Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THỊ LAN VI


TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VĂN LÝ – TRẦN


Ngành: Triết học Mã số: 8 22 90 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ HƯƠNG GIANG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Hà Nội - Năm 2021

Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả


Nguyễn Thị Lan Vi


MỤC LỤC

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VĂN LÝ – TRẦN............. .

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI HÌNH THÀNH THƠ VĂN LÝ – TRẦN VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH 9

1.1. Một số vấn đề về Triết học và Triết lý, Triết lý nhân sinh 9

1.1.1. Khái niệm về Triết học và Triết lý 9

1.1.2. Khái niệm Triết lý nhân sinh và Triết lý nhân sinh trong thơ văn .. 12 1.2. Một số vấn đề về thơ văn Lý -Trần 14

1.2.1. Những điều kiện hình thành thơ văn Lý - Trần 14

1.2.2. Vài nét về thơ văn thời Lý - Trần 26

Tiểu kết chương 1 31

Chương 2: NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VĂN LÝ – TRẦN 33

2.1. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên 33

2.2. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với con người 36

Tiểu kết chương 2 54

Chương 3: Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VĂN LÝ – TRẦN Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY... 56

3.1. Ý nghĩa triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần 56

3.2. Bài học vận dụng triết lý nhân sinh trong giai đoạn hiện nay 64

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đang bước vào xu thế Hội nhập hóa – Quốc tế hóa trên toàn thế giới. Xu thế này đã đem lại cho Việt Nam những thuận lợi to lớn nhưng bên cạnh đó cũng mang lại không ít những khó khăn thử thách. Quá trình Hội nhập hóa – Quốc tế hóa đã làm cho con người phải đối diện với những “luồng” giá trị văn hóa tốt, xấu lẫn lộn, làm cho bản sắc dân tộc ngày một phai nhạt trước “cơn lốc” của công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước.

Đứng trước thực trạng ấy, Việt Nam cần phải khắc phục những khó khăn, hạn chế, đồng thời phát huy những nhân tố tích cực để đưa đất nước ta không ngừng phát triển đi lên. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần phải quan tâm, chú trọng và phát triển rất nhiều lĩnh vực bao gồm cả kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc biệt, vấn đề “khơi dậy ý thức cội nguồn của dân tộc Việt Nam” được Đảng và nhân dân ta hết sức quan tâm, được đặt lên hàng đầu nhằm mục đích nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức tự hào tự tôn trong mỗi người dân Việt Nam, đồng thời chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ thù trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề “khơi dậy ý thức cội nguồn của dân tộc Việt Nam” đã được đề cập tới rất nhiều trong các nghiên cứu khoa học những năm gần đây. Đặc biệt thời đại Lý – Trần một trong những thời kỳ dành được sự quan tâm nghiên cứu. Bởi vì đây là giai đoạn phục hưng, đất nước được độc lập chủ quyền, dân tộc được hồi sinh sau hơn một nghìn năm nô lệ phương Bắc, được xem là mốc son rực rỡ trong xây dựng và phát triển diện mạo văn hóa, tư tưởng của quốc gia phong kiến độc lập. Đây là thời đại hào hùng và oanh liệt, rực rỡ và đẹp đẽ nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.


Bên cạnh đó, sự phát triển rực rỡ của thơ văn Lý – Trần đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của thơ văn Việt Nam nói riêng và nền văn học nói chung. Văn học là phương thức biểu trưng cho văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia, mỗi thời đại và văn học cũng chính là một thành tố của nền văn hóa. Chính vì vậy, văn học Lý – Trần, bản thân nó đã mang theo cả nền văn hóa dân tộc của thời đại ấy. Đó là nền văn hóa sôi sục lòng yêu nước, lòng vị tha, nhân bản sâu sắc. Thơ văn Lý - Trần là di sản vô cùng quý giá được cha ông ta để lại. Trong lịch sử, có một thời gian chúng ta chỉ mới tôn vinh, biểu dương những tác phẩm tiêu biểu cho hào khí dân tộc - hào khí Đông A đời Trần. Nhưng một nền văn học được xem là hoàn thiện, không phải chỉ có những tráng ca, còn là những mất mát đau thương, những nỗi thống khổ của dân đen, những suy tư trăn trở về nhân tình thế thái, biểu hiện tính nhân văn, nhân bản sâu sắc. Chúng ta cần đánh giá đầy đủ và thấu đáo, biểu dương đúng với giá trị đích thực của nó.

Thơ văn Lý – Trần được xem là tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam, nó chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc. Triết lý nhân sinh là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với xã hội. Những quan điểm, quan niệm cho ta sự hiểu biết sâu sắc về lẽ sống, về đạo làm người, về cách thức ứng xử của con người với tự nhiên và giữa con người với con người trong đời sống xã hội. Nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần không những khẳng định lại những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần củng cố niềm tin qua các thế hệ. Chính vì vậy mà tác giả chọn “Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về con người, về giá trị, về triết lý trong thơ văn Lý – Trần đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu theo các phương diện, hình


thức và mức độ khác nhau. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu đó theo các hướng sau:

Hướng thứ nhất, các công trình triết lý, triết học thời Lý – Trần.

Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần của Trương Văn Chung (1998) nghiên cứu những tiền đề về xã hội, tôn giáo và tư tưởng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của thiền phái Trúc Lâm. Tác phẩm đã phân tích ảnh hưởng của Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ đến sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm mà sau này do Trần Nhân Tông sáng lập. Nội dung cơ bản của trường phái này thể hiện qua tư tưởng của Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Tác phẩm cũng nêu lên những đặc trưng cơ bản của trường phái này, nhấn mạnh tính nhập thế tích cực.

Triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần của Đỗ Hương Giang, tác giả đã làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần một cách có hệ thống trên các phương diện: Bản thể luận, nhân sinh quan và nhận thức luận thông qua việc triển khai hệ thống các khái niệm về bản thể, mối quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng, quan niệm về nguồn gốc và bản chất con người, quan niệm về sinh tử, về cuộc sống, về lý tưởng sống, về mục đích, đối tượng và phương pháp nhận thức trong triết học Phật giáo thời Trần.

Tác phẩm Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần do hai tác giả Trương Văn Chung và Doãn Chính đồng chủ biên (2008) là công trình nghiên cứu xoay quanh chủ đề tư tưởng thời Lý và Trần, trong đó tập trung trình bày tư tưởng chính trị, nhà nước và pháp luật, quân sự. Với các nhà tư tưởng tiêu biểu: Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Quốc Tuấn,… Tư tưởng trình bày xuyên suốt là tinh thần độc lập dân tộc, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm.


Trong luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa nhân văn và tư tưởng giải thoát trong thơ thiền Lý – Trần (2003) của Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã nêu lên được khái niệm con người đời đạo không hai và con người Phật tính thường hữu.

Tư tưởng Phật giáo trong thơ Lý – Trần, luận văn Thạc sĩ, Nguyễn Tôn Hoàng, 2005, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân văn, nghiên cứu tư tưởng Phật giáo và sự thể hiện tư tưởng đó qua thơ ca dưới thời Lý - Trần.

Một số quan điểm triết lý nhân sinh quan trong Phật giáo nhà Lý, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4, 2010, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Triết lý nhân sinh trong triết học Phật giáo thời Trần, Doãn Chính, Trần Huy Du, Tạp chí Khoa Học Xã Hội số 11, 2013, Hà Nội. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân sinh của Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông để thấy rõ các bước phát triển của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần.

Triết lý nhân sinh của Thiền Đại thừa thời Lý –Trần, Nguyễn Lan Anh, Tạp chí Khoa học Xã Hội số 7, 2015, Hà Nội, triết lý nhân sinh được thể hiện trong nền chính trị, trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Ngoài ra tác giả còn tham khảo trên một số trang Web như: thuvienhoasen.com, giacngo.vn, philosophy.vass.gov.vn đây là nguồn tư liệu quý giá hỗ trợ tác giả trong việc nhiên cứu đề tài của mình với rất nhiều bài viết về thơ văn thời Lý Trần.

Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu văn học thời Lý – Trần.

Tiêu biểu nhất là Thơ Văn Lý – Trần tập I (1977); Thơ văn Lý – Trần tập II (quyển thượng) (1988); Thơ văn Lý – Trần tập III (1979), Viện Văn Học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Đây là công trình tiêu biểu, đồ sộ, trình bày nguyên bản các tác phẩm, bản văn, thơ. Đó là cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022