Mức Độ Sử Dụng Máy Tính Trong Doanh Nghiệp Việt Nam

DN có từ 11 đến 20 máy tính và khoảng 23% DN có trên 20 máy tính. Như vậy, 99,9% DN đã có máy tính, đáp ứng cơ bản điều kiện tiên quyết để ứng dụng TMĐT (Xem Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Mức độ sử dụng máy tính trong doanh nghiệp Việt Nam


Đơn vị: %


Số lượng máy tính

2006

2007

2008

0 máy

0,1

0,3

0,1

Từ 1-10 máy

67,0

54,8

56,9

Từ 11-20 máy

15,4

17,9

20,1

Từ 21-50 máy

12,3

16,1

16,0

Từ 51-100 máy

3,0

7,6

5,1

Từ 101-200 máy

1,6

2,7

2,0

Trên 200 máy

0,7

0,7

0,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguồn: Bộ Công Thương (2009), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008.


+ Điều kiện về nhân lực:

Hình 2.2. Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc trong doanh nghiệp Việt Nam

Nguồn Bộ Công Thương 2009 Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008 Để 1


Nguồn: Bộ Công Thương (2009), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008.


Để ứng dụng TMĐT nói chung và sử dụng hợp đồng điện tử trong giao dịch của các DN nói riêng, vấn đề mấu chốt không chỉ nằm ở việc trang bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật mà còn phụ thuộc trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc hàng ngày cũng

là yếu tố phản ánh mức độ sẵn sàng ứng dụng giao dịch điện tử và hợp đồng điện tử trong thời gian tới. Theo kết quả điều tra năm 2008, 49,7% DN tham gia điều tra có tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên trong công việc đạt từ 70% trở lên; 73,4% DN có tỷ lệ này cao hơn 40%. Chỉ còn 6,1% DN có tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc dưới 10%, giảm đi đáng kể so với tỷ lệ 9,4% của năm 2007 (Xem Hình 2.2).

+ Điều kiện về kết nối mạng Internet:

Kết quả điều tra cho thấy, đến năm 2008, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của DN và phát triển về cả số lượng và chất lượng. 99% DN đã kết nối Internet, trong đó 98% DN sử dụng các dịch vụ Internet tốc độ cao là ADSL và đường truyền riêng (Xem Bảng 2.4). Mục đích sử dụng Internet của DN tập trung vào tìm kiếm thông tin, trao đổi với đối tác qua thư điện tử và truyền gửi file dữ liệu.

Bảng 2.4. Điều kiện về kết nối mạng Internet trong doanh nghiệp Việt Nam


Đơn vị: %



2004

2005

2006

2007

2008

Chưa kết nối

17

11

8

3

1

Quay số

28

18

5

2

1

Đường truyền riêng

10

7

5

4

6

ADSL

45

64

82

91

92

Nguồn: Bộ Công Thương (2009), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008.

Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại hai trở ngại rất lớn đối với việc sử dụng Internet của DN. Trở ngại lớn nhất là vấn đề an toàn và bảo mật đã tồn tại nhiều năm nay. Trở ngại thứ hai là chất lượng dịch vụ đường truyền vẫn chưa đảm bảo gây khó khăn cho DN trong công việc kinh doanh.

1.2.2. Tình hình triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam

Từ năm 2006, với sự hoàn thiện khung pháp lý, TMĐT VN đã có những tiến bộ mạnh mẽ, đặc biệt là thay đổi phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp.

+ Mức độ ứng dụng các phương tiện điện tử nói chung:


Với những điều kiện cơ bản nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung đã bắt đầu triển khai giao dịch điện tử và ký kết hợp đồng điện tử. Ngoài những giao dịch điện tử cơ bản như tìm kiếm thông tin, trao đổi thư điện tử, các tiện ích khác của Internet cũng được các doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả (Xem Bảng 2.5).

Bảng 2.5. Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp Việt Nam


Đơn vị: %


Mục đích sử dụng Internet

2006

2007

2008

Tìm kiếm kho

82,79

89,5

89,8

Giao dịch bằng thư điện tử

64,3

80,3

81,6

Truyền và nhận file dữ liệu

62,8

68,3

71,0

Duy trì và cập nhật website

40,9

36,7

38.0

Thanh toán trực tuyến

3,2

4,8

3,5

Nguồn: Bộ Công Thương (2009), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008.

Các giao dịch điện tử ngày càng đa dạng và mức độ phát triển khá cao. Thư điện tử đang dần dần thay thế điện thoại và fax trong các giao dịch TMĐT, 68% DN đã nhận đơn đặt hàng bằng thư điện tử (tăng 3,2% so với 64,8% của năm 2007) (Xem Bảng 2.6).

Bảng 2.6. Các phương thức nhận đơn đặt hàng điện tử của doanh nghiệp Việt Nam

Đơn vị: %


Năm

Website

Thư điện tử

Fax

Điện thoại

2006

22,2

59,4

69,2

64,6

2007

24,4

64,8

63,7

64,6

2008

18,6

68,0

73,6

74,3

Nguồn: Bộ Công Thương (2009), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008.

+ Xây dựng và sử dụng website:

Đến cuối năm 2008, tỷ lệ DN có website là 45,3%; số DN có kế hoạch xây dựng website là 4,1% và số DN chưa có website là 50,6%. Tỷ lệ này cho thấy các DN đã thực sự bước vào giai đoạn triển khai TMĐT để cải tiến phương thức kinh doanh của mình (Xem Hình 2.3).

Hình 2.3. Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có website qua các năm 2004-2008


Nguồn Bộ Công Thương 2009 Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008 Về 2

Nguồn: Bộ Công Thương (2009), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008.

Về chức năng, 89,9% website có chức năng giới thiệu về DN; 85,9% website quảng bá cho sản phẩm; 38% website cho phép đặt hàng và 3,5% website có chức năng thanh toán trực tuyến.

Về đối tượng mà các website hướng tới, 84% hướng tới đối tượng khách hàng là DN; 70% hướng tới đối tượng người tiêu dùng. Tỷ lệ qua các năm cho thấy cơ cấu đối tượng mà các website hướng tới đã tương đối ổn định. Đối tượng khách hàng là DN vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với đối tượng khách hàng là người tiêu dùng. Tuy vậy, có thể thấy tỷ lệ đối tượng khách hàng cá nhân mà các DN hướng tới ở VN khá cao, mở ra triển vọng phát triển một thị trường B2C và C2C rộng lớn.

Tần suất cập nhật website của DN cũng đã có tiến bộ rõ rệt so với các năm trước. Năm 2008 chỉ còn 13% DN không thường xuyên cập nhật website. Tỷ lệ DN cập nhật website hàng tháng hoặc không thường xuyên cập nhật giảm liên tục qua các năm. Điều này cho thấy website ngày càng khẳng định vai trò như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên của DN đối với khách hàng (Xem Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp Việt Nam qua các năm 2005 - 2008

Đơn vị: %



Hàng ngày

Hàng tuần

Hàng tháng

Thỉnh thoảng

2005

28,8

17,6

13,7

39,9

2006

52,2

13,7

10,6

23,5

2007

64,5

12,7

6,6

16,2

2008

60,9

19,7

6,0

13,3

Nguồn: Bộ Công Thương (2009), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008.

Mặc dù vậy, phần lớn các DN có tần suất cập nhật website cao là các DN có cán bộ chuyên trách về TMĐT. 65% DN cập nhật website hàng ngày và hàng tuần có cán bộ chuyên trách về TMĐT. Ngược lại, 70% DN thỉnh thoảng mới cập nhật website không có cán bộ chuyên trách về TMĐT. Điều này cho thấy nếu DN thực sự quan tâm và muốn triển khai TMĐT có hiệu quả sẽ rất cần cán bộ chuyên trách cho vị trí này.

+ Tham gia sàn giao dịch TMĐT:

Trong tổng số 1638 DN tham gia trả lời phiếu điều tra, 12% DN đã tham gia sàn TMĐT trong và ngoài nước, so với tỷ lệ 10,2% của năm 2007 và 7,9% của năm 2006.

Hình 2.4. Mức độ tham giao dịch và ký được hợp đồng điện tử sàn giao dịch thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam năm 2008

Nguồn Bộ Công Thương 2009 Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008 Tỷ 3

Nguồn: Bộ Công Thương (2009), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008.

Tỷ lệ DN ký được hợp đồng từ sàn TMĐT cũng tăng lên so với năm 2007. Năm 2008, trong số các DN tham gia sàn TMĐT có 69,7% DN ký được hợp đồng từ sàn TMĐT, cao hơn so với tỷ lệ 63% của năm 2007. Điều này cho thấy việc tham gia sàn TMĐT đã mang lại hiệu quả thực sự đối với một số DN (Xem Hình 2.4).


2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam


2.1. Khó khăn

Ở nước ta, mối quan tâm đến TMĐT đang tăng lên hàng ngày bởi TMĐT là điều kiện cần thiết và bắt buộc trong quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên trong điều kiện như nước ta hiện nay, việc triển khai và áp dụng TMĐT còn gặp phải rất nhiều khó khăn.

+ Trình độ CNTT còn hạn chế: Ở Việt Nam, việc sử dụng CNTT tại các DN còn ở trình độ rất sơ khai. Sở dĩ có tình trạng chất không theo kịp lượng trong phát triển nguồn nhân lực trong những năm qua, có phần không nhỏ thuộc về kinh phí đầu tư. Thực tế các cơ sở đào tạo vừa lo đào tạo, vừa lo tìm kiếm nguồn kinh phí nên kinh phí đầu tư riêng cho ngành CNTT còn nhỏ giọt, đủ để tồn tại chứ chưa thể nói đầu tư đến tầm chiến lược.

Hơn nữa, lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu phát triển còn yếu, chưa hỗ trợ mạnh cho sản xuất. VN có tiềm năng về con người nhưng chưa tận dụng được lợi thế này. Có thể nhận thấy đào tạo TMĐT tại các trường ĐH&CĐ đã phát triển khá nhanh những năm gần đây. Tuy nhiên, còn khá nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết để đào tạo chính quy thực sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ví dụ: Mặc dù các DN có nhu cầu cao đối với cán bộ TMĐT nhưng chức danh và vị trí công việc này chưa được xác định rõ cũng như chưa được thừa nhận rộng rãi, vì vậy các sinh viên có xu hướng đăng ký học chuyên ngành quản trị kinh doanh, CNTT,... hơn là chuyên ngành TMĐT để dễ xin việc sau khi tốt nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả: Một mặt, các trường khó đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực TMĐT cho DN, mặt khác các trường sẽ khó đầu tư lớn về cơ sở vật chất và giảng viên cho ngành đào tạo này. Một vấn đề đáng chú ý khác là hầu như chưa có trường nào triển khai hình thức đào tạo trực tuyến (e-Learning) cho các ngành học, trong đó có TMĐT. Đào tạo trực tuyến có rất nhiều lợi ích và phát triển mạnh trên thế giới trong những năm

gần đây và bản thân nó cũng là một hoạt động TMĐT cụ thể. Đào tạo trực tuyến để giảng dạy TMĐT có thể có nhiều lợi ích to lớn cho cả hoạt động đào tạo và kinh doanh dịch vụ.

+ Cơ sở hạ tầng CNTT còn nghèo nàn: Một trong những khó khăn chủ yếu của VN là vấn đề về cơ sở hạ tầng, bao gồm đường truyền hẹp, khả năng truy cập Internet hạn chế do chi phí quá cao, mức phổ biến máy tính trong dân chúng thấp do thu nhập thấp và thiếu sự cạnh tranh bình đẳng trong ngành Bưu chính viễn thông. Trong đó, trở ngại dễ thấy nhất là nước ta còn thiếu đường truyền trực tiếp (leased line). Hiện nay mức giá sử dụng đường truyền trực tiếp của VN quá cao so với các nước khác với giá trần lắp đặt là 2000 USD, cước thuê bao hàng tháng 86.486 USD, cước thuê vệ tinh 81.636 USD và cước thuê viễn thông nội hạt 4850 USD.29 Hơn nữa, Chính phủ cũng khó có thể đưa ra quyết định mở rộng đường truyền truy cập thông tin do không thể kiểm soát nổi những loại thông tin nào cần được ngăn chặn.

+ Quản lý nhà nước về CNTT còn nhiều bất cập: Lĩnh vực quản lý vĩ mô còn nhiều bất cập, còn nhiều đầu mối. Hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng. Hệ thống chính sách còn nhiều vấn đề chưa hợp lý gây hạn chế phát triển ngành như: chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư, chính sách thuế, chính sách đào tạo, chính sách công nghệ,... Cán cân thanh toán ngoại tệ vẫn nghiêng về nhập siêu. Môi trường đầu tư còn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

+ An toàn, bảo mật còn yếu: Hoạt động TMĐT diễn ra trong một không gian kinh tế khác biệt so với các phương thức kinh doanh truyền thống. Những hành vi gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh về TMĐT cũng được thực hiện theo nhiều phương thức mới mẻ và tinh vi, do đó khó áp dụng các chế tài truyền thống khi xử lý. Cho đến nay, khái niệm bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư về thông tin cá nhân trên môi trường điện tử vẫn còn là một vấn đề mới mẻ tại VN. Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với khái niệm này. Trong các cuộc điều tra của năm 2007 và 2008,


29 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2009), Cước phí thuê đường truyền trực tiếp 1,152 Mbps, truy cập: 02/05/2010. <http://www.tapchibcvt.gov.vn/vi-vn/bangcuocdichvuBCVT.bcvt>


vấn đề an toàn bảo mật được xếp là trở ngại lớn nhất cho phát triển thương mại điện tử Việt Nam.

+ Khó khăn trong việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng: Việc thuyết phục lòng tin và thói quen của người tiêu dùng VN cũng là một vấn đề khó khăn khi mà đa số người dân VN đều đã quen với phương thức mua bán “tiền trao cháo múc”. Hơn nữa, ở VN phần lớn người làm việc trên máy tính là nam giới, trong khi đa số công việc mua bán là do phụ nữ đảm nhận và việc đi mua sắm tại các siêu thị hiện đang là thú vui của nhiều người. Ngoài ra, trong vấn đề thanh toán có thể thấy người VN chưa quen sử dụng thẻ tín dụng. Việc trao đổi, thanh toán bằng thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong nước còn khá nhiêu khê.

+ Thống kê TMĐT chưa đồng bộ: Thống kê là công cụ không thể thiếu để trợ giúp cho công tác quản lý và ra quyết định. Ở VN hiện nay chưa có một cơ sở dữ liệu thống kê đồng bộ và chi tiết. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh và ứng dụng TMĐT trong DN.

+ Khó khăn trong đánh thuế qua giao dịch trên Internet: Ngoài những khó

khăn trên, VN cũng sẽ không tránh khỏi những khó khăn chung mà những nước đi trước chưa giải quyết được. Đó là việc đánh thuế qua giao dịch trên Internet, nếu không có một cơ chế thống nhất thì việc thất thu thuế là điều đương nhiên và lượng thất thu sẽ là con số khổng lồ.

2.2. Thuận lợi

Cũng như các nước có nền kinh tế đang phát triển khác, mặc dù CNTT của VN vẫn bị tụt hậu không phải chỉ so với các nước phương Tây mà còn so với các nước châu Á và trong khu vực nhưng với chiến lược kiểu nhảy vọt, đi tắt đón đầu ta vẫn có thể hoà nhập và bắt kịp nhịp độ phát triển kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, thị trường VN ẩn chứa rất nhiều tiềm năng lớn, vì thế thu hút được nhiều sự quan tâm của các hãng CNTT trên thế giới. Những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ có những tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển của TMĐT nước ta như quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các chính sách của nhà nước liên quan đến việc phát triểnTMĐT, tình hình kinh tế xã hội, v.v…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022