4.4.1. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên
Nâng cao nhận thức của điều tra viên về trí tuệ cảm xúc nhằm cung cấp cho điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an những trí thức về trí tuệ cảm xúc, vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với hoạt động nghề nghiệp của họ, nhằm tạo ra nhu cầu phát triển mức độ trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.
Để có thể phát triển nhận thức của điều tra viên về trí tuệ cảm xúc cần phải thông qua các hoạt động sau:
Trước tiên cần giáo dục cho điều tra viên những kiến thức về trí tuệ cảm xúc thông qua việc nghe giới thiệu trí tuệ cảm xúc và định hướng ứng dụng trí tuệ cảm xúc vào trong cuộc sống, quá trình làm việc tại cơ quan. Trong các giờ rèn luyện nghiệp vụ của điều tra viên, cần bố trí các chuyên gia thuyết trình. Các chuyên gia này sẽ giới thiệu, phân tích về: khái niệm, bản chất và vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với cuộc sống con người nói chung, vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với hoạt động nghề nghiệp, các biện pháp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực và hạn chế cảm xúc tiêu cực, hướng vận dụng trí tuệ cảm xúc vào trong quá trình nghề nghiệp của điều tra viên Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.
Thứ hai, cần tổ chức thảo luận về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. Trong đó, điều tra viên sẽ nêu ra những thắc mắc của bản thân về trí tuệ cảm xúc và việc vận dụng nó vào trong hoạt động nghề nghiệp. Khi tham gia vào hoạt động thảo luận này điều tra viên sẽ có được sự hiểu biết cơ bản về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên, vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với cuộc sống, đối với hoạt động nghề nghiệp. Từ đó hình thành ở điều tra viên lòng mong muốn được phát triển mức độ trí tuệ cảm xúc của bản thân. Từ đó điều tra viên sẽ có sự điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp, tích cực nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc cũng như hiệu quả công việc của mình. Đây được coi là hoạt động phát triển nhận thức hiệu quả, sâu sắc nhất.
Để phát triển được nhận thức của điều tra viên đòi hỏi điều tra viên phải có sự nhận thức. Bởi chính bản thân điều tra viên mới là người quyết định việc
nhận thức của cá nhân mình với một vấn đề và tiếp nhận nó. Thừa nhận rằng chúng ta thường trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, mặc dù chúng ta không có quyền lựa chọn về cảm xúc nảy sinh, nhưng chúng ta có thể lựa chọn cách thức phản ứng phù hợp với những cảm xúc này. Do đó, để phát triển khả năng tự nhận thức điều tra viên, cần phải làm một số việc sau:
- Thực hành việc thể hiện cảm xúc
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Năng Lực Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Tương Quan Trí Tuệ Cảm Xúc Với Tuổi Tác, Thâm Niên Công Tác
- Biện Pháp Tâm Lý - Xã Hội Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc Cho Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Rèn Luyện Kỹ Năng Kiểm Soát Cảm Xúc Và Kỹ Năng Đồng Cảm Cho Điều Tra Viên
- Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 23
- Shamira Malekar, R.p. Mohanty (2009), “Factors Affecting Emotional Intelligence: An Empirical Study For Some School Students In India”, International Journal Of Business Excellence, Vol. 25,
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Việc thực hành này được thể hiện thông qua việc điều tra viên trả lời bằng câu “tôi cảm thấy…” và chịu trách nhiệm cho cảm xúc đó thay vì đổ lỗi cho người khác trong một tình huống nào đó. Hãy nói “tôi cảm thấy hơi sợ khi bạn lái xe tốc độ cao”, thay vì câu nói là “bạn lái xe như một thằng điên”.
- Nhận biết cảm giác, tri giác xuất hiện cùng với những cảm xúc mạnh mẽ Việc điều tra viên nhận biết được những sự tác động của sự vật hiện
tượng xung quanh và cảnh báo sớm về điều đó sẽ giúp họ nhận biết được các cảm xúc khác nhau mà bản đang phải trải qua. Bởi cùng một lúc, cá nhân có thể chịu sự tác động của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau. Điều này sẽ giúp họ có thể có nhiều cảm xúc, sẽ có những cảm xúc mang tính chủ đạo, lấn át đi các cảm xúc khác. Tuy nhiên, có những hoàn cảnh mà cá nhân sẽ cùng xuất hiện nhiều trạng thái cảm xúc. Điều này do cảm giác khác nhau khi họ chịu sự tác động của sự vật, hiện tượng. Việc có nhiều cảm xúc khiến điều tra viên cần phải có những cân đối, điều chỉnh và giúp bạn đưa ra biện pháp hiệu quả để kiểm soát nó. Điều này sẽ giúp cho điều tra viên sẽ có những cảm xúc mang tính phù hợp, hiệu quả trong từng hoàn cảnh nhất định.
- Bút ký hay nói cách khác là việc cá nhân dành thời gian vào cuối ngày để ghi lại những cảm xúc và hiện tượng mà mình đã trải qua.
Việc điều tra viên ghi lại những gì mình đã trải qua giúp họ có thể xem lại các các xúc mà điều tra viên đã trải qua ở những thời điểm khác nhau và tìm ra nguyên nhân gây ra những cảm xúc đó. Trong thời gian này, điều tra viên có thể xác định được kiểu cảm xúc của cá nhân và lý giải nguyên nhân chính xác dẫn đến những cảm xúc đó. Điều này vô cùng có ý nghĩa bởi việc
theo dõi cảm xúc của điều tra viên sẽ giúp điều tra viên tăng khả năng nhận thức, điều chỉnh và quản lý cảm xúc của mình.
- Làm bài “kiểm tra cảm xúc” một vài lần trong ngày
Việc này được tiến hành bằng việc điều tra viên dừng mọi hoạt động trong vài phút sau đó tự vấn bản thân “tôi cảm thấy thế nào?”, “đây là cảm xúc gì?”, và “cảm xúc này mạnh như thế nào?”. Kết hợp phương pháp này với việc việc xem lại cảm xúc đã được bút ký vào cuối ngày sẽ làm tăng khả năng hiểu biết cảm xúc bản thân và cuối cùng là khả năng nhận ra được cảm xúc bản thân vào một thời điểm xác định. Như vậy, dù viết nhật ký hay làm kiểm tra cảm xúc chính là cách thức giúp điều tra viên hồi tưởng lại những cảm xúc đã trải qua, đánh giá nó và để có thể điều chỉnh được trí tuệ cảm xúc ở những thời gian sau tích cực và phù hợp hơn.
Quan điểm sống, lạc quan tự tin với nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp điều tra viên vượt qua cảm xúc âm tính. Bằng cách duy trì và phát triển thái độ tích cực, lạc quan sẽ giúp điều tra viên đạt được trạng thái tinh thần lành mạnh và hiệu quả trong hoạt động và giao tiếp. Với thái độ tích cực, lạc quan, điều tra viên sẽ không còn những suy nghĩ bi quan về những vướng mắc mình gặp phải mà thay vào đó là cảm giác hài lòng, tự hạnh phúc với bản thân và có xu hướng thân thiện hơn với mọi người, khi đó điều tra viên sẽ có tinh thần thoải mái, có được khả năng thấu hiểu nội tâm và cảm xúc tích cực để quý trọng bản thân cũng như mang niềm vui đến cho người khác. Nhờ vậy, điều tra viên sẽ tự tạo cho mình thêm nhiều cơ hội, đẩy lùi những điều tiêu cực. Thái độ tích cực, lạc quan luôn tạo nên những phản ứng tinh thần chính xác đối với mỗi tác động bên ngoài. Khi đó, điều tra viên sẽ biết cách suy nghĩ, hành động và có cách cư xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Do vậy, giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng cho điều tra viên có động cơ đúng đắn, tình cảm và quan điểm sống tích cực, có tinh thần lạc quan, vui vẻ, không định kiến tiêu cực sẽ góp phần rất quan trọng vào việc rèn luyện, hoàn thiện các năng lực trí tuệ cảm xúc ở điều tra viên.
4.4.2. Bồi dưỡng các năng lực trí tuệ cảm xúc trong công việc cho điều tra viên
Mỗi một đối tượng, ngành nghề mang những nét đặc trưng khác nhau, do đó trí tuệ cảm xúc cũng có sự khác biệt giữa chúng. Tuy nhiên việc phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên đều là hết sức cần thiết. Trang bị một số kiến thức và kỹ thuật rèn luyện là một trong những biện pháp phát triển hiểu biết cũng như rèn luyện kỹ năng thành thạo cho điều tra viên trong trí tuệ cảm xúc của mình. Biện pháp này sẽ trang bị một số kiến thức và kỹ thuật nhằm rèn luyện trí tuệ cảm xúc trong công việc cho điều tra viên và để điều tra viên tự rèn luyện về trí tuệ cảm xúc cũng như phát triển một số năng lực trong trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Qua đó, các điều tra viên cũng dần phát triển tính tự giác, tích cực trong quá trình hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp nói chung và phát triển trí tuệ cảm xúc - ứng dụng nó trong công việc - nghề nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, tổ chức lớp học chuyên biệt về trí tuệ cảm xúc nhằm trang bị một số kiến thức và kỹ thuật nhằm rèn luyện các năng lực trí tuệ cảm xúc trong công việc của điều tra viên.
Các lớp học chuyên biệt về trí tuệ cảm xúc có thể xoay quanh các chủ đề như sau:
- Chuyên đề 1: Năng lực thấu hiểu trái tim của điều tra viên
Chuyên đề này nhằm trang bị cho điều tra viên khả năng nhận biết cảm xúc, khả năng phát hiện giải mã các cảm xúc của bản thân và người khác (những người tham gia hoạt động điều tra). Điều này sẽ giúp cho điều tra viên nắm bắt một cách chính xác cảm xúc của chính bản thân mình hay cảm xúc của những người xung quanh, từ đó sẽ có sự điều chỉnh, điều khiển cảm xúc một cách linh hoạt, chính xác. Sự linh hoạt, chính xác có nghĩa là điều tra viên không bị bó buộc bởi một cảm xúc cố định mà luôn vận dụng một cách uyển chuyển những trạng thái cảm xúc khác nhau. Điều này sẽ giúp điều tra viên đưa ra những biện pháp tác động kịp thời nhằm thuyết phục đối tượng, phát triển hiệu quả công việc của điều tra viên.
Mặt khác chuyên đề còn giúp điều tra viên có khả năng hiểu cảm xúc, khả năng thấu hiểu, hiểu rõ các mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc, và khả năng nhận biết, mô tả các cảm xúc tiến hoá theo thời gian. Điều này có nghĩa là, điều tra viên không chỉ dừng lại việc hiểu cảm xúc mà còn cần phải nắm bắt được các mối quan hệ giữa cảm xúc của các cá nhân khác nhau, sự tồn tại của nó theo thời gian. Từ việc này, điều tra viên sẽ có những cách thức ứng xử phù hợp cho từng mối quan hệ, từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau.
- Chuyên đề 2: Năng lực sử dụng cảm xúc trong công việc của điều tra viên
Cảm xúc có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Nó có tác động mạnh mẽ đến công việc, cá nhân và tổ chức. Những điều tra viên có cảm xúc tích cực sẽ là động lực thôi thúc cá nhân đó hành động, vượt qua mọi khó khăn trở ngại, tìm tòi ra chân lý. Đối với hoạt động của điều tra viên, việc xây dựng, hình thành những cảm xúc tích cực chính là yếu tố chi phối đến kết quả công việc cũng như các mối quan hệ của điều tra viên.
Trong năng lực sử dụng cảm xúc này thì sự nhạy cảm nghề nghiệp là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ. Mỗi một ngành nghề đều có những nhạy cảm riêng, điều tra viên trong hoạt động điều tra cũng vậy. Nhạy cảm trong cảm xúc của điều tra viên đó chính là năng lực nghề nghiệp của họ. Trong một tình huống, khi tiếp nhận vấn đề họ luôn có những nhận định, phán đoán riêng của mình. Không chỉ vậy, điều tra viên còn là những người thấu hiểu cảm xúc của những người tham gia hoạt động điều tra. Việc họ nắm bắt cảm xúc của đối tượng là vô cùng cần thiết để họ đưa ra cách ứng xử hợp lý cũng như những cách thức giải quyết công việc phù hợp. Đây chính là năng lực nghề nghiệp dựa trên tính nhạy cảm của họ. Do vậy, cần phải tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về điều này để điều tra viên có thể phát triển kỹ năng nắm bắt cảm xúc của đối tượng.
Để có thể phát triển được năng lực này đòi hỏi:
Điều tra viên sử dụng cảm xúc của mình như là một phương tiện để đạt được mục đích nào đó trong nhận thức, thái độ hay hành động là mức độ cao
nhất. Đây là kỹ năng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển hiệu quả trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Nhận thức, điều khiển cảm xúc là việc điều tra viên sử dụng tri thức, ý thức, ý chí để nhận ra và giám sát và điều khiển những cảm xúc thực của bản thân, duy trì cường độ của nó phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Trong khi đó, vận dụng cảm xúc là việc cá nhân không chỉ lại ở mức nhận dạng, giám sát và điều khiển cảm xúc thực đang diễn ra, mà còn biết “tăng lên” hoặc “giảm bớt” cường độ của cảm xúc khi cần thiết. Thậm chí phải biết “tạo ra” những cảm xúc và biết “thể hiện” cảm xúc khi cần thiết. Phải biết “tạo ra cảm xúc” ở đây chính là điều tra viên biết sử dụng các biểu tượng tương ứng với mỗi loại cảm xúc để thể hiện ra “cảm xúc của mình” để người khác biết.
Kỹ năng sử dụng cảm xúc của điều tra viên thể hiện ở chỗ điều tra viên biết dùng cảm xúc để thúc đẩy hoạt động của cá nhân và hạn chế những tác động của cảm xúc tiêu cực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động, giao tiếp hay nói cách khác nó chính là khả năng khắc phục khó khăn của điều tra viên. Trong đó, cảm xúc là nền tảng của việc đưa ra những tác động của cảm xúc tiêu cực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động, giao tiếp. Đặc biệt phải chú trọng đến những cảm xúc giữ vai trò quyết định, là nền tảng của việc đưa ra những quyết định đúng đắn. Cảm xúc hoạt động là những hướng dẫn bên trong và giúp chúng ta nối những dấu hiệu này cũng có thể hướng dẫn những cảm xúc.
Việc sử dụng cảm xúc của điều tra viên phụ thuộc vào kỹ năng vạch chiến lược khắc phục những hạn chế trong hoạt động nghề nghiệp. Điều này thể hiện qua kỹ năng nhận diện cảm xúc, hiểu được ý nghĩa thực tế của cảm xúc cũng như ảnh hưởng của các loại cảm xúc, hiểu được ý nghĩa thực tế của cảm xúc cũng như ảnh hưởng của các loại cảm xúc đối với hoạt động; khả năng phán đoán và dự đoán hành vi cũng như phụ thuộc vào kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân. Những điều tra viên có mức độ phát triển kỹ năng kiểm soát cảm xúc cao thường hoạt động rất nhiệt tình và đạt hiệu suất cao trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ. Với việc hiểu rõ cảm xúc của bản thân, điều tra viên nhận thức rõ nhu cầu, động cơ của bản thân trong việc xác lập và định hướng hành động của bản thân sao cho phù hợp với xu hướng nghề nghiệp đã xác định. Khi đã định hình được mục tiêu cần hướng đến, điều tra viên cần xây dựng tình cảm tích cực, giành nhiều tâm huyết cả về trí lực, thể lực nhằm chiếm lĩnh đối tượng cần đạt được. Nhờ có kỹ năng sử dụng cảm xúc nên điều tra viên biết sử dụng những cảm xúc tích cực để thúc đẩy hành động. Đồng thời, điều tra viên biết hạn chế những ảnh hưởng, tác động của kết quả trước mắt, những khó khăn tâm lý do khách quan và chủ quan mang lại để đạt được mục đích lâu dài. Hơn thế, điều tra viên biết sử dụng cảm xúc để thúc đẩy tư duy tích cực và sáng tạo. Năng lực tư duy chỉ có được trên cơ sở điều tra viên nhận thức được vấn đề cần giải quyết trong tình huống mới, đồng thời phải có sự say mê, hứng thú nhằm vượt qua những trở ngại để đạt được mục đích của tư duy. Do vậy, họ sẽ hoạt động một cách tích cực, nhiệt tình và sáng tạo, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mặt khác, năng lực sử dụng cảm xúc của điều tra viên còn được thể hiện qua khả năng bày tỏ cảm xúc của bản thân trong những trường hợp cụ thể. Bằng việc bày tỏ cảm xúc bản thân, điều tra viên có thể thúc đẩy tính tích cực hoạt động của những người xung quanh hoặc kìm nén, làm giảm tác động của những cảm xúc tiêu cực. Nhờ khả năng bày tỏ cảm xúc, điều tra viên dừng nhận thức, cảm xúc của mình để điều chỉnh, điều khiển cảm xúc của những người xung quanh nhằm mục đích hướng cảm xúc của họ vào những tình huống có lợi nhất cho hoạt động chung của nhóm, của tập thể. Khả năng bày tỏ cảm xúc có được trên cơ sở cá nhân hiểu rõ sự ảnh hưởng cảm xúc của bản thân và người khác đối với hiệu quả công việc như thế nào trong quá trình hoạt động cùng nhau. Điều này nói lên trình độ tự ý thức, tự đánh giá của cá nhân điều tra viên về những ưu, nhược điểm của các loại cảm xúc nhằm phát huy cảm xúc tích cực và hạn chế, ngăn ngừa cảm xúc tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Chuyên đề 3: Năng lực quản lý cảm xúc của điều tra viên
Năng lực quản lý cảm xúc của điều tra viên là khả năng điều tra viên nhận diện, kiểm soát, điều chỉnh và sử dụng những rung động của cá nhân khi có những kích thích tác động nhằm giúp con người đạt được những gì mong muốn.
Việc tổ chức các chuyên đề về năng lực quản lý cảm xúc của điều tra viên là cần thiết. Điều này sẽ giúp cho điều tra viên nắm bắt được chính xác cảm xúc hiện tại của mình, đánh giá nó là tích cực hay tiêu cực, phù hợp hay chưa phù hợp. Sau đó điều tra viên sẽ thay đổi nó theo hướng đúng đắn, nếu nó tích cực thì cần phát huy nhiều hơn nhưng ngược lại thì nên hạn chế hoặc xoá bỏ triệt để những cảm xúc tiêu cực, để hình thành những cảm xúc mang tính tích cực. Việc này sẽ giúp cá nhân hình thành những cảm xúc tốt, là nhân tố góp phần tăng thêm hiệu quả của công việc.
Muốn làm được điều đó đòi hỏi phải giúp điều tra viên nhận thức rõ ràng về: sự cần thiết của quản lý cảm xúc và hậu quả của việc không quản lý được cảm xúc, ý nghĩa của việc phát triển nhận biết cảm xúc bản thân, cách thức tự điều chỉnh hành vi, điều khiển cảm xúc của chính mình thông qua các bước để thể hiện cảm xúc phù hợp và quản lý cảm xúc trong cuộc sống, công việc.
Thứ hai, Tổ chức rèn luyện các bài tập chuyên biệt về trí tuệ cảm xúc nhằm góp phần rèn luyện trí tuệ cảm xúc, các năng lực trí tuệ cảm xúc trong công việc của điều tra viên. Các bài tập này xoay quanh về các nội dung: (1) Biểu hiện mức độ hiểu biết về khái niệm trí tuệ cảm xúc, các biểu hiện cơ bản, các thành phần cơ bản; (2) Mức độ thành thạo một số kỹ năng liên quan đến trí tuệ cảm xúc như: phán đoán cảm xúc của người khác, kiểm soát cảm xúc của bản thân... Để tổ chức hiệu quả rèn luyện các bài tập này điều này, nên sử dụng tác động hồi tưởng. Tác động hồi tưởng giúp điều tra viên rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống về những thành công hay thất bại do sự tác động tích cực hay tiêu cực của cảm xúc. Khi tham gia biện pháp này điều tra viên sẽ được luyện tập qua bốn bài tập cơ bản sau: