Lợi Ích Của Thương Mại Điện Tử Đối Với Xã Hội

1.3. Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội

1.3.1. Thúc đẩy nền công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa

TMĐT phát triển dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại. Do vậy, phát triển TMĐT sẽ tạo nên những nhu cầu đầu tư mới và phát triển CNTT. Ở VN, cùng với sự phát triển của TMĐT, CNTT những năm qua đã có được mức tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2008 đạt 23% (tương đương 5,22 tỷ USD), năm 2009 ước tính còn số này đạt trên 20% (tương đương 6,26 tỷ USD). Trong đó, doanh thu ngành công nghiệp điện tử, phần cứng đạt 4,68 tỷ USD, tăng 14%; công nghiệp phần mềm đạt 880 triệu USD, tăng 30%; công nghiệp nội dung số và dịch vụ trực tuyến đạt 700 triệu USD, tăng 58%. Hiện tại, VN cũng đang xây dựng chiến lược tăng tốc để sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT, phấn đấu đưa tổng doanh thu lĩnh vực CNTT lên chiếm 20-30% trong GDP vào năm 2020.12

Với đà này, các nhà nghiên cứu dự đoán, các nền kinh tế đang phát triển sẽ dần tiến tới “nền kinh tế số hóa” hay còn gọi là “nền kinh tế mới” lấy tri thức và thông tin làm nền tảng phát triển. Đây là khía cạnh mang tính chiến lược đối với các nước đang phát triển vì nó đem lại cả nguy cơ tụt hậu lẫn cơ hội tạo “bước nhảy vọt” bắt kịp xu thế phát triển của nhân loại trong một thời gian ngắn hơn nhiều.

1.3.2. Nâng cao nhận thức của xã hội về công nghệ thông tin

Các kế hoạch mở rộng thị trường đều giúp cho DN và người tiêu dùng tiếp cận nhanh với TMĐT để có một phương thức kinh doanh và mua bán mới, hiện đại, hỗ trợ, xúc tiến các hoạt động giao thương của DN được thuận lợi và dễ dàng hơn, tạo động lực thúc đẩy, nâng cao nhận thức về mua bán quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế. Từ biết Internet, đến dùng Internet là cả một bước tiến trong nhận thức, trong thói quen sống của con người. Thông qua việc truy cập vào các trang web mua hàng, người tiêu dùng sẽ biết đến các lợi ích của nó, từ đó nảy sinh nhu cầu mua hàng qua mạng, và như vậy, TMĐT bắt đầu định hình và phát triển theo mức tăng nhận thức của xã hội về CNTT.


12 Cục Ứng dụng CNTT (2009), Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin năm 2008 - 2009.

1.3.3. Tăng cường lợi ích cho xã hội thông qua việc phát triển Chính phủ điện tử Internet ra đời đã làm thay đổi nhiều hình thái hoạt động của con người,

đồng thời thúc đẩy việc phổ cập và thâm nhập của tri thức vào các hoạt động trên toàn thế giới. Về mặt điều hành Nhà nước (hay còn gọi là về mặt cầm quyền), người ta thường nói đến CPĐT, vì đó là môi trường bảo đảm cho sự thành công của TMĐT và nền kinh tế số hóa. CPĐT được hiểu là “việc ứng dụng công nghệ thông tin để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương đến địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước”13.

CPĐT ra đời với mục đích cải tiến và cung cấp các dịch vụ Chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân. Quan trọng hơn nữa, CPĐT còn đặt ra mục tiêu tăng cường năng lực của Chính phủ theo hướng quản lý, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển.

Điểm chủ yếu của CPĐT là xây dựng chiến lược dài hạn, có phạm vi sâu rộng nhằm liên tục cải tiến các hoạt động với mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của người dân thông qua việc thay đổi các hoạt động như quản lý cán bộ, công nghệ và quy trình công việc.

Do vậy, CPĐT còn mang lại lợi ích là cung cấp hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân, DN, các cơ quan và nhân viên Chính phủ. Đối với người dân và DN, CPĐT là sự đơn giản hóa các thủ tục và tăng tính hiệu quả của quá trình phê duyệt. Đối với các cơ quan và nhân viên Chính phủ, CPĐT là sự hỗ trợ hợp tác giữa các cơ quan nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời.

2. Hạn chế của thương mại điện tử

Bên cạnh những lợi ích to lớn mà TMĐT đem lại cho tổ chức, cá nhân và xã hội thì TMĐT cũng có những hạn chế, thách thức đối với các DN khi tham gia

13 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Chính phủ điện tử, truy cập: 03/04/2010.

<http://vi.wikipedia.org/wiki/chính_phủ_điện_tử>

TMĐT. Đó là sự thay đổi môi trường kinh doanh, vấn đề công nghệ, pháp luật, nguy cơ ăn cắp bản quyền và các chính sách của Chính phủ, sự cạnh tranh lớn hơn và dĩ nhiên là cả chi phí cho việc trang bị công nghệ. Dưới đây chỉ là một vài trong số các hạn chế của TMĐT:

2.1. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh

Giống như thương mại truyền thống, TMĐT cũng chịu tác động của môi trường kinh tế trong và ngoài nước, như tình hình phát triển quốc gia, các chính sách về kinh tế, tài chính, hoặc môi trường pháp luật, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, TMĐT còn phải chịu thêm tác động rất lớn bởi sự thay đổi công nghệ. Sở dĩ như vậy bởi trong TMĐT, người mua và người bán không gặp gỡ trực tiếp mà thông qua mạng máy tính. Môi trường kinh doanh điện tử tạo nên bởi các yếu tố công nghệ nên nó không ngừng thay đổi theo sự thay đổi của công nghệ. Tham gia TMĐT đòi hỏi con người phải có trình độ, hiểu biết về sử dụng và làm chủ mà điều này vốn không hề dễ dàng.

2.2. Chi phí đầu tư cao cho công nghệ

TMĐT phụ thuộc vào mạng viễn thông và công nghệ. Công nghệ càng phát triển, TMĐT càng có cơ hội phát triển, tạo ra những dịch vụ mới, nhưng cũng nảy sinh vấn đề là làm tăng chi phí đầu tư công nghệ. Nếu trước đây, TMĐT chỉ mang tính chất giao dịch thông qua dạng chữ thì ngày nay có thể giao dịch bằng tiếng nói

– voicechat (rẻ hơn điện thoại rất nhiều). Nhưng chi phí cho một thiết bị như vậy không phải là nhỏ. Thực tế ở VN, các DN vừa và nhỏ phải vượt qua nhiều rào cản để có thể ứng dụng CNTT như: chi phí CNTT cao (42%), thiếu sự tương ứng giữa cung cầu CNTT (38%), thiếu đối tác, khách hàng và nhà cung ứng (41%), v.v...14 Với tỷ lệ chi phí đầu tư cao như vậy, rất ít DN dám đầu tư toàn diện, mà nếu có mong muốn đầu tư thì khó theo được đến nơi đến chốn, vì ngoài chi phí đó ra, DN phải chi rất nhiều chi phí khác. Hơn nữa, công nghệ thay đổi nhanh chóng cùng với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho người sử dụng phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức sử dụng công nghệ hiện đại.

14 The Newspaper and the Economist group (2008), Readiness for the Networked World. A guide for Developing Countries, The economist, no.7, p.35.

2.3. Khung pháp lý chưa hoàn thiện‌

Tại Phiên họp thứ 29 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (12/1996), Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã thông qua “Luật mẫu về Thương mại điện tử”, tạo điều kiện giúp đỡ các quốc gia trên thế giới hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình trong lĩnh vực TMĐT. Tuy nhiên, để TMĐT có thể phát triển một cách toàn diện, các quốc gia còn cần bổ sung rất nhiều các văn bản luật hướng dẫn, quy định cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Hiện nay, chỉ một số nước phát triển như Mỹ, Nhật, Úc, v.v… mới có các quy định chặt chẽ về pháp lý giao dịch điện tử, còn hầu hết các nước đang phát triển thì vẫn chưa có những văn bản pháp luật quy định cụ thể, cũng như quy định bảo vệ cho người tiêu dùng khi mua bán trên mạng; và nếu có thì cũng chưa hoàn toàn chặt chẽ, đầy đủ, còn nhiều bất cập. Chính vì vậy các công ty, các tổ chức không thực sự yên tâm về sự bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vào TMĐT. Đây là những vấn đề cần giải quyết của toàn thế giới mà nếu không nó sẽ cản trở TMĐT phát triển.

III. Một số điều kiện phát triển thương mại điện tử

1. Hạ tầng cơ sở về công nghệ

TMĐT là hệ quả của sự phát triển kỹ thuật số hóa, của CNTT. Thế nên, chỉ khi đã có hạ tầng cơ sở CNTT thì mới hi vọng tiến hành TMĐT thực sự với nội dung và hiệu quả đích thực. Hạ tầng cơ sở công nghệ ấy tính từ các hệ thống chuẩn của DN, của nhà nước và sự liên kết của các hệ thống chuẩn ấy với tiêu chuẩn quốc tế, tới kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng và không chỉ của riêng từng DN mà phải là một hệ thống quốc gia với tư cách như một phân hệ của hệ thống CNTT khu vực và toàn cầu, v.v… Hệ thống ấy đòi hỏi phải ngày càng phổ biến và thuận tiện để mỗi cá nhân có thể tiếp cận nó ngày càng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thêm nữa, hạ tầng cơ sở CNTT chỉ có thể hoạt động đáng tin cậy trên nền tảng của một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định và với mức giá hợp lý.

2. Hạ tầng cơ sở về nhân lực

Nhân lực cho TMĐT bao gồm hầu hết mọi thành viên trong xã hội hiện đại, từ người tiêu thụ đến người sản xuất và phân phối, tới cơ quan Chính phủ và tất cả

những ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ và phát triển. Áp dụng TMĐT tất yếu làm nảy sinh yêu cầu cần có những người biết tạo ra TMĐT – đó chính là các chuyên gia CNTT và một cộng đồng người biết sử dụng và khai thác TMĐT.

+ Các chuyên gia CNTT: Để tham gia TMĐT cần có một đội ngũ các chuyên gia tin học mạnh về lực lượng, chất về trí tuệ và năng lực. Họ cần không ngừng tìm tòi nghiên cứu phát triển CNTT để phục vụ cho nền kinh tế số hóa nói chung và TMĐT nói riêng. Bên cạnh đó là sự cần thiết về khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được yêu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hóa, tránh bị động hoàn toàn vào nước khác. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng đối với các nước đang phát triển khi muốn giảm dần sự lệ thuộc vào các nước phát triển.

+ Cộng đồng dân chúng đông đảo: quen thuộc và có khả năng thành thạo các hoạt động trên mạng. Để đạt được đến phạm vi cộng đồng thì không cần đến vài thế hệ mà chỉ cần tính theo thập kỷ, trong đó sự góp công đắc lực chính là sự hậu thuẫn của cơ sở pháp lý và sự phát triển của CNTT trên nền cơ sở vật chất tiên tiến.

Ngoài ra, nếu sử dụng Internet hoặc web thì một yêu cầu tự nhiên nữa của kinh doanh trực tuyến là tất cả những người tham gia đều phải có trình độ ngoại ngữ nhất định (chủ yếu là tiếng Anh). Đòi hỏi này của TMĐT sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo.

3. Vấn đề bảo mật, an toàn

Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi số liệu đều ở dạng số hóa đặt ra các yêu cầu về tính bảo mật, an toàn. Mất tiền, lừa đảo, lấy trộm hoặc làm thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v… là các rủi ro ngày càng lớn không chỉ đối với người kinh doanh mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị các tin tặc (hacker) xâm nhập. Gần đây người ta đã chứng kiến các vụ hacker lấy trộm các số tài khoản để lấy tiền ở các ngân hàng lớn trên thế giới, hay các virus được tạo ra phá hoại hàng loạt các kho thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức, gây ngưng trệ cho cả hệ thống thông tin toàn cầu; hoặc có nhiều tổ chức cực đoan sử dụng Internet như phương tiện phổ biến tư tưởng phát xít và kêu gọi chiến tranh, v.v… Thiệt hại từ những hoạt động phá hoại đó không chỉ tính bằng tiền. Do đó, cần phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên

cơ sở kỹ thuật mã hóa (encryption) hiện đại và một cơ chế an ninh hữu hiệu. Ngoài ra, vấn đề bảo vệ bí mật riêng tư cũng cần được quan tâm.‌

4. Hệ thống thanh toán tài chính tự động


Một khi chưa có hệ thống thanh toán tự động thì chỉ có thể ứng dụng được phần trao đổi thông tin và buôn bán vẫn phải kết thúc bằng hình thức truyền thống là trả tiền trực tiếp hoặc bằng các phương tiện thanh toán truyền thống. Khi ấy, hiệu quả của TMĐT sẽ bị giảm thấp và có thể doanh số thường không đủ để bù đắp các chi phí trang bị công nghệ đã bỏ ra.

Hệ thống thanh toán tài chính đi liền với mã hóa toàn bộ hay đánh số sản phẩm là vấn đề không chỉ có tính quốc gia mà còn có tính quốc tế, trên cơ sở của các chuẩn và định chế EANI (European Article Numbering International) và Uniform Code Council, thể hiện dưới dạng các mã vạch (bar code). Theo đó, tất cả các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đều được mã hóa, đánh số bằng một số có 13 chữ số và tất cả các công ty đều có địa chỉ của mình bằng một mã có từ 100 đến 100.000 con số (Mã vạch dùng để biểu diễn con số, một máy quét dùng tế bào quang điện sẽ nhận dạng các vạch này biến đổi thành con số và tự động nhập vào máy tính để tính toán tự động). Chúng ta có thể nhìn thấy hình thức quản lý sản phẩm này trong siêu thị hoặc thư viện.

5. Vấn đề liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ


Do chất xám của con người ngày càng chiếm giá trị cao trong sản phẩm, bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ trở thành bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trong TMĐT vì thế nổi lên vấn đề đăng ký tên miền (domain name), bảo vệ sở hữu chất xám và bản quyền của các thông tin (hình thức quảng cáo, nhãn hiệu thương mại, cấu trúc cơ sở dữ liệu, các nội dung truyền gửi), v.v… ở các khía cạnh phức tạp hơn nhiều. Một trong các khía cạnh đó là mâu thuẫn giữa tính phi biên giới của không gian TMĐT và tính chất quốc gia của quyền sở hữu trí tuệ.

6. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng

Mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng quyết định trực tiếp sự thành bại trong kinh doanh. Do đó, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ngày càng được đề cao trong

thương mại. Vì quy cách phẩm chất hàng hóa và các thông tin có liên quan trong TMĐT đều ở dạng số hóa nên người mua chịu rủi ro lớn hơn so với giao dịch theo phương thức truyền thống. Để giải quyết vấn đề đó, cần phải thiết lập một cơ chế trung gian để đảm bảo chất lượng nhằm mục đích tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nhất là ở những nước mà tập quán mua hàng “sờ tận tay, thấy tận mắt” vẫn còn phổ biến. Một trong các giải pháp cho vấn đề này là xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại quốc tế thống nhất cho các giao dịch TMĐT.

7. Hành lang pháp lý

TMĐT là hoạt động thương mại có quy mô toàn cầu, vì vậy, hàng loạt quy định về luật pháp quốc tế và quốc gia về lĩnh vực này phải được đáp ứng. Những nội dung chính của hành lang pháp lý này là quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ, quy định về những điều cấm và được phép thay đổi theo quốc gia, quy định về sở hữu công nghiệp, bản quyền chế tạo, luật về chữ ký điện tử, luật giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng kinh tế điện tử, v.v…

CHƯƠNG II: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM‌‌


I. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển

1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển

1.1. Những thành tựu mà các nước đang phát triển đã đạt được trong thương mại điện tử

1.1.1. Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử

Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, các nước trên thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng đều nhận thức được trong hệ thống xương sống của một nền kinh tế thì phần cứng chính là công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs). Các nước đều có chiến lược lâu dài đầu tư vào ICTs. Theo “Thống kê trình độ phát triển ICTs thế giới” của tổ chức nghiên cứu thị trường Internet Miniwatts Marketing Group, 2008, ước tính giá trị hàng hoá xuất khẩu ICTs đã tăng từ 813 tỷ USD đến 1730 tỷ USD từ năm 1998 đến năm 2007, chiếm 13% hàng hóa thương mại. Sự gia tăng này có được gần như hoàn toàn nhờ vào sự phát triển ICTs của các nước nước đang phát triển châu Á. Vào cuối năm 2008, ước tính có 1,4 tỷ người sử dụng Internet trên toàn thế giới; trong đó, các nước đang phát triển chiếm ½ con số này. Một số nước có tỷ lệ dân sử dụng Internet cao như Trung Quốc: 238 triệu người, Ấn Độ: 81 triệu người, v.v… (Xem Bảng 2.1).

Bảng 2.1. 20 quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất



STT


Quốc gia


Số người sử dụng

Số dân số sử dụng (%)

Số người dùng thế giới

(%)


Dân số 2008 (ước tính)

Tăng trưởng (2000 -

2008)

(%)

1.

Mỹ

218.302.574

71,9

15,5

303.824,646

128,9

2.

Trung Quốc

238.000.000

15,8

14,9

1.330.044.605

833,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 5

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí