cạnh về văn hóa- xã hội chính trị, kinh tế, môi trường, kỹ thuật và các khía cạnh khác. Phương pháp phân tích SWOT có thể bổ xung cho các công cụ khác bao gồm cả phương pháp phân tích những người lien quan và thể chế.
Trong đó:
”Điểm mạnh”- các yếu tố tích cực: (Duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy) ”Cơ hội”- thuận lợi khách quan từ bên ngoài (Đánh giá một cách lạc quan)
”Điểm yếu”- các yếu tố tiêu cực, thiếu xót (nhằm tìm phương pháp để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu)
”Nguy cơ”- Các trở ngại khách quan (nhằm tìm phương hướng phòng tránh hoặc cách đối phó thíc hợp)
Mục đính của phân tích SWOT nhằm tìm ra các chiến lược hành động phù hợp, cụ thể như sau:
- Chiến lược S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh .
- Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ
hội,
- Chiến lược S-T xác định những cách thức có thể sử dụng điểm mạnh của
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Phát Triển Năng Lượng Sinh Học Việt Nam
- Phối Cảnh Nhà Máy Ethanol Phú Thọ
- Phân Bố Sản Lượng Cồn Chủ Yếu Của Cả Nước
- Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu - 7
- Sinh Khối Sau Khi Tiền Xư ̉ Ly ́ Bằng Công Nghê ̣khí Hóa Tầng Sôi
- Độ Ẩm Tương Đối Trung Bình (%)
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài,
- Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.
Phương phá p điều tra xã hôi
hoc
Sử dụng mẫu phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về
tình hình kinh tế , xã hội , hiên
traṇ g sản xuất NLSH từ xellulose taị đia
phương .
Phương pháp điều tra, khảo sát được thực hiện theo 8 bước: Lựa chọn (xác định) vấn đề cần điều tra, khảo sát; Tổng kết lại các nghiên cứu trước đây và lựa chọn khuôn khổ tiếp cận phù hợp; Lập kế hoạch điều tra, khảo sát; Chọn mẫu khảo sát; Thu thập dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Diễn giải kết quả; Công bố kết quả điều tra, khảo sát.
Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công t rình khoa học trong lĩnh vực NLSH ở Viêṭ Nam và trên thế giới , các số liệu, tài liệu đã được chính thức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan, tổ chức có liên quan và của văn phòng dự án NLSH.
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Được sử dụng để xử lý các thông tin từ các phiếu điều tra thực tế tại địa điểm nghiên cứ u , các thông tin định tính, định lượng đưa ra các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Phương phá p đá nh giá nhanh nông thôn (PRA)
Phương pháp này sử duṇ g các kỹ thuâṭ như quan sát trưc
tiếp , lịch thời vụ...
để thu thập nhanh thông tin ban đầu về hiên
traṇ g tự nhiên tình hình kinh tế , xã hội
có liên quan đến vấn đề tiền sản xuất NLSH từ xellulose.
Hình 2.1. Áp dụng các kỹ thuật của PRA trong quá trình thực địa Phương pháp phân tích những người có liên quan ( stakeholders)
Phân tích những người liên quan là một phương pháp mà thông qua đó người ta hiểu rò các đặc điểm của các cá nhân hay các nhóm và mối quan hệ trong tương lai của họ đối với dự án cụ thể. Những người có liên quan là các cá nhân, các nhóm
hay các tổ chức bao gồm cả nam lẫn nữ, những người mà bằng cách này hay cách khác quan tâm, tham gia hay bị ảnh hưởng (tích cực hay tiêu cực) bởi một dự án cụ thể.
Trong khuôn khổ đề tài luận văn, tác giả tập trung phân tích các bên liên quan trong quá trình sản xuất, sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Năng lượng sinh học và các công nghệ nhiên liệu sinh học hiện đại
3.1.1. Định nghĩa
NLSH là những nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu sinh khối như củi, gỗ, rơm, trấu, phân và mỡ động vật... nhưng đây chỉ là những dạng nhiên liệu thô. NLSH dùng cho giao thông vận tải chủ yếu gồm: các loại cồn sản xuất bằng công nghệ sinh học để sản xuất ra Gasohol (Methanol, Ethanol, Buthanol, nhiên liệu tổng hợp Fischer Tropsch); các loại dầu sinh học để sản xuất diesel sinh học (dầu thực vật, dầu thực vật phế thải, mỡ động vật). Hay nói cách khác; NLSH là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học). Ví dụ như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa,...), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương...), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân,...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải...), Loại nhiên liệu này có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu truyền thống (dầu khí, than đá...):
- Tính chất thân thiện với môi trường: chúng sinh ra ít hàm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (một hiệu ứng vật lý khiến Trái Đất nóng lên) và ít gây ô nhiễm môi trường hơn các loại nhiên liệu truyền thống.
- Nguồn nhiên liệu tái sinh: các nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và có thể tái sinh. Chúng giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu không tái sinh truyền thống.
Các nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất NLSH hiện nay
- Sản xuất NLSH từ sản phẩm nông- lâm nghiệp vốn là lương thực thực phẩm như lúa mỳ, ngô, đậu tương,...
- Sản xuất NLSH từ các cây trồng không phải là lương thực, thực phẩm như cây dầu mè, một số loại cỏ, tảo...
- Sản xuất NLSH từ phế thải nông- lâm nghiệp, mỡ động vật, thức ăn thừa, mùn cưa, rơm rạ, phân khô, rác...
Tuy nhiên hiện nay vấn đề sử dụng NLSH vào đời sống còn nhiều hạn chế do chưa hạ được giá thành sản xuất xuống thấp hơn so với nhiên liệu truyền thống. Trong tương lai, khi nguồn nhiên liệu truyền thống cạn kiệt, NLSH có khả năng là nguồn thay thế.
3.1.2. Phân loại
*Theo loại hình sử dụng
Diesel sinh học (Biodiesel) là một loại nhiên liệu lỏng có tính năng tương tự và có thể sử dụng thay thế cho loại dầu diesel truyền thống. Biodiesel được điều chế bằng cách dẫn xuất từ một số loại dầu mỡ sinh học (dầu thực vật, mỡ động vật), thường được thực hiện thông qua quá trình transester hóa bằng cách cho phản ứng với các loại rượu phổ biến nhất là methanol.
Xăng sinh học (Biogasoline) là một loại nhiên liệu lỏng, trong đó có sử dụng ethanol như là một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì. Ethanol được chế biến thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, xen-lu-lô, lignocellulose. Ethanol được pha chế với tỷ lệ thích hợp với xăng tạo thành xăng sinh học có thể thay thế hoàn toàn cho loại xăng sử dụng phụ gia chì truyền thống.
Khí sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ gồm Methane và các đồng đẳng khác. Biogas được tạo ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải nông nghiệp, chủ yếu là cellulose, tạo thành sản phẩm ở dạng khí. Biogas có thể dùng làm nhiên liệu khí thay cho sản phẩm khí gas từ sản phẩm dầu mỏ.
Sinh khối (Biomass) - rơm rạ, củi, bã mía, trấu,...
Trong đó, dạng NLSH đã được sản xuất, sử dụng ở quy mô công nghiệp là Sinh khối (Biomass) đồng thời mang nhiều ưu điểm cũng như đang được quan tâm gần đây, ở đây chúng ta quan tâm chủ yếu đến dạng NLSH này.
Biomass chủ yếu được tạo ra do sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời vào cây trồng (thực vật) bằng con đường quang hợp. Nhiên liệu Biomass bao gồm: gỗ, chất thải gỗ (mạt cưa, phôi bào), phân động vật, nông sản và phế thải từ nông nghiệp như rơm rạ, trấu, thân và lòi ngô [2]. Ưu điểm của nhiên liệu sinh học so với
nguồn nhiên liệu dầu mỏ truyền thống là có hàm lượng lưu huỳnh và nitơ thấp, không gây hiệu ứng nhà kính do có sự cân bằng CO2.
Hình 3.1.Các dạng nguyên liêu
sử dun
g trong sản xuất NLSH
Gần đây, năng lượng nguồn gốc sinh học được tạo ra từ biomass đang thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước có nền nông nghiệp phát triển. Trên thế giới, nhiên liệu sinh học đang nghiên cứu nhiều là ethanol sinh học (bioethanol) và diesel sinh học (biodiesel).
*Nếu phân chia về mặt cấu tạo hóa học ta có thể chia ra các dạng NLSH phổ biến sau:
Ethanol sinh học:
Ethanol là nhiên liệu dạng cồn được sản xuất thông qua phương pháp lên men và trưng cất các loại ngũ cốc chứa tinh bột có thể chuyển hóa thành đường đơn như ngô, lúa mỳ, lúa mạch, củ cải đường, củ sắn. Ethanol còn được sản xuất từ các loại cây cỏ chứa cellulose. Ethanol được sử dụng chủ yếu làm phụ gia nhiên liệu để làm giảm lượng khí phát thải của xăng như cacbon monodioxit và các loại khí thải gây sương khói khác từ xe cộ và là chất phụ gia để tăng trị số octal, loại trị số đo khả năng kích nổ.
Theo các nhà khoa học về mặt nhiệt lượng thì 1,5 lít ethanol có thể thay cho 1 lít xăng. Hiện tại các dạng xăng pha cồn có tỷ lệ ethanol dưới 10% (xăng E5 hoặ
E10) thích ứng với các loại động cơ đốt trong đang sử dụng. Nếu dùng xăng có pha từ 15% đến 20% ethanol (E15 hoặc E20) thì chỉ cần thêm một bô điều chỉnh đơn giản cho động cơ, còn với các động cơ đặc biệt ta có thể sử dụng được hỗn hợp có tỷ lệ cồn cao hơn thậm chí là xe sử dụng nhiên liệu là cồn.
Diesel sinh học:
Diesel sinh học là một lạo nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu động vật hay mỡ động vật. Diesel sinh học nói chung hay nhiên liệu nói chung, là một lạo năng lượng tái tạo. Nhìn theo phương diện hóa học thì diesel sinh học là methyl este của những axit béo.
Để sản xuất diesel sinh học người ta pha khoảng 10% methanol và dầu thực vật và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau (đặc biệt là kali hydroxyt, natri hydroxyt và các ancolat). Ở áp xuất thông thường và nhiệt độ vào khoảng 60oC liên kết este của glyxerin trong dầu thực vật bị phá hủy và các axít béo sẽ được este hóa với methanol. Chất glyxerin hình thành phải được tách ra khỏi dầu diesel sinh học sau đó. Thông qua việc chuyển đổi este này dầu diesel sinh học có độ nhớt ít hơn dầu thực vật rât nhiều và có thể được dùng làm nhiên liệu thay thế cho đâu diesel mà không cần phải cải tiến động cơ để phù hợp.
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất Diesel sinh học hiện nay là từ hạt đậu tương, hạt cây dầu mè (jatropha), hạt hướng dương, cải dầu, dầu dừa, dầu cọ, củ cải đường, mía...và một số loại mỡ động vật như mỡ cá tra, cá basa... Diesel sinh học thượng được trộn lẫn với xăng theo tỷ lệ khoảng 20-25% được gọi với tên thương mại là B20.
Ưu điểm của diesel sinh học là không chứa lưu huỳnh nên hạn chế sự hình thành khí thải độc hại. Do vậy diesel sinh học được coi là một trong những nguyên liệu thân thiện với môt trường nhất trên thị trường. Diesel sinh học từ cây cải dầu phát sinh khí thải ít hơn rất nhiều so với nguyên liệu nguyên liệu hóa thạch. Bụi trong khí dầu thải giảm một nửa , các hợp chất hidrocacbon được giảm thiểu đến
40%. Diesel sinh học hiện nay được coi là một trong những nhiên liệu thân thiện với môi trường nhất trên thị trường.
Metanol sinh học:
Được gọi là cồn gỗ , hiện được sản xuất từ khí tự nhiên, tuy nhiên cũng có thể sản xuất từ sinh khối. Khí sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ gồm methanol và các đồng đẳng khác. Biogas được tạo ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải nông nghiệp, chủ yếu là cellulose, tạo thành sản phẩm ở dạng khí. Biogas có thể dùng làm nhiên liệu khí thay cho sản phẩm khí gas từ sản phẩm dầu mỏ.
Butanol sinh học:
Cũng như ethanol, quá trình chiết suất butanol cũng từ xác thực vật thuộc họ cây có đường, tuy nhiên được thực hiện dựa trên khía cạnh biến đổi di truyền học của thực vật. Các loại vi khuẩn sẽ giúp lên men và biến đường thô thành cồn butanol.
*Dựa vào nguồn gốc của các nguyên liệu dùng để sản xuất NLSH có thể chia NLSH thành ba thế hệ:
NLSH thế hệ thứ nhất
Từ các loại cây trồng ăn được như lương thực, thực phẩm, ví dụ: Mía, của cải, ngũ cốc, dầu mỡ động thực vật. Nhược điểm cơ bản là đã sử dụng những nguồn tài nguyên sinh khối liên quan đến lương thực dẫn đến mất an ninh lương thực trên thế giới.
NLSH thế hệ thứ hai
Chủ yếu từ các phụ phẩm hoặc phế thải trong sản xuất, sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ, ví dụ: Phế thải nông lâm nghiệp (rơm rạ, trấu, bã mía, thân ngô, mùn cưa, gỗ vụn…), chăn nuôi (phân súc vật, bùn cống rãnh…) và sinh hoạt (dầu, mỡ thải) ưu điểm nổi bật là sử dụng nguồn sinh khối không ảnh hưởng gì đến lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và gia súc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm.