Vài Nét Về Thơ Văn Thời Lý - Trần


trung tâm kinh tế cả về nông nghiệp và thương nghiệp của cả nước. Thương nghiệp phát triển mạnh nhờ hệ thống thủy lợi. Các trung tâm thương nghiệp như Tư Phổ(Thanh Hóa), Long Biên (Hà Nội), Luy Lâu (Hà Bắc), Thăng Long,… nhiều làng quê đã xuất hiện chợ. Quan hệ giữa Đại Việt và các nước khác như Trung Quốc, Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm được thực hiện chủ yếu qua đường biển và một số thương cảng lớn như Vân Đồn (Quảng Ninh).

Để phát triển lưu thông hàng hóa các vua Đại việt đều thực hiện đúc tiền. Nhà Trần đã mở rộng việc mua bán ruộng bằng tiền, việc đúc tiền do quan xưởng đảm nhiệm. Quan hệ tiền tệ đã thâm nhập vào đời sống kinh tế

- xã hội. Nhà nước thu tô thuế bằng tiền, chức năng thanh toán bằng tiền đến thời Trần đã phát triển rộng khắp.

Kinh tế thủ công nghiệp, nhà nước tiếp tục xây dựng xưởng công nghiệp lớn gồm nhiều ngành nghề như: Nghề gốm, nghề dệt ở Trích Sài (Hà Nội), nghề dâu ở Nghi Tầm (Hà Nội), nghề làm nón ở Ma Lôi (Hưng Yên), nghề mộc, rèn, sản xuất vũ khí, nghề làm giấy,... Thời kỳ này thủ công nghiệp được tiến hành sản xuất chủ yếu trong gia đình, mang tính tự cung tự cấp.

Dệt là nghề thủ công cổ truyền của dân tộc, đến thời Lý thì ngành dệt mang tính phổ biến và được nhà nước bảo trợ, đặc biệt là nghề dệt tơ tằm như vào năm 1040, vua Lý Thái Tông đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc.

Nghề gốm đã tồn tại khá lâu trong lịch sử dân tộc, đến thời Lý thì đạt trình độ cao về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Triều đình ra lệnh cho người dân làm ngói, gạch lớn, có trang trí hình tháp, hoa, rồng trong xây dựng Hoàng Thành, chùa, đền, miếu,... Các đồ gia dụng, kiến trúc, điêu khắc Phật giáo thể hiện tính sáng tạo, khéo léo đạt tới mức tinh xảo. Cho nên,


sau khi đất nước giành độc lập, nghề gốm đã góp phần tạo dựng nét văn hóa riêng của dân tộc.

Nghề luyện kim, vào năm 1014, Lý Công Uẩn vừa mới lên ngôi xuống chiếu phát 310 lạng vàng trong kho để đúc chuông treo ở chùa Hưng Thiên. Năm 1057, Lý Thánh Tông xuống chiếu cho đúc hai pho tượng Phạm Vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ. Ngoài ra, năm 1010, Lý Thái Tổ cho 1680 lạng bạc để đúc chuông lớn ở chùa Đại Giác; năm 1056 Lý Thánh Tông cho 12.000 cân đồng để đúc chuông đặt ở chùa Sùng Khánh Báo Thiên,... Dù kỹ thuật bấy giờ là thủ công nhưng dân ta đã biết cách nung chảy kim loại để đúc tượng, chế tạo vũ khí và đúc tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Từ thế kỷ XII – XIV là giai đoạn kinh tế hàng hóa và ngoại thương phát triển, kinh tế tiểu nông, kinh tế đại địa chủ phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế Đại Việt phát triển bền vững.

Đời sống kinh tế của nhân dân ta trong giai đoạn này phát triển một cách bền vững là nhờ vào những vị vua anh minh đã thiết lập chế độ chính trị ổn định, các chính sách kinh tế phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Khi kinh tế phát triển thì mức sống của nhân dân được nâng cao, người dân có điều kiện để quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, tâm linh,...

Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 4

Những điều kiện về kinh tế, chính trị không phản ánh trực tiếp ngay trong nhân sinh quan, nhưng chính sự phát triển kinh tế, quân sự, ngoại giao góp phần tạo nên triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần.

Về văn hóa – xã hội Việt Nam thời Lý – Trần

Về xã hội, từ những chuyển biến trong đời sống chính trị, kinh tế, cùng với việc xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế vững mạnh đã tác động đến kết cấu giai cấp trong xã hội thời Lý – Trần. Cấu trúc xã hội với


hệ thống cộng đồng làng xã và chế độ công hữu ruộng đất và thân tộc gia trưởng. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp chính:

Một là, đẳng cấp quý tộc: Trong kết cấu đẳng cấp thời Lý – Trần, nhà vua giữ vai trò đặc biệt, đứng đầu trung tâm cộng đồng, điều hành mọi công việc nhà nước. Nhà vua nắm quyền độc tôn và vô thượng, tập trung lãnh đạo toàn diện trong một thể thống nhất không thể phân chia. Theo quan niệm phương Đông, hoàng đế được xem là “thiên tử”, con của trời, nên vâng mệnh hoàng đế là vân mệnh trời. Trong Chiếu dời đô, nhà vua cũng nói mình thuận theo lòng trời và xã tắc “Trên kinh mệnh trời, dưới theo ý dân” [4, tr. 229 - 230]. Việc kết hợp thần quyền và vương quyền, chính trị và tôn giáo là một nét đặc trưng của văn hóa phương Đông, nhằm gia tăng quyền lực vào tay Hoàng đế. Nhà Lý – Trần duy trì chế độ kế thừa cha truyền con nối trong tôn thất, duy trì việc kết hôn trong thân tộc, nhằm hạn chế sự xâm nhập của các gia tộc khác. Để tránh những cuộc va chạm tranh chấp ngôi vua, giữ vững vương triều, nhà Trần còn áp dụng chế độ Thái thượng hoàng, tức là vua cha chỉ điều hành đất nước trong trong khoản thời gian nào đó rồi giao chuyển quyền hành cho con nối nghiệp.

Giúp việc cho vua còn có đội ngũ quan lại – quý tộc. Khi các vua lên ngôi, việc đầu tiên là phong tước, phong hầu cho tầng lớp quý tộc cho dòng họ thân thích gần xa. Cơ cấu dòng họ vào những chức vụ quan trọng như Đông chính vương, Vũ đức vương, Khai quốc vương…, những chức quan như thái sư, thái úy, đô nguyên soái, phó đô nguyên soái, đại tướng quân… thì chỉ dành cho tôn thất dòng họ. Nhà Trần còn thi hành chế độ “tông tử duy thành” vững chắc bảo vệ dòng họ nhà vua. Bộ máy quan lại quý tộc ngày càng mở rộng do sự phát triển kinh tế, dân số tăng, mở rộng lãnh thổ.

Hai là, đẳng cấp bình dân: là đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội bao gồm nhiều thành phần từ dân thành thị đến dân làng xã với đủ các


ngành nghề từ nông dân, nghề thủ công, buôn bán nhỏ, đánh cá, làm gồm,… Trong đó nông dân là bộ phận chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là bộ phận nòng cốt đóng vai trò quan trong trong nền kinh tế của cả nước. Người nông dân phải nộp tô thuế cho quốc khố. Với chính sách “ngự binh ư nông”, giới bình dân có thể vừa sản xuất nông nghiệp vừa đi lính. Tổ chức đời sống của nông dân theo làng xã, thân tộc. Hệ thống làng xã đóng vai trò quan trong trong xã hội Đại Việt, nó là tế bào hạt nhân nuôi dưỡng cả dân tộc, là tường thành vững chắc chống ngoại xâm và đồng hóa về văn hóa. Làng xã là tường thành vững chắc bảo vệ chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Chính vì vậy, chính quyền rất coi trọng làng xã và các vị hương lão trong làng.

Ba là, đẳng cấp nô tỳ: họ cũng đóng góp vào việc sản xuất, canh tác song họ phải phục vụ cho nhà vua, các quý tộc, vương hầu sử dụng trong phủ. Thân phận của họ thấp kém, chỉ là người phụ vụ cho vương thân quý tộc. Nô tỳ là những người dân tự do sa cơ thất thế, bị bắt làm nô dịch cho phủ. Pháp luật thời Lý – Trần cũng có điều luật công nhận nô tỳ của đẳng cấp quý tộc. Điều này có nghĩa là nô tỳ là đẳng cấp cùng đinh trong xã hội được triều đình và xã hội công nhận.

Cấu trúc xã hội – chính trị thời Lý – Trần tồn tại ba đẳng cấp: quý tộc, bình dân và nô tỳ. Cơ chế đẳng cấp này tồn tại, cần bằng, ổn định một thể thống nhất. Quyền lực tập trung vào tay vua và các qúy tộc thiết lập bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững chắc.

Về văn hóa, tư tưởng các triều đại phong kiến chủ động tiếp thu Nho giáo, từ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, các triều đại mới thành lập, nên phải dành thời gian quan tâm xây dựng đất nước sau ngàn năm Bắc thuộc, xây dựng kinh tế, phát triển chính trị ổn định đời sống xã hội, vấn đề văn hóa, tư tưởng chưa được quan tâm phát triển. Đến thời Lý – Trần đất nước


thanh bình, nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước ngày càng cao hơn, đã chủ động tiếp thu tư tưởng Nho, Phật, Đạo. Thời kỳ này Phật giáo ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống xã hội, giải quyết được vấn đề đạo đức, nhân sinh, vấn đề nhân tâm, tạo nên sự bình ổn trong xã hội. Chính vì vậy văn học, đặc biệt là văn học Phật giáo phát triển với nhiều tác giả vừa là thiền sư vừa là nhà thơ.

Trong thời kỳ Lý – Trần, Nho – Phật – Đạo đều tồn tại, tuy nhiên Phật giáo có ảnh hưởng lớn trong thời Lý – Trần. Đầu thời kỳ độc lập, Nho giáo phát triển chưa đáng kể. Đến thời nhà Lý (1070), khi Nho học có khoa thi đầu tiên để chọn người làm quan thì Nho học bắt đầu bước lên vũ đài chính trị của các triều đại phong kiến Việt Nam. Phật giáo phát triển, đi vào đời sống dân gian. Nó tập trung giải quyết vấn đề đạo đức dân sinh, nó không thể trở thành hệ thống lý luận để quản lý xã hội. Cho nên Nho giáo có mảnh đất mới để tồn tại và phát triển. Khi Nho – Phật – Đạo cùng tồn tại phát triển, Lý – Trần đã đạt được nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực, trở nên hưng thịnh, nó phát huy được sức mạnh tổng hợp của ba trường phái. Ở thời kỳ này các tầng lớp trí thức không chỉ am hiểu thuần túy Nho – Phật

– Đạo, mà họ nghiên cứu cả ba trường phái. Nhờ đó mà phát huy được sức mạnh của Nho – Phật – Đạo.

Thời nhà Trần, Nho – Phật cùng tồn tại nhưng xảy ra cuộc đấu tranh lẫn nhau về tư tưởng, tạo ra mạch ngầm về phân chia địa bàn hoạt động, Nho giáo hoạt động trên chính trị, Phật giáo hoạt động trên đạo đức, mặc dù Phật giáo chiếm ưu thế trong đời sống dân gian nhưng do phát triển của nền khoa cử giáo dục Nho giáo, số lượng Nho sĩ ngày càng tăng lên cùng với sức mạnh của chính quyền phong kiến tạo điều kiện cho Nho giáo có vị trí cao hơn so với Phật giáo.


Khi Nho – Phật – Đạo được dân tộc ta chủ động tiếp thu thì có những biến đổi lớn trên nhiều phương diện, đặc biệt là các nội dung, các quan điểm, các phạm trù của Nho – Phật – Đạo, nó biến đổi theo nhu cầu xã hội Việt Nam. Chẳng hạn, tư tưởng “thiên mệnh” của Nho giáo không chỉ bảo vệ lợi ích của nhà vua mà còn bảo vệ lợi ích của dân tộc. Tư tưởng Phật giáo từ xuất thế nhưng khi vào Việt Nam thì nhập thế, trung quân gắn với ái quốc. Đặc biệt các giá trị của Nho – Phật có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tầng lớp sĩ phu Nho giáo tiếp nhận cả giá trị của Phật giáo. Trong tác phẩm “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt vừa sử dụng quan điểm “Thiên mệnh” của Nho giáo nhưng nội dung đã thay đổi. Đó là thể hiện ý chí độc lập tự chủ, quan tâm bảo vệ đất nước, phản ánh chủ nghĩa yêu nước, phản ánh ý chí của dân tộc Việt Nam, có thể nói khi dân tộc ta chủ động tiếp thu đã làm xuất hiện nhiều vấn đề trong đời sống xã hội gắn liền với bản sắc của văn học Việt Nam như là chữ Nôm đã xuất hiện.

Chính vì vậy, thời đại Lý – Trần theo Nguyễn Công Lý là thời đại oanh liệt, rực rỡ, hào hùng và đẹp đẽ của lịch sử Việt Nam. Chính tinh thần thời đại đã sản sinh ra những nhà vua, vị sư, các vị tướng cũng đồng thời là nhà văn, nhà thơ. Và cũng chính những câu văn, lời thơ đã phản ánh đúng tinh thần thời đại. Là thời đại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thống nhất cộng đồng. Thời đại phục hưng dân tộc và phát triển đất nước. Thời đại khoan thai, an lạc, nhân thứ, mở rộng và cao đẹp.

1.2.2. Vài nét về thơ văn thời Lý - Trần

Thời Lý – Trần là thời kỳ nước ta được giải phóng khỏi ách thống trị của ngoại xâm bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước. Đây là thời kỳ oanh liệt và rực rõ nhất trong lịch sử dân tộc. Khi nói đây là thời kỳ oanh liệt được thể hiện trong việc chống ngoại xâm, và rực rỡ trong công việc bảo vệ, xây dựng bờ cõi sau chiến thắng. Theo “Thơ văn Lý – Trần tập I:


“Chúng ta có thể hiểu nỗi niềm vui sướng của cả một dân tộc lúc này là thế nào. Đây là hào hứng của cả nước. Chế độ vương triều, nhà Lý (1009 - 1225) cũng như nhà Trần (1225 - 1400), nói chung có những vị vua xứng đáng với dân tộc anh hùng. Hào hứng đó bao hàm một niềm tin, một quyết tâm. Tin vào tiền đồ của đất nước, quyết tâm bảo vệ bờ cõi, xây dựng cơ đồ.” [4, tr.35]. Chính vì vậy, Lý – Trần là thời kỳ phát triển đỉnh cao cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng.

Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt là dân tộc ta giành được độc lập sau ngàn năm Bắc thuộc. Văn học có những bước ngoặt lớn, văn học viết ra đời (thế kỷ X) và sự xuất hiện của văn học chữ Nôm (cuối thế kỷ XIII) với sự đa dạng về thể loại và nội dung cảm hứng.

Về mặt thể loại, văn học thời Lý – Trần có các thể loại chính như: thi ca gồm thơ Thiền, thơ tự sự, thơ trữ tình,..; biền văn có các cách thể hiện như phú, hịch, cáo, chiếu, biểu, tấu,..; tản văn có các dạng điển hình như văn bình luận, ngữ lục…; truyện kể có các hình thức chủ yếu như truyện, sử, bi, ký,... Nhiều thể loại văn chương trong thời đại này đã góp phần tạo nên bộ mặt chính trị - xã hội và bộc lộ những quan điểm cụ thể, những tư tưởng trong việc dựng nước và giữ nước.

Văn học thời Lý – Trần gồm văn học Phật giáo và văn học yêu nước. Tư tưởng Phật giáo trong thơ văn Lý – Trần chủ yếu là tư tưởng Thiền học. Nó bao gồm các tác phẩm triết học, lịch sử, thơ, phú, kệ do các tăng ni tri thức viết, như các tác phẩm Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam của Trần Thái Tông, Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ thực lục,…

Bài Sơ nhật vô thường kệ trong quyển hạ Khóa Hư Lục: “Dạ sắc sơ phân hiểu,

Thần quang tiệm xuất không. Ám thôi tân phát bạch,



Dịch thơ:

Tiệm cải cựu nhan hồng. Bất giác niên hoa xúc,

Do tranh nghiệp quả bùng. Thân như băng kiến hiện, Mệnh tự chúc đương phong. Mạc tác trường niên khách,

Chung quy tảo chiếu công” [5, tr.172]


Đêm tối vừa hửng rạng,

Vầng dương ló khoảng không. Tóc xuân ngầm điểm trắng, Nét ngọc sắp phai hồng.

Nào biết niên hóa ngắn, Còn tranh nghiệp quả hùng. Thân: lớp băng nắng rọi, Mệnh: ngọn đuốc gió tung. Chớ mãi làm thân khách, Sớm về mà thu công.

Tiêu biểu dòng thơ mang cảm hưng thiền học như bài Tự tại của Tuệ Trung thượng sĩ:

“Đằng thử vô đoan tiệm tiệm xâm, Quy lai chung lão ký sơn lâm,

Sài môn mao ốc cư tiêu sái,

Vô thị vô phi tự tại tâm” [5, tr.241]

Dịch thơ:


Nanh chuột dây bìm cứ lấn xâm, Về thôi, già gởi chốn sơn lâm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022