Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 6


hệ giữa con người với nhau, là khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống của con người, là lòng thiết tha vun đắp những giá trị nhân bản ngày càng hoàn thiện hơn.

Theo GS. Nguyễn Đình “Tinh thần nhân bản không chỉ là tình thương con người, đặc biệt là con người đau khổ, thiệt thòi trong cuộc sống, mà còn là sự khám phá, biểu dương tất cả mọi giá trị làm nên vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với vũ trụ, với tự nhiên, với xã hội, với gia đình, với chính nó trong hành động và trong tâm linh”. [10, tr.24]

Các tác phẩm tiêu biểu thể hiện cảm hứng nhân bản như bài thơ Ai phù lỗ của Huyền Quang:

“Khoá huyết như thành dục ký âm, Cô phi hàn nhạn tái vân thâm.

Kỷ gia sầu đối kim tiêu nguyệt,

Lưỡng xứ mang nhiên nhất chủng tâm.” [5, tr.692]

Dịch thơ:


Chích máu thành thư muốn gởi lời, Lẻ loi nhạn lạnh, ải mù khơi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Đêm nay mấy kẻ sầu trăng nhỉ? Xa cách, nhưng lòng chỉ một thôi.

( Huệ Chi dịch)

Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 6

Bài thơ là nỗi lòng thương cảm sâu xa của Thiền gia thi sĩ đối với tên giặc bị bắt. Nhà thơ đã đặt mình vào địa vị người khác để hiểu được tâm trạng nhớ quê nhà, nhớ người thân của tù nhân và ghi lại những dòng thơ đầy xúc động. Qua khổ thơ đó tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người cần có thái độ khoan dung với kẻ thù, tù nhân.

Tấm lòng thương dân, lo cho dân:


Vua Lý Thái Tông, Tổ thứ hai phái Thiền Thảo Đường, giảm bớt tội hình, đốt bỏ hình cụ. Năm Giáp Thân (1044), vua đánh Chiêm Thành về, đã xuống chiếu xóa một nữa tiền thuế cho dân. Chiếu rằng: “Việc đánh dẹp phương xa làm tổn hại đến công việc nhà nông, thế mà ngờ đâu, mùa đông năm nay lại được mùa lớn, nên trăm họ đều no đủ thì trẫm còn lo gì thiếu thốn. Vậy xá cho thiên hạ một nửa tiền thuế năm nay...”. “Năm Mậu Dần, hiệu Thông Thụy, năm thứ V (1038), vua ngự ra Bố Hải Khẩu (Thái Bình) cày ruộng tịch điền. Vua sai hữu ti quét đất lập đàn, thân tế Thần Nông, sau đó cầm cày, sắp làm lễ tự cày ruộng, tả hưu can: “Đó là việc của bọn nông phu, bệ hạ làm việc ấy để làm gì?”. Vua nói: “Trẫm không tự cày thì đâu có xôi tế, lấy gì nêu gương cho thiên hạ...”. Đây chính là trách nhiệm của người đứng đầu phải luôn làm gương, cho nhân dân noi theo. Chính nhờ như vậy, mà thời Lý – Trần kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được ổn định.

Trần Nhân Tông cho rằng sống mà không giúp ích gì cho đời là điều đáng hổ thẹn của kẻ trượng phu. Trong bài thơ Họa thơ Kiều Nguyên Lãng ông viết:

Phiêu phiêu hành lý lĩnh nam vân, Xuân nhập mai hoa chỉ lưỡng tam. Nhất thị đồng nhân thiên tử đức,

Sinh vô bổ thế trượng phu tàm. [5, tr.477]

Chính vì thế, triết lý nhân sinh của, Trần Nhân Tông luôn gắn với vấn đề lợi ích của dân tộc, với quan điểm cho rằng làm trai quyết trả nợ non nước, phải để lại gì cho núi sông, phải giúp ích gì cho đời. Trong cuộc đời mình, dù làm vua hay làm thiền sư, Trần Nhân Tông lúc nào cũng lo cho dân, cho nước.


Còn đây là nỗi niềm trăn trở, day dứt của Trần Nguyên Đán khi nghĩ về nhân dân sống trong cảnh mất mùa đói kém, mà mình thì chẳng giúp ích được gì trong bài thơ Nhâm Dần lục nguyệt tác:

“Niên lai hạ hạn hựu thu lâm,

Hoà cảo miêu thương hại chuyển thâm. Tam vạn quyển thư vô dụng xứ,

Bạch đầu không phụ ái dân tâm.” [6, tr.208]

Dịch thơ:


Năm nay hạ hạn lại thu mưa,

Đau nỗi mùa màng những thiệt thua. Ba vạn sách đầy đành xếp xó,

Yêu dân còn nợ, mái đầu phơ. (Trần Lê Sảng dịch)

Trong một bài thơ khác, Trần Nguyên Đán cũng nhắc đến đầu bạc: “Ba phần tóc bạc tấm lòng son” (Tam phần đầu bạch thốn tâm đan) [6, tr.209]. Bạc đầu vì dân. Một nỗi lo thật cao cả của những người lãnh đạo, cũng chỉ vì muốn cho con người sống đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Qua những vầng thơ đó nhắc nhở những người làm quan phải biết yêu thương, chăm lo cho dân chúng.

Hay là những trăn trở về sự khốn cùng của dân do quan lại địa phương áp bức bóc lột của Nguyễn Phi Khanh:

“Đạo huề thiên lý xích như thuê, Điền giả hưu ta ý bất liêu.

Hậu thổ sơn hà phương địch địch, Hoàng thiên vũ lộ chính thiều thiều. Lại tư võng cổ hồn đa kiệt,

Dân mệnh cao chi bán dĩ tiêu.



Dịch thơ:

Hảo bả tân thi đương tấu độc,

Chỉ kim ngọa bệnh vị năng triều.” [6, tr.436]


Mênh mông đồng ruộng đỏ như thiêu, Ngoài nội kêu than xiết nỗi sầu.

Dãi đất non sông khô đến thế,

Tầng trời mưa móc vắng làm sao. Lưới tham quan lại vơ hầu kiệt, Mạch sống dân gian cạn mỡ dầu. Thơ mới này xin thay biểu tấu, Vì đang nằm bệnh chửa về chầu.

Vua Lý Thánh Tông không những thương dân, yêu dân mà còn quan tâm đến cả những tội nhân đang ở trong ngục, vua chỉ công chúa Động Thiên mà bảo các quan rằng: “Lòng ta yêu con ta cũng như lòng mẹ dân yêu dân. Dân không biết mà mắc vào hình pháp, ta rất làm thương. Từ nay về sau, không cử tội nặng nhẹ, cũng nhất luật khoan giảm...”. Năm Long Thụy Thái Bình thứ hai (1055), gặp một mùa đông cực rét, vua bảo với các quan rằng: “Trẫm ở trong cung, nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu mà còn rét thế này, nghĩ tới người tù giam trong ngục, chưa biết rõ gian ngay, mà ăn không được no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có kẻ chết không nơi nương tựa, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ti phát cho chăn chiếu và mỗi ngày hai bữa cơm...”. Đó là tấm lòng vị tha, nhân hậu của vuan qun, không chỉ lo cho dân mà còn lo cho cả những tội nhân.

Bài thơ “Quốc Tộ”mà thiền sư Đỗ Pháp Thuận đã trả lời Lê Hoàn về vận nước năm 981:

“ Quốc tộ như đằng lạc,



Dịch thơ:

Nam thiên lý thái bình. Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh.” [4, tr.204]

Đáp Quốc vương quốc lộ chi vấn – Đỗ Pháp Thuận


Ngôi nước như mấy quấn, Trời Nam mở thái bình.

Vô vi trên điện gác, Chốn chốn tắt đao binh

Câu “Vận nước như mây cuốn” nói lên ý tứ vận nước Việt Nam được hưởng thái bình là nhờ mọi người đoàn kết, gắn bó với nhau như song mây quấn vào nhau vậy. Thế nhưng cần có thân cây vững chắc làm chỗ dựa cho mây bám vào, cũng như trong nước phải có một ông vua thật sự biết quên mình vì dân, lấy lòng dân làm mình, ý dân làm mình, làm trung tâm cho sự đoàn kết của toàn dân.

Không chỉ quan tâm đến nhân dân mà còn phải chăm lo đời sống của nhân dân,quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của dân, bồi dưỡng đạo đức và tăng cường phát triển sức dân. Các vua Lý, Trần rất quan tâm đến vấn đề này. Với tấm lòng thương dân, không muốn chiến tranh tàn phá, nên trong chính sách ngoại giao, nhà Lý và nhà Trần nhiều lần đi cống, đi sứ sang Trung Quốc để giữ gìn hòa khí, vua Trần Nhân Tông còn sang tận Chiêm Thành để gặp Chế Mân, hứa gả con gái cho vua Chiêm để giữ tình thâm giao giữa hai nước. Khi chiến tranh xảy ra, vua và các tướng lĩnh trực tiếp cầm quân, rèn quân động viên nhân dân nêu cao tinh thần và khí phách dân tộc, đoàn kết chống giặc. Khi đất nước hòa bình, vua cùng nhân dân xây dựng đất nước, giảm tô thuế cho nhân dân,... Bên cạnh việc chăm lo đời sống cho nhân dân, nhà Lý, Trần còn quan tâm xây dựng đạo đức cho dân.


Bản thân vua, tướng lĩnh, quan viên, quý tộc đều trau dồi, tu dưỡng đạo đức theo lý tưởng trung quân, khoan dung, sống theo lối sống nhập thiện, tu thiền, làm tấm gương sáng cho nhân dân. Quan tâm đến phát triển hiền tài, xây dựng hệ tư tưởng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Tạo dựng nền văn hóa Đại Việt độc lập, không khuất phục trước văn hóa ngoại lai, làm nên nội lực chống quân Tống và ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông.

Có được nhân sinh quan đẹp đẽ, ấm áp tình người ấy, có lẽ là nhờ sự gặp gỡ giữa lòng yêu nước, tinh thần độc lập, tự cường dân tộc với tinh thần từ bi, vô ngã của Phật giáo, những yếu tố tích cực của Nho giáo, của tư tưởng Lão - Trang trên tinh thành tam giáo đồng nguyên, có ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội và cả chính trị thời Lý – Trần.

Thời đại Lý – Trần là thời đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử quốc gia phong kiến tự chủ Đại Việt. Con người là chủ thể lịch sử. Thời đại hào hùng vì có con người hào hùng. Đối với một dân tộc phải thường xuyên chiến đấu để sống còn, yêu nước đã trở thành máu thịt trong cơ thể. Lấy con người và đạo đức của con người làm gốc trên cơ sở đề cao con người, quan tâm đến con người và rộng lớn hơn là vận mệnh của dân tộc. Con người được đề cập đến ở đây không là con người trừu tượng mà chính là nhân dân, chủ thể của quá trình xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt.

Ở thời trung đại, trong đó có thời Lý – Trần, yêu nước gắn liền với lý tưởng trung quân. Yêu nước và trung quân là một. Dưới góc độ triết học, từ khía cạnh nhân sinh, tư tưởng yêu nước là một bộ phận của ý thức xã hội, là mặt tinh thần của đời sống hiện thực, bị chi phối bởi tồn tại xã hội nhưng vẫn có tính độc lập tương đối.

Tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc được được biểu hiện: lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chiến đấu với kẻ thù xâm lược; ca ngợi vẻ đẹp


non sông đất nước và bản sắc văn hóa dân tộc; truyền thống chống ngoại xâm anh hùng của cha ông, đề cao long tự tôn, ý thức tự chủ; khát vọng xây dựng nền hòa bình muôn đời.

Trên cơ sở ý thức độc lập dân tộc được củng cố và phát triển, kết hợp với âm hưởng của thời đại, yêu nước trong văn học Lý – Trần được thể hiện ở nhiều khía cạnh, sắc thái, cung bậc, giọng điệu khác nhau bởi những thời điểm lịch sử khác nhau.

Yêu nước là căm thù giặc sâu sắc, quyết chiến đấu với kẻ thù xâm

lược:

Khi Tổ quốc bị xâm lăng thì yêu nước là lòng căm thù giặc, là tinh

thần quyết chiến thắng kẻ thù, bảo vệ đến cùng chủ quyền của dân tộc.

Bài thơ thần (Nam quốc sơn hà) của Lý Thường Kiệt vừa là lời hịch lại vừa là lời tuyên ngôn, vì đã khích lệ, cổ vũ tinh thần quyết chiến đấu và chiến thắng quân Tống xâm lược, khẳng định chủ quyền đất nước. Bài thơ được xem như là lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.” [4, tr.322] Dịch thơ:

Núi sông Nam Việt vua Nam ở, Vằng vặc sách trời chia xứ sở. Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Hay lòng yêu nước, căm thù quân giặc của Trần Quốc Tuấn, sẵn sàng hy sinh vì đất nước. “Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tứt chưa xả thịt ,lột da, ăn gan,


uống máu quân thù; dẫu có trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thân ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”[5, tr.391]. Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ. “Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời rối ren, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để phụng sự lòng tham không cùng; khoác hiệu Vân nam vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao cho khỏi tai họavề sau” [5, tr.391] Bài hịch mang đậm tính nhân văn, thể hiện tư tưởng lớn của thời đại: vận mệnh dân tộc, an nguy xã tắc do bản thân mỗi người trong cộng động quyết định.

Trong điều kiện đất nước hoà bình thì yêu nước được bộc lộ trong thơ văn thường là ý thức tự cường, tự tôn dân tộc; là niềm khát vọng xây dựng đất nước hoà bình hạnh phúc; là yêu giống nòi, tiếng nói, cảnh trí của non sông gấm vóc và yêu cả nền văn hoá của dân tộc. Yêu nước là tự hào dân tộc.

Tin tưởng, tự hào về khí thế sức mạnh của quân ta:


Câu thơ của Đỗ Pháp Thuận “Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh” [4, tr. 204] khi trả lời vua Lê Đại Hành đã chứng tỏ niềm tin vào vận mệnh đất nước. Bài Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) thể hiện sự nhìn xa trông rộng của Lý Thái Tổ về tương lai đất nước, vì Thăng Long không chỉ đẹp ở thế đất “rồng cuộn hổ ngồi” mà còn là nơi trung tâm để có thể “mưu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022