Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 7


toan việc lớn, tính kế lâu dài cho con cháu” [4, tr. 229] đời sau, điều mà cố đô Hoa Lư không còn phù hợp với yêu cầu của thời đại lịch sử bấy giờ.

Còn đây là khí phách hào hùng cùng niềm tin vào vận nước nghìn thu được thể hiện trong bài thơ ngắn với giọng điệu hả hê của Trần Quang Khải:


Dịch thơ:

“Đoạt sóc Chương Dương độ, Cầm hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.” [5, tr.424]


Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy nghìn thu.

( Trần Trọng Kim dịch)

Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 7

Cảm hứng yêu nước của thời đại Đông A còn là ý chí quyết lập công của nam nhi để lưu danh hậu thế trong thơ của Phạm Ngũ Lão:

“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu, Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.” [5, tr.562]

Dịch thơ:


Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân hùng khí át sao Ngưu.

Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Trần Trọng Kim dịch)


Hình ảnh một vị Thiền sư dùng gậy Thiền để bảo vệ non sông đất nước. Đó là thiền sư Vạn Hạnh, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền độc lập nước nhà. Tư tưởng hành đạo của ngài là sự phụng sự dân tộc trong tinh thần “vị tha vô ngã”.

“Vạn Hạnh dung tam thế Chân phù cổ sấm thi

Hương quan danh Cổ pháp


Trụ tích trấn vương kỳ” [4, tr.432]


Dịch thơ:


Vạn Hạnh thông ba cõi Lời ông nghiệm sấm thi Quê hương làng Cổ pháp Chống gậy trấn kinh kỵ

Tự hào về những chiến công oanh liệt của thời đại:

Bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu không chỉ đưa lại cho người đọc một tình yêu thiên nhiên với cảnh trí tươi đẹp của non sông gấm vóc, mà còn đem đến một niềm tự hào lớn về truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm.

“Thử Trùng Hưng nhị thánh cầm Ô Mã chi chiến địa;

Dữ tích thời Ngô thị phá Lưu Hoằng Thao chi cố châu dã. Đương ký:

Trục lô thiên lý; tinh kỳ ỷ nĩ.

Tỉ bưu lục quân; binh nhận phong khỉ. Thư hùng vị quyết; Nam Bắc đối lũy.


Nhật nguyệt hôn bề vô quang;

Thiên địa lẫm hề tương hủy.” [5. tr.740]


Dịch thơ:


“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chư phá Hoằng Thao” Đương khi:

Muôn đội thuyên bây: rừng cờ phấp phới Hùng hổ sáu quân: dáo gươm sáng chói. Thắng bại chửa phân: Nam Bắc lũy đối. Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ;

Bầu trời đất chừ sắp hoại.

Cũng với cảm hứng ấy, Phạm Sư Mạnh khi nhìn dòng sông cuộn sóng, cảm thấy lòng bồi hồi tưởng nhớ chiến tích oai hùng năm xưa của Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán trên dòng Bạch Đằng giang:

“Húng húng Bạch Đằng đào,

Tưởng tượng Ngô Vương thuyền.” [6, tr.79] Dịch thơ:

Sóng Bạch Đằng cuồn cuộn, Ngô Quyền diệt Hoằng Thao.

Là sự ca ngợi các bậc anh hùng, những người có công với đất nước:

“Đế đức càn khôn đại Uy thanh tĩnh bắt điên U âm mông huệ trạch

Ưu ốc bái Xung thiên” [4, tr.220 - 221]

Dịch thơ:


Đức sánh ngang trời đất Uy làm bặt tám phương


Hang sâu nhuần mưa móc Ơn thấm đến thần vương.

Trong thời Lý – Trần có rất nhiều vị vua, vị tướng lĩnh có công rất lớn trong việc lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh dành độc lập và xây dựng quê hương đất nước như Lý Thái Tổ, Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo,... Vì vậy chúng ta cần ghi nhớ công ơn của cha ông để noi theo những tấm gương về lòng yêu nước.

Niềm tự hào và lòng yêu mến đối với về đẹp của quê hương, đất nước:

Vẻ đẹp sông Bạch Đằng vừa hùng vĩ, tráng lệ; vừa thơ mộng trữ tình; vừa hoan vu, hiu hắt qua bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.


Dịch thơ:

“Tiếp kình ba ư vô tế;

Trảm diêu xĩ chi tương màu.

Thủy thiên nhất sắc; phong cảnh tam thu. Chử dịch ngạn lò; sắt sắt sâu sâu.

Chiết kích trầm giang; khô cốt doanh khâu.

Thảm nhiên bắt lạc; trữ lập ngưng mâu.” [5, tr.740]


Lớp lớp sóng kình muôn dặm; Xanh xanh đuôi trĩ một màu.

Nước trời một sắc; phong cảnh ba thu. Bờ lau xào xạc; bến lách đìu hiu.

Sông chìm giáo gẫy; gò đầy xương khô. Buồn vì cảnh thảm; đứng lặng giờ lâu.

Khát vọng xây dựng đất nước hòa bình: Cùng với lòng căm thù giặc, quyết tâm diệt giặc bảo vệ đất nước, cùng với niềm tự hào dân tộc lớn lao,


thơ văn thời Lý - Trần còn thể hiện khát vọng xây dựng đất nước hòa bình. Khát vọng ấy vừa là động lực vừa là mục tiêu thôi thúc chiến tướng Trần Quang Khải gắng sức lập công:


Dịch thơ:

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.” [5, tr.424]


Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy nghìn thu.

( Trần Trọng Kim dịch)


Là khát vọng được trở về với cuộc sống thanh bình, yên ả, được yên giấc trên tấm phản giữa buổi trưa Thượng tướng nói riêng và muôn dân Đại Việt nói chung.

“Phúc Hưng nhất khúc thủy hồi hoàn, Trung hữu bình viên sổ mẫu khoan.

Mai ổ tuyết tiêu châu bội lỗi,

Trúc đình vân chuyển bích lang can. Thử lai yêu khách kiêu trà uyển,

Vũ quá hô đồng lý dược lan. Nam vọng lang yên vô phục khởi,

Đồi nhiên nhất nháp mộng thiên an.” [5, tr.431]

Dịch thơ:


Lượn theo bến Phúc, nước theo vời, Vài mẫu vườn quê khá thảnh thơi.

Tan tuyết, bờ mai châu kết nụ, Quang mây, đình trúc ngọc đâm chồi. Nắng lên, mời khách pha chè thưởng,


Mưa tạnh, sai đồng giở thuốc coi. Xa ngóng ải Nam, im khói lửa,

Trên giường nghiêng ngửa nhẹ hồn mai.

Tình yêu tha thiết đối với quê hương:


Lòng yêu nước bắt nguồn từ yêu quê hương đất nước. Là nổi nhớ quê hương của Nguyễn Trung Ngạn khi đang đi sứ bên Trung Quốc:

“Lão tang diệp lạc tàm phương tận, Tảo đạo hoa hương giải chính phì. Kiến thuyết tại gia bần diệt hảo, Giang Nam tuy lạc bất như quy.”

Dịch thơ:


Dâu già lá rụng tằm vừa chín, Lúa sớm bông thơm cua béo ghê. Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt,

Giang Nam vui mấy chẳng bằng về.

Chính tình yêu quê hương đã nhắc nhở con người luôn nhớ về quê hương, đất nước và dù ở đâu giàu sang bao nhiêu cũng không bằng ở quê hương mình.

Là niềm tự hào qua tình yêu phong vị quê hương đất nước qua bài thơ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính. Bài thơ bộc lộ niềm tự hào về truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc ta.

“Giá chi vũ bãi thí xuân sam, Huống trị kim triêu tam nguyệt tam. Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bình,

Tòng lai phong tục cựu An Nam.” [5, tr.457]

Dịch thơ:

Múa giá chi rồi, thử áo xuân,


Hôm nay, hàn thực, buổi thanh thần. Bánh rau đầy đặn như hồng ngọc, Nước Việt, tục này theo cổ nhân.

Tủi thẹn khi tự cảm thấy mình chưa cống hiến hết mình cho triều đại, cho đất nước:

Đối với Phạm Ngũ Lão và Đặng Dung thì yêu nước còn là nỗi tủi thẹn khi tự cảm thấy mình chưa trọn công danh, chưa làm được việc gì có ích cho đất nước:


Dịch thơ:

“Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.” [5, tr. 562]


Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

Yêu nước ấy còn thể hiện qua giọng điệu uất hận, dồn nén của người anh hùng lỡ vận trong bài Cảm hoài của Đặng Dung. Đây là hai câu kết:

“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.” [6, tr.517]

Dịch thơ:


Quốc thù chưa trả già sao vội,

Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy.

Lòng yêu nước không chỉ biểu hiện ở ý thức về chủ quyền dân tộc mà còn biểu hiện ở lòng tự hào về tông miếu xã tắc, ở ý thức tự tôn dân tộc của giai cấp thống trị thời Lý – Trần. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trước nguy cơ đồng hóa của kẻ thù, “xuống chiếu cho quân và dân không được mặt áo, chải đầu theo người phương Bắc và bắt chướt tiếng nói của các nước Chiêm, Lào” [15, tr.158]. Trần Khánh Dư trấn giữ Vân


Đồn nơi có nhiều khách buôn phương Bắc, khi duyệt quân các trang đã ra lệnh: “không thể đội nón phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt”.[15, tr.61] Đó không chỉ là những quan điểm không chỉ thể hiện lòng yêu nước mà còn khẳng định lòng tự tôn dân tộc, ý thức về nền độc lập của dân tộc mình.

Ở Việt Nam, do những điều kiện về kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội nên tư tưởng yêu nước hình thành sớm và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tư tưởng yêu nước thời Lý – Trần chính là sự phản ánh các yêu cầu đặt ra của tồn tại xã hội thời Lý – Trần trong quá trình xây dựng và phát triển đời sống cộng đồng dân tộc.

Xét đến cùng, cảm hứng yêu nước không hoàn toàn tách biệt với cảm hứng nhân bản, bởi yêu nước cũng là một phương diện cơ bản của nhân bản. Yêu nước bao giờ cũng gắn với vận mệnh, cuộc sống con người. Việc đấu tranh chống áp bức thống trị, sự chiến đấu chống ngoại xâm, giải phóng đất nước đều xuất phát từ sự mưu cầu hạnh phúc cho con người.

Văn học thời này thể hiện rõ nét tính “Văn – sử - triết bất phân” và điều này tạo thành đặc điểm khu biệt văn học thời kỳ này với thời kỳ sau. Văn học thường gắn bó trực tiếp với cuộc sống, trở thành một bộ phận của cuộc sống. Văn học thời Lý – Trần, trực tiếp tham gia vào các hoạt động xã hội, phục vụ nhu cầu mà xã hội đòi hỏi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nó không chỉ là sản phẩm của tình cảm, tâm hồn mà còn là sản phẩm của tinh thần và ý chí, tư tưởng, giáo lý. Và đây là dòng văn học hướng thượng, chủ yếu đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, của đời sống cộng đồng, ít chú ý tới cá nhân. Đồng thời là nền văn học tuy các thể loại tồn tại độc lập nhưng chúng bổ sung cho nhau trên tinh thần “Tam giáo đồng nguyên”. Sự thống nhất ấy chính là biểu hiện cho sự thống nhất về mặt tư tưởng của toàn dân tộc, đoàn kết thành một khối.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022