lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên bị chi phối, ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực tới kết quả hoạt động điều tra. Bởi vậy, hoạt động và giao tiếp có vai trò to lớn đối với trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục ANĐT.
4.2.2.4. Đối tượng tiếp xúc của điều tra viên
Đối tượng tiếp xúc của điều tra viên cũng có ảnh hưởng với mức độ mạnh đến trí tuệ cảm xúc của họ, chiếm 67.8% (phụ lục 5.8.5).
Theo báo cáo tổng kết hàng năm, điều tra viên ở Cục ANĐT phải tiếp nhận, xử lý hàng ngàn vụ án khác nhau. Hầu hết các vụ án này có liên quan đến an ninh quốc gia, do đó điều tra viên luôn luôn trong tình trạng căng thẳng về nhiệm vụ mình đảm nhận. Điều này chi phối đến năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên rất lớn.
Mặt khác, trong quá trình điều tra, điều tra viên phải thường xuyên đấu tranh với các đối tượng khác nhau nên đòi hỏi điều tra viên phải có trí tuệ cảm xúc tốt: phải có năng lực thấu hiểu, vận dụng cảm xúc cũng như điều khiển cảm xúc linh hoạt. Kết quả điều tra cho thấy, điều tra viên ở Cục ANĐT có năng lực thấu hiểu cảm xúc tốt, việc vận dụng cảm xúc linh hoạt. Để hiểu rõ hơn chúng tôi tiến hành phỏng vấn đồng chí N.V.Tr - Trưởng phòng 4: “Đồng chí cho biết các đối tượng mà điều tra viên thường tiếp xúc trong hoạt động điều tra? Khi tiếp xúc với các đối tượng này điều tra viên có sự thay đổi thế nào về cảm xúc?” và thu được kết quả “ Điều tra viên chúng tôi phải đối diện với nhiều đối tượng phạm tội khác nhau. Tuy nhiên, khi gặp phải các đối tượng đều là những người được thế lực thù địch đào tạo bài bản những chiêu trò chống lại cơ quan điều tra thì năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Điều tra viên đều là những người có sự chủ động dự báo, nắm bắt đến tình huống xảy ra để có những cách thức tác động hiệu quả. Tuy nhiên, đối với bộ luật hình sự hiện nay, khi đề cao quyền dân chủ nên các đối tượng phạm tội kiên quyết không khai thông qua quyền im lặng và quyền mời luật sư. Điều này sẽ gây ra sự ức chế tâm lý cho cán bộ điều tra, một số điều tra viên năng lực điều khiển cảm xúc hạn chế sẽ dẫn đến việc không kiểm soát được cảm xúc tiêu cực làm cho hiệu quả công tác điều
tra không cao.” Điều này cho thấy hoạt động điều tra nói chung cũng như trí tuệ cảm xúc cả điều tra viên nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhân tố này. Từ đó, cần phải có cách thức tác động tâm lý phù hợp đến đối tượng để nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra.
4.3. Phân tích chân dung tâm lý điển hình
Để củng cố thêm căn cứ thực tiễn, minh hoạ, làm rõ hơn kết quả nghiên cứu thực trạng trí tuệ cảm xúc và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên, ở luận án đã phân tích 02 chân dung tâm lý điển hình, cụ thể như sau
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Năng Lực Thấu Hiểu Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Năng Lực Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Tương Quan Trí Tuệ Cảm Xúc Với Tuổi Tác, Thâm Niên Công Tác
- Tổ Chức Bồi Dưỡng, Nâng Cao Nhận Thức Về Trí Tuệ Cảm Xúc Cho Điều Tra Viên
- Rèn Luyện Kỹ Năng Kiểm Soát Cảm Xúc Và Kỹ Năng Đồng Cảm Cho Điều Tra Viên
- Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 23
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
4.3.1. Chân dung 1: Điều tra viên Nguyễn Văn H.
a. Thông tin điều tra viên
- Họ và tên: Nguyễn Văn H. Sinh năm: 1972
- Là điều tra viên cao cấp (từ năm 2002), làm việc tại phòng 3 - Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.
Điều tra viên H. sinh ra trong gia đình có bố mẹ làm công nhân viên chức của nhà nước, bố của H. làm kỹ sư nông nghiệp, còn mẹ H. cũng là giáo viên. Ngay từ nhỏ, H. đã được sự quan tâm dạy dỗ chu đáo của bố mẹ. H. học rất tốt và đều tất cả các môn học ở phổ thông. Suốt thời học phổ thông, em đã được cô giáo và các bạn tín nhiệm bầu chức lớp trưởng. H làm sinh viên khoá D22, Học viện An ninh nhân dân.
b. Biểu hiện trí tuệ cảm xúc
- Về Năng lực nhận biết cảm xúc: Nguyễn Văn H. là một trong những điều tra viên đạt điểm cao về năng lực nhận biết cảm xúc khi chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng toàn bộ khách thể. H. nắm bắt khá tốt các kiến thức nghề, vai trò và tầm quan trọng của nghề điều tra viên, có khả năng nhận biết chính xác và nhanh chóng những biểu hiện của cảm xúc cũng như những đặc điểm về mặt nhân cách của đối tượng, đồng nghiệp. Điều này được thể hiện rất rõ qua khả năng giao tiếp cũng như xử lý linh hoạt các tình huống của điều tra viên H. Trong quá trình tiếp xúc với đối tượng để
lấy lời khai, H. cũng được lãnh đạo cũng như đồng nghiệp đánh giá cao trong việc phân biệt chính xác cảm xúc thật hay giả của đối tượng nên H. luôn có cách thức tác động tâm lý hiệu quả và linh hoạt. Tuy nhiên, điều tra viên H. lại hạn chế trong việc nhận biết cảm xúc của bản thân nên đôi khi không nắm bắt cũng như kiểm soát có hiệu quả cảm xúc của bản thân, vì vậy trong hoạt động điều tra đôi khi còn gặp phải những khó khăn khi có những phản ứng mang tính chất thái quá.
- Về Năng lực thấu hiểu cảm xúc: Nguyễn Văn H. là người được đồng nghiệp đánh giá là vui tính, dễ gần, luôn luôn quan tâm và chia sẻ với các đồng nghiệp. H. luôn nắm bất được những cảm xúc của đối tượng cũng như của đồng nghiệp một cách chính xác. H. luôn luôn thể hiện sự thấu hiểu cũng như luôn động viên, khích kệ đồng nghiệp để họ có động lực thực hiện công việc hay vượt qua những khó khăn. Không chỉ trong mối quan hệ với đồng nghiệp mà trong hoạt động điều tra với đối tượng điều tra viên H. cũng thể hiện khả năng nắm bắt chính xác nhu cầu của đối tượng để có thể đề xuất và đáp ứng những nhu cầu của họ trong chừng mực nhất định. Điều này được lý giải do H. có khả năng nhận biết cảm xúc tốt nên việc thấu hiểu cảm xúc của H được chắp nối có hiệu quả hơn.
- Về Năng lực vận dụng cảm xúc: Nguyễn Văn H. thường chủ động nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ khác nhau, xem xét mọi sự việc một cách đa chiều, luôn nhìn nhận dựa trên sự phù hợp với đặc điểm tâm lý của các cá nhân xung quanh. H. cũng thể hiện khả năng vận dụng một cách linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề cũng như trong quá trình giải quyết các sự việc phát sinh cũng như có khả năng phân biệt để cân nhắc cảm xúc với suy nghĩ. Vì vậy, trong suy nghĩ và cảm xúc của H. có sự đồng nhất góp phần định hướng cảm xúc một cách có chủ ý, hiệu quả. Tuy nhiên, trong năng lực này H. lại thể hiện sự hạn chế trong khả năng ghi nhớ, điều này tạo ra sự khó khăn với điều tra viên H trong quá trình phán đoán một vấn đề đôi khi còn mang tính cảm tính.
- Về Năng lực điều khiển cảm xúc: Nguyễn Văn H. được nhận xét là người luôn có những biểu hiện hài hoà và hành vi ứng xử phù hợp với lãnh đạo và đồng nghiệp. Trong công việc, H. luôn là người luôn lập trước kế hoạch làm việc, do vây trong mọi tình huống H. luôn là người làm chủ công việc và có khả năng xử lý nhanh nhạy. Đồng nghiệp nhận thấy H. có khả năng hoạt ngôn khi giao tiếp với đồng nghiệp cũng như nhanh chóng đưa ra các cảm xúc phù hợp đối với các đối tượng. H. cũng thể hiện mình luôn có sự đồng cảm và chia sẻ với đồng nghiệp, với những khó khăn mà họ gặp phải. Do đó trong hoạt động điều tra, H luôn nhận được sự phối hợp của các đối tượng, khiến cho hoạt động điều tra của H có hiệu quả.
c. Những yếu tố ảnh hưởng
Trước hết, Nguyễn Văn H. có lợi thế hơn các bạn khác ở chỗ đồng chí H được sinh ra trong một gia đình công nhân viên chức và đã tham gia các hoạt động tập thể từ khi còn học phổ thông, được bầu làm cán bộ lớp và được các bạn trong lớp tin tưởng. Hơn nữa H. vốn là sinh viên khoá D22 tại Học viện An ninh, đây là môi trường bồi dưỡng cho H vốn tri thức phong phú để phục vụ hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động điều tra lại là hoạt động có sự tiếp xúc với nhiều đối tượng thuộc nhiều thành phần khác nhau. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình H sẽ có vốn sống, vốn kinh nghiệm được tích luỹ nhiều. Điều này giúp H có được mối quan hệ thuận lợi ở cơ quan cũng như sẽ được sự tin tưởng từ đồng nghiệp, lãnh đạo.
d. Kết quả hoạt động chuyên môn, phẩm chất đạo đức của điều tra viên Theo báo cáo tổng kết về kết quả hoạt động chuyên môn trong 5 năm (2015-2020) thì Nguyễn Văn H. có 2 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua; 03
năm đạt Chiến sĩ tiên tiến. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn lãnh đạo và 01 đồng nghiệp tại phòng mà H. đang làm việc thì nhận được phản hồi tích cực. Theo ý kiến của họ H. là một người có trách nhiệm trong công việc, có kế hoạch làm việc khoa học. H cũng là người có khả năng thụ lý cũng như giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả các vụ án mà H. đảm nhận. Do
đó, số lượng vụ án mà H. đảm nhận tại phòng chiếm số lượng nhiều. H. cũng tham gia tích cực trong hoạt động tập thể, cuộc thi Điều tra viên giỏi H. cũng là người được cán bộ đề cử tham gia và giành được giải cao trong cuộc thi.
e. Nhận xét chung
Mức độ trí tuệ cảm xúc của Nguyễn Văn H. ở mức cao. Năng lực nhận biết cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc, vận dụng cảm xúc cũng như khả năng điều khiển cảm xúc của điều tra viên H. thể hiện tốt. Tuy nhiên khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân cũng như khả năng ghi nhớ còn hạn chế. Điều này đòi hỏi H. cần chú ý để rèn luyện nhiều hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc hiện tại. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trí tuệ cảm xúc của
H. Trong đó, yếu tố tích cực tham gia các hoạt động trong hoạt động điều tra,
H. có thâm niên và kinh nghiệm hoạt động điều tra có ảnh hưởng lớn nhất. Ngoài ra, H. còn có rất nhiều lợi thế khác như: H. sống ở môi trường thuận lợi và đặc biệt là ảnh hưởng từ quá trình giáo dục đúng đắn của bố mẹ cũng như
H. có môi trường học tập bài bản nên tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của H, giúp H. có nhận thức không bị sai lệch cũng như có cách thức làm chủ, tác động tâm lý hiệu quả trong công tác của mình.
4.3.2. Chân dung 2: Điều tra viên Phạm Văn Tr
a. Thông tin điều tra viên
- Họ và tên: Phạm Văn Tr. Sinh năm: 1989
- Là điều tra viên trung cấp (từ năm 2013) là sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội.
Tr. sinh ra trong một gia đình làm nghề lâm nghiệp tại một huyện miền núi phía tây cách thành phố Thanh Hoá 120 km. Suốt thời học phổ thông, trường học cách nhà rất xa, Phạm Văn Tr. phải quyết tâm lắm mới không bỏ học. Kinh tế gia đình không mấy khá giả, công việc trồng rừng của bố mẹ lại rất vất vả nên Tr. quyết tâm học để sau này không phải làm nông như bố mẹ. Tr. học ở trường nội trú của huyện suốt thời học phổ thông. Em luôn cố gắng học tốt để có thể thi đậu đại học. Tr. là một người thật thà, nhiệt tình, hay giúp đỡ người khác.
b. Biểu hiện trí tuệ cảm xúc
- Về Năng lực nhận biết cảm xúc: Tr. gặp ít nhiều khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện bởi sự khác nhau về môi trường văn hoá, các bạn ở lớp học tốt hơn đặc biệt là ở các môn Tiếng Anh, các môn liên quan đến nghệ thuật. Khả năng nắm bắt các kiến thức nghề, vai trò và tầm quan trọng của nghề điều tra viên của Tr. thông qua khảo sát đạt ở mức độ cao. Tr. có khả năng nhận biết những biểu hiện của cảm xúc cũng như những đặc điểm về mặt nhân cách của đối tượng, đồng nghiệp nhưng còn không nhanh nhạy, đôi khi Tr. còn nắm bắt sai thông điệp cảm xúc mà đối tượng muốn truyền đạt. Điều này được thể hiện rất rõ qua khả năng giao tiếp cũng như xử lý linh hoạt các tình huống của điều tra viên Tr. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc với đối tượng để lấy lời khai, lãnh đạo cũng như đồng nghiệp nhận thấy trong việc phân biệt cảm xúc thật hay giả của đối tượng Tr. phải mất thời gian khá lâu nên ảnh hưởng đến tiến trình và thời gian điều tra của một vụ án. Ngược lại, điều tra viên Tr. lại có khả năng nhận thức tốt cảm xúc của bản thân nên khả năng nắm bắt cũng như kiểm soát có hiệu quả cảm xúc của bản thân của Tr. lại rất tốt. Do đó trong hoạt động điều tra đôi khi Tr. lại được các đối tượng khá hợp tác và tin tưởng để chia sẻ.
- Về Năng lực thấu hiểu cảm xúc: Phạm Văn Tr. là người được đồng nghiệp đánh giá là người hiền lành, chân thật, luôn luôn quan tâm và chia sẻ với các đồng nghiệp. Tuy nhiên khả năng nắm bắt được những cảm xúc của đối tượng cũng như của đồng nghiệp của Tr. còn hạn chế. Tr. có thể hiện sự thấu hiểu cũng như luôn động viên, khích kệ đồng nghiệp để họ có động lực thực hiện công việc hay vượt qua những khó khăn nhưng sự động viên này của Tr. diễn ra không thường xuyên. Tr. chỉ thể hiện điều đó với những đồng nghiệp cùng hợp tác trong điều tra vụ án hay những người thân thiết với Tr. Tuy nhiên điều tra viên Tr. lại có hạn chế trong việc chia sẻ cảm xúc của bản thân với đồng nghiệp; do đó đời sống của Tr. khá nội tâm, kín tiếng; đồng nghiệp cũng ít chia sẻ được với những cảm xúc của Tr.
- Về Năng lực vận dụng cảm xúc: Phạm Văn Tr. thường chủ động nhìn nhận các tình huống điều tra dưới nhiều góc độ khác nhau, khi nhìn nhận vấn đề hay đánh giá Tr. luôn xem xét hoàn cảnh cũng như suy nghĩ của người khác. Tr. có nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, có sự phân tách rõ ràng để tránh sự chi phối của tình cảm vào trong nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Mặt khác, mọi suy nghĩ và hành động của Tr. luôn được thực hiện theo một định hướng nhất định, có kế hoạch rõ ràng. Bởi vậy, Tr. luôn là người có sự chủ động điều chỉnh cảm xúc tốt khi gặp phải những vấn đề khó khăn hay những tình huống bất ngờ. Mặc dù vậy, đôi khi Tr. còn thể hiện sự hạn chế trong quá trình truyền tải cảm xúc đến người khác; do đó trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của Tr. có gặp những khó khăn nhất định.
- Về Năng lực điều khiển cảm xúc: Phạm Văn Tr. trong hành vi ứng xử hàng ngày với lãnh đạo và đồng nghiệp luôn đúng chuẩn mực, thể hiện sự tôn trọng và nhã ý trong cuộc nói chuyện. Tr. luôn chủ động trong công việc và có khả năng nhìn nhận vấn đề cũng như đưa ra hướng xử lý vấn đề nhanh nhạy. Để nhìn nhận cảm xúc của đối tượng. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát cảm xúc của Tr. lại có sự hạn chế. Điều đó được thể hiện rõ rệt khi H có sự tiếp xúc, làm việc với các đối tượng phạm tội. Khi đối tượng thực hiện quyền im lặng, Tr. không kiểm soát được suy nghĩ của bản thân và có những cảm xúc mang tính tiêu cực.
c. Những yếu tố ảnh hưởng
Phạm Văn Tr. không phải là sinh viên chuyên ngành được đào tạo tại môi trường Công an mà Tr. là sinh viên trường Luật. Do đó về quá trình đào tạo chuyên sâu về ngành Công an của Tr. còn thể hiện sự hạn chế. Tuy nhiên Tr. lại là sinh viên trường Luật nên việc nắm vững điều luật để thực hiện trong quá trình điều tra của Tr. rất tốt. Tr. lại được sinh ra trong gia đình có bố làm trong ngành nên đây là môi trường thuận lợi để bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đúng đắn cũng như có người chỉ bảo trong việc nhìn nhận, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp.
d. Kết quả hoạt động chuyên môn, phẩm chất đạo đức của điều tra viên
Theo báo cáo tổng kết về kết quả hoạt động chuyên môn trong 5 năm (2015-2020) thì Phạm Văn Tr. có 1 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua; 04 năm đạt Chiến sĩ tiên tiến. Theo nhận xét của đồng nghiệp trong phòng thì Tr. là điều tra viên trẻ, có sự năng động, hoạt ngôn nên Tr. được cử làm bí thư chi đoàn. Tr. luôn thể hiện là cán bộ đoàn gương mẫu, nhiệt tình, luôn là tấm gương sáng trong chi đoàn. Trong công tác chuyên môn, Tr. dủ còn trẻ nhưng khả năng giải quyết công việc của Tr. cũng được lãnh đạo và đồng nghiệp đánh giá cao. Số vụ án Tr. tham gia trực tiếp hay với vai trò hỗ trợ Tr. cũng đều làm tốt.
e. Nhận xét chung
Dù đã rất có gắng để học tập và rèn luyện nhưng do những hạn chế nhất định về môi trường học tập, vốn kinh nghiệm, nên mức độ trí tuệ cảm xúc của Phạm Văn Tr. dù cao nhưng không phải là cao nhất. Trong đó, khả năng nhận biết cảm xúc ở mức cao. Khả năng thấu hiểu cảm xúc và vận dụng cảm xúc ở mức trung bình. Khả năng điều khiển cảm xúc còn đạt mức thấp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trí tuệ cảm xúc của Tr. Trong đó, yếu tố môi trường học tập có ảnh hư ởng lớn nhất. Ngoài ra, những khác biệt về môi trường sống, vốn sống, vốn kinh nghiệm hạn chế cũng ảnh hưởng nhiều đến trí tuệ cảm xúc của Tr. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ và động viên của đồng nghiệp cũng như người thân Tr. đã có những tiến bộ.
4.4. Biện pháp tâm lý - xã hội phát triển trí tuệ cảm xúc cho Điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Xuất phát từ cơ sở lý luận của đề tài và kết quả nghiên cứu thực trạng, cũng như kết quả điều tra về sự cần thiết của các biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc (phụ lục 5.8.6), chúng tôi đề xuất các biện pháp tác động tâm lý - xã hội thể hiện sự phù hợp, khả thi như sau: