Những Thách Thức Đối Với Việc Phát Triển Thương Mại Điện Tử Ở Các Nước Đang Phát Triển


3.

Nhật Bản

94.000.000

73,8

6,7

127.288.419

99,7

4.

Ấn Độ

81.000.000

5,2

4,3

1.147.995.898

1.100,0

5.

Đức

54.932.543

66,7

3,9

82.369.548

128,9

6.

Brazil

50.000.00

26,1

3,6

191.908.598

900,0

7.

Anh

41.042.819

67,3

2,9

60.943.912

166,5

8.

Pháp

36.153.327

58,1

2,6

62.177.676

325,3

9.

Triều Tiên

34.820.000

70,7

2,5

49.232.844

82,9

10.

Ý

33.712.383

58,0

2,4

58.145.321

155,4

11.

Nga

30.000.000

21,3

2,1

140.702.094

867,7

12.

Canada

28.000.000

84,3

2,0

33.212.696

120,5

13.

Thổ Nhĩ Kỳ

26.500.000

36,9

1,9

71.892.807

1.225,0

14.

Tây Ban Nha

25.066.995

61,9

1,8

40.491.051

365,3

15.

Mexico

23.700.000

21,6

1,7

109.955.400

773,8

16.

Indonesia

20.000.000

8,4

1,4

237.512.355

900,0

17.

Việt Nam

19.323.062

22,4

1.4

86.116.559

9.561,5

18.

Argentina

16.000.000

39,3

1,1

40.677.348

540,0

19.

Úc

15.504.558

75,3

1,1

20.600.856

134,9

20.

Đài Loan

15.400.000

67,2

1,1

22.920.946

146,0

20 quốc gia đứng đầu

1.052.458.261

25,0

74,8

4.218.013.579

252,5

Các quốc gia còn lại

trên thế giới

355.266.659

14,5

25,2

2.458.106.709

468,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 6

Nguồn: Miniwatts Marketing Group (2008), Thống kê số liệu phát triển Internet Thế Giới, truy cập: 08/04/2010. <http://www.vncollect.com/su-kien-website/Thong-ke-so-lieu-phat- trien-Internet-Viet-Nam-va-The-Gioi/99/>

1.1.2. Số lượng và chất lượng các hình thức giao dịch

Với xu hướng phổ biến Internet như hiện nay và nhu cầu cần thông tin phản hồi càng nhanh càng tốt, các DN đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào các giao dịch B2B, B2C. Tính tới năm 2008, hai hình thức giao dịch này chiếm tới 95% doanh số TMĐT toàn cầu.15 Rất nhiều trung tâm giao dịch B2B, B2C đã được hình thành ở nhiều nước và các nước đang phát triển cũng không nằm ngoài xu hướng


15 UNCTAD (2009), E-commerce development Report 2008.

đó. Ta có thể kể ra đây hàng loạt ví dụ minh họa như: www.goodsmart.com.vn; www.alibaba.com; www.vnemart.com; www.megabuy.vn; www.jestar.com; v.v...

Cùng với sự gia tăng về số lượng, có thể thấy các hình thức giao dịch và chất lượng giao dịch cũng ngày một nâng cao. Ví dụ như ở VN, đã có rất nhều cửa hàng trên mạng: www.golmart.com.vn, www.vdcsieuthi.com.vn, v.v...; dịch vụ mua sách qua mạng: www.nhasachvn.com, www.tienphong-vdc.com.vn, v.v...; dịch vụ trực tuyến: www.alofun.vietnamnet.vn, www.spotlightradio.net., v.v...; sàn giao dịch trực tuyến: www.ecvn.com.vn, www.vnemart.com.vn, www.vietoffer.com, v.v...

Ở Trung Quốc, tiêu biểu nhất phải kể đến www.alibaba.com, website xúc tiến B2B thành công nhất thế giới. Alibaba được thành lập năm 1999 và hiện nay có tới hơn 5 triệu DN từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký kinh doanh. Trung tâm của Alibaba là một cơ sở dữ liệu khổng lồ, là cổng thông tin của 27 nhóm sản phẩm lớn như nông sản, dệt may, ô tô, xe máy, v.v...; hơn 700 danh mục sản phẩm con (ví dụ trong nhóm đồ chơi chia thành: búp bê, đồ chơi điện tử, đồ chơi bằng gỗ, v.v…); trong mỗi danh mục sản phẩm lại phân loại các cấp độ nhỏ hơn, chi tiết hơn về các công ty. Website này cung cấp công cụ tìm kiếm theo ngành hàng, công ty, quốc gia, loại quảng cáo, thời gian post bài, v.v… và hàng loạt các dịch vụ như free mail, dịch vụ chứng thực (trust), FAQs, hướng dẫn giao dịch, thông báo email miễn phí, tin tức (liên quan tới xuất nhập khẩu), v.v… Sự phát triển về số lượng, hình thức cũng như chất lượng đã đem lại cho Alibaba thành quả không nhỏ. Trước đây, nguồn thu chính chủ yếu đến từ quảng cáo. Từ năm 2004, nguồn thu mở rộng từ các

dịch vụ có thu phí: tín dụng DN, báo cáo xuất nhập khẩu, trung tâm thông tin về dịch vụ vận tải, v.v...16


1.1.3. Hoạt động thương mại và đầu tư vào công nghệ thông tin

Như đã đề cập ở chương 1, một trong những lợi ích của TMĐT là tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, mở rộng thị trường được thuận lợi hơn. TMĐT đã được chứng minh là một chất xúc tác trong việc nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế, đặc biệt là tại khu vực nông thôn và các nơi xa xôi hẻo lánh. Chính vì thế,


16 Mỹ Lan, Alibaba.com muốn có 1 tỷ người dung toàn cầu, truy cập: 30/04/1988.

<http://www.vinazoom.com/thuong-mai-dien-tu/kien-thuc-tmdt/alibaba.com-muon-co-1-ty-nguoi-dung-toan-cau.html>

TMĐT đang ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các Chính phủ và các DN. Bằng việc giảm bớt các khâu rườm rà trong thủ tục và chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả, Chính phủ các nước đã tạo ra điều kiện thu hút đầu tư nhiều hơn cho TMĐT.

Đơn cử như E-Perolehan – chợ điện tử an toàn và dịch vụ mua sắm điện tử trị giá 71 triệu USD của Malaysia. E-Perolehan nằm trong dự án phát triển TMĐT của Chính phủ Malaysia mua sắm hàng hóa và dịch vụ trên Internet. E-Perolehan được tài trợ dưới hình thức BOT với sự tham gia của công ty thương mại Dot.com Sdn. Công ty này cấp vốn toàn bộ cho dự án để đổi lại quyền khai thác dịch vụ độc quyền đối với các nhà cung cấp Malaysia. Các nhà cung cấp có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của họ trực tuyến một cách miễn phí, qua đó giảm được các chi phí hành chính của mình. Mặt khác, Chính phủ có thể được hưởng lợi từ việc quá trình mua sắm thuận tiện hơn. Các văn phòng chính quyền khác trên toàn đất nước sẽ có khả năng truy cập các thông tin về giá cả một cách trực tuyến. Thông qua E-

Perolehan, các chi phí giao dịch giảm từ 250 USD xuống trung bình còn 17 USD một giao dịch.17

Ở VN, Cổng TMĐT quốc gia (ECVN) chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ http://www.ecvn.gov.vn đã mở ra tầm nhìn mới với nhiều cơ hội được hình thành. ECVN do bộ Thương mại chủ trì nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng làm quen và tham gia vào phương thức kinh doanh đầy tiềm năng là TMĐT, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. ECVN hỗ trợ các DN mua bán trực tuyến trên quy mô lớn (B2B) thuận lợi và hiệu quả, góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu. Ba chức năng chính của ECVN là hỗ trợ mua bán trực tuyến; cung cấp trực tuyến các dịch vụ hỗ trợ thương mại; cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới xuất nhập khẩu.

Như vậy, với những đóng góp to lớn đối với nền kinh tế, TMĐT đang được các quốc gia trên thế giới tạo điều kiện ngày một thuận lợi hơn.


17 Caroline Freund, Diana Weinhold (2007), On the effect of the Internet on international trade, International Discussion Paper, no.693, p.28.

1.1.4. Xây dựng Chính phủ điện tử


Hiện nay, ở các nước đang phát triển, thuật ngữ CPĐT đã trở nên khá quen thuộc, bởi trên thực tế có khá nhiều nước đã xây dựng và vận hành CPĐT đạt kết quả. Điều này trước hết, bắt nguồn từ nhận thức của các Chính phủ trong việc vận dụng những thành tựu công nghệ hiện đại nhất vào việc đổi mới tổ chức và phương thức quản lý, điều hành của Chính phủ theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý xã hội; đồng thời tăng khả năng phục vụ công dân, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của xã hội dân chủ. Các hình thức giao dịch với Chính phủ gồm có: G2B (Chính phủ với DN), G2C (Chính phủ với người tiêu dùng), G2G (Chính phủ với Chính phủ).

Ở các nước đang phát triển, các giao dịch G2B bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau được trao đổi giữa Chính phủ và cộng đồng DN, bao gồm cả việc phổ biến các chính sách, biên bản ghi nhớ, các quy định và thể chế. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy xuất các thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy nộp, đăng ký kinh doanh, xin cấp phép và nộp thuế. Các dịch vụ được cung cấp thông qua các giao dịch G2B cũng hỗ trợ việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là, phát triển các DN vừa và nhỏ. Việc đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá trình chờ duyệt đối với các yêu cầu của DN vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Ví dụ trong lĩnh vực hải quan, từ 21/3/2006, VN đã triển khai Đề án Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys). Với quy trình cấp C/O điện tử đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện, eCoSys giúp DN tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực, do đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Ngoài ra, eCoSys còn góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, phục vụ công tác thống kê xuất khẩu. Những thống kê dựa trên C/O là nguồn dữ liệu quan trọng, chính xác phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thương mại và giải quyết các tranh chấp về thương mại với nước ngoài.

Bên cạnh đó, các dịch vụ G2B còn bao gồm việc mua sắm điện tử và trao đổi trực tuyến giữa Chính phủ với các nhà cung cấp để mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho Chính phủ. Một ví dụ điển hình là các website mua sắm điện tử sẽ cho phép những người sử dụng đã đăng ký và được chấp nhận có thể tìm kiếm các người mua

và người bán hàng hóa và dịch vụ. Tùy theo phương pháp, người mua hoặc người bán có thể xác định giá cả hoặc mở thầu. Việc mua sắm điện tử làm cho quá trình đấu thầu trở nên minh bạch và cho phép các DN nhỏ có thể tham gia đấu thầu đối với các dự án lớn của Chính phủ. Hệ thống này cũng giúp cho Chính phủ có thể tiết kiệm chi tiêu nhiều hơn thông qua việc cắt giảm chi phí cho người môi giới trung gian và giảm chi phí hành chính của các đại lý mua bán.

Về hình thức giao dịch G2C, bao gồm phổ biến thông tin tới công chúng, các dịch vụ công dân cơ bản như gia hạn giấy phép, cấp giấy khai sinh/ khai tử/ đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng như hỗ trợ người dân đối với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, bệnh viện, thư viện và rất nhiều dịch vụ khác. Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh người dân không những có thể tra cứu các thủ tục hành chính mà còn có thể xin cấp giấy phép qua mạng đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập văn phòng đại diện, v.v… tại địa chỉ http://www.hochiminhcity.gov.vn. Ngoài ra, người dân còn có thể tra cứu thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ một cách tự động và trực tuyến qua hệ thống “Một cửa điện tử”. Hệ thống này được chính thức triển khai vào ngày 15/12/2008 và do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh vận hành, quản lý tại địa chỉ http://motcua.ict-hcm.gov.vn. Từ lúc nhận hồ sơ tới lúc chuyển qua xử lý và cấp giấy phép đều được thực hiện trên mạng máy tính. Thông tin về tình trạng giải quyết hồ sơ được lưu giữ tự động và được đưa lên hệ thống “Một cửa điện tử”. Người dân chỉ cần nhập mã số tra cứu trên website hoặc gọi đến số 1900.545.444 để nắm được tình trạng giải quyết hồ sơ cấp phép của mình. Nhờ các thống kê minh bạch, công khai và chính xác trên hệ thống, các cấp lãnh đạo và các cơ quan chức năng có thể kiểm tra, giám sát được công tác cung cấp các dịch vụ công hiệu quả hơn.

1.2. Những thách thức đối với việc phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển

1.2.1. Sự lạc hậu về văn hóa số

Về lý thuyết, không thể phủ nhận rằng TMĐT có tiềm năng rất to lớn. Song khi nhìn nhận thực trạng phát triển CNTT và TMĐT trên thế giới, ngay cả những

chuyên gia lạc quan nhất cũng phải thừa nhận rằng chỉ có các nước phát triển như Mỹ biết cách chuyển hóa tiềm năng đó thành hiện thực. Mức độ sẵn sàng cho TMĐT (e-readiness) được đánh giá qua 3 yếu tố: mức độ phổ cập Internet, hạ tầng cơ sở CNTT và hệ thống luật pháp, trong đó yếu tố hạ tầng cơ sở CNTT là điều kiện tiên quyết. Trên thực tế, giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển tồn tại một "Hố ngăn cách số" (digital divide), hệ quả của quá trình phát triển không đồng đều. "Hố ngăn cách số" được hiểu là sự chênh lệch trong trình độ phát triển hạ tầng cơ sở CNTT, là hố chia cách giữa những người (hoặc quốc gia) có máy tính, điện thoại, khả năng truy cập Internet, và những người (hoặc quốc gia) không có; hay chính xác hơn là sự ngăn cách, tụt hậu về công nghệ số.

Mức độ tiếp cận Internet phân bố rất phiến diện giữa các khu vực trên thế giới. Mặc dù số người sử dụng Internet ở các nước đang phát triển tăng nhanh trong vài năm trở lại đây, con số này vẫn duy trì ở mức thiểu số tương đối so với các nước công nghiệp phát triển (Xem Hình 2.1). Điều này xuất phát từ thực trạng hạ tầng cơ sở CNTT ở nhiều nước đang phát triển còn lạc hậu, chi phí cao và dịch vụ nghèo nàn. Trong khi công nghệ truyền thông vệ tinh đã phát triển hàng chục năm, ở nhiều vùng trên thế giới, điện thoại và máy vi tính vẫn còn là một điều xa xỉ.

Hình 2.1. Tỉ lệ cước phí thuê bao Internet hàng tháng so với thu nhập bình quân đầu người



Uganda


Etiopia


Modambich


Senegal


Mexico


Thổ Nhĩ Kỳ


Nhật Bản


Phần Lan


Úc


Mỹ %

0 20 40 60 80 100 120

Nguồn: ForeSee Results (2008), E-commerce annual report 2008.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các nước đang phát triển không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư cho phát triển. Hơn nữa, việc ứng dụng các thành tựu khoa học CNTT của thế giới đòi hỏi các nước phải có nguồn nhân lực hiểu biết khoa học công nghệ. Lực lượng lao động ở nhiều nước đang phát triển không có được điều này. Thêm vào đó, các nước này còn đang phải đối mặt với nạn “chảy máu chất xám” (brain drain) do các chuyên gia giỏi không có điều kiện phát triển trong nước bị thu hút sang các nước có nền công nghệ tiên tiến hơn. Chính sách độc quyền nhà nước loại trừ cạnh tranh trong ngành CNTT cũng đóng góp vào tình trạng lạc hậu đó.

Nếu tình trạng lạc hậu về trình độ CNTT và ứng dụng Internet tiếp tục kéo dài, khoảng cách tụt hậu về CNTT sẽ ngày càng mở rộng vì CNTT không ngừng phát triển. Điều đó sẽ khiến cho việc tận dụng các cơ hội mở ra để phát triển bắt kịp với thế giới trở thành không tưởng.

1.2.2. Lệ thuộc công nghệ

Sự tụt hậu về CNTT tạo nên một khó khăn đối với các nước đang phát triển: lệ thuộc công nghệ vào các nước phát triển. Bản thân TMĐT tạo nên một không gian không có biên giới, nhưng không gian không có biên giới ấy lại nằm trong lòng nước Mỹ. Trên thực tế, nước Mỹ đang khống chế toàn bộ CNTT quốc tế, từ phần cứng đến phần mềm. Hệ điều hành Windows sử dụng rộng rãi trên thế giới là của Mỹ, chuẩn công nghệ Internet do Mỹ thiết lập, cả các phần mềm nghiên cứu được ứng dụng nhiều nhất cũng do các công ty Mỹ phát minh. Mỹ cũng đi đầu trong kinh tế số hóa và TMĐT, các nhà cung cấp dịch vụ Internet phổ biến nhất như AOL Time Warner, Yhaoo!, MSN, Microsofe, Excite@Home hay LycosNetwork cũng đều ở nước Mỹ.

Điểm khác biệt căn bản giữa kinh tế Mỹ và kinh tế các nước đang phát triển là trong lúc hầu hết các nước còn lại còn đang chật vật trong một nền kinh tế lạc hậu và trì trệ thì Mỹ đã vượt lên và tiến nhanh vào nền kinh tế tri thức, lấy sở hữu trí tuệ và giá trị chất xám làm nền tảng, lấy CNTT làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự khác biệt đó bộc lộ càng rõ trong TMĐT. Đó là nguyên nhân tại sao Mỹ luôn đề cao vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong đàm phán thương mại và là nước cổ vũ,

thúc đẩy TMĐT mạnh mẽ. Một khi TMĐT trở thành phương tiện chính của thương mại quốc tế thì toàn thế giới sẽ nằm trong tầm chi phối công nghệ của Mỹ. Lúc đó Mỹ sẽ giữ vai trò bán công nghệ cho các nước khác, và đổi lại, các nước khác tiếp tục sản xuất của cải vật chất phục vụ cho Mỹ. Sự lệ thuộc ấy sẽ ngày càng lớn vì công nghệ luôn đổi mới và nước Mỹ thì lại không ngừng vận động. Các nước đang phát triển vốn chậm chân, sẽ có thể mãi mãi ở tầm thấp hơn về công nghệ và khoảng cách số hóa sẽ tăng dần theo cấp số nhân.

1.2.3. Bị động trong quá trình hoạch định chính sách chung


Trong lúc các nước phát triển đưa ra hàng loạt các đề nghị về TMĐT trong các đàm phán quốc tế, các nước đang phát triển bị đặt vào tình thế bất lợi. Các nước này đối mặt với áp lực phải lập tức tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ở cấp độ quốc tế trong một lĩnh vực mà hiện tại vẫn còn chưa được định nghĩa rõ ràng, thống nhất. Hơn nữa, hầu hết các nước đang phát triển chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm chuyên môn về TMĐT, trình độ kỹ thuật công nghệ của họ còn rất hạn chế. Nhiều nước chưa lường hết tác động của TMĐT cả về mặt kinh tế hay mặt xã hội trong quá trình phát triển của mình. Như thế, họ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán và có thể sẽ phải đưa ra các cam kết mà không ý thức được đầy đủ các lợi ích và nguy cơ từ việc làm đó. Trên thực tế, thương mại điện tử đang nằm trong tay số ít các nước phát triển và các tập đoàn đa quốc gia. Thiểu số này thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật, các nguyên tắc và những vấn đề khác trong thương mại một cách có lợi nhất cho họ và hầu như không chú ý đến ảnh hưởng đối với các nước đang phát triển.

Các chính sách toàn cầu, động lực chủ yếu của thương mại quốc tế trong tương lai, được hoạch định như thế sẽ tạo nên những hình thức thống trị và phụ thuộc mới trong nền kinh tế thế giới thế kỷ 21. Vì vậy, các nước đang phát triển cần nhiều nỗ lực và cần được hỗ trợ về thông tin và kỹ thuật trong tiếp cận TMĐT một cách kỹ lưỡng ở cả cấp độ quốc gia và toàn cầu, để TMĐT trở thành công cụ thu hẹp khoảng cách phát triển, công nghệ và tri thức, hơn là làm sâu thêm hố ngăn cách, lạc hậu và bất bình đẳng giữa các nước trên thế giới.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí