Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây Lim xẹt Peltophorum tonkinensis A.Chev tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - 2

5.1. Kết luận 60

5.2. Tồn tại 62

5.3. Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 67


1.1. Đặt vấn đề‌‌


PHẦN 1 MỞ ĐẦU

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường. Rừng cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước và là nơi cư trú động thực vật, tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái. Nó bảo đảm cho nguồn tài nguyên rừng có khả năng tái sản xuất mở rộng, nếu chúng ta nắm được qui luật tái sinh, chúng sẽ điều khiển qui luật đó phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, tái sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc xác định các phương thức kinh doanh rừng.

Hiện nay trong nhiều vùng rừng tự nhiên của nước ta đã mất rừng do sử dụng phương thức khai thác - tái sinh không đáp ứng được những lợi ích lâu dài của nền kinh tế và bảo vệ môi trường. Các phương thức khai thác - tái sinh không hợp lý đã và đang làm cho rừng tự nhiên suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Ở Việt Nam, năm 1943 diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng diện tích đất có rừng toàn quốc là trên 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên gần 10,3 triệu ha, rừng trồng trên 4,3 triệu ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là trên 13,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ là 41,89%. Do vậy, việc tái sinh tự nhiên là một trong những biện pháp và nhiệm vụ quan trọng. Nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng ổn định các vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến lâm

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây Lim xẹt Peltophorum tonkinensis A.Chev tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - 2


sản của tỉnh; tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn, miền núi và giữ vững an ninh - quốc phòng, bảo vệ và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép.

Lim xẹt (Peltophorum tonkinensisA.Chev) là loài cây thuộc phân họ Vang (Caesalpiniaceae R.Br) nằm trong họ lớn là họ Đậu (Fabaceae hay Leguminosae) phân bố nhiều ở một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ …, là loài cây có khả năng tái sinh hạt tốt ở chỗ trống hoặc nơi có độ tàn che nhẹ, có thể chọn làm cây cải tạo 2 rừng nghèo hoặc khoanh nuôi trong rừng đang phục hồi. Gỗ Lim xẹt có màu hồng, thớ tương đối mịn, ít bị mối mọt, cong vênh, được dùng để đóng đồ mộc và xây dựng nhà cửa. Đặc biệt Lim xẹt có thể sử dụng làm cây xanh đô thị.

Tuy nhiên những thông tin về loài này còn rất hạn chế, đặc biệt là những thông tin về tái sinh làm cơ sở để làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Trước thực tiễn đó, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”.

1.2. Mục tiêu đề tài

- Xác định một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ và tầng cây tái sinh ở các trạng thái rừng có loài Lim xẹt phân bố tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

- Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển loài Lim xẹt.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học

Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng lý thuyết đã học được trong nhà trường vào thực tiễn. Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành Lâm nghiệp.


Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác nghiên cứu khoa học. Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về nghiên cứu chuyên sâu loài cây Lim xẹt.

Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lim xẹt.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev), làm cơ sở đề xuất hướng bảo tồn và phát triển loài tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Thành công của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc việc bảo vệ loài Lim xẹt trong tự nhiên, cũng như là để phát triển loài này. Góp phần vào phát triển nền kinh tế - xã hội của xã, của tỉnh cũng như toàn bộ miền núi phía bắc.


PHẦN 2

TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới

2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.1.1.1. Những nghiên cứu về tái sinh rừng

Theo kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng mưa nhiệt đới Châu Phi A.Ôbrêvin (1930) nhận thấy: cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa có thể cực hiếm hoặc vắng hẳn. Ông gọi đây là hiện tượng “không bao giờ sinh con đẻ cái” của cây mẹ trong thành phần rừng cây gỗ của rừng mưa. Tổ thành loài cây mẹ ở tầng trên và tổ thành loài cây tái sinh ở tầng dưới thường khác nhau rất nhiều, mặt khác tổ thành loài cây của rừng mưa lại biến đổi từ nơi này đến nơi khác. Vì vậy tổ thành loài cây của rừng mưa đều không cố định trong không gian và thời gian, không có một tổ hợp của loài cây nào có thể đạt thế “cân bằng sinh thái” với hoàn cảnh một cách vĩnh viễn và ổn định. Ngay ở cùng một địa điểm và 8 cùng một thời gian nhất định tổ hợp các loài cây sẽ được thay thế, không phải bằng tổ hợp có thành phần như cũ mà bằng một tổ hợp có thành phần khác hẳn.

Từ những lý luận trên, đã dẫn A.Ôbrêvin đi đến lý luận bức khảm tái sinh (còn gọi là lý luận tuần hoàn tái sinh). Theo lý luận này có thể coi một diện tích rừng mưa rộng lớn là một bức khảm mà mỗi đơn vị của bản ghép hình đó là một tổ hợp hình thành bởi những loài cây ưu thế khác nhau. Mặc dù, xét trên diện tích nhỏ, tổ hợp loài cây tái sinh không mang tính kế thừa, nhưng nếu xét trên phạm vi rộng lớn hơn thì các tổ thành loài cây sẽ kế thừa nhau ít nhiều theo phương thức tuần hoàn. Ôbrêvin đã có công lao khái quát hóa các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết nên lý luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lý giải các hiện tượng đó còn hạn chế. Ông coi hiện tượng đó là “ thuần túy ngẫu nhiên”, không thể phán đoán trước được vì


còn phụ thuộc vào quá nhiều nguyên nhân phức tạp. Ông không giải thích được do tác nhân nào, do cơ chế nào đã dẫn đến việc hình thành các tổ hợp loài cây tái sinh khác nhau. Vì vậy lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chưa giúp ích được cho thực tiễn sản xuất, đề xuất các biện pháp điều khiển tái sinh theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. David và P.W Risa (1933), Bear (1946), Sun (1960), Rôlê (1969) ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ lại khác hẳn so với nhận định của A. Ôbrêvin. Ở đây tất cả những loài cây có nhiều cấp thể tích lớn thì đồng thời cũng có nhiều trong cấp thể tích nhỏ, tuy độ nhiều tương đối của các loài cây trong cấp thể tích nhỏ có khác so với các tầng cao hơn.

Như vậy ở đây xuất hiện hiện tượng tái sinh tại chỗ và liên tục của các loài cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi trong một thời gian dài. Sự khác nhau này có thể giải thích được nếu coi rừng Nam Mỹ đã đạt tới giai đoạn tương đối ổn định, cân bằng với hoàn cảnh Châu Phi, nơi A.Ôbrêvin đã từng quan sát, rừng chưa đạt tới giai đoạn cân bằng với hoàn cảnh, tổ thành loài chưa ổn định, rừng đang trong một quá trình phát triển để hướng tới một quần lạc ổn định về thành phần loài cây (dẫn theo Nguyễn Thị Hương Giang, 2009). [17]

Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định rừng là một sinh thái hoàn chỉnh nhất. Thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố ngoại cảnh thay đổi. Rừng cây và con người hệ mật thiết với nhau. Chính lẽ đó, cây rừng được con người quan sát, xem xét, nghiên cứu từ thủa xa xưa. Một trong khía cạnh con người nghiên cứu để phục hồi lại rừng là tái sinh rừng. Nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên đã trải qua hang trăm năm, nhưng ở rừng nhiệt đới, vấn đề này được đề cập từ năm 1930 trở lại đây.

Khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới, Van steenis.J (1956)

[26] đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến: Tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và kiểu tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Ngoài ra theo


nhận xét của A. Obrevin (1938) khi nghiên cứu các khu rừng nhiệt đới ở Châu Phi, còn đưa ra lý luận bức khảm hay lý luận tái sinh tuần hoàn.

P.W.Richards (1959) [16] đã tiến hành nghiên cứu tái sinh ở rừng mưa nhiệt đới và cho xuất bản cuốn. ”Rừng mưa nhiệt đới” Kết quả nghiên cứu cho thấy tái sinh rừng mưa nhiệt đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên có phân bố cụm một số khác có phân bố Poisson.

P. Odum (1971) [23] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Công trình nghiên cứu của R. Catinot (1965), J. Plaudy (1987) đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến

Đặc điểm tái sinh rừng được nhiều nhà lâm sinh quan tâm đến là thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hay khác biệt với lớp cây mẹ, Richards,P,W (1965) [16]. G. N. Baur (1964) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng.

Catinot (1974) một chuyên gia hàng đầu về lâm sinh nhiệt đới với nhiều thập kỷ kinh nghiệm ở rừng nhiệt đới Châu Phi, khi áp dụng các biện pháp lâm sinh cho rừng tự nhiên, ông rất quan tâm đến lớp cây tái sinh phía dưới tán rừng. Ông cho rằng các nhà lâm sinh nhiệt đới sẽ không hoàn thành trách nhiệm của mình nếu họ chỉ thay thế rừng tự nhiên bằng các khu rừng trồng Thông và Bạch Đàn, ông cũng cho rằng bắt buộc phải làm, tuyệt đối cần thiết


là tìm ra phương pháp cho phép sử dụng các hệ sinh thái nguyên sinh vốn có của nhiệt đới một cách có hiệu quả mà không phá vỡ nó.

Về điều tra và đánh giá tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới. M.Loeschau (1977) [10] đã đưa ra một số đề nghị như: để đánh giá một khu bằng cách rút mẫu ngẫu nhiên, trừ trường hợp đặc biệt có thể dựa vào những nhận xét tổng quát về mật độ tái sinh như nơi có lượng cây tái sinh rất lớn. Các số liệu này sẽ là cơ sở cho các quyết định trong từng kế hoạch lâm sinh cụ thể, đặc biệt là xét lâm phần có xứng đáng được chăm sóc hay không? việc chăm sóc cấp bách đến mức độ nào? cường độ chăm sóc phải ra sao? Tác giả cũng đề nghị những chỉ tiêu cần phải điều tra gồm có mật độ, chất lượng cây tái sinh cũng như đường kính ngang ngực của những cây có giá trị kinh tế lớn trong khoảng từ 1 cm (cây tái sinh đã đảm bảo) đến 12,6 cm (giới hạn dưới của kích thước sản phẩm).

Theo Janzen (1970) [25] và Connell (1971) [24] thì tỳ lộ lớn hạt giống dưới tán cây mẹ đều bị tiêu diệt bời kẻ thù và bệnh hại, một số ít hạt giống thoát khỏi thiên mệnh này bằng cách phát tán xa cây mẹ và giả thuyết này cùng cho răng đa dạng loài cây trong rừng nhiệt đới được duy trì thông qua các tương tác giữa sự phát tán hạt giống, tỷ lệ chết cây con và phụ thuộc vào mật độ của rừng. Đối chiếu với nghiên cứu này cho thấy, lượng hạt giống rơi xuống dưới tán cây mẹ rât lớn, tạo nên mật độ cây tái sinh rât cao và theo thời gian nhu cầu về ánh sáng, dinh dưỡng của cây tái sinh tăng lên dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cây tái sinh trong điều kiện dưới tán cây mẹ nên hầu hết cây tái sinh bị đào thài. Mức độ tái sinh của các loài phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ ánh sáng lọt qua tán rừng (Baur, 1976), các hạt giống rơi vào các khe hở trong rừng hoặc các vị trí có sự thay đổi về độ tàn che do sự già cỗi, gẫy đổ của cây tầng trên có thô duy trì được sự tồn tại và có cơ hội tham gia vào tầng cây cao. Như vậy, khà năng thay thể vị trí cây mẹ của cây tái

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí