1.2.4. Thâm hụt thương mại và bảo hộ thị trường
Thâm hụt cán cân thanh toán (nhập siêu) luôn là một thách thức đối với các nước đang phát triển. Nguồn thu xuất khẩu của các nước này phần lớn đều từ việc bán các sản phẩm thô (nông sản, khoáng sản), các sản phẩm tiêu dùng hoặc qua việc thực hiện các dịch vụ giao dịch công có hàm lượng lao động cao và giá trị giao dịch tăng thấp ra nước ngoài. Ngược lại, họ nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao và các dịch vụ đắt tiền từ các nước công nghiệp phát triển. Do vậy, cán cân thanh toán của nhiều nước thường thâm hụt và họ thường phải vay nợ nước ngoài để trang trải. Một khi tham gia vào TMĐT, nhiều khả năng tình trạng thâm hụt thương mại không những không được cải thiện mà còn xấu đi. Buôn bán trong TMĐT thường tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng tri thức cao và các sản phẩm công nghệ truyền thông, là những lĩnh vực các nước phát triển chiếm ưu thế tuyệt đối. Mặt khác trong tình hình hiện tại, Mỹ đang là nước xuất siêu trong TMĐT và xu hướng đó còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Trong khi đó. các biện pháp bảo hộ thị trường truyền thống như thuế quan hay quota đều khó có thể áp dụng trong TMĐT. Do vậy, ngoại trừ một số nước như Ấn Độ, Malaysia hay Trung Quốc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong các lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ CNTT ra nước ngoài, cơ hội dành cho hầu hết các nước đang phát triển khác là ít hơn.
1.2.5. Đối diện với những bất ổn tài chính quốc tế
Thị trường tài chính quốc tế đang là một trong các thị trường toàn cầu nhiều nhất với khối lượng hàng ngàn tỷ USD giao dịch mỗi ngày, đồng thời thị trường này cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng và bất ổn nhất. TMĐT tạo điều kiện thúc đẩy nhanh hơn luồng tài chính vào các nước và làm vô hiệu hóa các quy định của Nhà nước về kiểm soát ngoại hối do người giao dịch có thể kinh doanh qua thị trường chứng khoán ảo và ngân hàng trung ương ở các nước đang phát triển khó có điều kiện kiểm soát luồng tài chính vô hình này. Đây là cơ hội tốt để thị trường tài chính quốc tế phát triển thuận lợi nhưng cũng là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư lũng đoạn nền tài chính dễ bị tổn thương của các nước đang phát triển. Ví dụ điển hình là trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á năm 1998, nhà tỷ phú người Mỹ
George Soros chỉ ngồi trước bàn máy vi tính và kiếm lợi hàng triệu USD từ việc đầu cơ tiền tệ qua thị trường chứng khoán ảo Thái Lan và Indonesia. Hiệu ứng của cuộc khủng hoảng lan truyền rất nhanh chóng qua nhiều nước khác vì các nhà đầu tư liên tục rút vốn ra khỏi các nước này. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng có nhiều nhưng một trong số đó là thị trường chứng khoán trên mạng và khả năng di
chuyển vốn tức thời đã đặt nền tài chính các nước bị khủng hoảng đối diện trực tiếp với những hoạt động đầu cơ và bất ổn tài chính bên ngoài.18
1.2.6. Quyền sở hữu trí tuệ gây khó khăn cho việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật
Internet đem lại khả năng phát tán thông tin nhanh hơn bất kỳ phương tiện nào khác và vì thế mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển tiếp cận nhanh chóng nguồn thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng CNTT và các phương pháp tổ chức kinh doanh. Mặc dù việc nhân bản các phần mềm tin học mà không được phép của chủ sở hữu là bất hợp pháp, thực tế này đã tạo điều kiện cho các ứng dụng CNTT và tin học phát triển rộng rãi trong dân chúng ở các nước đang phát triển. Công bằng mà nói, những người sáng tạo ra tri thức xứng đáng được trả tiền khi sản phẩm của họ được người khác áp dụng. Điều đó cũng tạo ra động cơ cho hoạt động sáng chế ra công nghệ mới. Tuy nhiên, phần mềm CNTT liên tục đổi mới buộc người sử dụng phải liên tục cập nhật nếu không muốn bị lạc hậu so với thế giới. Trong khi đó, người tiêu dùng ở các nước đang phát triển không đủ khả năng liên tục mua bản quyền các phiên bản phần mềm mới với giá cao như hiện nay. Hơn thế nữa, việc các tiêu chuẩn thông tin bị khống chế bởi một số các tập đoàn đa quốc gia ở các nước phát triển trong hiện tại cũng triệt tiêu khả năng tự phát triển năng lực CNTT ở các nước đang phát triển. Lấy ví dụ như khi hệ điều hành Windows của công ty Microsoft được áp dụng rộng rãi trên thế giới, người tiêu dùng buộc phải sử dụng các phần mềm ứng dụng khác của Microsoft chạy trên hệ điều hành này. Khi một công ty khác muốn phát triển một phần mềm ứng dụng tương tự trên nền Windows, họ sẽ gặp khó khăn khi Microsoft
18 Theo ITCenter, George Soros – Cựu vương tài chính phố Wall, truy cập: 22/03/2010.
<http://vietbao.vn/Kinh-te/George-Soros-cuu-vuong-tai-chinh-pho-wall/10855489/176/>
sử dụng quyền sở hữu trí tuệ về các tiêu chuẩn Windows để loại trừ đối thủ cạnh tranh và duy trì thế độc quyền của mình. Mặc dù hiện nay ở các nước đang phát triển đã có nhiều quy định loại bỏ độc quyền trong CNTT, hình thức độc quyền vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và là trở ngại cho việc phát triển CNTT.
2. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển
Sự phát triển CNTT ngày nay làm sâu thêm “hố ngăn cách số” giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Song, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng các nước đang phát triển có thể “đi tắt, đón đầu” bằng cách ứng dụng công nghệ mới nhất dựa trên thành tựu khoa học công nghệ mà các nước phát triển đem lại và đuổi kịp các nước phát triển trong tương lai.
Trong ngắn hạn, mặc dù các nước đang phát triển chưa thể ứng dụng TMĐT một cách toàn diện, tuy nhiên, nhìn vào thực trạng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển những năm gần đây, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng mức độ sử dụng Internet, chúng ta có thể dự báo một tương lai khá lạc quan. Ví dụ như trường hợp của Trung Quốc. Theo kết quả điều tra năm 2008, số lượng người sử dụng Internet tại các khu vực nông thôn Trung Quốc đã đạt trên 77 triệu người. Mặc dù sự cách biệt về trình độ công nghệ giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn rõ ràng nhưng khoảng cách này đã được thu hẹp dần. Nếu như năm 2006 Trung Quốc chỉ có 23,1 triệu người sử dụng Internet (tỷ lệ truy cập 5,1%) ở nông thôn và 106 triệu người (tỷ lệ truy cập 15,3%) ở thành thị; thì vào cuối tháng 6 năm 2008, số lượng người sử dụng Internet đạt 77,41 triệu người (tỷ lệ truy cập là 15,1%) ở nông thôn và 125 triệu người (tỷ lệ truy cập là 21,6%) ở thành thị, tức là đã có sự thu hẹp khoảng cách rõ rệt. Trong đó, ứng dụng chính của khu vực nông thôn là giải trí trực tuyến, đạt mức sử dụng tương đương tại các khu vực đô thị. Cụ thể: mức nghe nhạc trực tuyến, chơi trò chơi trực tuyến và xem phim trực tuyến của người sử dụng tương ứng ở nông thôn là 68,9%; 47,1% và 60,9%, so với 68,4%; 47,0% và 61,2%
ở thành thị.19
19 The Newspaper and the Economist group (2008), Readiness for the Networked World. A guide for Developing Countries, The economist, no.7 , p.35-36.
Tương tự như Trung Quốc, Việt Nam cũng đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc phát triển Internet (Xem Bảng 2.2). Ngoài ra, theo điều tra của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, VN đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới (Xem Bảng 2.1). Một điểm khá thú vị nữa là VN có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh số 1 thế giới (giai đoạn 2000 - 2008), tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai. Điều đó nói lên rằng VN nói riêng và các nước đang phát triển nói chung có thể hi vọng thực hiện được bước nhảy vọt thu hẹp khoảng cách về trình bộ phát triển với các nước công nghiệp tiên tiến.
Bảng 2.2. Thống kê số liệu phát triển Internet Việt Nam
Số người dùng | Dân số sử dụng (%) | Số tên miền .vn đã đăng ký | |
2003 | 1.709.478 | 2,14 | 2.746 |
2004 | 4.311.336 | 5,29 | 7.088 |
2005 | 7.184.875 | 8,71 | 10.829 |
2006 | 12.911.637 | 15,53 | 18.530 |
2007 | 16.176.973 | 19,46 | 42.470 |
2008 | 19.774.809 | 23,50 | 74.625 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Và Chi Phí Truyền Gửi Một Bộ Tài Liệu 40 Trang
- Lợi Ích Của Thương Mại Điện Tử Đối Với Xã Hội
- Những Thách Thức Đối Với Việc Phát Triển Thương Mại Điện Tử Ở Các Nước Đang Phát Triển
- Thực Trạng Phát Triển Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
- Mức Độ Sử Dụng Máy Tính Trong Doanh Nghiệp Việt Nam
- Tính Tất Yếu Phải Phát Triển Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nguồn: Trung Tâm Internet Việt Nam (2008), Thống kê số liệu phát triển Internet Việt Nam, truy cập: 08/04/2010. <http://www.vncollect.com/su-kien-website/Thong-ke-so-lieu-phat-trien-Internet-Viet-Nam-va-The-Gioi/99/>
Tuy vậy, việc thực hiện bước nhảy vọt đó đòi hỏi Chính phủ các nước đang phát triển phải có chiến lược tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học, tận dụng nguồn nhân lực trong nước, đồng thời dỡ bỏ rào cản độc quyền nhà nước vốn gây trở ngại cho sự phát triển CNTT nhằm tạo điều kiện thúc đẩy cạnh tranh, cung cấp cơ sở vững chắc cho Internet và TMĐT.
Trong dài hạn, nhiều nghiên cứu cho rằng việc tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế sẽ đem lại cho các nước đang phát triển cơ hổi đẩy mạnh tốc độ phát triển TMĐT. Việc có được thông tin về các cơ hội buôn bán và đầu tư ở các nước
đang phát triển một cách dễ dàng và khả năng di chuyển vốn nhanh chóng sẽ thu hút các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia mở rộng các chi nhánh và nối kết nền kinh tế của các nước này vào dây chuyền phân công lao động quốc tế, giảm dần sự phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế truyền thống dựa trên khoảng cách địa lý. Trong bản báo cáo “Tình hình phát triển ICTs thế giới 2008”, Liên minh viễn thông quốc tế - ITU (International Telecommunication Union) đã dẫn trường hợp Mỹ có hơn 100 công ty có mã số phần mềm ở Ấn Độ, nơi mà công việc được hoàn thành và chuyển về một cách nhanh chóng bằng điện tử nhờ các nhà lập trình có tay nghề cao với một chi phí lao động thấp hơn ở Mỹ. Ước tính có hơn 4 triệu người trong lực lượng lao động ở Mỹ đang sống ở các nước khác và làm việc cho các công ty Mỹ thông qua hệ thống điện tử với mức lương thấp hơn thị trường truyền thống. Các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, v.v… hoàn toàn có khả năng khai thác lợi ích tiềm năng này trong TMĐT, không chỉ trong lĩnh vực phần mềm mà có thể mở rộng sang những ngành khác như dịch vụ du lịch, xuất bản, v.v…
* Phân tích thực trạng và dự báo tình hình phát triển TMĐT ở một số nước đang phát triển trong thời gian tới
+ Ấn Độ:
Các công ty CNTT Ấn Độ, trong đó có các nhà sản xuất phần mềm, đang phải vật lộn với nguy cơ giảm cầu của nước Mỹ, thị trường lớn nhất của họ, vì các công ty Mỹ đang thắt chặt ngân sách công nghệ do nền kinh tế gặp khó khăn. Chính khó khăn của kinh tế Mỹ đã khiến đồng ru-pi tăng 12% giá trị so với đồng USD, do đó cũng làm giảm giá trị của mỗi đồng USD mà các nhà xuất khẩu phần mềm Ấn Độ như Tata Consultancy Services, Infosys, Wipro và HCL Technologies, v.v… kiếm được. Điều này buộc các công ty phải tìm kiếm những thị trường ngoài Mỹ và cả thị trường trong nước để giảm rủi ro và duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, nền kinh tế đang mở rộng mạnh mẽ của Ấn Độ, với mức tăng trưởng hàng năm gần 9%, đang làm tăng mức chi tiêu dành cho CNTT, do các công ty Ấn Độ muốn đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh, còn người tiêu dùng Ấn Độ lại đang ngày càng sử dụng Internet trên máy vi tính và thiết bị di động nhiều hơn. Năm 2008, bất chấp biến động của thị trường kinh tế suy thoái, ngành phần mềm và dịch vụ nước này vẫn đạt
tốc độ tăng trưởng 17%. Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 47 tỷ USD (chưa tính phần cứng và thị trường nội địa). Nếu tính cả doanh thu thị trường trong nước, tổng giá trị có thể lên tới 60 tỷ USD. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng tăng cường đầu tư vào việc phát triển tài năng trẻ và kĩ năng toàn ngành công nghệ, đồng thời chú trọng đến các chiến lược phát triển công nghệ xanh và quản trị qui trình trong các DN. Năm 2008, có khoảng 70% lãnh đạo các công ty phần mềm lớn ở Ấn Độ là Ấn kiều tốt nghiệp trường đại học Mỹ và có kinh nghiệm làm việc với nhiều hãng phần mềm Mỹ. Nhiều nhân viên của họ cũng tốt nghiệp ở nước ngoài, hoặc đã ra nước ngoài công tác. Hầu hết các nhà sản xuất phần mềm Ấn Độ cũng tăng cường hợp tác nghiên cứu với DN nước ngoài, bản thân nhiều công ty trong nước lại ít khi hợp tác với nhau.20
Dự đoán, doanh thu của ngành CNTT Ấn Độ sẽ đạt 5,3 nghìn tỷ ru-pi (132 tỷ USD) trong 4 năm nữa, so với mức 2,46 nghìn tỷ ru-pi năm 2007. Quy mô ngành CNTT và các loại dịch vụ liên quan đến CNTT sẽ tăng gấp đôi vào năm 2012, nhờ thị trường nội địa phát triển nhanh chóng. Trong đó, sẽ có 2 nghìn tỷ ru-pi đến từ chính thị trường nội địa của Ấn Độ, một thị trường hiện đang tăng trưởng ở mức trung bình 18,4%/năm, cao hơn cả mức tăng trưởng chung của toàn ngành này là 16,5%/năm.21
Như vậy, dựa vào những nền tảng giá trị và khả năng linh hoạt trong chuỗi giá trị mà ngành công nghệ Ấn Độ cung cấp cho khách hàng toàn cầu, ngành CNTT nước này có khả năng vẫn sẽ đạt các cột mốc tăng trưởng trong môi trường kinh tế yếu như hiện nay.
+ Malaysia:
Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, hiện nay Malaysia đang có những nỗ lực lớn lao để trở thành quốc gia của kỷ nguyên thông tin. Cụ thể,
20 The Newspaper and the Economist group (2009), E-commerce and The Emerging Economies, The Economist, no.9, p.57.
21 Theo vietnamplus.vn, “Ấn Độ sẽ chứng kiến sự bùng nổ PC và Internet, truy cập: 09/04/2010.
<http://tintuc.xalo.vn/00716058108/an_do_se_chung_kien_su_bung_no_pc_va_internet.html>
Malaysia đã phân bổ tới 129 tỷ ring-gít Malaysia cho “Kế hoạch Malaysia lần thứ IX (2006 - 2010)”, đồng thời tham gia vào tổ chức APEC để đóng góp nỗ lực của mình trong việc giới thiệu luật TMĐT, chính sách và các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch TMĐT quốc tế. Với mục tiêu biến Malaysia thành một trung tâm đa phương tiện và ICTs toàn cầu và khu vực, Chính phủ đã tiến hành cắt giảm thuế để thu hút các tập đoàn đa quốc gia và tăng khả năng cạnh tranh của các công ty thông qua việc phát triển Siêu Hành Lang Truyền Thông Đa Phương Tiện – MSC (Multimedia Supercorridor) gần Kuala Lumpur, thủ đô của đất nước. Kết quả là, rất nhiều các công ty công nghệ cao từ trên khắp thế giới đã bắt đầu thiết lập ở Malaysia.22
So với các nước khác ở Đông Nam Á, Malaysia có mạng lưới viễn thông và băng thông rộng tương đối cao. Hiện hại, Malaysia có 16,9 triệu thuê bao Internet và mức độ sử dụng băng thông rộng chiếm 2,4% thị trường châu Á. Tỷ lệ truy cập Internet tăng trưởng 356,8% trong giai đoạn 2000 - 2009. Nếu như năm 2000 Malaysia chỉ có 3,7 triệu thuê bao (15% dân số) thì đến năm 2005 số lượng thuê bao tăng gấp đôi, đạt 26,5 triệu thuê bao (37,9% dân số) và đến nay đã có trên 60% người Malaysia có thể sử dụng kết nối Internet (lên tới gần 17 triệu thuê bao). Malaysia xác định mục tiêu tỷ lệ truy cập của các hộ gia đình sẽ đạt 50% cuối năm 2010, và 70% vào năm 2015.23
Nhìn vào các con số này, chúng ta có thể dự đoán một tương lai khá lạc quan cho TMĐT Malaysia trong thời gian tới. Hiện nay, Chính phủ và các cơ quan chức năng đang hợp tác trên một nền tảng rộng hơn để đảm bảo luật TMĐT, các chính sách và các quy định để hướng dẫn cho thương nhân trong việc sử dụng TMĐT một cách hệ thống và đảm bảo an toàn cho người sử dụng TMĐT.
22 Hoàng Quốc, Malaysia – Mộ t đấ t nướ c trà n đầ y sự lôi cuố n, truy cập: 05/04/2010.
<http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/thuong-mai/cac-nuoc-tren-the-gioi/malaysia-mot-dat-nuoc-tran-day- su-loi-cuon/33660.005312.html>
23 Trần Dũng (2010), Phát triển thương mại Malaysia, cơ hội phía trước, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và
Chính trị Thế giới, số 2, tr. 24.
+ Philippines:
Theo “Báo cáo TMĐT 2009” của Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông Philippines, trong năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các tổ chức Chính phủ Philippines vẫn xúc tiến các dự án trong việc tạo điều kiện cung cấp dịch vụ điện tử. Tháng 9 năm 2009, Cục Hải quan đã công bố dự án Electronic-to-Mobile (E2m) để giới thiệu giao dịch không giấy tờ trong làm thủ tục hải quan nhập khẩu, triển khai tại chín cổng vào cuối năm 2009. Dự án E2m chỉ là một phần của chương trình tin học hóa trị giá 500 triệu pê-sô của Cục, chiếm khoảng 25% số thu thuế của Chính phủ. Một trong những thách thức lớn nhất đối với Philippines là tiếp tục bảo đảm việc cung cấp nhân sự với kỹ năng CNTT phù hợp, điều này đòi hỏi Chính phủ phải có những hỗ trợ cần thiết cho việc đào tạo nhân lực cho TMĐT. Trong một chương trình chính sách tháng 8 năm 2009, Tổng thống Arroyo đã nêu ra chương trình cung cấp máy tính để bàn giá rẻ cho giáo viên và học sinh các trường THPT và xem đây là một trong sáu lĩnh vực ưu tiên cho nội các của bà.
Năm 2009, phần mềm chiếm khoảng 11% chi tiêu cho CNTT ở Philippines, dự đoán giai đoạn 2010 - 2014 sẽ tăng 12%. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào sự thành công trong cuộc chiến chống tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm mà trong năm 2008 là 69%. Chúng ta hy vọng tương lai của thị trường CNTT Philippines sẽ rất
sáng sủa trong vài năm tới, với gia tăng chi tiêu dự kiến từ 2,5 tỷ USD năm 2010 đến khoảng 4,0 tỷ USD năm 2014.24
+ Thái Lan:
Năm 2009 Chính phủ Thái Lan đã vạch ra một số dự án để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về công nghệ với các nước phát triển. Một trong những sáng kiến quan trọng của Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông là giảm thuế cho các công ty tặng máy tính đã qua sử dụng cho cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tiết lộ kế hoạch cung cấp máy tính và các ứng dụng phần mềm, kèm với các dịch vụ băng thông rộng từ nhà điều hành viễn thông Chính phủ. Bộ Công nghệ
24 A. Didar Singh, (2009), E - Commerce Outlook, Philippines Economic Review, no.11, p.37.