Bảng 3.3. Diện tích và dung tích của một số đầm hồ chính của tỉnh Vĩnh Phúc
ĐẦM HỒ | DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC (HA) | DUNG TÍCH (TRIỆU M3) | GHI CHÚ | |
1 | Hồ Đại Lải (Phúc Yên) | 550 | 25 | Nhân tạo |
2 | Hồ Vân Trục (Lập Thạch) | 70 | 8,12 | Nhân tạo |
3 | Hồ Xạ Hương (Tam Đảo) | 46,2 | 12,7 | Nhân tạo |
4 | Hồ Làng Hà (Tam Đảo) | 25,3 | 1,85 | Nhân tạo |
5 | Hồ Suối Sải (Lập Thạch) | 20 | 3 | Nhân tạo |
6 | Hồ Bò Lạc (Lập Thạch) | 18 | 2,55 | Nhân tạo |
7 | Đầm Dưng (Vĩnh Tường) | 205 | 4 | Tự nhiên |
8 | Đầm Vạc (Vĩnh Yên) | 255 | 8 | Tự nhiên |
9 | Các hồ còn lại | 11 |
Có thể bạn quan tâm!
- Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu - 7
- Sinh Khối Sau Khi Tiền Xư ̉ Ly ́ Bằng Công Nghê ̣khí Hóa Tầng Sôi
- Độ Ẩm Tương Đối Trung Bình (%)
- Kết Quả Điều Tra Về Sản Xuất Và Sử Dụng Nlsk Từ Nông Dân
- Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Nlsh Tỉnh Vĩnh Phúc
- Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu - 13
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Các hệ thống sông có ý nghĩa quan trọng về mặt thuỷ lợi, cấp nước sản xuất cho địa bàn tỉnh. Hệ thống các sông này kết hợp với các tuyến kênh cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và tiêu úng về mùa mưa.
Nước ngầm
Nước ngầm được phân bố rộng rãi trong các vùng đồng bằng, thềm sông, suối, các khu vực có đất đá phong hoá mạnh mẽ, các đới phá huỷ và đứt gãy kiến tạo…Chiều sâu của đới nước ngầm trung bình từ vài mét đến hàng chục mét. Trong các đứt gãy, nước ngầm có thể tàng trữ ở độ sâu hàng trăm mét. Tổng trữ lượng nước ngầm đã được tính toán là 272.800m3/ngày đêm. Vùng nước ngầm lớn nhất là
vùng Vĩnh Tường, Yên Lạc. Các đứt gãy sâu chứa nước ngầm là đứt gãy Tam Đảo và đứt gãy sông Lô.
Với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh khá phong phú song phân bố không đều theo không gian và thời gian, do vậy vào mùa khô vẫn có nơi, có thời điểm bị thiếu nước đặc biệt ở các huyện vùng núi và trung du như Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên.
3.3.2. Các yếu tố xã hội
Tính đến năm 2010 (Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2010), tỉnh Vĩnh Phúc có 1.008.337 người. Như vậy có thể thấy dân số của Vĩnh Phúc về quy mô ở mức trung bình. Thông qua việc nghiên cứu quy mô dân số ta có thể thấy được sự ảnh hưởng trực tiếp của nó đến nguồn lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội khác như: việc làm, xoá đói giảm nghèo, môi trường…
*Cơ cấu dân số Vĩnh Phúc
Bảng 3.4. Cơ cấu dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010
Phân theo giới | Phân theo vùng | |||
Nam (%) | Nữ (%) | Thành thị(%) | Nông thôn(%) | |
Tổng số | 49.39 | 50.61 | 22.95 | 77.05 |
Thị xã Vĩnh Yên | 49.60 | 50.40 | 86.48 | 13.52 |
Thị xã Phúc Yên | 48.71 | 51.29 | 60.45 | 39.55 |
Huyện Lập Thạch | 49.75 | 50.25 | 10.27 | 89.73 |
Huyện Tam Dương | 49.14 | 50.86 | 9.86 | 90.14 |
Huyện Tam đảo | 49.63 | 50.37 | 0.92 | 99.08 |
Huyện Bình Xuyên | 49.77 | 50.23 | 31.18 | 68.82 |
Huyện Yên Lạc | 50.47 | 51.56 | 9.51 | 92.51 |
Huyện Vĩnh Tường | 50.15 | 51.81 | 10.37 | 91.59 |
Huyện Sông Lô | 50.23 | 51.64 | 3.65 | 98.21 |
Nguồn: Niên giám Thống kê Vĩnh Phúc năm 2010
Cơ cấu theo giới:
Tổng số dân của Vĩnh Phúc năm 2010 là 1.008.337 người, trong đó nữ chiếm 510.351người bằng 50,61%; nam chiếm 497.986 người bằng 49,39%. Cơ cấu giới có sự chênh lệch về tỉ lệ giữa nam và nữ ở mức trung bình do các yếu tố tâm sinh lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động. Tại các huyện, thị xã trong tỉnh, cơ cấu dân số theo giới cũng cân đối ở một khoảng nhất định, không có sự chênh lệch nào đáng kể.
Cơ cấu theo vùng:
Trong những năm vừa qua, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay số dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sống tại khu vực thành thị tăng lên nhanh chóng biểu hiện quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù vây, so với mức trung bình của cả nước, số dân Vĩnh Phúc sinh sống tại khu vực thành thị vẫn ở mức thấp chỉ chiếm có 13,9%, trong khi đó dân số sinh sống tại khu vực nông thôn chiếm 86,1% dân số cả tỉnh.
Mật độ dân số tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay:
Mật độ dân số của Vĩnh Phúc hiện nay là 842 người/km2. Đây là mức khá cao so với mật độ dân số trung bình của cả nước. Các huyện thị trong tỉnh có mật độ dân số cao là: thị xã Vĩnh Yên (1580 người/km2); Yên Lạc (1359người/km2); Vĩnh Tường (1348 người/km2). Đây đều là những huyện ở vùng đồng bằng và khu vực đô thị có điều kiện thuận lợi cho việc quần cư và tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Ngược lại những huyện miền núi là những huyện có mật độ dân số ít, có diện tích rừng, điều kiện địa hình không thuận lợi cho sản xuất và lưu thông, dân cư sống thưa thớt như: Tam Đảo (282 người/ km2); Lập Thạch (651 người/km2).
*Nguồn lao động
Quy mô nguồn lao động:
Nguồn lao động là số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và số người ngoài độ tuổi lao động hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.Theo bộ Luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994, lao động trong độ tuổi lao động là: Nam từ 15 đến 60 tuổi; nữ từ 15 đến 55 tuổi.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế:
Từ sau Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế nhằm xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu nền kinh tế nước ta đã có sư chuyển dịch đúng đắn. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần, cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch nhanh chóng và tích cực. Ta có thể thấy rò điều này qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.5. Cơ cấu lao động của Vĩnh Phúc phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế
1990 | 1995 | 2000 | 2003 | |
1. Phân theo thành phần kinh tế | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 |
+ Kinh tế nhà nước | 5,12 | 4,89 | 5,36 | 5,91 |
+ Kinh tế tập thể | 90,65 | 71,53 | 37,82 | 19,91 |
+ Kinh tế tư nhân | 4,22 | 23,54 | 56,47 | 72,76 |
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài | 0,00 | 0,05 | 0,36 | 1,41 |
2. Phân theo ngành kinh tế | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 |
+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản | 86,52 | 87,09 | 86,44 | 79,62 |
+ Công nghiệp, xây dựng | 6,16 | 5,92 | 6,23 | 9,44 |
+ Dịch vụ | 7,33 | 6,99 | 7,25 | 10,94 |
Báo cáo Tổng kết tình hình phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc sau
20 năm đổi mới.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng cũng có sự vận động theo hướng giảm dần tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đồng thời tăng dần tỉ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Từ năm 1990 đến năm 2003, tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đã giảm từ 86,52% xuống còn 79,62% (giảm 6,9%); tỉ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 6,16% lên 9,44% (tăng 3,28%); tỉ lệ lao động làm việc trong ngành dịch vụ đã tăng từ 7,33% lên 10,94% (tăng 3,61%).
Phân tích xã hội học
Dựa vào phân tích về xã hội học ta phân chia các đối tượng phỏng vấn thành các nhóm như sau nhằm đánh giá được hiểu biết, nhận thức và các yếu tố xã hội
khác có tác động đến việc xây dựng và triển khai các dự án NLSH nói chung và năng lượng sinh khối nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:
Bảng 3.6: phân nhóm xã hội học
Nhóm thiệt hại | Nhóm không được lợi không bị hại (nhóm vô can) | |
- Nhóm nông dân: Bán các phụ phẩm nông nghiệp đem lại lợi ích về mặt kinh tế, có thêm nhiều lựa chọn cho việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp. - Nhóm kinh doanh các mặt hàng liên quan: kinh doanh đa dạng các mặt hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn. - Người lao động: tăng cơ hội tìm kiếm việc làm tại địa phương, tăng thu nhập đảm bảo hơn các điều kiện an ninh xã hội. | - Người kinh doanh sản phẩm thay thế: thêm sản phẩm cạnh tranh việc tiêu thụ sản phẩm truyền thống có thể giảm do khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm mới. - Người sản xuất sử dụng nguyên liệu phế phẩm nông nghiệp: cạnh tranh về giá cả thu mua các sản phẩm phụ nông nghiệp, thu mua khó hơn, làm tăng giá đầu ra sản phẩm | - Chính quyền - Khách vãng lai |
Dựa vào phân tích nêu trên nhằm đánh giá một cách xác thực nhận thức hiểu biết xã hội về vấn đề năng lượng sinh học của dân cư trong vùng nghiên cứu, tôi lựa chọn sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu cụ thể như sau:
Điều tra bằng bảng hỏi:
Đã phát và thu lại 129 phiếu thu thập thông tin cho các đối tượng quan trọng đối với vấn đề ứng dụng công nghệ năng lượng sinh học sau:
- Nông dân 84 phiếu
- Các nhà quản lý, chính quyền địa phương cấp xã, huyện 20 phiếu.
- Nhóm tổng hợp chung 25 phiếu: thành phần bao gồm các nhóm còn lại trong bảng phần tích nhóm trên.
Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu được thực hiện trong diện hẹp gồm 1 số nông dân và cán bộ quản lý để thu thập thêm thông tin mở rộng và ý kiến ngoài bảng hỏi.
Hình 3.7 : Phỏng vấn sâu tại xã Cao Minh, Phúc Yên Vĩnh Phúc.
Hình 3.8 : Phỏng vấn sâu tại xã Cao Minh, Phúc Yên Vĩnh Phúc.
Mục đích điều tra:
Xác định hiểu biết và nhận thức chung về năng lượng sinh học, các loại NLSH, lợi ích, quan điểm ủng hộ và phản đối của xã hội
Xác định hiện trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, mục đích, hiệu quả, mong muốn của người dân.
Hiện trạng của hệ thống quản lý về NLSH của chính quyền địa phương.
Nội dung điều tra:
Gồm 3 nhóm câu hỏi:
- Nhóm 5 câu hỏi điều tra hiểu biết về NLSK từ phụ phẩm nông nghiệp:
- Nhóm câu hỏi điều tra hiện trạng sử dụng phụ phẩm, nhận thức và quan điểm của nông dân về NLSH:
- Nhóm câu hỏi về định hướng phát triển và kinh nghiệm phát triển NLSH tại địa phương dành cho cán bộ quản lý.
Chọn mẫu
Địa bàn được chọn để phỏng vấn là xã Cao Minh, xã Nam Viêm thuộc thị xã Phúc Yên, xã Đình Chu thuộc huyện Lập Thạch, Phường Xuân Hòa thuộc thị xã Phúc Yên.
Hình 3.9 : Địa điểm tại xã Cao Minh, Phúc Yên Vĩnh Phúc.
Hình 3.10: Địa điểm tại xã Nam Viêm, Phúc yên Vĩnh Phúc.