LỜI MỞ ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài:
Bước sang thế kỉ 21, một xu thế tất yếu không thể đảo ngược đó chính là toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở lên mạnh mẽ. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế trên, đặc biệt kể từ khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Tự do hoá thương mại, đầu tư và tài chính diễn ra với cường độ và quy mô lớn chưa từng có. Sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của kinh tế Việt Nam thông qua cơ chế thị trường là một xu thế khách quan. Với vai trò là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với thế giới, việc phát triển nghịêp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối theo hướng hịên đại, phù hợp chuẩn mực và trình độ thế giới là một điều cần thiết. Điều đó không những nhằm thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu của mọi thành phần kinh tế mà còn kích thích luân chuyển các khoản vốn đầu tư và tín dụng quốc tế, tạo môi trường để tỷ giá xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu trên thị trường, cung cấp các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa sự biến động của rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư, ngân hàng và nhà xuất nhập khẩu trên thị trường thông qua hợp đồng hoán đổi, quyền chọn, kỳ hạn, tương lai.
Có thể nói nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam mới ra đời trong chục năm trở lại đây nhưng thực sự chưa phát triển do những vướng mắc, những hạn chế và những bất cập trong cơ chế quản lý. Xuất phát từ thực tế đời sống, em mạnh dạn nghiên cứu về: “Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối – Kinh nghiệm từ Trung Quốc và giải pháp phát triển cho Việt Nam” với hy vọng sẽ góp tiếng nói vào công cuộc phát triển công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam.
2) Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở làm rõ các vấn đề nhận thức lý luận và phân tích hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Trung Quốc nói riêng, khoá luận đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam.
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cúu:
Đối tượng nghiên cứu: Các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối.
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong việc triển khai nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm!
- Triển khai các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối - kinh nghiệm từ Trung Quốc và các giải pháp phát triển cho Việt Nam - 1
- Trạng Thái Ngoại Hối, Luồng Tiền Và Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngoại Hối
- Đặc Điểm Kinh Doanh Của Thị Trường Ngoại Hối
- Nghiệp Vụ Quyền Chọn Mua (Call), Quyền Chọn Bán (Put)
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
4) Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận vận dụng tổng hợp các phương pháp:
Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của CN Mác – Lênin.
Phương pháp so sánh, thống kê tổng hợp, quy nạp, phân tích, mô hình hoá, khái quát hoá, dự đoán và dự báo.
5) Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối
Chương 2: Kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Trung Quốc
Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam
Để hoàn thành khoá luận này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, sự cung cấp tài liệu của thư viện Trường đại học Ngoại Thương…
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Kim Oanh
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
1. Ngoại hối
Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các loại sau đây:
1. Ngoại tệ (Foreign Currency) tồn tại trong các hình thái là tiền giấy, tiền kim loại, tiền tài khoản bao gồm: đồng tiền quốc gia khác hoặc; đồng tiền chung Châu Âu (Euro), quyền rút vốn đặc biệt SDR.
2. Phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ gồm có: séc (cheque); hối phiếu và kì phiếu (Bill of Exchange, Promissory Note); Thẻ tín dụng (Credit Card);
3. Các loại chứng từ có giá ghi bằng ngoại tệ gồm có: Cổ phiếu (Stock); Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate Bond), Trái phiếu chính phủ (Government Bond); Chứng chỉ quỹ đầu tư (Investement Unit); Các chứng từ phái sinh (Derivative Documents).
4. Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi hạt, miếng trong trường hợp mang vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
5. Tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.1
Tại Điều 4, khoản 1 theo Pháp lệnh số 28/2005/PL - UBTVQH11, ngày 13/5/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCNVN, khái niệm ngoại hối được quy định như sau:
Ngoại hối bao gồm:
1 GS.NGƯT. Đinh Xuâ n Trình ( 2006), Thanh toán quốc tế, NXB Lao động- Xã hội – 64 - Hà Nội.
Đồng tiền quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
Các loại giấy tờ có giá khác ghi bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiêú và các loại giấy tờ có giá khác;
Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
Đồng tiền của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong trường hợp chuyển ra và chuyển vào khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Ngoại hối là hàng hoá mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng trên thực tế, người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá khác ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối, thì trước hết phải bán và chiết khấu các giấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau đó mới tíên hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Như vậy đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối thông thường chỉ bao gồm:
Mua bán các đồng tiền khác nhau ( luôn có ngoại tệ tham gia)
Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Ngày nay do vai trò tiền tệ của vàng đã giảm đáng kể, chính vì vậy khi nói tới thị trường ngoại hối thường được hiểu theo nghĩa thực tế là thị trường mua bán ngoại tệ.
2. Tỷ giá hối đoái
2.1. Khái niệm
Giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh trên thị trường hối đoái. Vậy tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền
khác.2
Ví dụ: 1 USD = 18000 VND. Trong ví dụ này, giá của USD được biểu
thị thông qua VND và 1 USD có giá là 18000 VND.
2.2. Cách yết tỷ giá:
Trên thế giới tồn tại 2 cách yết tỷ giá khác nhau: Phương pháp yết tỷ giá ngoại tệ trực tiếp và phương pháp yết tỷ giá ngoại tệ gián tiếp.
Phương pháp yết tỷ giá ngoại tệ trực tiếp (Direct Quotation/ PriceQuotation):Đây là phương pháp yết tỷ giá mà xét từ góc độ quốc gia thì ngoại tệ với vai trò là hàng hoá (Commodity Currency) là đồng tiền yết giá, có số đơn vị thường bằng 1. Nội tệ với vai trò là tiền tệ (Term Currency) là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên TTNH.
Phương pháp yết tỷ giá ngoại tệ gián tiếp (Indirect Currency/Volume Quotation):Đây là phương pháp yết giá ngoại tệ mà xét từ góc độ quốc gia thì nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và thường bằng 1. Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường liên ngân hàng.
Ví dụ:
Yết tỷ giá USD: Đồng tiền đứng trước là đồng tiền yết giá, đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá.
2 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối , Nhà xuất bản Thống Kê -29- Hà Nội
- Theo phương pháp yết tỷ giá trực tiếp: E (USD/VND) = 18000 VND, ta hiểu 1 USD = 18000 VND
- Theo phương pháp yết tỷ giá gián tiếp: E (VND/ USD) = 1/18000 VND, ta hiểu 1 VND = 1/18000 USD
Trong thực tế, phương pháp yết tỷ giá trực tiếp được phần lớn các quốc gia sử dụng. Hai cách yết tỷ giá trên đứng từ góc độ quốc gia, trong tỷ giá bao giờ cũng có đồng nội tệ. Nhưng trên thực tế trong KDNH, nội tệ không nhất thiết lúc nào cũng có mặt bên trong tỷ giá. Ví dụ, ở Việt Nam, tỷ giá EUR/JPY sẽ không phụ thuộc vào cách yết tỷ giá trực tiếp hay gián tiếp bởi vì cả 2 đồng tiền đều là ngoại tệ đối với Việt Nam.
Do đó, để đơn giản và thống nhất cách gọi người ta quy ước phương pháp yết tỷ giá kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ, như sau: Trong phương pháp yết tỷ giá kiểu Châu Âu, đồng USD là đồng tiền yết giá, còn trong phương pháp yết tỷ giá kiểu Mỹ, đồng USD là đồng tiền định giá.
Vì nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế số 1 của thể giới, cho nên đồng USD có vị trí chủ yếu trong hoạt động thương mại, đầu tư và quan hệ tín dụng. Do đó, tỷ giá của các đồng tiền quốc gia được hình thành với USD thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường ngân hàng và có tỷ giá gốc tại quốc gia phát hành đồng tiền này. Còn tỷ giá của đồng tiền quốc gia được hình thành với đồng tiền của quốc gia khác không phải là USD không được hình thành trên quan hệ cung câù trực tiếp, mà được suy ra từ tỷ giá giữa chúng với USD, hay nói một cách khác là ta phải tính tỷ giá chéo. Ví dụ, muốn biết tỷ giá AUD/VND là bao nhiêu thì ta phải căn cứ vào tỷ gía USD/VND tại Việt Nam và tỷ giá AUD/USD tại Úc.
Tóm lại:
Tại một thời điểm xác định, mỗi đồng tiền đều có một giá trị xác định và giá trị này không bị ảnh hưởng bởi phương pháp yết tỷ giá.
Trên thị trường ngoại hối, hầu hết các đồng tiền được yết giá theo kiểu Châu Âu, nghĩa là số đơn vị của đồng tiền này là trên 1 USD.
Chỉ có 5 trường hợp, trong đó các đồng tiền được yết giá theo kiểu Mỹ, nghĩa là bao nhiêu đơn vị USD trên 1 đơn vị tiền tệ. Các đồng tiền đó bao gồm: GBP, AUD, NZD, EUR và SDR.
2.3. Yết tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng
Trên thị trường Interbank, trong mỗi giao dịch có 2 đối tác tham gia đều là ngân hàng, đó là ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá.
Ngân hàng yết giá (Quoting bank):Là ngân hàng thực hiện niêm yết tỷ giá mua vào và bán ra. Với tỷ giá được yết, ngân hàng yết giá phải luôn sẵn sàng mua vào hay bán ra vô điều kiện khi có ngân hàng khác (là đối tác, là khách hàng) muốn giao dịch.
Ngân hàng hỏi giá (Asking bank):Là ngân hàng liên hệ với ngân hàng yết giá để hỏi giá. Với giá được yết, nếu chấp nhận, ngân hàng hỏi giá sẽ tiến hành giao dịch, ngược lại thì giao dịch không xảy ra.
Trong kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng luôn yết tỷ giá 2 chiều: Chiều mua vào (tức tỷ giá mua) và chiều bán ra (tức tỷ giá bán). Như vậy, tỷ giá mua vào– Bid rate là tỷ giá tại đó mà ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá còn tỷ giá bán ra – Ask (or Offer) rate là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. Tỷ giá mua luôn đứng trước, tỷ giá bán đứng sau. Tỷ giá mua thấp hơn tỷ giá bán.
Do đó, chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra là spread – thu nhập gộp của ngân hàng nghĩa là bao gồm: chi phí hoạt động và phần lợi nhuận gộp của ngân hàng. Spread có thể được tính theo điểm tỷ giá và tỷ lệ phầm trăm như sau:
- Tính theo điểm tỷ giá: