Sự Kế Thừa Và Phát Triển Tư Tưởng Thiền Phái Trúc Lâm Trong Tác Phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh


người nắm giữ vận mệnh đất nước, cũng như toàn bộ con dân Đại Việt. Trí tuệ và đạo đức là cái gốc của một đất nước hùng mạnh và an bình, sung túc. Điều này có thể thấy được một cách cụ thể qua bốn điểm cơ bản của Thiền phái Trúc Lâm mà Đoàn Thị Thu Vân khái quát: “Một là hãy nên sống hoà mình với đời, không câu chấp; Hai là hành động tuỳ duyên, tức là làm việc cần làm, đúng lúc phải làm và không trái với quy luật tự nhiên; Ba là tự tin vào mình, trở về khơi dậy tiềm lực của chính mình, không tìm cầu tha lực; Bốn là không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù đó là Thiền hay Phật” [291,tr.24]. Trong khi đó, Trần Lý Trai nêu lên ba điểm chính của tư tưởng Trúc Lâm là: Phật tại tâm, cư trần lạc đạo và tinh thần tuỳ duyên.

Thực tế chứng minh nhà Trần đã xây dựng Đại Việt trở thành một cường quốc với những thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, quân sự, chính trị, văn hoá, học thuật, nghệ thuật…, nhân dân được an cư lạc nghiệp, ấm no, sung túc và hạnh phúc. Nhưng đặc sắc nhất vẫn là tinh thần trong sáng, hào hùng của những con người thời Trần với phong cách siêu việt: vừa tài năng, tự tin, phóng khoáng; vừa trong sáng, thanh tịnh và thuần lương đến lạ kỳ. Cái gì đã tạo ra được những con người như vậy? Phải chăng, chính Thiền phái Trúc Lâm đã phát huy tác dụng vô cùng tích cực trong vai trò là ý thức hệ chính thống của thời Trần. Nói đến thời vàng son của dân tộc Đại Việt thời Trần, gợi ta nhớ đến việc vua đầu tiên nhà Trần là Trần Thái Tông muốn vào núi tu hành, thúc phụ của vua là Trần Thủ Độ nói rằng:

陛下自修之計則可其如國家社稷?何與其垂空言以示後就若以身爲天下

之先也. Bệ hạ tự tu chi kế tắc khả kỳ như quốc gia xã tắc? hà dữ kỳ thuỳ không tín dĩ thị hậu tựu nhược dĩ thân vi thiên hạ chi tiên dã? (Như thần

nghĩ, bệ hạ tính kế tự tu đã vậy nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình làm gương trước cho thiên hạ?) [296,tr.25]

Quốc sư Viên Chứng cũng khai thị cho Trần Thái Tông khi nghe ý định của vua là lên núi vì muốn thành Phật:

山本無佛惟存乎心心寂而知是名真佛今陛下若悟此心則立地成佛無苦

外求也凡爲人君者以天下之欲爲欲以天下之心爲心今天下欲迎陛下歸

之則陛下安得不歸哉然内典之究願陛下毋忘斯修耳. (Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đó chính là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

chân Phật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm kiếm bên ngoài… Phàm đã là bực nhân quân, tất phải lấy ý


Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 22

muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tấm lòng thiên hạ làm tấm lòng của mình. Nay muôn dân đã muốn đón bệ hạ về thì bệ hạ không về sao được! duy có việc nghiên cứu nội điển xin bệ hạ đừng chút xao lãng mà thôi.) [296,tr.25]

Tư tưởng thân giáo nhập thế tích cực, quên mình vì người này được tiếp thu, kế thừa và phát triển trong Thiền phái Trúc Lâm.

Sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông (陳仁宗, 1258 -1308). Tam

tổ thực lục 三祖寔录 ghi ngài là Phật Biến Chiếu Tôn, khi sinh ra màu da như vàng ròng, được vua Thánh Tông đặt tên là Kim Phật (金佛 Phật vàng). Phải chăng tác giả

của Tam tổ thực lục muốn chứng minh Trần Nhân Tông là Phật Đại Việt, không khác gì Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ. Đại Việt sử ký toàn thư chép về Trần Nhân Tông: “Tên huý là Khâm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên

Cảm Hoàng Thái hậu, sinh năm Mậu Ngọ Nguyên Phong năm thư 8, tháng 11, ngày 11 được tinh anh Thánh nhân, thuần tuý đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. Hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử. Trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn. Ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về ở Đức Lăng. Vua nhân từ hoà nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần.” [tr.44]

Sử sách xưa nay đều khẳng định Trần Nhân Tông là người thông minh xuất chúng, văn võ toàn tài, đức trí gồm đủ. Nếu nhìn ra thế giới vào thế kỷ XIII, XIV, những vị hoàng đế có thể lập Ngôn, lập Đức, lập Công, lập Nghiệp, có tầm vóc lớn như ông quả thật hiếm hoi. Đức lớn của ông thể hiện: Ông nổi tiếng là người khoan hoà nhân ái, tuy ở ngôi cao chín bệ, nhân chủ chi tôn nhưng sống đơn sơ đạm bạc, xem vinh hoa phú quý như phù vân, cả cuộc đời lo cho dân cho nước không ngại gian lao khổ nhọc bản thân, thể hiện trọn vẹn tinh thần vô ngã vị tha (quên mình vì người). Sự nghiệp chống giặc Nguyên Mông vĩ đại, từng xâm chiếm gần hết Chấu Á và nữa Châu Âu, xây dựng Đại Việt trở thành một đất nước hùng mạnh, nhân dân được an cư lạc nghiệp, ấm no sung túc. Về lập ngôn, ông sáng lập ra dòng Thiền Trúc Lâm với một hệ thống tư tưởng và phương pháp tu tâm hoàn chỉnh, không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần thiết yếu của người Việt đương thời, mà còn góp phần xây dựng một nước Đại Việt có bề thế tầm cỡ, có văn hoá văn minh


độc lập, có ý thức hệ chính thống khác hẳn với ý thức hệ phương Bắc nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng ngoại lai, phi nhân bản, phi dân tộc.

Với tông chỉ “cư trần lạc đạo”, vua Phật Trần Nhân Tông tận tâm tận lực xây dựng một nền đạo đức từ bi Phật giáo cho xã hội Đại Việt, phát huy trí tuệ toàn dân, hoàn thiện nhân cách con người làm căn bản cho sự hưng thịnh lâu dài của dân tộc Đại Việt. Một trong những giá trị lớn vượt thời gian mà Trần Nhân Tông đã làm được hồi thế kỷ thứ XIII và đáng được kế thừa và phát huy là xây dựng được tinh thần đoàn kết, tinh thần dân chủ thật sự, thể hiện qua hai lần tổ chức hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng nhằm hỏi ý của toàn dân về việc những việc trọng đại của đất nước.

Căn cứ tình hình tư liệu hiện nay, có thể nói rằng, Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông là người đầu tiên sáng tác các tác phẩm văn học dùng tiếng Việt chữ Nôm một cách hoàn chỉnh. Chúng ta hiện có: Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Cư trần lạc đạo phú. Ngoài ra còn có những tác phẩm như: Trúc Lâm hậu lục, Thạch thất mị ngữ, Thiền Lâm thiết chuỷ ngữ lục, Tăng già toái sự… chỉ thấy ghi lại trong các thư tịch cổ, nhưng hiện vẫn chưa tìm được. Dựa vào Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, cùng hơn ba mươi bài thơ chữ Hán và hai mươi hai bức thư ngoại giao viết cho quan lại nhà Nguyên, với hai bài giảng pháp ở chùa Kỳ Lân và Sùng Nghiêm hiện còn, chúng ta đã thấy được tầm vóc của một nhân cách lớn ở Trần Nhân Tông. Có lẽ tác phẩm của ông không chỉ có như thế.

Trần Nhân Tông là bậc đại giác ngộ. Sách Thánh đăng lục ghi: “Ngài tham học với Thượng sĩ Tuệ Trung, đạt sâu đến chỗ thiền tuỷ và thờ Thượng sĩ làm thầy” [264,tr.103]. Cuộc đời và sự nghiệp của Sơ Tổ Trần Nhân Tông cho ta thấy được bản thân ngài nỗ lực tinh tấn tu hành, trau dồi đức trí, ngộ Phật tâm tông, hành hạnh Bồ tát, hoằng dương chính pháp, thanh bần vui đạo, quên mình vì người, tận tâm tận lực, cống hiến cả đời cho nước cho dân. Cảnh giới giác ngộ, tự tại của ngài thể hiện rõ, lúc sắp tịch, đệ tử Bảo Sái hỏi: Vua đi đâu bây giờ? Vua đáp: “Hết thảy pháp không sinh, hết thảy pháp không diệt. Hiểu được như thế thì chư Phật thường hiện ra trước mắt, còn gì là đi, còn gì là đến.” [175,tr.72]

Pháp Loa kế thừa tâm ấn Trần Nhân Tông làm Nhị Tổ Trúc Lâm. Gia đình ông vốn truyền thống Phật giáo, cha và mẹ đều kính tin Tam bảo. Ông sinh giờ Mão, ngày 7 tháng 5 năm Giáp Thìn (dương lịch 1284), tại thôn Cửu La, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương, được đặt tên là Kiên Cương. Ông thông minh khác hẳn người thường và chay tịnh từ nhỏ. Mới xuất gia, Tổ đặt pháp danh Thiện Lai, năm 1305,


thọ giới Tỳ kheo Bồ tát được ban hiệu Pháp Loa, năm 1307 ngộ được tâm tông, được Tổ ấn chứng, trao truyền y bát tại am Ngoạ Vân. Ngày rằm tháng 5, năm 1308, Trần Nhân Tông tổ chức đại lễ cho Pháp Loa kế thừa làm Tổ thứ 2 của tông môn Trúc Lâm, với sự có mặt của vua Trần Anh Tông. Một sự kiện đáng lưu ý là trong buổi lễ trọng đại này, đích thân Sơ Tổ ân cần trao cho Pháp Loa hai mươi hộp kinh sách nội điển (Phật học) và một trăm hộp kinh sử ngoại điển (ngoài Phật học). Mặc dù sử sách không ghi rõ một trăm hộp kinh sách ngoại điển, chưa rõ là sách gì, nhưng chúng tôi nghĩ rằng, một bộ phận không nhỏ trong đó là kinh sách của Nho gia và Lão - Trang. Điều này chứng tỏ Sơ Tổ chú trọng giáo dục toàn diện để đào tạo Tăng tài và nhân tài cho dân tộc nói chung, Phật giáo nói riêng. Đây cũng là một trong những đặc trưng của tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm.

Tiếp nối mạng mạch Thiền phái Trúc Lâm, Pháp Loa thực hiện sứ mạng Điều Ngự giao phó, nỗ lực củng cố và hoàn thiện tổ chức giáo hội Trúc Lâm. Số lượng người xuất gia và tại gia tu hành ngày càng đông. Chỉ tính riêng đệ tử xuất gia đã trên dưới mười lăm ngàn, đắc pháp khoảng ba ngàn người. Pháp Loa chú trọng xây chùa tháp, giảng kinh điển, nhất là in được Đại tạng kinh (hiện chưa tìm được). Tác phẩm của Pháp Loa khá nhiều: Thạch thất mị ngữ niêm tụng, Tham thiền yếu chỉ, Kim cang trường đà la ni kinh khoa chú, Niết bàn đại kinh khoa sớ, Pháp hoa kinh sớ, Lăng già kinh khoa sớ, Bát nhã tâm kinh khoa sớ, Pháp sự khoa văn, Độ môn trợ thành tập, Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục, Nhân vương Hộ quốc Nghi quỹ. Ngoài một số tư liệu hiện còn được gom lại in thành sách với nhan đề Thiền đạo yếu học, còn lại đều đã thất lạc.

Về tư tưởng, Pháp Loa kế thừa và phát huy tinh thần Trúc Lâm của các vị tiền bối đặt nền móng khai sáng phái Trúc Lâm, nhất là Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Đáng lưu ý nhất là ông xây dựng, hoàn thiện giáo hội Trúc Lâm thành một hệ thông hoàn chỉnh và tổ chức in Đại Tạng kinh để hoằng dương chính pháp, đủ thấy ông rất xem trọng Giáo môn.

Người kế thừa tông môn Trúc Lâm làm Tam Tổ khi Pháp Loa viên tịch năm 1330 là Huyền Quang. Thân phụ ông là Tuệ Tổ, thân mẫu là Lê Thị, sinh ra ông năm Giáp Dần (1254), ở làng Vạn Tải, lộ Bắc Giang, huyện Gia Định, tỉnh Hà Bắc, thị tịch ngày 23 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334), thọ 80 tuổi. Xuất thân dòng dõi danh gia vọng tộc, dung mạo dị thường, khí chất trác tuyệt, cho nên được đặt tên là Lý Đạo Tái. Huyền Quang còn được sử sách ta ghi ông chính là ngài A Nan tái sinh theo pháp chỉ của Phật Thích Ca làm pháp khí Đông Độ để truyền thừa mạng mạch


Phật pháp, hoá độ chúng sinh. Điều này giống như Sơ Tổ Điều Ngự giác Hoàng Trần Nhân Tông được ghi chép là Phật Biến Chiếu Tôn giáng sinh độ đời vậy.

Năm 1247 Lý Đạo Tái đỗ khoa thi Hương, đến năm 1248 đỗ đầu khoa thi Tam giáo. Chứng tỏ, ông học cao hiểu rộng, tài năng xuất chúng, tinh thông Phật – Đạo – Nho. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp hoằng dương Thiền phái Trúc Lâm do ông lãnh đạo.

Huyền Quang kế thừa đời thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, cũng là lúc Phật giáo ở vào thời kỳ hưng thịnh nhất, không chỉ chi phối đời sống tinh thần xã hội, mà còn có uy thế rất lớn trên vũ đài chính trị, ảnh hưởng lớn đến bộ máy lãnh đạo triều đình. Gánh nặng trên vai Tam Tổ không chỉ là kế thừa, phát huy tông môn Trúc Lâm, mà còn gánh vác quốc gia đại sự với cương vị Quốc sư. Chính vì vậy, sẽ động chạm đến lợi ích và quyền lực của các Đại thần quan lại xuất thân Nho gia. Mặt khác, trên từ vua quan, dưới đến thứ dân ai ai cũng kính trọng, cúng dường cho người tu hành theo phái Trúc Lâm, nên số lượng Tăng Ni gia tăng đột biến, dẫn đến vấn nạn bởi một số Tăng Ni không tuân giữ giới luật, mất oai nghi tế hạnh, tạo thành cái cớ cho các Nho quan Đại Thần như Mạc Đỉnh Chi, Trương Hán Siêu chỉ trích, công kích. Người hứng chịu trách nhiệm chính là Huyền Quang. Câu chuyện về Huyền Quang và Điểm Bích được nhiều người quan tâm có lẽ cũng do những nguyên nhân nói trên phát sinh nhằm làm giảm uy tín của Huyền Quang, cũng chính là làm giảm sức uy thế của giáo hội Trúc Lâm đối với triều đình. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc nâng cao vị thế của Nho quan trên vũ đài chính trị. Huyền Quang là long tượng của Phật pháp, là người đạt đạo, tự tại, điều này được Trần Nhân Tông khẳng định: “Tướng người này có đạo nhãn, là bậc Pháp khí, bậc Thánh Tăng chân chính.” [204,tr.80]

Nhiều người cho rằng, khi Huyền Quang điều hành giáo hội, thì Phật giáo Trúc Lâm dần dần suy yếu. Hầu như các sử gia đều ghi nhận như vậy, vì họ nhìn nhận ở góc độ vị trí của Thiền phái Trúc Lâm trên vũ đài chính trị. Phải chăng Huyền Quang bất tài, hay đạo hạnh non kém, không đủ sức lãnh đạo giáo hội? Chúng tôi nghĩ rằng, thật sự Huyền Quang đã không phụ kỳ vọng của các vị Tổ sư đi trước, thực hiện trách nhiệm kế thừa và phát huy tông môn Trúc Lâm, với nhiệm vụ khác hơn Sơ Tổ và Nhị Tổ. Nhiệm vụ đó là chú trọng đến việc đem tư tưởng Trúc Lâm phổ biến rộng khắp trong lòng xã hội, hướng cho mọi người dân thực hành giáo lý Trúc Lâm, để mọi người cùng được thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc, giải thoát. Những vị khai sinh ra Thiền phái Trúc Lâm, trong đó có các vị vua đầu đời Trần đã xây dựng Đại


Việt thành một cường quốc, tận tuỵ hết lòng lo cho dân cuộc sống vật chất ấm no, sung túc rồi và đã tạo nền tảng về mặt tu dưỡng tinh thần, tâm linh, Huyền Quang tiếp bước, tập trung nâng tầm trí tuệ giải thoát về mặt tinh thần cho con dân Đại Việt theo tông chỉ Trúc Lâm trong giai đoạn này.

Cũng như sơ tổ Trúc Lâm, nhị tổ Pháp Loa, Huyền Quang thấu triệt rõ, cho dù cuộc sống vật chất của con dân Đại Việt có đầy đủ sung túc đến đâu, mà không có trí tuệ, không ngộ được Phật tính, không thấu rõ bản chất của vạn vật, không hoá giải được phiền não, khổ đau mê lầm, không vượt ra ngoài nhị nguyên, cố chấp, thành kiến, thì con dân Đại Việt vẫn còn sinh tử luân hồi khổ đau triền miên bức bách, chưa thật sự có cuộc sống an vui, hạnh phúc, chưa tự tại an nhiên trước hiện thực biến động vô thường vốn có của kiếp sống nhân sinh. Điều mà Huyền Quang hướng đến cũng là cái mà Điều Ngự Giác Hoàng mong mỏi là mọi công dân Đại Việt đều có trí tuệ giác ngộ giải thoát như Trần Nhân Tông, như Pháp Loa, như Huyền Quang. Tức là mọi người đều sống trọn vẹn với với chân tâm, Phật tính sáng suốt của chính mình, không còn bị trói buộc, vướng bận, phiền luỵ vào vòng danh lợi, tham dục, không còn chạy theo cái bóng của sự thịnh suy, được mất của thế cuộc. Ngay cả đối diện với vấn đề sống chết vẫn không sợ hãi. Sống hết lòng với cuộc sống, tận tâm vì dân vì nước, nhưng vẫn an lạc, hạnh phúc và tự tại. Xu hướng này chúng ta đã thấy ở Trần Nhân Tông mong muốn mọi người ai ai cũng được như Phật Thích Ca, Phật Di Lặc:

Tích nhân nghì, tu đạo đức ai hay này chẳng Thích Ca;

Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thực ấy là Di Lặc.” [62,tr.11]

Huyền Quang là người có văn tài trác tuyệt, các tác phẩm như Phổ Tuệ ngữ lục, Thích khoa giáo, Ngọc tiên tập, Chư phẩm kinh, Công văn tập chỉ còn thấy tên trong sử sách chứ không còn tác phẩm, hiện chỉ còn hai mươi bốn bài thơ chữ Hán và một bài phú viết bằng chữ Nôm.

4.2.2. Sự kế thừa và phát triển tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh

Theo Tam tổ thực lục, chúng ta biết rằng Tổ gia thực lục được chép lại từ một bản sách do Binh bộ thị lang Tô Xuyên Hầu Lê Quang Bí đời Lê khi đi sứ sang Trung Quốc đem về và cha Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Sĩ đã từng sao chép và ghi lời phụ chú cho sách này cũng như viết bài giải oan cho sư Huyền Quang. Căn cứ vào chi tiết trên nên nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát đã nêu giả thiết quá trình hình thành Tam tổ thực lục như sau:


“Xuất phát từ bản ‘Tổ gia thực lục’ có trong tủ sách của cha mình, Ngô Thời Nhiệm (Ngô Thì Nhậm) đã lấy đọc và thấy cuối bản Tổ gia thực lục này Huyền Quang được Thuỵ là Trúc Lâm thiền sư đệ tam đại, đặc phong tư pháp Huyền Quang tôn giả. Từ đó, Ngô Thời Nhiệm nảy sinh ý nghĩ xây dựng một tác phẩm mang tên Tam tổ thực lục. Rồi Ngô Thời Nhiệm đem ý nghĩ này trình bày với Tính Quảng. Tính Quảng có thể là bổn sư trao pháp danh Hải Lượng cho Ngô Thời Nhiệm, nếu ta căn cứ vào pháp danh của hai người này được đặt theo dòng kệ truyền pháp của phái Trí Bản Đột Không thuộc dòng Lâm Tế: Trí tuệ thanh tịnh/ Đạo đức viên minh/ Chân như tính hải/ Tịch chiếu phổ thông/ Tâm nguyên quảng tục/ Bản giác xương long/ Năng nhân thánh quả/ Thường diễn khoan hằng/ Duy truyền pháp ấn/ Chứng ngộ hội dung/ Kiên trì giới hạnh/ Vĩnh thiệu tổ tông. Sau khi trình bày với Tính Quảng, một kế hoạch đã hoàn thành. Đó là lấy phần tiểu sử của Trần Nhân Tông trong Thánh đăng ngữ lục và bản niên phổ khắc trên bia đá dựng trước tháp Viên Thông của Pháp Loa tại chùa Thanh Mai cùng với bản Tổ gia thực lục để tạo nên sách Tam tổ thực lục ta hiện có cùng với mấy đoạn phiến các tác phẩm của ba vị tổ vừa nêu này đang nằm rơi rớt tại các chùa biết dưới tên Thiền đạo yếu học. [230,tr.296-297]

Ở chương trước, chúng tôi có khẳng định phái truyền thừa cùa Ngô Thì Nhậm là theo dòng kệ của thiền sư Minh Hành Tại Tại (1596-1659) mà Minh Hành là đệ tử của thiền sư Viên Văn Chiết Chiết, cùng môn phái với thiền sư Chân Nguyên. Căn cứ tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, chương 11 Trác thanh, tăng Hải Hoà có nhắc: “Chiết công ta (thiền sư Chiết Chiết) đi bộ đến phương Nam, ở lộ thiên dưới gốc cây ba tháng trời mới đến trụ trì chùa Nhạn Tháp ở Siêu Loại, sau đó Phò mã Quốc công phải cờ quạt đến đón rước. Nay ở chùa còn thờ làm Tổ.” [175,tr.263]

Mặc dù thiền sư Minh Hành Tại Tại xuất thân là đệ tử truyền thừa của phái Trí Bản Đột Không, nhưng ngài đã xuất kệ truyền pháp thành lập chi phái riêng như trên đã nói. Có lẽ vì bài kệ của Thiền sư Trí Bản Đột Không và bài kệ của thiền sư Minh Hành Tại Tại đều có các chữ “chân, như, tính, hải” cho nên Lê Mạnh Thát đã nhầm Ngô Thì Nhậm là thuộc dòng phái Trí Bản Đột Không. Ông cũng khẳng định rằng: “Từ khi sách ‘Tam tổ thực lục’ ra đời, khái niệm về ba vị tổ này càng được truyền bá rộng rãi và cũng cố thêm với sự xuất hiện của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh mà bản in sớm nhất là vào năm Canh Thìn thứ 3 (1795)”. [230,tr.297]


Thượng đại phu Thị trung ngự sử, Thuỵ Nham hầu Phan Huy Ích là người bạn tri kỷ đồng thời là em rễ của Ngô Thì Nhậm có nhận xét về Hải Lượng Ngô Thì Nhậm và tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh như sau:

“Sau Trúc Lâm tam Tổ thì phong khí nhà Thiền rất vắng lặng. Cái tôn chỉ của tuệ giác ở năm trăm năm về trước, nay đã có Tân thanh này lại bắt đầu được phát huy. Vì vậy các đệ tử trong phái Trúc Lâm tôn ông làm Đệ tứ tông, điều đó không có gì là quá đáng.[175,tr.38]

Nguyễn Lang cũng cho rằng: “Phật giáo Trúc Lâm, sau Huyền Quang không

còn hưng thịnh nữa.” [107,tr.352]

Trái ngược với các nhận định trên, Lê Mạnh Thát thì khẳng định:

“Không những không hết một thời thịnh vượng, Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm còn phát triển mạnh mẽ, để chuẩn bị gánh vác trước dân tộc và đạo pháp những nhiệm vụ mới mà lịch sử sắp giao phó.” [230,tr.237-238]

Ông chứng minh ý kiến của mình như sau:

“Từ nhà sư Phạm Ngọc, cho đến những Phật tử như Trần Trùng Quang, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập. Phật giáo Thiền Trúc Lâm Yên Tử do thế đã tiếp tục sự nghiệp vì đạo, vì dân của mình vào các triều đại sau với các nhân vật nổi bật như thiền sư Đạo Khiêm (?-1445), thiền sư Viên Thái (1400-1460), Trạng Nguyên Lê Ích Mộc (1459- ?), thiền sư Pháp Tính (1470-1550), thiền sư Thọ Tiên Diên Khánh (1550-1620), thiền sư Châu An Tuệ Tĩnh (?-1711) thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1648-1726) và đặc biệt là thiền sư Hải Lượng Ngô Thời Nhiệm (1746- 1803).[230,tr.237-238]

Thiết nghĩ, những ý kiến của Lê Mạnh Thát vừa nêu, xét đến cùng chỉ là suy nghĩ chủ quan, chỉ là giả thuyết, chứ chưa đủ sức thuyết phục, đành rằng những nhân vật dẫn trên là những danh Tăng. Điều mà chúng tôi muốn lưu ý là Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử từ cuối thời Trần, tức cuối thế kỷ XIV cho đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tuy không được phát triển như ở hai thế kỷ XIII - XIV (đời Trần) nhưng vẫn còn có sức ảnh hưởng trong đời sống xã hội, vẫn có những vị cao tăng thạc đức xuất chúng, vẫn còn có người tin tưởng và hành trì theo, nhưng Phật giáo Trúc Lâm lúc này không thể nào so với lúc cực thịnh đời Trần, cho nên nếu khẳng định là sau tam Tổ Huyền Quang, Phật giáo Trúc Lâm vẫn phát triển mạnh mẽ, thì e không đủ sức thuyết phục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023