Dữ Liệu Giao Dịch Của Mặt Hàng Cà Phê Việt Nam Sang Thị Trường Mỹ Năm 2008

Ở VN, chúng ta hiểu “TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại sử dụng thông điệp dữ liệu”.7 Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử”8 và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự”.9 Như vậy, về bản chất, TMĐT là hoạt động thương mại, nó chỉ khác duy nhất đối với thương mại truyền thống là nó sử dụng các phương tiện điện tử vào trong hoạt động thương mại.

Tóm lại, mặc dù trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về TMĐT nhưng nhìn chung, đều thống nhất ở quan điểm cho rằng: TMĐT là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại. Nói chính xác hơn: TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử mà nói chung ta không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Các phương tiện điện tử nói đến ở đây chính là các phương tiện kỹ thuật được sử dụng với mục đích tạo thuận tiện, hỗ trợ cho các hoạt động trong TMĐT, bao gồm: điện thoại, máy điện báo (telex) và máy fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử, mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và web. Và khái niệm thông tin không chỉ là tin tức đơn thuần mà được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải được bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm: thư từ, các file văn bản (text based file), các cơ sở dữ liệu (database), các bảng tính (spreadsheet); các hình đồ họa (graphical image), quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động (video image, avartars), âm thanh, v.v…

2. Đặc điểm của thương mại điện tử


Thực tế là TMĐT đang diễn ra trong tất cả các ngành nghề, không chỉ trong giao dịch thương mại mà còn trong cả các ngành vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, trong cả lĩnh vực đầu tư. Những ngành đó về cơ bản là khác nhau song xét về bản



7 Khoản 1, điều 3, Nghị định về hoạt động thương mại điện tử của Bộ Thương Mại.

8 Khoản 12, điều 4, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005.

9 Khoản 10, điều 4, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005.

chất, một khi các ngành này đã tham gia vào TMĐT thì đều có đặc điểm chung ở chỗ: Các hoạt động thể hiện sự tham gia vào TMĐT đều được tiến hành trên các mạng và thông qua các phương tiện điện tử (truyền dữ liệu, ký kết hợp đồng qua mạng, khai thông tin, v.v…); Để tham gia vào TMĐT đều cần có thiết bị phần cứng, phần mềm và kết nối mạng; Các hoạt động giao dịch đều dựa trên nền tảng truyền thống, không còn gặp trở ngại về rào cản địa lý; Mọi giao dịch (kể cả thanh toán) đều diễn ra trên mạng ảo (mạng Internet), chỉ có hành động giao hàng là không thực hiện trên mạng và phạm vi giao hàng là phạm vi rộng lớn mang tầm khu vực và thế giới chứ không còn bó hẹp trong một tỉnh hoặc một nước như kiểu truyền thống nữa; Đặc biệt, tất cả các DN hoặc cá nhân khi tham gia TMĐT đều chịu phụ thuộc vào sự phát triển của CNTT.

So với thương mại truyền thống, TMĐT có những đặc điểm khác biệt như

sau:


+ Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.

+ Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.

+ Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.

+ Các bên tham gia giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước.

2.1. Hàng hóa trong thương mại điện tử


Nếu hiểu TMĐT là một loại hình thương mại có sự trợ giúp của CNTT đặc biệt là mạng Internet thì ngoài các hàng hóa và dịch vụ trong các giao dịch truyền thống, trong TMĐT còn có các hàng hóa đặc thù của mình đó là hàng hóa và dịch

vụ số (digital goods and services). Hàng hóa và dịch vụ số là những hàng hóa và dịch vụ có thể phân phối qua cơ sở hạ tầng thông tin nằm trong 5 mức độ hàng hóa khác nhau như sau:

Hình 1.1. Hàng hóa và dịch vụ số


WISDOM

KNOWLEDGE

ANALYTIC

INFORMATION

DATA

Nguồn: Nguyễn Mạnh Tuân, Võ Văn Huy (2007), Bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin trong hệ thống thông tin, Tạp chí Phát triển KH&CNTT, tập 10, số 08, tr.21.

Trong đó, Data (dữ liệu) là những dữ liệu được tập hợp xử lý và tích lũy một số lượng lớn về con người, địa điểm, các giao dịch, quan điểm hoặc sự kiện mà có thể phân tích một cách dễ dàng. Khi nhiều giao dịch được thực hiện và cơ sở dữ liệu ngày càng phong phú và nhiều thêm thì cần có một tiêu chí có ý nghĩa để phân chia, phân loại các dữ liệu này. Các dữ liệu bao gồm các số liệu thống kê, các thông tin, các loại phần mềm. Ví dụ như dữ liệu về giá, số lượng, ngày thực hiện của một giao dịch đơn lẻ nào đó hay một bài hát, một bài báo đơn lẻ cũng có thể trở thành một thứ hàng hóa trong giao dịch TMĐT (Xem Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Dữ liệu giao dịch của mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2008


Mặt hàng

Số

lượng (tấn)

Giá (USD/tấn)

Số đăng ký

Mã số người mua

Mã thẻ thanh toán Club Card

Cà phê

8.870

1.128,31

001

213

1209

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 3

Nguồn: Phạm Nguyên Phương (2009), Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, Trường đại học An Giang, tr.34.

Việc tập hợp, tích lũy các dữ liệu thành các nội dung có ý nghĩa đem lại cho chúng ta Information (thông tin). Ví dụ như một bảng tập hợp các dữ liệu về nhiều mặt hàng trong một giao dịch nào đó. Tương tự như vậy, một nhóm các bài hát, âm thanh, hình ảnh cũng có thể trở thành hàng hóa (Xem Bảng 1.2).

Bảng 1.2. Thông tin giao dịch của một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2008

Mặt hàng

Số lượng

(tấn)

Giá

(USD/tấn)

Trị giá (USD)

Cà phê

8.870

1.128,31

10.008.127

Hạt tiêu

2.095

3795,17

7.929.946

Cao su

2.363

359,47

849.425

Nguồn: Phạm Nguyên Phương (2009), Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, Trường đại học An Giang, tr.34.

Trong lúc kết hợp các dữ liệu và làm cho các dữ liệu trở thành thông tin thực sự có ý nghĩa thì việc phân chia hoặc kết hợp các thông tin lại chính là làm tăng thêm giá trị của thông tin đó. Ví dụ như: Xử lý số liệu trên mạng có thể đem lại cho người sử dụng khả năng phân tích thông tin và thẩm định các mối quan hệ, các xu hướng và quy tắc, nhất là khi phân tích tổng hợp thông tin theo từng giai đoạn. Khi đó, thông tin đã phát triển lên thành Analytic (thông tin được phân tích). Ví dụ: các chứng từ, văn bản, sách, v.v… (Xem Bảng 1.3).

Bảng 1.3. Thông tin được phân tích về giao dịch của một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2008

Mặt hàng

Kỳ 1

Kỳ 2

So sánh

SL (tấn)

Giá trị

(USD)

SL (tấn)

Giá trị

(USD)

± SL

(tấn)

± Giá tr

(USD)

Cà phê

8.870

10.008.127

46.700

29.775.000

37.830

19.766.873

Hạt tiêu

2.095

7.929.946

4.581

20.362.690

2.486

12.432.744

Cao su

2.363

849.425

5.800

3.424.690

3.437

2.575.265

Nguồn: Phạm Nguyên Phương (2009), Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, Trường đại học An Giang, tr.34.

2.2. Đối tượng tham gia thương mại điện tử

Trong các hình thức thương mại truyền thống, các đối tượng tham gia bao gồm các cá nhân, DN, tập đoàn, Chính phủ, v.v…Với TMĐT cũng vậy, tuy nhiên, khác với các đối tượng trong thương mại truyền thống, đó là các đối tượng đều nhận thức được vai trò của Internet và phương tiện kỹ thuật trong TMĐT.

+ Doanh nghiệp:

Đầu tiên phải nói đến các DN, DN ở đây bao gồm các công ty, tổ chức có tư cách pháp nhân, họ chính là đối tượng tham gia quan trọng nhất của TMĐT bởi vì DN mới có nhu cầu bán hàng hóa dịch vụ và tìm kiếm thông tin với quy mô lớn hơn và thường xuyên hơn là các giao dịch cá nhân nhỏ lẻ, mang tính tự phát và nhất thời. Khác với người tiêu dùng khi tham gia giao dịch là để phục vụ nhu cầu cá nhân thì DN lại tham gia giao dịch để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, họ luôn cần phải quảng cáo và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới người tiêu dùng và đối tác. Sự tiến bộ của CNTT đã mang lại cho các DN thêm nhiều cơ hội để quảng bá chính mình qua website cá nhân, qua “chợ ảo”, qua các trang web khác.

+ Chính phủ:

TMĐT muốn phát triển được thì nó phải được sự chấp thuận, sự hậu thuẫn của một hệ thống quản lý và công nghệ toàn cầu. Vì vậy, Chính phủ có vai trò dỡ bỏ các rào cản về công nghệ và pháp lý để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển. Chính phủ ở đây phải bao gồm cả các cơ quan thuộc Chính phủ.

Về mặt công nghệ, Internet là cơ sở của TMĐT nên chính nhờ có sự phát triển của CNTT mà TMĐT ra đời. TMĐT có phát triển được hay không phụ thuộc phần lớn vào sự tiến bộ của CNTT. Chính phủ tham gia vào TMĐT vừa với tư cách trung gian (tạo nền tảng cơ sở hạ tầng CNTT), vừa với tư cách trực tiếp (tham gia giao dịch G2B, G2G, G2C được đề cập ở phần sau).

+ Người tiêu dùng:

Mục đích cuối cùng của các DN là bán được các sản phẩm dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng để thu lợi nhuận. Người tiêu dùng chính là động cơ cốt lõi thúc đẩy TMĐT phát triển, góp phần giúp DN quyết định xem nên lựa chọn lĩnh vực nào, phát triển mặt hàng nào, có nên đi sâu sử dụng TMĐT không, v.v…

2.3. Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử

Có nhiều tiêu chí để phân loại các hình thức giao dịch của TMĐT, nhưng phương thức phổ biến là phân loại dựa vào các chủ thể tham gia TMĐT. Dựa vào phương thức này, người ta chia TMĐT theo các loại sau:

Người tiêu dùng

C2C (Consumer to Comsumer): Người tiêu dùng với người tiêu dùng. C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng với doanh nghiệp.

C2G (Consumer to Government): Người tiêu dùng với Chính phủ.

Doanh nghiệp

B2C (Business to Consumer): Doanh nghiệp với người tiêu dùng. B2B (Business to Business): Doanh nghiệp với doanh nghiệp.

B2G (Business to Government): Doanh nghiệp với Chính phủ. B2E (Business to Employee): Doanh nghiệp với người lao động.

Chính phủ

G2C (Government to Consumer): Chính phủ với người tiêu dùng. G2B (Government to Business): Chính phủ với doanh nghiệp.

G2G (Government to Government): Chính phủ với Chính phủ.

3. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thương mại điện tử

Theo định nghĩa trên, các phương tiện kỹ thuật của TMĐT có thể chia làm 6 loại gồm điện thoại, máy fax, truyền hình, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử, mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và web.

+ Điện thoại: là một phương tiện phổ thông để sử dụng và thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên ngày càng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, trên quan điểm kinh doanh, công cụ điện thoại chỉ chuyển tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối cùng vẫn phải thực hiện trên giấy tờ. Ngoài ra, chi phí giao dịch điện thoại rất cao, đặc biệt là với giao dịch đường dài.

+ Máy fax: có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Nhưng máy fax không thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều và chi phí sử dụng còn cao.

+ Truyền hình: đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hóa, ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ xem quảng cáo và đã có một số dịch vụ được cung cấp qua truyền hình. Song truyền hình chỉ là công cụ viễn thông “một chiều”, qua truyền hình khách hàng không thể có được các chào hàng, không thể đàm phán với người bán hay người cung cấp về các điều khoản, thủ tục mua bán cụ thể. Khi máy thu hình cùng tham gia kết nối với máy tính điện tử thì công dụng của nó sẽ được mở rộng hơn.

+ Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: là công cụ không thể thiếu trong TMĐT. Thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, thanh toán điện tử sử dụng rộng rãi hình thức rút tiền tự động, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ thông minh, thẻ từ, v.v…

+ Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn bộ thông tin và các hình thức liên lạc giữa các máy tính điện tử trong một cơ quan, xí nghiệp, công ty. Theo nghĩa hẹp, đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau – gọi là mạng nội bộ (LAN), hoặc nối kết máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn – gọi là mạng diện rộng (WAN). Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau tạo thành liên mạng nội bộ – có thể gọi là “mạng ngoại bộ” (EXTRANET).

+ Internet và web: Internet và web là phương tiện truyền dẫn đa chức năng với khả năng chuyển tải kết hợp nhiều loại dữ liệu khác nhau từ văn bản, âm thanh đến hình ảnh, đồng thời có khả năng kết hợp với nhiều phương tiện khác nhau. Internet cũng mở rộng phạm vi của TMĐT đến những lĩnh vực trước đây bị giới hạn bởi khoảng cách không gian như y tế, giáo dục, kế toán, v.v… Ví dụ như ta có thể lấy bằng cử nhân hay master do các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới cấp mà không phải ra nước ngoài bằng cách ghi danh vào các khóa học trên mạng.

Internet và web đã tạo ra bước phát triển mới của ngành truyền thông, chuyển từ thế giới “một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “một mạng, nhiều dịch vụ” và đã trở thành công cụ quan trọng nhất của TMĐT. Có thể thấy, mặc dù TMĐT đã tồn tại trước khi Internet ra đời nhưng sự xuất hiện của Internet và web là một bước ngoặt bởi lẽ thương mại đang trong tiến trình toàn cầu hóa và hiệu quả

hóa. Hai xu hướng đó đòi hỏi phải áp dụng Internet và web như các phương tiện đã được quốc tế hóa cao độ và có hiệu quả sử dụng cao. Chính bước ngoặt này đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Trên thực tế, người ta đã và đang nghiên cứu kết hợp các phương tiện thương mại truyền thống với Internet. Bài khóa luận vì vậy tập trung vào TMĐT sử dụng Internet như một công cụ chủ yếu.‌

II. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử

1. Lợi ích của thương mại điện tử

Trong thương mại quốc tế hiện nay, TMĐT ngày càng đóng vai trò quan trọng vì đó là phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, cung cấp thông tin cập nhật nhất, tận dụng được tối đa các nguồn lực và đem lại sự tiện dụng nhất cho các bên tham gia. Việc gắn kết CNTT với công việc kinh doanh TMĐT khiến cho TMĐT phát huy được lợi ích vô cùng to lớn của nó, giúp người tham gia TMĐT nhanh chóng tiếp cận được những thông tin phong phú về thị trường, đối tác, đối tượng, giảm chi phí trong kinh doanh, rút ngắn chu kỳ sản xuất. Từ đó, TMĐT giúp các nền kinh tế hoạt động và phát triển mau lẹ hơn gấp nhiều lần. Dưới đây là những lợi ích to lón mà TMĐT đem lại cho các DN, người tiêu dùng và xã hội:

1.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp

1.1.1. Mở rộng thị trường

Với Internet, DN có thể kinh doanh hỗn hợp các loại mặt hàng khác nhau. Không giống như hình thức bán hàng truyền thống, rất khó để dựng nên một cửa hàng tạp hóa với rất nhiều loại hình sản phẩm khác nhau. Điều đó đòi hỏi một số vốn lớn và đáng kể cả về sức người và sức của. Những yếu tố đó sẽ khiến giá sản phẩm tăng lên. Nhưng điều đó lại không hề xảy ra với một cửa hàng ảo, một cửa hàng trên Internet. Ở đây, các hàng hóa được bày biện không hề tốn diện tích về không gian, đơn giản đó chỉ là những hình ảnh được sao chụp hoặc được mô tả trên trang web của cửa hàng. Như vậy, với một người bán, nếu trước đây họ chỉ có thể chủ động trong cung cấp một lượng nhất định sản phẩm thì nay, họ hoàn toàn có thể cung cấp lượng sản phẩm lớn hơn nhiều, cả về chủng loại và số lượng. Như vậy, với ưu thế đa dạng hóa sản phẩm, TMĐT giúp các nhà cung cấp có thể mở thêm thị trường và phạm vi khách hàng. Đây chính là một trong những ưu thế để thành công.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022