Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 2

Hoàn. Trong đó, Nguyễn Trọng Tạo là cây bút “luôn mải miết kiếm tìm” [46, tr. 9] và hướng thơ về gần với đời thường, với con người. Khi khảo sát những bài viết, công trình nghiên cứu về Nguyễn Trọng Tạo, chúng tôi nhận thấy có ba lĩnh vực: Thơ, lý luận phê bình, trường ca.

2.1. Nghiên cứu về thơ Nguyễn Trọng Tạo

Đi vào khám phá thế giới thơ Nguyễn Trọng Tạo, đã có nhiều công trình khảo cứu trên các phạm vi và phương thức khác nhau:

Hoàng Cầm với Đọc lại Đồng dao cho người lớn (Tập thơ của một người bạn quên tuổi) là sự đồng cảm của hai tâm hồn nghệ sĩ. Nhà thơ khẳng định: “Rõ ràng thơ Trọng Tạo đi thẳng ngay vào cái đang thực để rồi phiêu diêu, tản mạn trong hư vô…” [7].

PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp trong lời tựa tuyển tập Nguyễn Trọng Tạo thơ và trường ca, đã tiếp cận Nguyễn Trọng Tạo, cái chớp mắt với nghìn năm, nhìn từ phương diện cá tính sáng tạo, đưa lại mỹ cảm mới trong cách tiếp nhận: “ Trên nền ổn định của thể loại, Nguyễn Trọng Tạo có nhiều cách xoay trở. Anh chơi vần, tạo ấn tượng thị giác bằng cách biến đổi cấu trúc dòng thơ, xây dựng những hình thức nhịp điệu, tiết điệu mới…”[46, tr. 5-6].

Nguyễn Thụy Kha trong bài Người tận lực cho thơ cảm nhận về sự bền bỉ và sáng tạo không ngừng của cây bút thơ Nguyễn Trọng Tạo: “ Về thơ, cũng ngay từ dạo ấy, Tạo đã có những đột phá mang khát vọng cách tân như không nhiều nhà thơ khác thời đầu thanh bình…” [46, tr. 532-533].

Trong bài viết Thơ Nguyễn Trọng Tạo một tầm nhìn tươi mới về văn hóa Việt Nam, tác giả, nhà thơ Mỹ Mary E.Coroy sau khi cảm nhận tập thơ song ngữ Ký ức mắt đen đã đi đến nhận định: “ Thơ Nguyễn Trọng Tạo không sợ hãi đặt ra những câu hỏi: những câu hỏi cho người đọc, cho nhà thơ, và cho cả vũ trụ”. [46, tr. 541-542].

Hoàng Phủ Ngọc Tường với lời tựa ngắn cho tập Đồng dao cho người lớn, đã tiếp cận phong cách thơ Nguyễn Trọng Tạo (chủ yếu là tập Đồng dao)

từ góc nhìn Người Ham Chơi: “ ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN, theo cảm nhận của tôi, là tiếng hát ngu ngơ của Người Ham Chơi…”[43, tr. 5-8].

Tất cả những bài viết trên, các tác giả chủ yếu tiếp cận theo hướng đi vào tìm hiểu hành trình sáng tạo nghệ thuật, từ đó, đưa ra những nhận định chung về đặc điểm phong cách thơ Nguyễn Trọng Tạo qua các thời kỳ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

2.2. Nghiên cứu về lý luận phê bình Nguyễn Trọng Tạo

GS. Hoàng Ngọc Hiến trong Lời bạt cho cuốn Văn chương cảm & luận của Nguyễn Trọng Tạo có nhận định: “ …Nguyễn Trọng Tạo cảm và luận bằng “trí tuệ của trái tim”. Luận của anh ở ngay trong sự cảm của anh”. [44, tr. 335- 336].

Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 2

Nhà thơ Thanh Thảo trong cuốn phê bình và tiểu luận Mãi mãi là bí mật đã có nhận định khá sâu sắc về lĩnh vực lý luận phê bình Nguyễn Trọng Tạo: “ Những cảm nhận của Tạo nhiều khi còn bất ngờ và sâu sắc hơn là những nhận định hay là những nhận xét thông minh của một nhà phê bình chuyên nghiệp” [49, tr. 281].

PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Nguyễn Trọng Tạo cảm và luận văn chương (Nhân đọc Văn chương – cảm và luận của Nguyễn Trọng Tạo – NXB Văn hóa Thông tin 1998) đã có những nhận định khá sâu sắc và tinh tế về phê bình Nguyễn Trọng Tạo: “Trong “cảm” và “luận” vừa có sự sắc sảo của người yêu nghề vừa có tâm hồn và nhân cách của người cầm bút: quyết liệt và chân thành” [10].

2.3. Nghiên cứu về trường ca Nguyễn Trọng Tạo

Trong bài viết: Ứa nghẹn những bức bách đời thường, tác giả Dương Kỳ Anh có nhận định về những chặng đường thơ của Nguyễn Trọng Tạo và khẳng định đề tài quê hương đã xuất hiện trong trường ca của anh: “Nguyễ n Trọng Tạo đã có hơn chục tập thơ và trường ca , viế t về nhiề u đề tà i, nhiề u sự kiệ n …” [1].

Đi sâu nghiên cứu về sự xuất hiện của thể loại trường ca, trong bài viết

Trường ca với tư cách là một thể loại mới, tác giả Nguyễn Văn Dân có nhấn

mạnh tính sử thi của trường ca qua một số trường ca nổi tiếng của một số tác giả. Trong đó, có trường ca Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo: “Thậm chí, trong những năm đầu của giai đoạn sau 1975, chất sử thi vẫn còn để lại dấu ấn quan trọng trong một số trường ca: … Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo (1981),...” [8, Tr. 15-16].

Tìm hiểu hành trình thơ và con đường thơ mà Nguyễn Trọng Tạo đã chọn, ở bài viết Nguyễn Trọng Tạo người chọn thơ làm nghiệp, Tạp chí Nhà văn, số tết năm 2012, tác giả Cao Xuân Phát có nhận định về hai tập trường ca của Nguyễn Trọng Tạo: “…Cả 2 trường ca này đều mang tính sử thi nhưng là "sử thi lãng mạn". Và tôi cảm nhận được từ đó, cuộc kháng chiến thật hào hùng nhưng cũng rất trữ tình…” [34, tr. 15].

Cùng nằm trong hướng nghiên cứu về thể loại trường ca, tác giả Diêu Lan Phương qua bài viết: Yếu tố tự sự trong trường ca trữ tình hiện đại có nhắc tới tập trường ca “Con đường của những vì sao” của Nguyễn Trọng Tạo: “Trường ca "Con đường của những vì sao" (Nguyễn Trọng Tạo) lại tồn tại song song hai loại nhân vật: trữ tình và trần thuật gần như độc lập...” [36, tr. 22-25].

Khi nghiên cứu về chất văn xuôi trong thơ Việt Nam hiện đại qua bài viết: Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ sau 1975, sau khi khẳng định về cách tổ chức câu thơ văn xuôi gần với câu văn xuôi, PGS. TS. Lưu Khánh Thơ đã dẫn chứng bằng bài thơ Đêm cộng cảm của Nguyễn Trọng Tạo và khẳng định: “ …một bài thơ hội tụ được khá nhiều phẩm chất của thơ văn xuôi” [24, tr. 393].

Cũng trong hướng nghiên cứu về thơ văn xuôi 1945-1975, tác giả Vũ Duy Thông trong tuyển tập Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945- 1975, sau khi khẳng định thơ văn xuôi là một hiện tượng đặc biệt của sự đổi mới thể loại văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, tác giả đã minh chứng bằng trọn vẹn bài Bạn lính của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Trong tiểu luận: Trường ca Việt, một cách nhìn, tác giả Yến Nhi có nhắc đến tập trường ca Con đường của những vì sao để minh chứng cho yếu

tố tự sự trong trường ca Việt những năm gần đây: “Có thể kể tên một số tác phẩ m tiêu biể u Bài ca chim chơ rao - Thu Bồ n,Theo chân Bá c -Tố Hữ u , Con

đườ ng củ a nhữ ng vì sao- Nguyễ n Trọ ng Tạ o... thuộ c loạ i thứ nhấ .tCác trường ca này đều có nhân vậ,t có cái sườn tự sự, thậ m chí cả kị ch tí n.h…” [32].

Như vậy, các bài nghiên cứu đã khảo sát ở trên đã đề cập ít nhiều đến hai phương diện nội dung và nghệ thuật trường ca Nguyễn Trọng Tạo. Tuy nhiên, các những vấn đề liên quan đến Nguyễn Trọng Tạo mới chỉ dừng lại ở việc làm sáng tỏ cho những đặc điểm của thơ văn xuôi, cho thể loại trường ca nói chung chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào riêng biệt đi sâu vào nội dung và nghệ thuật của trường ca Nguyễn Trọng Tạo. Mà hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo còn ẩn chứa nhiều điều cần tìm tòi và khám phá. Lựa chọn và nghiên cứu đề tài Trường ca Nguyễn Trọng Tạo là việc làm cần thiết mong muốn góp phần mang lại một cái nhìn toàn diện và khu biệt về những sáng tác trường ca của một cây bút đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của thể loại trường ca nói riêng và sự tiếp nối dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại nói chung.

3. Mục đích nghiên cứu

Lựa chọn nghiên cứu đề tài Trường ca Nguyễn Trọng Tạo, mục đích của chúng tôi ở đề tài này là nhằm khái quát những đặc điểm nổi bật của trường ca Nguyễn Trọng Tạo cả về phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua đó, thấy được những đóng góp riêng và những thách thức không nhỏ của nhà thơ ở thể loại này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Với mục đích khoa học đã đặt ra, luận văn về đề tài Trường ca Nguyễn Trọng Tạo tập trung xem xét và làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến đề tài. Cụ thể là cảm hứng sáng tác, các hình tượng thẩm mỹ, những đặc sắc về

nghệ thuật của trường ca Nguyễn Trọng Tạo. Từ đó thấy được những đóng góp riêng của nhà thơ về thể loại trường ca.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích khoa học và đối tượng nghiên cứu của đề tài, ở đề tài Trường ca Nguyễn Trọng Tạo, chúng tôi không hy vọng sẽ đi khai thác tất cả các tập thơ và trường ca của Nguyễn Trọng Tạo mà chỉ tập trung đi sâu vào hai tập trường ca tiêu biểu của nhà thơ sáng tác đầu những năm 1980. Cụ thể là:

Trường ca Con đường của những vì sao (1981); Trường ca Tình ca người lính (1984).

Hai tập trường ca này được in chung trong tuyển tập Nguyễn Trọng Tạo thơ và trường ca, NXB Hội Nhà văn, H, 2011.

Bên cạnh đó luận văn còn tìm hiểu sáng tác ở các thể loại khác của Nguyễn Trọng Tạo để hiểu rõ hơn hành trình sáng tạo của tác giả.

Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng phạm vi khảo sát và tham khảo các tập thơ, trường ca của thế hệ các nhà thơ chống Mĩ để đối sánh, tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo.

5. Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi có những hướng tiếp cận tư liệu để triển khai như sau:

Trước hết, tìm đọc tất cả các trường ca của Nguyễn Trọng Tạo cho đến nay.

Thứ hai, tìm các bài viết, các công trình nghiên cứu bàn về thể loại trường ca nói chung và trường ca Nguyễn Trọng Tạo nói riêng, các bài viết của chính tác giả về trường ca.

Thứ ba, khảo sát từng trường ca để khái quát những đặc điểm tiêu biểu của trường ca Nguyễn Trọng Tạo.

Thứ năm, so sánh với một số tác giả cùng thể loại, cùng thời. Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: Phương pháp loại hình; phương pháp so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp thống kê.

6. Đóng góp của luận văn

Tìm hiểu, nghiên cứu trường ca Nguyễn Trọng Tạo, luận văn chỉ ra những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong Trường ca của ông. Qua đó nhằm khẳng định những đóng góp nổi bật về mặt thể loại trường ca cho thơ ca Việt Nam hiện đại của tác giả. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm, yêu thích thơ Nguyễn Trọng Tạo nói riêng và cho việc giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường nói chung.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu tạo thành ba chương:

Chương 1: Đặc trưng thể loại trường ca và chặng đường sáng tác của Nguyễn Trọng Tạo.

Chương 2: Đối tượng thẩm mỹ trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo.

Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo.

Chương 1

ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRƯỜNG CA

VÀ CHẶNG ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO


1.1. Cơ sở lý luận về thể loại trường ca

1.1.1. Khái niệm trường ca

Là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, văn học luôn luôn vận động và phát triển. Bắt đầu từ những năm 60, văn học Việt Nam xuất hiện một thể loại mới với tên gọi: Trường ca, “một thể loại văn học làm nên gương mặt riêng của thơ ca hiện đại Việt Nam” [6, tr. 22].

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Trường ca là tác phẩm dài, bằng thơ, có nội dung ý nghĩa xã hội rộng lớn” [56, tr. 1057].

Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm: “Trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường ca cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi thời cổ và trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả” [12, tr. 376].

Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng “Trường ca có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Chúng được soạn bằng cách xâu chuỗi các bài hát sử thi và truyện kể hoặc bằng nới rộng một vài truyền thuyết dân gian (Ahoyler) hoặc bằng cách cải biên các cốt truyện cổ xưa trong tiến trình tồn tại của sáng tác dân gian. Trường ca với tư cách một thể loại tổng hợp, trữ tình – tự sự, hoành tráng cho phép kết hợp những chấn động lớn, những cảm xúc trầm sâu và những quan niệm về lịch sử vẫn là một thể loại hiệu năng của thơ ca thế giới” [5, tr. 363-364].

Khái niệm trường ca có nguồn góc từ văn học phương Tây đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỉ XX, dùng để gọi tên những sáng tác dân gian có tính chất sử thi và có độ dài như Đam San, Xinh Nhã...Theo cách gọi này thì trường ca đồng nhất với sử thi, anh hùng ca (Iliats, Ôđixê,

Ramyana, Mahabharata...) hoặc các khan của Tây Nguyên. Tuy nhiên trường ca hiện đại không thể là sự vân động tự nhiên của các trường ca trong lịch sử như sử thi, anh hùng ca. Mặc dù có những điểm giao thoa song trường ca với tư cách là một thể loại văn học độc lập luôn có những đặc trưng khu biệt với sử thi, truyện thơ và thơ dài. Điều dễ nhận thấy là trường ca và sử thi đều là những tác phẩm có tầm vóc lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung, có sức ôm chứa những vấn đề trọng đại của dân tộc và thời đại.

Trường ca hiện đại Việt Nam ra đời và phát triển trên nền hiện thực sôi động của các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh: “Chính những người đã chết, chính lịch sử bi tráng đã “đặt hàng” cho nhà thơ viết anh hùng ca hay trường ca” [49, tr. 83]. Có thể thấy rõ rằng, sự nghiệp cách mạng Việt Nam phát triển theo xu hướng ngày càng dữ dội, quyết liệt (trong chống giặc ngoại xâm) và ngày càng đổi mới (trong cuộc đấu tranh chống cái lạc hậu, cũ kĩ để xây dựng đất nước theo xu hướng hiện đại, tiếp cận các nước trong khu vực và trên thế giới). Đây là tiền đề xã hội thúc đẩy sự phát triển của văn học nói chung và cả trường ca nói riêng. Đó là là thời đại của các bản trường ca. Thực tiễn cách mạng trên đất nước ta là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho ai muốn viết trường ca, mảnh đất phong phú cho sự ra đời của thể loại này.

Trong các kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi nhận thấy quan niệm về trường ca của tác giả Đào Thị Bình (Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX” – LATS, 2008) là khá thuyết phục: “Trường ca thường là các tác phẩm trữ tình có dung lượng lớn hoặc

vừa, có khả năng tổng hợp và phát huy những ưu thế nổi trội của cả ba loại hình: trữ tình, tự sự và kịch. Với kiểu kết cấu và phát triển theo hướng đan xen nhiều kiểu kết cấu hoặc kết cấu phức hợp, trường ca có thể bao quát và miêu tả những mảng hiện thực lớn ở cả bề rộng lẫn chiều sâu. Ngôn ngữ, giọng điệu phong phú, đa dạng, giàu chất trí tuệ, vừa mang âm hưởng hào hùng của sử thi vừa thấm đẫm hơi thở của cuộc sống” [6, tr. 25].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023