Độ Ẩm Tương Đối Trung Bình (%)

Các loại đất phân theo thành phần tự nhiên:

Theo cách phân loại và kết quả của cuộc tổng điều tra chất lượng đất và đất ruộng năm 1987 do Trạm Nông hoá tỉnh tiến hành, đất ở Vĩnh Phúc được chia làm 8 loại thuộc 3 nhóm đất là: đất phù sa các sông (chiếm 62,2% diện tích) nhóm đất bạc màu (chiếm 24,8% diện tích); nhóm đất vùng núi đặc trưng (13,1% diện tích). Trong đó dất phù sa các sông chiếm tỷ lệ lớn đây là loại đất có độ phì tự nhiên cao, phù hợp với các loại hình sử dụng đất khác nhau như lúa nước 2 vụ, lúa 2 vụ + màu đông, chuyên màu, chuyên rau, cây ăn quả lâu năm. Tuy nhiên diện tích đất canh tác manh mún, bình quân đất sản xuất nông nghiệp 0,25 – 0,3ha/hộ là trở ngại lớn cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đặc biệt là khu vực trung du, đồi núi.

Thổ Nhưỡng

Theo kết quả tổng điều tra thì chất lượng đất ở Vĩnh Phúc có 8 loại thuộc 3 nhóm đất là: Nhóm đất phù sa các sông, nhóm đất bạc màu và nhóm đất vùng núi đặc trưng.

Nhóm đất phù sa các sông chiếm 62,2% diện tích, gồm:

+ Loại đất phù sa được bồi hàng năm dọc các sông: Sông Cầu, sông Cà Lồ và sông Phó Đáy: Có 46,22ha (ký hiệu: Pb C-CL-PĐ).

+ Loại đất phù sa được bồi hàng năm dọc các sông Hồng, sông Đà, sông Lô: Có 1945,26ha (PbH-Đ-L).

+ Loại đất phù sa úng nước nội đồng: 6726,23ha (Pu).

+ Loại đất phù sa không được bồi hàng năm của sông Hồng, sông Đà, sông Lô: 11.085,43ha. (P.H.L.Đ).

+ Loại đất phù sa Feralitic: 7178,37ha (P.F).

+ Loại đất phù sa không được bồi hàng năm thuộc các sông Cầu, Cà Lồ, Phó Đáy: 1.889,19ha (P.C-CL.PĐ).

Nhóm đất bạc màu chiếm 24,8% diện tích:

+ Loại đất phù sa cũ bạc màu: 7.908,01ha (PFB).

+ Loại đất dốc tụ ven đồi núi, cấy lúa, bạc màu: 2.696,03ha (LDB).

+ Loại đất Feralitic biến đổi do trồng lúa không bị bạc màu: 818,66ha (LFB).

Nhóm đất vùng núi đặc trưng chiếm 13,1% diện tích:

+ Loại đất phù sa xen giữa đồi núi: 265,54 ha (Pxđ).

+ Loại đất dốc tụ cấy lúa không bị bạc màu: 4.527,34ha (LD).

+Loại đất Feralitic biến đổi do trồng lúa không bị bạc màu: 874,44ha(LF).

+ Loại đất lầy thụt: 404,35ha (J).

Phân theo thành phần cơ giới, đất cát có 1094ha, đất cát pha có 13.239ha, thịt nhẹ 12.770ha, thịt trung bình 11.799ha, thịt nặng 7.510ha. Phân theo hoá tính, đất có độ chua (pH KCL) dưới 4,5 chiếm 12% diện tích, pH từ 4,5 đến 5,5 chiếm 36%, pH trên 5 chiếm 43%. Diện tích có độ mùn dưới 1% chiếm 25,6%; từ 1-2% chiếm 63% và trên 2% chiếm 11,24%. Đất có lượng lân dễ tiêu (mg/100g đất), dưới 10mg chiếm 60%, từ 10 - 15 mg chiếm 28,4% và trên 15mg chiếm 11,5%.

Có 3 loại đất phù sa ít được bồi thuộc sông Hồng và sông Lô, đất phù sa trong đê sông Hồng là ít chua và không chua với trị số pH>5,5. Còn lại là đất chua, đặc biệt chua ở hai loại đất phù sa úng nước mưa mùa hè (Pu) và đất lầy thụt (J) với trị số pH<4,5. Xét về hàm lượng mùn, đất Vĩnh Phúc chủ yếu là nghèo mùn (mùn

<2%).

Xét về hàm lượng đạm tổng số, trong 8 loại đất đã điều tra có 7 loại là có hàm lượng đạm trung bình (N%=0,08-0,14%) duy chỉ có đất lầy thụt J là giầu đạm (N=0,194%).

Về lân, có 3 loại đất có hàm lượng lân tổng số khá giàu, đó là sét pHib (P2O5= 0,129%) đất PF (phù sa Feralitic) P2O5=0,142%, sáu loại đất còn lại đều nghèo lân tổng số (P2O5=0,07%).

Về lân dễ tiêu, chỉ có 2 loại đất pHib và PF có hàm lượng lân giàu còn lại rất

nghèo.

Về Kali, có 3 loại đất có hàm lượng Kali tổng số trung bình> 0,08%; đó là đất Plib (K2O=0,81%), pHib (K2O=0,85%), Ph (K2O=0,08%).

Về Kali dễ tiêu, các đất LDB, PFB, J rất nghèo. Chỉ có PF có hàm lượng Kali dễ tiêu trung bình thấp (10,7mg/100g đất).

Dinh dưỡng đất trên một số phương thức sử dụng chủ yếu cho thấy:

- Trên đất chuyên màu: Vùng bãi ven sông có độ phì khá lớn hơn vùng trong đê, xét trên cả 7 chỉ tiêu đánh giá là độ chua pH, mùn, đạm, lân, kali tổng số và đạm, lân dễ tiêu.

- Trên đất 3 vụ: 2 lúa + 1 vụ đông.

Nhìn chung đất 2 vụ lúa 1 vụ đậu tương đông có hàm lượng mùn và đạm khá hơn đất trồng ngô đông và khoai lang đông; đất trồng khoai lang trên nền 2 vụ lúa là xấu nhất.

- Đất trồng 2 vụ lúa: Nhìn chung xét cả hai loại đất là lầy thụt và phù sa sông Hồng, sông Lô trên đất trồng 2 vụ lúa, các chỉ tiêu dinh dưỡng còn ở mức trung bình khá nhưng do chế độ nước mà chế độ sử dụng đất phải chấp nhận ở 2 vụ lúa, điều kiện sản xuất vụ đông có khó khăn.

- Đất 1 lúa: Tập trung ở vùng đất trũng, chịu ảnh hưởng của chế độ ngập úng mùa mưa. Nhìn chung đất có độ chua khá, hàm lượng mùn, đạm ở mức trung bình.

- Đất chuyên trồng rau: Mặc dù diện tích không nhiều nhưng đất trồng rau ít chua hơn so với đất trồng các cây trồng khác, hàm lượng lân và kali khá hơn.

- Đất chuyên trồng hoa: Tương tự đất chuyên trồng rau tuy hàm lượng mùn và đạm vẫn không thể vượt xa so với các chế độ sử dụng khác mặc dù đầu tư phân bón ở mức khá hơn nhiều.

Nói chung đất đai toàn tỉnh Vĩnh Phúc có độ phì ở mức trung bình thấp; hầu hết các loại đất có hàm lượng lân và kali ở mức nghèo, đất chua và rất chua.

Đất đai của Vĩnh Phúc khá đa dạng về chủng loại, đất có thành phần cơ giới nhẹ là chủ yếu nên thuận lợi cho canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Nhóm đất đồi núi đa phần có tầng mỏng, nhiều đá lẫn ít thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

Khí hậu

Cũng như khí hậu miền Bắc, khí hậu Vĩnh Phúc chia làm 2 mùa rò rệt trong năm: Mùa khô và mùa mưa.

Mùa khô, thời tiết vụ đông xuân chịu ảnh hưởng của 3 luồng khối khí tượng:

+ Một khối không khí lạnh, khô thổi từ phương Bắc đến từ cuối tháng 11 đến tháng giêng.

+ Một khối không khí lạnh, ẩm, từ biển đông đến từ tháng 1- 3.

+ Một khối không khí nóng và ẩm, thổi từ phương Nam tới, từ tháng 4- 5.

Lượng mưa mùa khô dao động từ 330 - 430m/m ở đồng bằng, 400-550m/m vùng đồi và 530 - 630m/m vùng chân núi.

*Thời tiết vụ đông:

Đặc điểm chung của khí hậu vụ đông ở Vĩnh Phúc là vụ rét nhất thường có nhiệt độ thấp nhất và những đợt kéo dài trong năm. Vụ đông cũng là vụ ít mưa, nhiều ngày khô hanh nhất trong năm. Vụ đông có 2 thời kỳ có thời tiết khác nhau.

+ Thời kỳ từ tháng 10-11 và 12: Thời tiết tương đối ấm. Nhiệt độ trung bình ngày phần lớn từ 20 - 250C. Trung bình tối thấp chưa xuống dưới 150C, tối thấp tuyệt đối ở cuối tháng 11 cũng ít ngày xuống dưới 100.

Lượng mưa trong các tháng 11 - 12 giảm nhiều so với các tháng 7 - 8 giữa mùa mưa nhưng lượng mưa ở các nơi trong tỉnh vẫn còn đo được trên dưới 100mm ở tháng 10 và gần 50mm ở tháng 11. Số ngày mưa 10-12 ngày một tháng, giảm so với các tháng giữa mùa mưa.

+ Thời kỳ tháng 12 và tháng giêng: Các tháng này nằm giữa mùa rét, mùa khô hanh. Nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 15-180, trung bình tối thấp 12 - 140, tối thấp tuyệt đối nhiều năm xuống đến 4-60. Mưa rất ít, lượng mưa tháng trung bình trên dưới 20mm. Có vài năm chỉ mưa 2-3mm.

Vụ đông nhiệt độ tuy thấp nhưng vẫn ở mức độ tương đối, phù hợp với khả năng chịu rét của cây trồng vụ đông như ngô đông, đậu tương đông, khoai tây, lúa mỳ, mạch hoa, khoai lang và các loại rau cao cấp.

Vụ đông ít mưa, khô hanh, đất không đủ ẩm nên cần phải có biện pháp nâng cao năng suất trong khi các cây vụ đông hầu hết là cây trồng cạn, không ưa ngập nước nhưng lại rất cần nước.

*Thời tiết vụ đông xuân:

Nhìn lại thời tiết vụ đông xuân ở Vĩnh Phúc, có thể thấy thời tiết biến động không vụ nào giống vụ nào. Có vụ, mùa đông đến sớm và là năm rét đậm kéo dài nhiều ngày. Nhiệt độ trung bình tháng 1-2 xuống dưới mức bình thường tới 30 làm cho mạ, lúa bị chết rét nhiều. Cuối vụ gặp nắng hạn, lúa bị nghẹn đòng nên năng suất, sản lượng thấp. Có năm mùa đông rất ấm và mưa nhiều, mùa đông đến nuộn và kết thúc muộn làm cho năng suất, sản lượng cây trồng nói chung thấp. Thời gian rét kéo dài và cường độ các đợt rét có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ đông xuân. Tuy nhiên, qua thống kê cho thấy điều kiện mùa đông lạnh dễ đạt năng suất cao hơn trong điều kiện mùa đông ấm.

Biến động thời tiết trong vụ đông xuân ảnh hưởng đến thời vụ gieo mạ nhất là mạ xuân, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chiêm xuân. Chính vì vậy mà xu thế để có một vụ lúa xuân chắc ăn và năng suất cao là chuyển làm lúa xuân muộn và phát triển các kỹ thuật tiến bộ chống rét cho mạ bằng che phủ nilon.

*Thời tiết vụ mùa:

Tính từ tháng 6 đến hết tháng 10, thời tiết vụ mùa khác với vụ đông xuân khắc nghiệt, rất thuận lợi cho cây trồng phát triển.

Số giờ nắng trong mùa mưa tăng hơn mùa khô 45%.

Mùa mưa thường có gió nồm theo hướng đông và đông nam đem theo nhiều hơi nước. Lượng mua sáu tháng mùa khô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dao động từ 330-630mm trong khi đó sáu tháng mùa mưa bình quân mưa tới 1.101mm gấp 2 - 3 lần lượng mưa mùa khô. Trong đó tháng tám có lượng mưa cao nhất (322mm - số tuyệt đối là 725mm).

Bảng 3.1. Lượng mưa trong năm (mm)


năm

Trạm

Trạm

Vĩnh Yên

Tam Đảo

2000

1 296,9

2 057,4

2001

1 356,4

2 143,3

2002

1 398,6

1 914,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu - 9


2003

1 394,8

2 343,3

2004

1 129,2

1 741,3

2005

1.484,2

2.538,4

2006

1.370,1

2.002,8

2007

1.166,6

1.522,9

2008

2.386,8

2.838,2

2009

1.405,9

2.188,4

2010

1.609,7

2.371,4

Nguồn: Niên giám Thống kê Vĩnh Phúc năm 2010.

Lượng mưa trung bình các năm ở Tam Đảo so với ở Vĩnh Yên thường cao hơn từ 600mm đến 1000mm. Tuy cùng mùa mưa nhưng cường độ mưa ở Tam Đảo lớn hơn cộng với yếu tố địa hình dốc nên đất đá bị rửa trôi, xói mòn mạnh, thậm chí gây ra hiện tượng ngập úng, lũ lụt cục bộ dọc theo các con suối (nhất là trong những năm gần đây, diện tích rừng bị suy giảm nhiều).

Bảng 3.2. Độ ẩm tương đối trung bình (%)


năm

Trạm Vĩnh Yên

Trạm Tam Đảo

2000

82,0

88,0

2001

83,0

88,4

2002

83,0

89,0

2003

80,4

87,4

2004

80,9

87,5

2005

82,0

89,0

2006

80,0

89,0

2007

78,9

87,0

2008

81,7

89,8

2009

80,0

87,7

2010

80,3

88,3

Nguồn: Niên giám Thống kê Vĩnh Phúc năm 2010.

Những đặc điểm khí hậu cùng với sự phân hoá khí hậu theo mùa, theo miền đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Với một mùa đông lạnh và khí hậu núi cao (dãy Tam Đảo), Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện để trồng và phát triển những loại cây hoa, rau, quả cận nhiệt đới và ôn đới như: su hào, bắp cải, su su, khoai tây, cà rốt, lê, táo… Thời tiết, khí hậu cộng với các yếu tố vị trí địa lý, địa hình thuận lợi đã tạo điều kiện để Vĩnh Phúc phát triển những vùng chuyên canh rau, hoa, quả rộng lớn, cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận như: vùng trồng hoa Tiền Phong, Mê Linh, vùng trồng rau Tam Đảo… Số giờ nắng, độ ẩm, lượng mưa trung bình cũng là điều kiện cho thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Vĩnh Phúc khá thuận lợi về cho phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy vậy vào mùa mưa với lượng nước tập trung lớn, mực nước các sông trong vùng dâng cao, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp các huyện dọc sông Lô và sông Hồng. Sản xuất nông nghiệp do mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tính rủi ro cao, hiệu quả kinh tế thấp.

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Vĩnh Phúc bao gồm có nước trên bề mặt đất và nước ngầm.

Nước trên bề mặt

Nước trên bề mặt Vĩnh Phúc tồn tại trong các dòng chảy như sông suối và hệ thống các ao, hồ, đầm.

Vĩnh Phúc có một mạng lưới sông, suối khá dày đặc với hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Cà Lồ. Chúng ta có thể điểm qua một số sông lớn và hồ đầm chính:

* Sông Hồng vào địa phận Vĩnh Phúc từ thành phố Việt Trì đến địa giới Hà Nội với chiều dài 41km. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong năm của sông Hồng là 3860m3/s, về mùa lũ, lưu lượng dòng chảy trung bình có thể lên tới 8000m3/s; mực nước cao trung bình là 9,75m (đo năm 1996). Sông Hồng đã và vẫn đang bồi đắp cho Vĩnh Phúc dải đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ đồng thời cung cấp nước tưới,

có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp - đặc biệt trong mùa khô.

* Sông Lô vào Vĩnh Phúc từ xã Quang Yên – Lập Thạch đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng với chiều dài là 34 km. Hàm lượng phù sa ở sông Lô ít hơn sông Hồng song có độ phì cao hơn. Hàng năm sông Lô vẫn bồi đắp phù sa và cung cấp nước tưới cho các vùng bãi ven bờ một cách khá hiệu quả.

* Sông Phó Đáy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn– Lập Thạch rồi đổ vào sông Lô tại địa phận xã Sơn Đông–Lập Thạch và xã Việt Xuân–Vĩnh Tường với chiều dài là 41,5km. Đây là nguồn cung cấp nước quan trọng cho hệ thống nông giang Liễn Sơn dài hơn 150 km, tưới cho 14.000ha ruộng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Mê Linh.

* Sông Cà Lồ bắt nguồn từ xã Vạn Yên – Mê Linh theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, vòng quanh thị xã Phúc Yên…rồi đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc xã Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội, dài 86 km. Lưu lượng nước sông Cà Lồ nhỏ, về mùa kiệt nhiều chỗ có thể lội qua được nhưng lại góp phần tiêu úng vào mùa mưa cho một diện tích đáng kể đất nông nghiệp.

Ngoài các sông chính như trên, Vĩnh Phúc còn có các sông nhỏ trong nội tỉnh như sông Phan, sông Bá Hạ… và nhiều con suối dưới chân dãy núi Tam Đảo.

* Đầm Vạc: Đây là đầm thiên tạo và có nhiều chi nhánh. Diện tích mặt nước của đầm là 255 ha với dung tích khoảng 8 triệu m3 nước. Đầm vạc không chỉ là một nguồn nước ngọt quan trọng cung cấp cho nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của thị xã Vĩnh Yên.

* Hồ Đại Lải: Đây là hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc, diện tích mặt hồ rộng 550 ha, độ cao trung bình 21,5m so với mực nước biển, chứa 25 triệu m3 nước, bảo đảm tưới cho 2900 ha đất canh tác của Phúc Yên (Vĩnh Phúc) và hai huyện Mê Linh, Sóc Sơn (Hà Nội).

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí