thịnh đức dung mạo nhược vô [tr.367]; 金剛經云: 非法非非法 Kim cang kinh vân: Phi pháp phi phi pháp [tr.367]; 修法不如修道, 修身不如修心. Tu pháp bất như tu đạo, tu thân bất như tu tâm [tr.368]; 放之則彌六合卷之則退藏於密. Phóng nhi tắc di lục hợp, quyển chi tắc thối tàng ư mật [tr.368]; 無量夀佛 Vô Lượng Thọ Phật
[tr.378]; 記曰: 流而不息 Ký viết: Lưu nhi bất tức [376];傳曰: 動之斯和 Truyện viết: Động chi tư hoà [tr.376]; 易曰: 君子居其室出其善言千里之外應之 Dịch viết: Quân tử cư kỳ thất, xuất kỳ thiện ngôn, thiên lý chi ngoại ứng chi [tr.392];
顯諸仁藏諸用鼓萬物而不與聖人同憂 Hiển chư nhân tàng, dụng cổ vạn vật nhi bất dữ thánh nhân đồng ưu [tr.392]; 佛說: 聲聞聲非聲聞聲 Phật thuyết: Thanh văn thanh, phi thanh văn thanh [tr.392]; 儒說: 積善之家必有餘慶, 積不善之家必有餘殃 Nho thuyết: Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương [tr.392];易曰: 碩果不食君子得輿 Dịch viết: Thạc quả bất thực, quân tử đắc dư [tr.395]; 儒書曰: 满招損履盛满 Nho thư viết: Mãn chiêu tổn, lý thịnh mãn
[tr.394]; 儒書曰: 留有餘不盡之功以還造化, 留有餘不盡之福以還子孫. Nho thư viết: Lưu hữu dư bất tận chi công dĩ hoàn tạo hoá, lưu hữu dư bất tận chi phước dĩ hoàn tử tôn [tr.394]; 道書曰: 爲鵒為谷凡事皆當留著一地頭 Đạo thư viết: Vi dục
vi cốc, phàm sự giai đương trước nhất địa đầu [tr.394]; 儒書: 無刑氣方体可求也
Nho thư: Vô hình khí phương thể khả cầu dã [tr.267].
3.3.3.2. Sử dụng danh xưng chư Phật, Bồ tát, Tổ sư
Ví dụ: 觀音 Quan Âm, 釋迦 Thích Ca, 達摩 Đạt Ma, 惠能 Huệ Năng, 大慧 Đại Tuệ, 濟顚 Tế Điên, 智深 Trí Thâm, 忞禪師 Mân thiền sư, 梵王 Phạm Vương,帝釋 Đế Thích, 鳩摩羅什 Cưu Ma La Thập, 維摩詰 Duy Ma Cật, 寒山 Hàn Sơn,拾得 Thập Đắc.
3.3.3.3. Nhắc đến danh tính các vị Thánh hiền của Nho – Lão, các vị vua quan Trung Hoa ngày xưa để tôn vinh
Có thể bạn quan tâm!
- Bút Pháp Luận Thuyết Bậc Thầy Trong Tác Phẩm
- Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 17
- Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 18
- Ảnh Hưởng Của Kinh Viên Giác Trong Tác Phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh
- Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Với Sự Kế Thừa Và Phát Triển Tư Tưởng Thiền Phái Trúc Lâm Đời Trần
- Sự Kế Thừa Và Phát Triển Tư Tưởng Thiền Phái Trúc Lâm Trong Tác Phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Ví dụ: 伏羲 Phục Hy, 三皇五帝 Tam Hoàng Ngũ Đế, 虞舜 Thuấn Vũ, 有虞氏
Hữu Ngu Thị, 皋陶 Cao Dao, 老子 Lão Tử, 孔子 Khổng Tử, 莊子 Trang Tử, 孟子 Mạnh Tử, 荀子 Tuân Tử, 顏回 Nhan Hồi, 陶淵明 Đào Uyên Minh, 邵康節 Thiệu Khang Tiết, 桀 Kiệt, 紂 Trụ, 幽 U, 厲 Lệ, 飛廉 Phi Liêm, 惡來 Ác Lai, 子路 Tử Lộ,贾似道 Giả Tự Đạo.
3.3.3.4. Phép dụng điển bằng cách lấy từ kinh sách của Nho - Phật - Lão
Ví dụ: 竹林三祖 Trúc Lâm tam tổ [tr.111]; 莊周牒夢 Trang Chu điệp mộng
[185]; 知白守黑知雄守雌 Tri bạch thủ hắc tri hùng thủ thư [tr 276] (Lão Tử);
齊死生一禍福 Tề tử sinh, nhất hoạ phước [tr.276] (Trang Tử); 北辰居其所而衆星
拱之 Bắc thần cư kỳ sở nhi chúng tinh củng chi [tr.276] (Khổng Tử);天江有水天江月, 萬里無雲萬里天 Thiên giang hữu thuỷ thiên giang nguyệt, Vạn lý vô vân vạn lý thiên [tr.278]; 南海觀音,只在目前, 放下屠刀,立地成佛. Nam Hải Quan Âm, chỉ tại mục tiền, phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật [tr.287]; 百世可知 Bách thế khả tri [tr.346]; 木綿震跡 Mộc miên chấn tích [tr.367]; 柴山谷頂腳痕 Sài sơn cốc đính (đỉnh) cước ngân [tr.367]; 鬼門關柳昇倒石 Quỷ môn quan Liễu Thăng
đảo thạch [tr.367]
Về tính chất, điển cố mang tính khái quát, tính hình tượng, tính liên tưởng, tính đa dạng và linh động, tính cô đọng và hàm súc.
Về ý nghĩa, giá trị và tác dụng của phép dụng điển, đối với các tác gia văn học thời trung đại thì việc dụng điển là một thủ pháp nghệ thuật, là một trong những đặc trưng thi pháp văn học trung đại, thể hiện tính cao nhã và bác học, đồng thời cũng thể hiện tính kiệm lời, ít lời mà nhiều ý, ý tại ngôn ngoại, do vậy giá trị biểu đạt của lời văn sẽ sâu xa hơn và gợi mở cho người đọc nhiều ý vị lý thú hơn.
3.3.4. Những biện pháp tu từ
Khi viết luận thuyết Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, các tác giả đã dùng nhiều biện pháp tu từ, mà những biện pháp này thường gặp trong kinh văn Phật giáo như Lạ hoá, Thí dụ, Ẩn dụ v.v..
3.3.4.1. Lạ hoá
Khái niệm lạ hoá chỉ toàn bộ những thủ pháp (nghịch dị, nghịch lý, thần kỳ…) được dùng trong nghệ thuật một cách có chủ đích nhằm đạt tới một hiệu quả nghệ thuật, theo đó hiện tượng được miêu tả hiện ra không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên, bình thường, mà như một cái gì mới mẻ, chưa quen, khác lạ.” [66,tr.794]
Vạn vật biến hoá khôn lường, một là tất cả, tất cả là một, nếu không có tuệ nhãn vô phân biệt thì dễ bị hình tướng bên ngoài mê hoặc, dẫn đến nhận thức sai lầm sự vật hiện tượng:
爾時調御覺皇在矍曇樹下化作無數矍曇花開不開風乃開謝不謝雨乃謝
而有青鳥含花飛去花忽入鳥鳥羽盡皆生花師乃觀鳥而認羽花” [tr.13]
Nhĩ thời, Điều Ngự Giác Hoàng tại Cồ đàm thụ hạ, hoá tác vô số Cồ Đàm hoa. Khai bất khai, phong nãi khai, tạ bất tạ, vũ nãi tạ. Nhi hữu thanh điểu hàm hoa phi khứ , hooa hốt nhập điểu, điểu vũ tận giai sinh hoa. Sư nãi quán điểu, nhi nhận vũ hoa. [175,tr.120] (tạm dịch: Lúc ấy, dưới cây Cồ Đàm, Điều Ngự Giác Hoàng hoá ra vô số hoa Cồ Đàm. Hoa muốn nở mà
không nở được, có gió mới nở; muốn rụng mà không rụng được, có mưa mới rụng. Có con chim xanh, ngậm hoa bay đi, hoa bỗng nhập vào chim, tất cả lông chim đều biến thành hoa. Thầy nhìn chim, nhận ra đâu là lông, đâu là hoa.)
Để làm cho học trò hiểu rõ hơn về cái gì tốt và không tốt cho ta, Hải Lượng dẫn chứng việc kỳ lạ của Pháp Loa ở núi Vạn Tùng Quỳnh Lâm, lúc đang khát nước, thì nước là tốt; lúc nước nhiều quá cuốn trôi, nhấn chìm ta, thì không tốt, cho nên, không nên chấp cứ vào nhị nguyên đối đãi tốt xấu:
爾時法螺世尊在瓊林萬松山中,暑極口渴,而無水飲,探窟求水,見一長蛇
,取蛇吞之,以解焦渴.蛇乃化龍,噴水而浮世尊.世尊化作浮漚蕩漾水中
.[tr.135] Nhĩ thời Pháp Loa Thế Tôn tại Quỳnh Lâm Vạn Tùng sơn trung,
thử cực khẩu khát, nhi vô thuỷ ẩm, thám quật cầu thuỷ, kiến nhất trường xà, thủ xà thôn chi, dĩ giải tiêu khát. Xà nãi hoá long, phún thuỷ nhi phù Thế Tôn. Thế Tôn hoá tác phù âu đãng dạng thuỷ trung. [158,tr.140] (Lúc ấy, Pháp Loa Thế Tôn ở trong núi Vạn Tùng Quỳnh Lâm, nóng quá khát nước, nhưng không có nước uống, nên dò hang tìm nước, thấy một con rắn dài, bắt rắn nuốt sống, để giải cơn khát. Rắn bèn hoá rồng phun nước, cuốn trôi Thế Tôn. Thế Tôn hoá ra cái bong bóng nổi lềnh bềnh trên mặt nước.) [tr.145]
Với con mắt tầm thường của con người bình thường chỉ có thể nhìn thấy được trong giới hạn nhất định, nếu nói đến vô số vạn ức kiếp thân, vô số vạn ức năm thì làm sao nhận thức được:
牛首蛇身難得見,雀眼雞起自然知.西牛賀洲有大千世界,生無數萬億刧身
,有無數萬億年,只有無數萬億身耳目口鼻具足.爾看來,有生無生?” [tr.150] Ngưu thủ xà thân nan đắc kiến, Tước miên kê khởi tự nhiên tri. Tây Ngưu Hoá Châu hữu đại thiên thế giới, sinh vô số vạn ức kiếp thân, hữu vô
số vạn ức niên, chỉ hữu vô số vạn ức thân nhĩ mục khẩu tỵ cụ túc. Nhĩ khán lai, hữu sinh vô sinh?” [175,tr.155]. (tạm dịch: Con vật đầu trâu mình rắn, khó nhìn thấy được; còn chim sẻ nằm ngủ, gà gáy sáng là điều hiển nhiên, dễ biết. Tây Ngưu Hoá Châu có đại thiên thế giới, sinh ra vô số vạn ức kiếp thân, sống vô số vạn ức năm, có vô số vạn ức thân đầy đủ mắt tai mồm mũi. Các ngươi xem, như thế là có sinh hay không sinh?)
Thần thống biến hoá khôn lường như Huyền Quang Thế Tôn thì càng khó dò ra đầu mối:
爾時玄光世尊,化作萬段祥光,纒遶枯樹,枯樹乃大生枝葉,卒然有花有實實生樹子,化作百千萬億松梢. Nhĩ thời Huyền Quang Thế Tôn, hoá tác vạn
đoạn tường quang, triền nhiễu khô thụ, khô thụ nãi đại sinh chi diệp, tốt nhiên hữu hoa hữu thực thực sinh thụ tử, hoá tác bách thiên vạn ức tùng tiêu. [175,tr.155] (tạm dịch: Lúc ấy Huyền Quang Thế Tôn hoá ra muôn luồng ánh sáng, lượn quanh cây khô, làm cho cây khô nảy ra nhiều cành lá, bỗng chốc ra hoa kết quả, quả sinh ra cây con, hoá thành trăm ngàn vạn ức ngọn tùng.)
Tín ngưỡng cúng lễ Phật thần để cầu nguyện những điều mình mong muốn trở thành hiện thực, cũng được tác giả đề cập theo hướng lạ hoá:
火車國城中,有無數善男子善女人,頂禮釋迦牟尼佛,而願生男子女兒,釋
迦牟尼佛,乃化作百千萬億羅漢身,生出百千萬億男子女兒.羅漢深目身,
男子女兒亦深目身;羅漢黑臂身,男子女兒亦黑臂身. [175,tr.175] Hoả Xa quốc thành trung, hữu vô số thiện nam tử thiện nữ nhân, đảnh lễ Thích Ca
Mâu Ni Phật, nhi nguyện sinh nam tử nữ nhi, Thích Ca Mâu Ni Phật, nãi hoá tác bách thiên vạn ức La Hán thân, sinh xuất bách thiên vạn ức nam tử nữ nhi. La hán thâm mục thân, nam tử nữ nhi diệc thâm mục thân; La Hán hắc đồn thân, nam tử nữ nhi diệc hắc đồn thân. [tr.179] (tạm dịch: Trong thành nước Hoả Xa, có vô số trai tốt, gái lành lạy Phật Thích Ca Mâu Ni, cầu sinh con trai, con gái. Phật Thích Ca Mâu Ni bèn hoá ra trăm vạn ức thân La Hán, sinh ra trăm vạn ức bé trai bé gái. La Hán mắt sâu, bé trai, bé gái cũng mắt sâu; La Hán đen hông, bé trai, bé gái cũng đen bóng.)
Mải mê theo sắc tướng, loay hoay theo trần cảnh, quên mất nguồn cội, không nhận ra con người thật vốn có của chính mình, hướng ngoại tìm cầu, nên mới trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi, chịu khổ vô cùng. Chỉ cần tự tỉnh, nhận lại bộ mặt vốn có của chính mình thì không cần phải tìm cầu ở nơi khác, dù là Phật hay Thánh.
3.3.4.2. Ẩn dụ
Theo Từ điển văn học bộ mới thì Ẩn dụ là “Thuật ngữ chỉ một hiện tượng ngôn ngữ, đồng thời là một hiện tượng tư duy với cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Trong nghĩa hẹp, ẩn dụ là biện pháp tu từ (có trong mọi ngôn ngữ) chuyển đặc tính của đối tượng (sự vật hiện tượng) này cho đối tượng khác theo nguyên tắc có sự tương đồng hoặc tương phản về một mặt nào đó giữa chúng. Ẩn dụ nổi bật ở tính biểu cảm, mở ra những khả năng vô tận cho việc
nhìn ra nét gần nhau của những sự vật hiện tượng khác xa về nhau.” [66,tr.70].
Trong một số trường hợp, ngôn ngữ ẩn dụ còn là biện pháp so sánh ngầm.
Thủ pháp ẩn dụ về trí tuệ, đức hạnh và năng lực vô biên của Phật, Thánh được thể hiện qua đoạn đối thoại sau đây trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh:
- 徒弟白師言: 佛說人死為羊羊死為人時如何?
- 師答言:儒說見豕負塗載鬼一車,你道是真鬼豕麼?眼本明而花,耳本聰而鳴,花無影鳴無響.釋迦牟尼佛千手千眼,孔子瞻之在前忽然在後,手眼一手眼也前後一前後也. [175,tr.186]
- Đồ đệ bạch sư ngôn: Phật thuyết nhân tử vi dương, dương tử vi nhân, thời như hà?
- Sư đáp ngôn: Nho thuyết kiến thỉ phụ đồ tái quỷ nhất xa, nễ đạo thị chân quỷ, thỉ ma? Nhãn bản minh nhi hoa, nhĩ bản thông nhi minh, hoa vô ảnh minh vô hưởng. Thích Ca Mâu Ni Phật thiên thủ thiên nhãn, Khổng Tử chiêm nhi tại tiền, hốt nhiên tại hậu, thủ nhãn nhất thủ nhãn dã, tiền hậu nhất tiền hậu dã. [175,tr.190] (Học trò thưa với Thầy rằng: Phật nói người chết làm dê, dê chết làm người, là ý gì? Thầy trả lời: Nhà Nho nói thấy lợn đội bùn, chở một xe ma, thì ngươi tưởng đó là ma thật, lợn thật hay sao? Mắt vốn sáng mà hoa, tai vốn tỏ mà ù, mắt hoa thì không có bóng, tai ù thì không có vang. Phật Thích Ca Mâu Ni nghìn tay nghìn mắt, Khổng Tử nhìn đằng trước bỗng hoá ra đằng sau, tay và mắt cũng một tay mắt ấy, trước sau cũng một trước sau ấy.) [175,tr.193]
Thiền sư đề cập đến người, dê, ma, lợn là nói cái hình tướng bên ngoài khác nhau nhưng thật tính thì không khác. Hiểu được sự thật này thì không bị hình tướng bên ngoài làm mê hoặc lý trí mà nhận thức sai lầm, nghĩa là không chạy theo hình tướng bên ngoài, mà quên thực tướng, bản chất của sự vật hiện tượng. Nói Phật Thích Ca nghìn tay nghìn mắt là ý muốn nói không có gì là không làm được, không có gì là không thấu suốt được; nói Khổng Tử nhìn thấy ớ phía trước, bỗng dưng đã ở phía sau ý là hình dung trí tuệ và đức hạnh của Thánh nhân, phàm phu khó có thể đo lường được vậy.
Khởi đầu tác phẩm là hình ảnh: 海量大禪師頂禮竹林三祖 [tr.111] Hải Lượng
đại thiền sư đảnh lễ Trúc Lâm Tam Tổ [tr.119] (Hải Lượng đại thiền sư lễ bái ba vị Tổ phái Trúc Lâm.); kết thúc chương một là hình ảnh: Sư nãi đảo trì trúc trượng tiến am nhi lễ Thế Tôn [tr.120] 師乃倒持竹杖進庵而禮世尊 (Thầy bèn chống ngược
gậy trúc đi lên am làm lễ Thế Tôn) [tr.128]. Hình ảnh 倒持竹杖 Đảo trì trúc trượng
(Chống ngược gậy trúc) là một hình ảnh ẩn dụ vô cùng tinh vi và tuyệt diệu. Vì toàn bộ tôn chỉ quay về và phục hưng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh đều nằm hết trong đó. Cây trúc làm ta dễ dàng liên tưởng ngay đến phái Trúc Lâm (Rừng trúc). Bình thường ngọn cây trúc hướng lên, thì ngọn ở trên còn gốc ở dưới, khi chặt làm gậy, thì tay cầm cái gốc, chống cái ngọn xuống dưới. Thầy chống ngược gậy trúc nghĩa là tỏ rõ tôn chỉ quay về nguồn cội Tam Tổ Trúc Lâm.
Hơn nữa, hình tượng nghệ thuật “Chống ngược gậy trúc” đắc dụng này còn giải quyết mối nghi ngờ của học trò là không nên cố chấp mà phải noi hết theo lý.
Làm sao diệt được phiền não, nhận được chân như là một vấn đề rất quan trọng của người tu hành. Hải Lượng dùng chữ “tính người” dụ cho “phiền não”; tính trời dụ cho “chân như” để khai thị cho học trò:
能滅人之性,便起天之性.大都天性最難起,人性最難滅.滅得人性便是萬
感俱寂,一真自如. [175,tr.241-242] Năng diệt nhân chi tính, tiện khởi thiên
chi tính. Đại đô thiên tính tối nan khởi, nhân tính tối nan diệt. Diệt đắc nhân tính, tiện thị vạn cảm câu tịch, nhất chân tự như. [175,tr.245] (Tạm dịch: Nếu diệt được tính người, thì mở được tính trời. Hầu hết tính trời rất khó mở, tính người rất khó diệt. Diệt được tính người, thì muôn cảm đều không, lộ rõ chân như.)
Hình tượng Đại thiền sư đang ăn thì nghẹn [tr.170] là một hình tượng đắc địa, có sức tác động đến tâm thức người nghe rất lớn, dụ cho những người học đạo mà chưa thông lý, chưa thấy rõ con đường và phương pháp tu hành.
3.3.4.3. Thí dụ 譬喻
Thí dụ có nghĩa là tỷ dụ, ví như, ví dụ. Thí dụ là dùng ngôn ngữ diễn đạt về một sự vật hiện tượng cụ thể, trong một trường hợp cụ thể, dể hiểu để minh hoạ cho một sự vật hiện tượng khác mơ hồ và khó hiểu hơn. Trong Phật giáo, đức Phật thường dùng những hình ảnh thí dụ cụ thể và sinh động để giảng giải, minh hoạ những giáo lý uyên áo và sâu xa. Ai đã đọc qua kinh Bách dụ, kinh Pháp hoa (phẩm Thí dụ), hay kinh Pháp cú, đều dễ dàng nhận ra ngôn ngữ thí dụ là ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu của kinh. Như những hình ảnh nghệ thuật của ngôn ngữ thí dụ sử dụng trong câu thứ 46 trong kinh Pháp cú:
Ý thức thân này, in như bọt nước. Thấu triệt thân này, như thể ảo ảnh.
Như thế tức là, bẻ gãy mũi tên. Trông đẹp như hoa, của ma tình dục.
Và cũng thoát khỏi, tầm mắt tử thần.” [tr.435-436]
Thủ pháp thí dụ được tác giả dùng để giải thích hai phạm trù “Lý” và “Dục” cho người học dễ hiểu:
理如木節理之理 Lý như mộc tiết lý chi lý [tr.112]
欲如水走下火炎上之欲 Dục như thuỷ tẩu hạ hoả viêm thượng chi dục.
[tr.112]
Đường bằng phẳng dùng để thí dụ cho lý thuận, gốc cây vững thí dụ cho lý nghịch:
馬逢坦路行無礙, 木到槃根解不開.
Mã phùng thản lộ hành vô ngại, Mộc đáo bàn căn giải bất khai. [tr.114]
Hình ảnh thí dụ thật ngộ nghĩnh, nước chảy được ví như cần giếng xoay quanh cái trục, hoa nở sớm chiều tựa như con kiến bò quanh cái mâm:
水去東西轤轉軸,花開早晚蟻磨盤.
Thuỷ khứ Đông Tây lô chuyển trục, Hoa khai tảo vãn nghị ma bàn. [tr.113] Đọc lại đoạn Ngữ lục sau đây giữa Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ta thấy vị Sơ
Tổ Trúc Lâm đã vận dụng cách thức thí dụ để giác ngộ cho học trò.
問: 如何是佛? 曰: 碓下糟糠!
問: 如何是祖師西來意? 曰: 同坑無異土.問: 有句無句, 如藤倚樹時如何?
Vấn: Như hà thị Phật? Viết: Đối hạ tao khang!
Vấn: Như hà thị tổ sư Tây lai ý? Viết: Đồng khanh vô dị thổ. Vấn: Hữu cú vô cú, như đằng ỷ thụ, thời như hà? [tr.55-56]
Phật Hoàng dùng hình ảnh trấu cám dưới cối để ví với định nghĩa về Phật; đất cùng một hầm hố không khác nhau để nói ý Tổ sư từ phương Tây đến.
Pháp Loa dùng hình ảnh dây sắn leo cây để ví với “Nói có nói không” thành lập câu hỏi nhằm giải quyết mối nghi của mình.
Chưa bàn đến trí tuệ, thì phải có phước đức vô lượng mới thành Phật được Hải Lượng dùng những hình ảnh như: “Thế lực địa vị”; “Tiền tài nữ sắc”; “Cung thất đẹp, xe ngựa tốt”; “Bề tôi giỏi giang, nô tỳ lanh lợi” để diễn tả. Hải Âu luận về vấn đề này như sau:
舊時鄰巷皆新主,一車一馬幾人騎?
知此則美宮室好車馬皆蒲團禅座矣.
Cựu thời lân hạng giai tân chủ, Nhất xa nhất mã kỷ nhân kỵ.
Tri thử tắc mỹ cung thất, hảo xa mã giai bồ đoàn thiền toạ hỹ [tr.253] (Xóm ngõ thời xưa đều chủ mới, Một xe một ngựa mấy người đi.
Biết như thế thì cung thất đẹp, xe ngựa tốt đều như cái nệm bằng cói, cái chõng bằng tre của nhà sư ngồi thiền mà thôi.) [tr.261]
Ai có đủ ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, phước đức và trí tuệ đầy đủ trọn vẹn thì người đó là Phật. So ra, giàu sang phú quý, cung vàng điện ngọc, tiền tài danh lợi mà con người cả đời dốc sức tìm cầu chỉ là giọt nước so với biển cả mà thôi. Nói giàu sang phú quý thật sự không ai bằng Phật được, cho nên Điều Ngự Giác Hoàng xem ngôi nhân chủ như đôi giày cỏ, bỏ mà chẳng chút luyến tiếc. Nhưng nếu có phước được giàu sang phú quý mà bo bo với danh lợi thì chỉ là phàm phu thôi.
TIỂU KẾT
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh thuộc loại hình văn - triết - sử bất phân, thể loại luận thuyết triết lý tôn giáo của văn học trung đại Việt Nam. Bằng nghệ thuật ngôn từ các tác giả của tác phẩm đã nghệ thuật hoá những phạm trù triết lý uyên áo, cao siêu của ba hệ tư tưởng cổ đại phương Đông Phật - Đạo - Nho với xu hướng hoà đồng Tam giáo mà tiêu biểu là “Phật - Nho nhất trí”. Đây là một tác phẩm rất lạ và hiếm thấy từ xưa đến nay. Không những lạ về xuất thân của các tác giả mà còn kết cấu đa dạng nhưng rất thống nhất và chặt chẽ. Với thủ pháp nghệ thuật kiểu công án Thiền gắn với mỹ học Thiền - Đạo - Nho, các tác giả thật sự đã đích thân trải nghiệm, và thể hiện vô cùng sâu sắc những tinh hoa của cả ba hệ tư tưởng cổ đại lớn của nhân loại bằng nghệ thuật ngôn từ một cách mới mẻ, độc đáo.
Sự tài tình, điêu luyện và bút pháp luận thuyết bậc thầy của tác giả phần Chính văn cũng như các tác giả phần Thanh dẫn và Thanh chú, đã dẫn dắt độc giả đi vào những vấn đề rất khô khan và khó hiểu của triết học một cách dễ dàng và thuyết phục.
Nghệ thuật Thiền ngữ, vô ngôn, điển tích, điển cố và các biện pháp tu từ nghệ thuật như lạ hoá, ẩn dụ, thí dụ, so sánh được vận dụng một cách tự nhiên và tài hoa góp phần nâng cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm.