, trải qua mỗi chặng đường nghiên cứu, chúng tôi lại phát hiện thêm những điều mới. Để thấy được kết quả nghiên cứu của những người đi trước, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi xin lược thuật lại những điểm chính, bổ sung một số ý kiến, nhận định và cập nhật các công trình nghiên cứu gần đây.

5.1. Những nhận xét, luận bàn về tên gọi và sự phát triển của thể loại

Đã có một số công trình nghiên cứu về thể loại trường ca; bàn luận và phân định đâu là thơ dài, đâu là truyện thơ, xác định rõ những điều kiện cần và đủ để được gọi là trường ca (phải mang nội dung lớn, dung lượng đồ sộ, khái

Ngày đăng: 17/09/2023