sở đáng tin cậy để tác giả luận văn kế thừa trong việc trích dẫn và nhân định đánh giá của mình.
Trần Thái Tông và Khóa Hư lục, luận văn Thạc sĩ, Trần Lý Trai, 2004, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM. Luận văn đã khảo sát một cách toàn diện, có hệ thống từ tác giả đến tác phẩm qua lăng kín văn học, làm nổi bậc lên những giá trị tư tưởng yêu nước, nhân văn, tinh thần Thiền tông nhập thế, tích cực.
Giá trị văn học trong tác phẩm Thiền phái Trúc Lâm, luận án Tiến sĩ, Thích Phước Đạt, 2008, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM đã giới thiệu các tác phẩm của những tác giả nổi tiếng như: Tuệ Trung Thượng Sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông. Qua đó là rõ giá trị nghệ thuật, tư tưởng Thiền học và cảm hứng chính trong các tác phẩm của Thiền Trúc Lâm.
Thiền và Lão Trang trong thơ thời vãn Trần, luận văn Thạc sĩ, Hoàng Gia Thành, 2010, bảo vệ tại trường Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM đã trình bày tiền đề bao gồm bối cảnh văn hóa, xã hội, ảnh hưởng của tinh thần dung hợp tư tưởng tam giáo và sự hình thành cảm hứng Thiền và Lão Trang trong thơ văn thời vãn Trần.
Thơ tứ tuyệt trong văn học đời Trần, luận văn Thạc sĩ, Trần Kim Tiền, 2011, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM. Luận văn này đã đi sâu nghiên cứu về mặt diện mạo, nội dung, cảm hứng và giá trị nghệ thuật trong thơ tứ tuyệt ở đời Trần. Qua việc nhiên cứu đi rực tiếp vào chính nội dung, nghệ thuật (ở các khía cạnh: ngôn ngữ, điển cố, điển tích, giọng điệu, không gian, thời gian) trong tác phẩm ta thấy được nét riêng, giá trị của thơ tứ tuyệt trong tiến trình chung của thơ ca Việt nam.
Thơ bát cú Đường luật trong văn học đời Trần, luận văn Thạc sĩ, Vũ Thị Cẩm Tú, 2012, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM trình bày một cách tổng quan diện mạo thơ bát cú Đường luật với những nội dung: nguồn gốc, đặc trưng, vai trò, những cảm hứng chính và giá trị nghệ thuật của thơ bát cú Đường luật thời Trần.
Văn học Việt Nam thời Lý – Trần (thế kỷ X – đầu thế kỷ XV) những vấn đề về nội dung cảm hứng, thể loại, tác giả tiêu biểu, Nguyễn Công Lý, Nxb Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2018 đã trình bày các đặc trưng của văn học Việt Nam thời Lý – Trần, nội dung cảm hưng, thể loại và các tác giả tiêu biếu.
Một số bài viết đăng trên Tạp Chí của Nguyễn Công Lý như: “Mấy đặc trưng về thời đại Lý – Trần” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3 – 2000; “Mấy đặc điểm văn học Lý – Trần”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 – 2001. Tác giả nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau làm nổi bậc lên đặc điểm văn học thời Lý – Trần.
Có thể bạn quan tâm!
- Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 1
- Một Số Vấn Đề Về Thơ Văn Lý - Trần
- Vài Nét Về Thơ Văn Thời Lý - Trần
- Triết Lý Về Mối Quan Hệ Giữa Con Người Với Tự Nhiên
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
“Chất nhân văn trong thơ thiền đời Trần” http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-177Chat-nhan-van- trong-tho-thien-doi-Tran.html qua việc phân tích một số bài thơ, bài viết cho thấy chất nhân văn trong thơ Thiền đời Trần trong việc miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của con người và đỉnh cao của tư tưởng nhân văn là hướng con người đến cuộc sống hạnh phúc.
Qua những tài liệu mà tác giả tìm hiểu được thì đề tài “Triết lý nhân sinh trong thơ văn thời Lý – Trần” vẫn là đề tài chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy với đề tài Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần , tác giả hy vọng có thể góp thêm một phần nhỏ vào việc nghiên cứu triết lý nhân sinh thời Lý – Trần nói chung và triết lý nhân sinh trong thơ văn nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Trình bày lý luận về triết lý, triết lý nhân sinh, triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần.
- Xác định những triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý- Trần. Phân tích và đánh giá ý nghĩa của những triết lý nhân sinh đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: triết lý nhân sinh trong thơ văn thời Lý – Trần.
- Phạm vi nghiên cứu: Vì phạm vi nghiên cứu có hạn nên đề tài sẽ chỉ làm sáng tỏ một vài triết lý nhân sinh nổi bật trong thời kỳ này là triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; và triết lý về mối quan hệ giữa con người với con người.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa hình thái ý thức xã hội và tồn tại xã hội, về tư tưởng và đời sống con người.
Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử và xã hội, logic, so sánh, hệ thống hóa tài liệu, phân tích, tổng hợp … Nhưng nổi bật lên là các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử và xã hội: Giới thiệu tiền đề của sự hình thành thơ văn Lý - Trần và những triết lý nhân sinh trong thơ văn.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Luận văn sẽ chọn lọc những triết lý trong thơ văn để tạo thành một hệ thống triết lý nhân sinh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh và logic: Qua những tài liệu tham khảo và tài liệu chính là Thơ Văn Lý - Trần luận văn sẽ ghi nhận, tổng hợp các nhận định trong đó. Qua đó sẽ phân tích và so sánh các luận điểm đó, đồng thời đưa ra quan điểm và nhận định của chính tác giả trong luận văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung, đặc điểm của triết lý nhân sinh trong thơ văn thời Lý – Trần.
Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy một số môn như: Triết học Việt Nam, Việt Nam học,...
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương, sáu tiết.
Chương 1
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI HÌNH THÀNH THƠ VĂN LÝ – TRẦN VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH
1.1. Một số vấn đề về Triết học và Triết lý, Triết lý nhân sinh
1.1.1. Khái niệm về Triết học và Triết lý
Khái niệm Triết học:
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên.
Ở phương Đông, người Trung Quốc cổ đại quan niệm “triết” chính là “trí”, là cách thức và nghệ thuật diễn giải, bắt bẻ có tính lý luận trong học thuật nhằm đạt tới chân lý tối cao. Theo người Ấn Độ, triết học được gọi là dar'sana, có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đi đến với lẽ phải.
Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, có nghĩa là yêu mến, ngưỡng mộ sự thông thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng kiếm tìm chân lý của con người.
Tóm lại, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức; nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là có thể làm sang tỏ bản chất của mọi vật. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau đó là: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.
Triết học theo Từ điển triết học là “khoa học về các quy luật chung nhất mà cả tồn tại (tức giới tự nhiên và xã hội) lẫn tư duy của con người, quá trình nhận thức đều phải phục tùng. Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng, bị quy định bởi các quan hệ kinh tế của xã hội”. [48, tr.599]
Theo Từ điển và danh từ triết học, triết học “theo quan điểm hiện đại: học về tinh thần con người và những gì liên quan đến tinh thần đó. Hay là: học về tinh thần con người với tất cả chiều hướng hiện sinh của nó”. [32, tr.279]
Khái quát lại ta có thể hiểu: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy. Triết học xuất hiện do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống. Song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây: Con người đã có trình độ tư duy trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận. Trong xã hội, lao động đã phát triển đến mức có sự phân công lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay, xã hội có sự phân chia thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.
Khái niệm Triết lý:
Triết lý theo Từ điển và danh từ triết học là cái lý sâu xa, cái lẽ huyền diệu của một học thuyết hay của một sinh hoạt, một hiện tượng, một cử chỉ. [32, tr.280]
Theo Giáo sư Hoàng Trinh, “Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những ưt tưởng cơ bản được dùng làm nền tảng cho sự tìm tòi và suy lý của con người về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản
thân, làm phương châm cho sự xử thế và xử sự của con người trong các hành động sống hàng ngày”. [49. tr.8]
Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng, “Triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình, triết lý không thể hiện tầm khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan mà thể hiện ý nghĩ và hành vi có nghĩa chỉ đạo cuộc sống con người”. [27, tr.3]
Các tác giả “Triết lý phát triển C.Mác, Ph.Ăng ghen, V.I. Lênin và Hồ Chí Minh” có quan điểm “Triết lý có thể thể hiện bằng một mệnh đề hàm súc những ý nghĩ về nhân tình thế thái; về tự nhiên, về xã hội, nó cũng có thể là một hệ mệnh đề tạo thành một quan niệm, một luận thuyết… Triết lý đúng và khoa học thì nó trở thành cơ sở lý luận khoa học cho một hệ thống quan điểm, học thuyết; nó làm công cụ lý thuyết cho hành động hiệu quả của con người.” [26, tr.9]
Khi nói về mối quan hệ giữa triết học và triết lý, trong bài viết Mấy suy nghĩ về triết học và triết lý, Hồ Sĩ Quý quan niệm “nếu có thể đem so sánh với triết học thì triết lý luôn luôn ở trình độ thấp hơn về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy” [34, tr.57]. Về hình thức thể hiện “triết lý có thể và nên được hiểu là những tư tưởng, quan điểm hay quan niệm,…mang tính khái quát cao; được phản ánh một cách cô đúc dưới dạng mệnh đề hoặc các phán đoán thường là trau chuốt về mặt ngữ pháp” [34, tr.57]. Triết lý cũng có những giá trị về mặt thế giới quan, nhân sinh quan định hướng hoạt động con người trong đời sống xã hội.
Triết lý không phải là triết học nhưng triết lý có quan hệ mật thiết với triết học. Từ những nguyên lý, những luận điểm của một học thuyết triết học nhất định người ta có thể rút ra triết lý hành động, phương châm sống nhất định. Tuy nhiên không phải triết lý nào cũng rút ra từ học thuyết triết học, mà triết lý được đúc kết, được rút ra trong
thực tiễn, trong hoạt động sống, trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và trong chính mối quan hệ giữa con người với con người.
Tóm lại, từ những quan điểm về triết lý, có thể hiểu: Triết lý là những mệnh đề được cô đúc từ sự trải nghiệm, chiêm nghiệm của con người mang tính hướng về đạo lý trong quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội, trở thành phương châm sống và hành động của con người.
Qua ngàn năm dựng nước, giữ nước nhân dân ta đã rút ra nhiều triết lý trong quan hệ gia đình, triết lý về nếp sống, lối sống… Trong lịch sử tư tưởng thời Lý – Trần cũng có nhiều tư tưởng lớn mang tính triết lý được rút ra tổng kết kinh nghiệm, đạt đến vấn đề quốc kế dân sinh như tư tưởng Lý Thường Kiệt với Nam quốc sơn hà, Nam đế cư, hay Trần Hưng Đạo với Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ.
1.1.2. Khái niệm Triết lý nhân sinh và Triết lý nhân sinh trong thơ văn
Theo Hồ Sĩ Quý thì nhân sinh quan “Là quan điểm sống, quan niệm sống, hệ thống các giá trị người và các giá trị xã hội có ý nghĩa định hướng hành vi, tức là quan niệm gắn liền với cách sống, lối sống với hành vi và phẩm chất của hành vi với việc xác định ý nghĩa của cuộc sống và ý nghĩa của sự làm người”. [35, tr.8]
Theo Đại từ điển tiếng Việt nhân sinh quan “ là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng lẽ sống”. [56, tr.764]
Từ điển bách khoa Việt Nam; “Nhân sinh quan gồm có nhiều quan niệm về cuộc sống của con người: lẽ sống của con người là gì? Mụch đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng”. [24, tr.235]