Một Số Vấn Đề Về Thơ Văn Lý - Trần


Khi trình độ con người còn thấp, những quan điểm, quan niệm này thể hiện rời rạc, tản mạn; nhưng khi con người đạt đến trình độ khái quát hóa thì những quan điểm, quan niệm này có thể được thể hiện dưới dạng lý luận, bộc lộ những nhận định, đánh giá và xác định hệ thống các giá trị định hướng cho hoạt động của con người. Những vấn đề thuộc về mục đích, ý nghĩa cuộc đời thể hiện khát vọng, tình cảm, ý chí,... gắn liền với các quan hệ, thể hiện lối sống, nếp sống của con người luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của nhân sinh quan.

Như vậy, có thể hiểu: nhân sinh quan là các quan điểm, quan niệm về cuộc sống của con người, trong đó các quan điểm, quan niệm giữ vai trò định hướng cho hoạt động của con người.

Từ những vấn đề về “triết lý” và “nhân sinh quan”, có thể hiểu: Triết lý nhân sinh là những quan điểm, quan niệm cơ bản, đóng vai trò nền tảng chỉ đạo cách ứng xử, suy nghĩ và hành động của con người trong quan hệ với bản thân, với tự nhiên và với xã hội.

Triết lý nhân sinh trong thơ văn cũng là những quan niệm, quan điểm chung của con người trong việc xem xét mọi mặt của cuộc sống, là những quan niệm về cuộc sống, là tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của con người thể hiện qua thơ văn, góp phần định hướng hoạt động của con người.

Triết lý nhân sinh trong thơ văn thời Lý – Trần là triết lý sâu sắc về cuộc sống, mục đích và lẽ sống của con người trong xã hội và về cách ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội được đúc kết qua quá trình đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước ở thời kỳ này.


1.2. Một số vấn đề về thơ văn Lý - Trần

1.2.1. Những điều kiện hình thành thơ văn Lý - Trần

Thời kỳ Lý – Trần là thời kỳ thịnh trị của chế độ phong kiến về mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng đã đạt được một trình độ hoàn thiện, một chế độ phong kiến tập quyền, độc lập, tự chủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Về chính trị, năm 938, dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền quân dân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, dân tộc Việt Nam mở sang trang sử mới: thời đại độc lập tự chủ. Đây là thời kỳ nhà nước phong kiến bắt đầu ổn định và phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội qua các triều đại: Ngô (939 – 967), Đinh (968 -980), Tiền Lê (980 – 1009), Lý

(1009 – 1225), Trần (1225 - 1400), Hồ (1400 – 1407) và thời Hậu Trần

Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 3

(1407 – 1418). Trong đó, hai triều đại Lý – Trần có những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Cuối thế kỷ X, xã hội Việt Nam có những chuyển biến mang tính bước ngoặt với sự khủng hoảng, suy thoái của triều Tiền Lê. Sau khi Lê Hoàn mất (1005), diễn ra cuộc nội chiến cướp ngôi trong thân tộc dẫn đến hậu quả Lê Long Việt bị em là Lê Long Đỉnh giết chỉ sau ba ngày lên ngôi. Lê Long Đỉnh lên ngôi hoàng đế năm 1005 lại rơi vào cảnh ăn chơi trụy lạc làm cho nhân dân mất niềm tin vào chính quyền. Cùng với đó là thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, mất mùa làm cho đời sống nhân dân càng trở nên khốn khổ. Đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội nghiêm trọng. Năm 1009 dưới sự hậu thuẩn của Phật giáo, Lý Công Uẩn lên ngôi vua mở đầu cho chế độ phong kiến ở Việt Nam.

Việc xây dựng chế độ phong kiến và ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế thời Lý – Trần đòi hỏi đáp ứng yêu cầu của thời đại là dựng nước và giữ nước. Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long để phát triển đất nước về mọi mặt. Vua khẳng định:


“Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn canh năm lần dời đô…cứ chịu yên đống đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời…đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. [4, tr.229 – 230]

Nhà Lý xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đứng đầu là vua rồi đến các quan văn – võ chia làm chín phẩm và một số cơ quan chuyên trách từ trung ương đến cơ sở. Lý Thái Tổ chia đất nước thành 24 lộ và hai trại.

Về pháp luật, vào năm 1042, Lý Thái Tông ban chiếu sai trung thư san định trên cơ sở kết hợp các điều luật trước, các tập tục, truyền thống của người Việt, hình thành bộ luật Hình thư hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta. Đại Việt sử ký có ghi: “Ban hành hình thư… vua lấy làm thương xót, sai Trung thư sửa định luật lệnh, chăm chước cho thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoản là sách Hình luật của một triều để người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện” [15, tr. 32]. Các vua rất chú trọng đến hình luật, hình luật là một trong ba môn thi bắc buộc để tuyển chọn người tài. Năm 1077 “Mùa xuân mở hội Nhân Vương ở điện Thiên An. Tháng 3 thi lại viên bằng thư (viết chữ), toán và hình luật” [15, tr.280].

Về quân sự, nhà Lý luôn luôn cũng cố, kế thừa kinh nghiệm thời trước, xây dựng lực lượng quân sự với chính sách “Ngự binh ư nông” – quân sỉ có thể thay nhau về nhà sản xuất nông nghiệp. Với chính sách này vừa đảm bảo nguồn lương thực cho đất nước vừa đủ sức và lực chống ngoại xâm. Chính quyền nhà Lý từng bước được ổn định đáp ứng nhu cầu bảo vệ chính quyền thống trị đứng đầu là vua và lợi ích của quý tộc họ Lý xuốt 215 năm.


Nhà Lý còn thi hành nhiều biện pháp tích cực nhằm đoàn kết dân tộc và quan tâm đến miền núi phía Bắc. Đây là vùng biên cương có vị trí chiến lược quan trọng trong kháng chiến chống giặc phương Bắc. Triều đình nhà Lý thực hiện chính sách củng cố chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc bằng cách liên kết các tù trưởng, bộ tộc và mở rộng ảnh hưởng của triều đình trên miền núi. Do vậy, đất nước ổn định về chính trị, vững mạnh về quân sự, quân dân ta giành thắng lợi vẻ vang trước quân Tống xâm lược.

Đầu thế kỷ XIII, triều đình nhà Lý dần suy yếu, gian thần bao quanh nhà vua, kinh tế trì trệ, chính trị bất ổn định, ngoại xâm xâm lược. Chính vì vậy, Thái sư Trần Thủ Độ phế truất Huệ Tông, điều hành công việc, nhường ngôi cho Trần Cảnh. Trần Cảnh chính thức lên ngôi vào tháng giêng năm 1226, mở đầu cho triều đại phong kiến mới ở nước ta.

Trần Thái Tông tiếp tục cũng cố chính quyền trung ương nhằm chặt chẽ và quy cũ hơn. Năm 1242, nhà Trần tổ chức sắp xếp lại các đơn vị hành chính từ trung ương đến cơ sở gồm: phủ, huyện, châu, hương, xã. Nhà Trần đổi 24 lộ thời nhà Lý thành 12 lộ và lập thêm 5 phủ, 6 châu. Mô hình bộ máy chính quyền gồm hai bộ phận: quan lại trung ương và quan lại địa phương. Năm 1230 bộ Quốc triều thông chế ra đời với mục đích quy định cấp bậc lương bổng trong bộ máy nhà nước. Nhà Trần còn thiết lập cơ quan kiểm pháp, nhằm kiểm tra việc xét xử của các cơ quan xét xử vào năm 1332. Đến cuối thế kỷ XIII, ban hành bộ Quốc triều hình luật. Năm 1253, Trần Thái Tông lập ra Giáng võ đường để cho các võ quan tập trung học hỏi binh pháp và rèn luyện võ nghệ. Quân lính được học binh pháp do chính Trần Hưng Đạo soạn ra trong “Binh thư yếu lược”. Nhà trần vẫn duy trì chính sách “Ngự binh ư nông”.

Về ngoại giao, phía Nam nước Đại Việt giáp với Chiêm Thành. Hàng năm, nước Chiêm Thành vẫn cho sứ thần sang giao hảo. Năm 1028, Lý


Thái Tông lên làm vua, trải qua mười lăm năm Chiêm Thành không chịu thông sứ. Do đó, năm 1044, đích thân vua Lý Thái Tông ngự giá đi đánh Chiêm Thành. Từ đấy, phía Nam an yên, vua nước Chiêm Thành hàng năm cử sứ, thiết lập ổn định vùng biên giới.

Phía Bắc nước ta giáp với Trung Quốc, các vua Trung Quốc tự cho mình là “thiên triều” luôn muốn xâm lược các nước lân cận. Năm 1068 – 1075 quân Tống xâm lược Đại Việt, quan hệ ngoại giao Lý – Tống trở nên căng thẳng. Nhưng sau khi kháng chiến quân Tống thắng lợi, nhà Lý vẫn giữ tư thế một nước độc lập, tiếp tục bang giao với nhà Tống trên tinh thần hữu nghị. Trải qua hai thế kỷ, triều đình nhà Lý đã thực hiện chính sách ngoại giao lúc cương nghị, lúc mền dẻo, uyển chuyển linh hoạt nhằm mở rộng giao thương để trao đổi hàng hóa với các nước láng giềng và giữ vững nền độc lập dân tộc.

Đến thời nhà Trần, vẫn thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. Từ năm 1258, đối với Mông Cổ vua Trần đã sai sứ sang đặt quan hệ ngoại giao. Nhưng do chính sách bành trướng của các vương triều Mông Cổ, chúng đã đưa ra những yêu sách để gây hấn với ta. Sau khi kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thắng lợi, nhà Trần nối lại quan hệ hòa hiếu giữa hai nước trên tinh thần độc lập tự chủ.

Bên cạnh việc đảm đương sứ mệnh xây dựng chế độ phong kiến, chế định kỷ cương, điển lễ, văn hiến cho một quốc gia phong kiến có chủ quyền, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ sau thì các triều đại Lý – Trần còn phải tiến hành các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm như đời Lý, Lý Thường Kiệt chống Tống; đời Trần, Trần Hưng Ðạo chống Nguyên - Mông. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng với nội dung chủ nghĩa yêu nước được thể hiện qua văn chương của các nhà thơ, nhà văn.


Về kinh tế, thời Lý – Trần là thời kỳ độc lập tự chủ, giương cao ngọn cờ thống nhất, khôi phục đất nước. Là thời kỳ tách khỏi sự lệ thuộc phương Bắc, xây dựng nhà nước phong kiến Viêt Nam vững mạnh. Trong đó, kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng. Xã hội Đại Việt suy cho cùng vẫn mang đặc trưng của Châu Á. Đó là xã hội tiểu nông truyền thống với đặc trưng là nhà nước quân chủ chuyên chế phương Đông, ruộng đất đều nằm trong tay nhà vua. Kết cấu làng xã theo lối cổ truyền, là đơn vị quản cấp ruộng đất công và nạp tô thuế cho nhà nước. Phương thức sản suất thời Lý – Trần nằm trong phương thức sản xuất Châu Á. Từ thế kỷ XII – XIII trở đi chế độ tư hữu về ruộng đất nảy nở và phát triển, sự sở hữu tư nhân trở thành tác nhân đánh vào chế độ sở hữu công xã, từ đó xuất hiện chế độ tiểu tư hữu của nông dân và chế độ chiếm hữu lớn của địa chủ. Chế độ sở hữu công xã tồn tại phổ biến, bao trùm kết cấu kinh tế xã hội. Thời nhà Lý – Trần có hai dạng sở hữu cơ bản là ruộng đất thuộc sở hữu của nhà vua và một phần sở hữu tư nhân. Ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước có nhiều dạng: quốc khố, tịch điền, đồn điền, sơn lăng, ruộng công làng xã. Thời Lý – Trần, mức tô thuế không chiếm toàn bộ mức lao động của nông dân, người dân ngoài nộp tô thuế, dùng cho hoạt động sống, người dân vẫn còn một phần nhỏ sản phẩm thừa để trao đổi với nhau. Chính sự phát triển của sở hữu tư nhân ruộng đất làm phá vỡ chế độ sở hữu công xã, dần dần thay thế bởi chế độ tư hữu ruộng đất, kinh tế công xã có khuynh hướng ngày càng thu hẹp và kinh tế tư hữu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, chế độ ruộng công vẫn là chủ yếu, nhà nước có pháp luật để bảo vệ công điền, ruộng vương hầu, cấm chiếm ruộng công thành ruộng tư.

Tịch điền và ruộng sơn lăng là hai hình thức sở tiêu biểu về hữu công về ruộng đất. Vào thời Lê Hoàn đã có ruộng tịch điền. Hình thức cày tịch điền này là nghi lễ chịu ảnh hưởng bởi các triều đại phương Bắc


nhưng là một hoạt động nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp, phản ánh tư tưởng trọng nông, phù hợp với nước nông nghiệp. Sang thời Lý, hình thức cày tịch điền vẫn còn duy trì. Năm 1038, “vua ngự ra Bố Hải cày ruộng tịch điền… tự cầm cày để làm lễ cày” [15, tr.295], việc làm này của vua Thái Tông nhằm “khôi phục lễ cổ, tự mình cày ruộng tịch điền để noi gương cho thiên hạ, trên để cúng tổ tiên, dưới để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến dân đông, của giàu” [15, tr.259]. Tịch điền thời Lý có ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình), Ứng Phong (Nam Định), Lý Nhân (Hà Nam). Ngoài tịch điền, các vua Lý còn có ruộng sơn lăng ở châu Cổ Pháp (Bắc Ninh) để dùng vào việc thờ cúng tổ tiên. Ruộng sơn lăng không nhiều, là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua. Ruộng công làng xã do vua và triều đình trực tiếp quản lý. Vào năm 1137, nhà Lý khẳng định biện pháp “cứ ba nhà làm một bảo, không được mổ riêng bò trâu, nếu có việc cúng tế phải tâu xin được chỉ rồi mới cho mổ, kẻ làm trái thì trị tội nặng, láng giềng không cáo giác thì thì cũng xử cùng tội” [15, tr.315]. Việc kiểm tra chặt chẽ số lượng dân đinh vùng với việc bảo vệ sức kéo trâu bò đã phản ảnh nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất suất ruộng công làng xã. Chính sách “ngự binh ư nông” ở thời Lý đã phát huy tác dụng trong việc sản xuất nông nghiệp, tận dụng được sức lực của quân lính khi đất nước không có chiến tranh.

Ở thời Lý còn có ruộng ban thưởng cho triều thần có công với triều đình được gọi là ruộng thác đao. Ruộng thác đao được xem là ruộng công, người nhận ruộng được hưởng một phần thuế do ruộng thác đao mang lại. Ngoài ra nhà vua còn ban phát ấp thang mộc cho quần thần có công với đất nước. Hình thức ban phát ấp thang mộc phát triển rõ nét dưới thời Trần. Thời Trần việc cấp bổng cho các quan văn võ dưới hình thức thái ấp. Ban


thái ấp là cơ sở kinh tế quan trọng nhằm tạo ra cơ sở xã hội cho chính quyền nhà Trần.

Đến năm 1266, do nhu cầu khẩn trương mở rộng diện tích canh tác và thực hiện chủ trương xây dựng, cũng cố thêm thế lực của quý tộc, nhà Trần đã cho các vương hầu, công chúa, phò mã, phi tần chiêu tập những người không có tài sản làm nô tỳ khai khẩn đất hoang làm điền trang. Từ năm 1266 trở đi, tầng lớp quý tộc đã dựa vào hai hình thức tổ chức kinh tế cơ bản là thái ấp và điền trang; đây là hai bộ phận quan trọng có ý nghĩa quyết định tính chất loại hình sở hữu ruộng đất của quý tộc.

Về công cuộc trị thủy, thời Lý – Trần, nhà nước rất chú trọng đến đê điều, trị thủy. Năm 1108 “mùa xuân, tháng 2, đắp đê ở phường cơ xá” [15, tr.285]. Nhà Lý cũng đào đắp một số công trình thủy lợi như Đàn Nãi năm 1029. Đến năm 1051 vua lại cho “đào kênh Lẫm” ở Hà Nam. Ở khu vực thành Thăng Long, nhà nước cũng cho khơi sâu rộng các sông Lãnh Kinh và Tô Lịch để tàu bè thuận tiện giao thương, tưới tiêu nông nghiệp. Thời Trần, việc đắp đê thủy lợi, trị thủy thực hiện trên phạm vi cả nước. Năm 1248, Trần Thái Tông đặt cơ quan hà đê có chánh, phó sứ phụ trách việc đê điều ở các lộ phủ. Đây là công việc quan trọng, một bước ngoặt to lớn trong lịch sử thủy lợi của nước ta. Công việc xây dựng thủy lợi được nhà Trần chú trọng ở vùng Thanh Hóa và Nghệ An. Đây là nơi có nhiều công trình thủy lợi nhất cả nước. Năm 1248, Trần Nhân Tông cho đào sông Mã, sông Lễ và đục núi Chiếu Bạch ở Thanh Hóa. Năm 1256, triều đình cho khơi lại sông Tô Lịch nhằm đảm bảo giao thông và đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho các vùng quanh kinh thành.

Nhờ những thành tựu trong công tác trị thủy, mở ra hệ thống giao thông đường thủy tạo điều kiện phát triển trao đổi mua bán giữa các vùng trong cả nước. Kinh thành Thăng Long là nơi “bốn phương hội tụ”, là

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí