Rèn Luyện Kỹ Năng Kiểm Soát Cảm Xúc Và Kỹ Năng Đồng Cảm Cho Điều Tra Viên


- Bài tập 1: Tập nhận ra các cảm xúc của bản thân và của người khác qua các mối quan hệ giao tiếp trong các hoạt động cơ bản của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. Các hoạt động cơ bản của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra bao gồm: hoạt động điều tra, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, trong cuộc sống. Trong bài tập nghiệm thể phải nhận ra được các cảm xúc đang diễn ra ở bản thân và của người khác trong tình huống nghiệp vụ đã gặp.

- Bài tập 2: Tập xác định nguyên nhân dẫn đến cảm xúc của bản thân và người khác thông qua các mối quan hệ giao tiếp trong các hoạt động cơ bản của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra. Các hoạt động cơ bản của điều tra viên Cục An ninh điều tra bao gồm: hoạt động điều tra, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, trong cuộc sống. Bài tập này đòi hỏi nghiệm thể kể lại một tình huống giao tiếp nghiệp vụ mà ở đó điều khiển được cảm xúc của bản thân nên đã giải quyết được tình huống thành công hoặc ngược lại. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân.

- Bài tập 3: Tập vận dụng trí thức về trí tuệ cảm xúc để giải quyết một tình huống trong các hoạt động cơ bản của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra Bộ Công an. Các hoạt động cơ bản của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an bao gồm: hoạt động điều tra, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, trong cuộc sống.

- Bài tập 4: Tập điều khiển cảm xúc của bản thân và những người xung quanh. Bài tập này đòi hỏi nghiệm thể kể lại một tình huống giao tiếp qua các mối quan hệ giao tiếp trong các hoạt động nghiệp vụ cơ bản. Các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an bao gồm: hoạt động điều tra, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, các hoạt động ở trong cuộc sống. Trong tình huống đó phải nêu được mình thành công hay thất bại do điều khiển được hay không điều khiển được cảm xúc của bản thân và người đối thoại.

Khi tham gia biện pháp này điều tra viên phải tham gia vào các hoạt động rèn luyện sau:


+ Hoạt động 1: Điều tra viên phải tập hồi tưởng. Trong hoạt động này mỗi nghiệm thể phải viết ra (hồi tưởng) được một tình huống giao tiếp mà mình đã gặp theo một trong sáu loại hình hoạt động cơ bản của điều tra viên và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân kinh nghiệm cho bản thân từ tình huống mà mình đã nêu.

+ Hoạt động 2: Điều tra viên thuật lại tình huống và bài học từ tình huống cho các nghiệm thể trong nhóm cùng nghe.

+ Hoạt động 3: Các điều tra viên cùng nhóm đưa ra ý kiến của mình về tình huống, bài học đã nghe và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Khi tham gia vào các hoạt động của biện pháp này điều tra viên sẽ được tăng cường vốn kinh nghiệm cũng như được rèn luyện một số kỹ thuật để giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ giao tiếp trong các hoạt động cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an.

4.4.3. Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc và kỹ năng đồng cảm cho điều tra viên

Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 22

Để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc và kỹ năng đồng cảm cho điều tra viên, cần phải:

* Nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc cho điều tra viên

Kỹ năng tự kiểm soát cảm xúc là sự vận dụng tri thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác, các cách thức hành động của Điều tra viên nhằm tác động có định hướng, có mục đích để chế ngự, điều khiển, điều chỉnh cảm xúc trong quá trình điều tra một cách có hiệu quả.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho điều tra viên được thể hiện qua:

Khả năng vận dụng tri thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác của điều tra viên. Có nghĩa là trong quá trình giao tiếp thì điều tra viên cần phải khéo léo chuyển hoá những kiến thức về mặt lý luận, sự hiểu biết của cá nhân cũng như những vấn đề mà điều tra viên đã từng trải qua trong quá trình làm việc để áp dụng với các đối tượng một cách mềm dẻo, linh hoạt, có hiệu quả.

Kỹ năng duy trì cảm xúc, “cân bằng” cảm xúc trước những tác động của hoạt động điều tra. Có nghĩa là, trong quá trình tiến hành hoạt động


chuyên môn, điều tra viên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách khác nhau từ các đối tượng khác nhau. Để có thể giữ cho cảm xúc được cân bằng đòi hỏi điều tra viên cần nắm bắt chính xác tính chất công việc mà mình đang phải đối diện, đường hướng cần phải thực hiện cũng như phải có khả năng thấu hiểu đối tượng giao tiếp. Từ đó luôn giữ cho mình những trạng thái cảm xúc ổn định, tích cực.

Khả năng khống chế, ngăn chặn, điều chỉnh cảm xúc của điều tra viên. Nhắc tới điều này là bởi điều tra viên có quá trình tiếp xúc với đối tượng khá lớn, do vậy khả năng khống chế, điều chỉnh, điều khiển cảm xúc giúp điều tra viên luôn trong tâm thế sẵn sàng, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Do đó, trong quá trình giao tiếp điều tra viên cần phải dự đoán trước những diễn biến hay tình huống có thể xảy ra, đồng thời khi gặp phải những khó khăn cần phải bình tĩnh, ổn định cảm xúc, tránh để những trạng thái cảm xúc rơi vào tình trạng “thái quá”.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc của điều tra viên còn được thể hiện qua sự nỗ lực của bản thân để khống chế những cảm xúc mang tính chất tiêu cực. Điều đó có thể được hiểu đó là việc điều tra viên luôn luôn cố gắng hoàn thiện bản thân. Sự hoàn thiện này không chỉ dừng lại ở việc điều tra viên trau dồi tri thức mà còn thể hiện ở khả năng điều tra viên làm chủ được cảm xúc của bản thân, luôn nhận biết được thái cực của cảm xúc để từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Để có được hiệu quả công việc không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ một phía, nhưng nếu muốn có kết quả tốt thì trước tiên điều tra viên phải có sự thay đổi, nỗ lực.

Từ những vấn đề lý luận trên có thể đưa ra một số các cách kiểm soát cảm xúc của điều tra viên trong quá trình giao tiếp như sau:

Thứ nhất, Điều chỉnh phản ứng

Điều chỉnh phản ứng là cách bản thân điều tra viên thay đổi phản ứng phù hợp để hạn chế hậu quả mang tính chất tiêu cực. “Điều chỉnh phản ứng” được biểu hiện cụ thể như sau:

+ Kìm nén cơn nóng giận/Kìm nén cảm xúc tiêu cực, tiếp tục công việc.


+ Hít thở sâu để bình tĩnh lại.

+ Bản thân tự trấn an mọi chuyện đều ổn để lấy lại bình tĩnh.

+ Sau khi lấy lại bình tĩnh, điều tra viên tập trung giải quyết vấn đề.

Thứ hai, Chuyển hướng chú ý

Chuyển hướng chú ý là cách bản thân điều tra viên hướng vào những hoạt động tích cực để có thể khiến mình thoát khỏi cảm xúc tiêu cực. “Chuyển hướng chú ý” được biểu hiện cụ thể như sau:

+ Giải trí, thư giãn như chơi thể thao, đi dạo, đi mua sắm, nghe nhạc, đọc sách, chơi game, lướt web...

+ Suy nghĩ về những điều tốt đẹp, vui vẻ để không vướng bận cảm xúc tiêu cực.

+ Làm điều mình thích để kéo giãn sự tập trung vào cảm xúc tiêu cực.

+ Bản thân suy nghĩ chuyện xảy ra là bình thường, còn nhiều thứ để mình quan tâm.

Thứ ba, Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là cách điều tra viên đối mặt với vấn đề và tìm cách giải quyết. “Giải quyết vấn đề” được biểu hiện cụ thể như sau:

+ Tìm hiểu đã xảy ra chuyện gì, phân tích nguyên nhân.

+ Hình dung hậu quả nếu không kiểm soát cơn tức giận/sự buồn chán/sự lo âu.

+ Suy nghĩ hướng giải quyết vấn đề.

+ Lên kế hoạch và quyết tâm thực hiện.

Thứ tư, Tư duy tích cực

Tư duy tích cực là cách điều tra viên đặt ra suy nghĩ của mình theo hướng tích cực, lạc quan. “Tư duy tích cực” được biểu hiện cụ thể như sau:

+ Cho rằng sự việc đã xảy ra nhưng vẫn có cách giải quyết.

+ Cho rằng bản thân là người phục vụ trong lực lượng công an, phải đảm bảo lễ tiết, tác phong, điều lệnh.

+ Cho rằng mỗi người có nhiệm vụ và tính cách riêng nên họ làm vậy là có lý do, cần bao dung với họ.

+ Học được bài học tốt cho bản thân qua tình huống xảy ra.


Thứ năm, Trao đổi với người khác

Trao đổi với người khác là cách điều tra viên tìm sự chia sẻ, khuyên bảo của người khác. “Trao đổi với người khác” được biểu hiện cụ thể như sau:

+ Điện thoại hoặc tìm gặp bạn bè hay người thân nói chuyện để giải toả cơn giận/sự buồn chán/ sự lo âu.

+ Lắng nghe lời khuyên từ người khác để giải quyết vấn đề (lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè).

+ Đề nghị người khác giúp đỡ (lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè...).

+ Thảo luận với người khác để giải quyết vấn đề (lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè......).

Thứ sáu, Chịu trách nhiệm

Chịu trách nhiệm là cách điều tra viên nhận thức được trách nhiệm, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đối mặt. “Chịu trách nhiệm” được biểu hiện cụ thể như sau:

+ Cho rằng cảm xúc là của bản thân, không đổ lỗi cho người khác.

+ Chấp nhận những điều mình không mong muốn.

+ Trấn an mình không sao, chấp nhận đối diện vấn đề.

+ Cho rằng chuyện xảy ra là điều không tránh khỏi.

* Nâng cao kỹ năng đồng cảm của điều tra viên

Đồng cảm là việc cá nhân hiểu hoặc cảm nhận những gì người khác đang trải qua trong khung tham chiếu của họ, nghĩa là khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác.

Kỹ năng nhận biết một cách chính xác cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra với họ, đặt địa vị của điều tra viên vào đối tượng để cảm nhận những gì họ đang cảm nhận, hiểu được những cảm xúc mà họ đang trải qua. Thông thường điều này đồng nghĩa với việc điều tra viên hiểu những gì người khác đang suy nghĩ và cảm nhận mặc dù điều tra viên chưa trải qua.

Lắng nghe và quan sát là hai yếu tố quan trọng nhất trong kỹ năng này. Để lắng nghe và quan sát những gì đang diễn ra xung quanh, Điều tra viên


phải ngừng nói, ngừng những sự độc thoại suy nghĩ của bản thân, ngừng suy đoán về những gì đối tượng sắp nói và không suy nghĩ về những gì điều tra viên sẽ nói. Cần phải thực hành quan sát giọng nói của bản thân và các đối tượng để hiểu đúng những gì họ suy nghĩ và cảm nhận.

Để có thể đồng cảm tốt nhất với đối tượng, trước tiên điều tra viên cần phải:

- Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, tạo cho đối tượng cảm giác tin cậy khi giao tiếp.

- Sử dụng phương tiện giao tiếp hợp lý để khuyến khích đối tượng trao đổi về vấn đề của họ.

- Sẵn sàng lắng nghe đối tượng và chấp nhận họ và những nan đề của họ.

- Cảm thông, chia sẻ và tôn trọng, quan tâm đến cảm giác của đối tượng khi trò chuyện với họ.

- Có thái độ, hành vi khích lệ khi họ, sử dụng những khích lệ bằng lời nói để thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu đến đối tượng.

- Tôn trọng sự im lặng, dành thời gian cho đối tượng suy nghĩ, có hành vi khích lệ như phản hồi, tóm lược và khen ngợi để đối tượng cảm nhận được sự tôn trọng, quan tâm từ điều tra viên.

- Đặt mình vào tình huống và nan đề mà đối tượng đang gặp phải để cảm nhận những gì họ đang phải trải qua, để hiểu được suy nghĩ, cảm xúc cũng như hành động của đối tượng đó.

- Nhạy cảm với những lời nói, cảm xúc của đối tượng và giải nghĩa được chúng. Nghĩa là cần nhanh nhạy trong ý vị từng câu nói của đối tượng cũng như biết thấu hiểu với những cảm xúc, suy nghĩ của họ. Để từ đó có cái nhìn chính xác với những suy nghĩ mà đối tượng đang suy nghĩ.

- Ngừng việc đang làm, ngừng những mẩu đối thoại triền miên trong đầu, ngừng suy nghĩ về những gì người ta sắp nói và không toan tính xem sẽ nói gì tiếp theo. Thay vào đó hãy chú ý hoàn toàn đến cảm xúc của đối tượng. Nắm bắt được cảm xúc của đối tượng có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định đến việc điều tra viên có tiếp cận được với đối tượng đó hay không, có


đáng là nơi tin cậy để đối tượng sẵn sàng chia sẻ hay không. Việc điều tra viên không toan tính mà hoàn toàn chú ý đến cảm xúc của đối tượng thể hiện sự tôn trọng của điều tra viên dành cho đối tượng của họ.

- Điều tra viên cần chú ý đến khả năng diễn giải cảm xúc của mình. Để có thể làm được điều này điều tra viên phải làm sao cho đối tượng có thể được tâm ý của cá nhân mình. Đồng thời nó cũng chính là việc điều tra viên rà soát lại chính bản thân mình, xem cách dẫn dắt cảm xúc của mình có mang lại hiệu quả hay không? Hiệu quả của việc diễn giải cảm xúc này chính là việc điều tra viên sẽ đạt được mục đích mà họ đặt ra, là thuyết phục được đối tượng có thể chia sẻ cảm xúc hay suy nghĩ của họ với điều tra viên mà không hề có sự e ngại hay che giấu nào trong đó.

- Cần phát triển kỹ năng đọc và giải thích dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể cho điều tra viên. Đây là điều hết sức quan trọng bởi đối tượng mà điều tra viên tiếp xúc có rất nhiều loại đối tượng khác nhau. Hơn nữa không phải lúc nào cảm xúc, tình cảm hay suy nghĩ của đối tượng cũng được bộc lộ qua bên ngoài. Do đó nắm bắt được ý nghĩa của những hành vi phi ngôn ngữ là một trong những kỹ năng đòi hỏi điều tra viên cần phải có. Điều tra viên có thể thông qua: nét mặt, sắc mặt, lông mày, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của các bộ phận tay chân hoặc quá trình tiết mồ hôi,... đều có thể nắm bắt được trạng thái cảm xúc của đối tượng. Mỗi một biểu hiện khác nhau lại đặc trưng cho những trạng thái cảm xúc và suy nghĩ khác nhau. Nắm bắt chính xác giúp điều tra viên có thể đưa ra biện pháp tác động hiệu quả.

Cần phát triển khả năng này của điều tra viên bởi điều tra viên thường xuyên phải giao tiếp với nhiều đối tượng, đối tác nên có rất nhiều mối quan hệ của điều tra viên được xây dựng từ đây. Chỉ khi điều tra viên phát triển được kỹ năng đồng cảm với đối tượng hay đối tác thì điều tra viên mới thể hiện và khẳng định được rõ thành ý của cá nhân mình với vấn đề mà đối tượng hay đối tác quan tâm. Do đó, đồng cảm ở đây không chỉ điều tra viên đưa mình vào hoàn cảnh đối tượng mà còn là việc điều tra viên thấu hiểu, đồng điệu suy nghĩ, lý giải được nguyên nhân vì sao đối


tượng làm như vậy. Từ đó mới nhận được sự chia sẻ, hợp tác từ đối tượng, mang lại hiệu quả cho công việc.

4.4.4. Phát huy tính tính cực trong tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện để phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên

Tính tích cực cá nhân là yếu tố quyết định trực tiếp việc nâng cao mức độ trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Các biện pháp khác chỉ phát huy được vai trò, tác dụng và trí tuệ cảm xúc chỉ có thể được tăng cường khi điều tra viên tích cực tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Vì vậy, điều tra viên phải ý thức được vai trò của việc tự tu dưỡng, tự rèn luyện đối với việc nâng cao mức độ trí tuệ cảm xúc cho bản thân. Do đó, cần làm tốt các yêu cầu sau:

- Mỗi điều tra viên cần tự xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của bản thân một cách hợp lý. Đây là yêu cầu rất quan trọng, bởi vì, hoạt động điều tra tiêu hao rất lớn về thể lực và trí lực, trong quá trình công tác tất yếu sẽ gặp rất nhiều tình huống khó khăn, phức tạp. Do đó, nếu điều tra viên trên cơ sở kế hoạch học tập, rèn luyện của đơn vị, biết tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập, rèn luyện, nghỉ ngơi, cũng như các phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc của bản thân một cách phù hợp thì sẽ giúp họ khắc phục khó khăn, đạt tới mục tiêu đặt ra trong hoạt động điều tra với kết quả cao. Ngược lại, nếu điều tra viên không tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập, rèn luyện của bản thân một cách phù hợp thì các hoạt động tự học tập, rèn luyện của họ sẽ diễn ra không khoa học, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập, rèn luyện và đem lại hiệu quả thấp. Thực tế, qua phỏng vấn và điều tra cho thấy, những điều tra viên biết tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập, rèn luyện, nâng cao trí tuệ cảm xúc của bản thân một cách phù hợp còn hạn chế.

Để làm tốt kế hoạch, phương pháp tự học tập, rèn luyện, nâng cao trí tuệ cảm xúc của bản thân, mỗi điều tra viên cần phải nắm chắc kế hoạch, học tập, rèn luyện của đơn vị, đồng thời, nắm chắc tình hình thực tiễn tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022