Đề Xuất Các Giải Pháp Kỹ Thuật Góp Phần Bảo Tồn Đdsh, Phát Triển Và Sử Dụng Hợp Lý Lsng Đồng Thời Nâng Cao Đời Sống Cộng Đồng Dựa Vào Kết

- Trên diện tích đất vườn hộ gia đình hướng dẫn trồng rau, màu, cây ăn quả như mía, chè, cam, lạc, sắn và ngô. Đặc biệt tiếp tục duy trì và phát huy trồng mới diện tích cây riềng, gừng, cây thuốc và nuôi ong rừng là thế mạnh của địa phương.

- Bảo tồn các ngôi nhà sàn truyền thống còn sót lại, ghi chép lại cách thức dựng nhà cũng như vật liệu được dùng làm nhà để cho các thế hệ sau cũng như khách thăm quan được biết. Ngoài ra cần khai thác đặc trưng văn hoá người Đan Lai như múa cồng chiêng, bắn cung tên, trèo cột, ném còn... sản xuất hàng lưu niệm từ nguồn nguyên liệu tại chỗ như song, mây, mét, dệt thổ cẩm (khăn, váy, áo...) bán cho khách du lịch.

- Phổ biến kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong cộng đồng, có hình thức bảo vệ phát triển các loài cây thuốc trong tự nhiên cũng như thử nghiệm gây trồng trong vườn nhà.

3.7.2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật góp phần bảo tồn ĐDSH, phát triển và sử dụng hợp lý LSNG đồng thời nâng cao đời sống cộng đồng dựa vào kết KTBĐ và kiến thức KHKT

Tri thức bản địa của cộng đồng người Đan Lai trong quản lý TNR rất đa dạng và phong phú thông qua các nội dung trên nó vừa mang yếu tố tích cực, vừa có những mặt tiêu cực. Vì vậy, việc nghiên cứu TTBĐ của cộng đồng dân tộc Đan Lai trong quản lý TNR đòi hỏi phải đồng thời nắm bắt được các quy luật tất yếu của thời đại để thúc đẩy phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong quá trình phát triển là cần thiết và cấp bách. Dưới đây là một số giải pháp góp phần bảo tồn ĐDSH, phát triển và sử dụng hợp lý TNR dựa vào KTBĐ kết hợp hài hòa với kiến thức KHKT, đồng thời góp phần nâng cao đời sống của cộng đồng người Đan Lai khu vực vùng đệm VQG Pù Mát như sau:

Biện pháp thu hái


Để có được một giải pháp thích hợp đáp ứng cho sinh kế lâu dài của người dân địa phương nhất thiết cần có chiến lược và chính sách mang tính chất kịp thời và lâu dài để đối phó với thực trạng tài nguyên đang dần suy kiệt, thực hiện biện

pháp thu hái kết hợp với công tác làm giàu rừng bằng việc xúc tiến tái sinh tự nhiên. Tôi đề xuất một số giải pháp kỹ thuật khai thác bền vững cho một số loài LSNG có tiềm năng ở địa phương dựa trên KTBĐ và kiến thức KHKT (Phụ lục 11).

Đề xuất biện pháp gây trồng một số loài cây chú yếu tại địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Thông qua việc phát triển mô hình nghề rừng trồng cây bản địa vừa góp phần giảm được áp lực về nhu cầu khai thác TNR, đồng thời góp phần tạo thêm nguồn sinh kế ổn định cho người dân. Qua điều tra cho thấy những loại cây thường được người dân Đan Lai trồng chú yếu là các cây dùng làm thuốc và cây gia vị. Do những cây này dễ trồng, được lấy cả cây còn rễ nên tỷ lệ sống sót cao. Bên cạnh đó còn có những cây được trồng tập trung ở các vùng đồi như Tre, Mét nhưng không phổ biến, số lượng không lớn. Từ thực tiễn sử dụng đất rừng để canh tác trồng các cây lương thực không hợp lý, đa số diện tích này đã bị bỏ hoang hóa và bạc màu, số diện tích này hiện tại chỉ là nới chăn thả gia súc.

Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An - 11

Xuất phát từ các lý do trên, đề xuất phương án khai thác và sử dụng hợp lý phần đất đai bị bỏ hoang hóa và bạc màu, diện tích đã trồng cây lâm nghiệp nên xây dựng một số mô hình kết hợp trồng cây lâm nghiệp dựa trên TTBĐ của người Đan Lai và kiến thức KHKT, cần có cán bộ làm cùng dân (Phụ lục 12). Tuy nhiên, căn cứ vào quỹ đất, thị trường, nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, việc trồng các loại cây cũng cần có quy hoạch gắn với phát triển làng nghề, không thể trồng tràn lan.

Ngoài các phương án chọn cây giống cần áp dụng các mô hình thích hợp trồng phối kết hợp giữa các nhóm cây khác nhau như: mô hình trồng nông lâm kết hợp (trồng xen Mây dưới tán rừng Tre, Mét).

Điều kiện về khí hậu cũng như sự đa dạng về thảm thực vật rừng đã tạo nên một sinh cảnh thích hợp cho việc nhân tạo và phát triển nghề ong. Chắc chắn với trữ lượng đàn ong tự nhiên hiện có với kinh nghiệm của người dân Đan Lai việc nhân nuôi ong không khó và nó nhanh phát huy hiệu quả kinh tế hơn bất kỳ một loài

động vật nào tại đây.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận


1. Tri thức bản địa của cộng đồng người Đan Lai ở bản Bu và bản Nà trong quản lý TNR và bảo tồn ĐDSH được thể hiện không chỉ trên các loại rừng: đầu nguồn, rừng ma, rừng lấy gỗ và LSNG, mà còn các cây trồng, vật nuôi bản địa.

2. Kinh nghiệm cụ thể của cộng đồng người Đan Lai trong việc khai thác và sử dụng một số loại lâm sản đã được tích lũy nhiều TTBĐ trong khai thác 102 loài LSNG dùng làm lương thực, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất vật dụng, công cụ lao động, sử dụng chữa bệnh và trao đổi tăng thêm thu nhập.

3. Canh tác nương rẫy là phương thức sản xuất nông nghiệp chính của người Đan Lai, sự kết hợp giữa canh tác nương rẫy và thu hái, khai thác, sử dụng các sản phẩm từ rừng tạo nên hệ canh tác nương rẫy nông nghiệp tống hợp đang tồn tại ở nhiều nhóm DTTS ở nước ta.

4. Mối quan tâm, hiểu biết của người dân về các loại lâm sản có sự phân biệt theo giới. Nam giới thường quan tâm và có hiểu biết nhiều hơn về các loài vật liệu xây dựng, có giá trị kinh tế như nhóm Song, Mây và nhóm cây thuốc có công dụng tăng cường sức khỏe và chữa bệnh về tiêu hóa. Phụ nữ quan tâm đến các loài làm thực phẩm cho người và gia súc như nhóm măng, rau, đặc biệt là những loại mang nhiều công dụng và một số cây thuốc liên quan đến các bệnh tiêu hóa và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ.

5. Thời gian khai thác phụ thuộc vào sự tồn tại, đặc điểm sinh trưởng của lâm sản, nhu cầu sử dụng và thời gian nghỉ ngơi, lễ hội trong chu kỳ nông lịch của Đan Lai. Một số loại LSNG được người dân khai thác quanh năm để phục vụ cho đời sống hàng ngày, đây là những LSNG dễ tái tạo như các loại rau, bắp chuối, cây thuốc, tre nứa. Các LSNG có tính chất mùa vụ cao như: hoa đót, lá dong, măng rừng, nấm, mật ong được người dân Đan Lai khai thác vào một số tháng nhất định.

6. Bài học kinh nghiệm rút ra nhằm phát huy kinh nghiệm truyền thống của người Đan Lai trong bảo vệ rừng cộng đồng và cộng đồng tham gia bảo vệ rừng là:

+ Dựa trên sự đồng tình của cộng đồng (được thảo luận và thống nhất).


+ Đảm bảo một phần nhu cầu về lâm sản của họ (về gỗ, tre, củi, măng, nấm,...).

+ Kết hợp bảo vệ rừng cộng đồng với phát triển TNR có giá trị kinh tế (mây, tre, nứa, một số dược liệu,...), giao đất giao rừng cho họ sử dụng lâu dài (làm nương rẫy, phát triển đặc sản rừng,...) và sử dụng đất đa dạng kể cả đất nông nghiệp. Đó là cơ sở rất quan trọng để việc quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng và cộng đồng tham gia bảo vệ rừng có hiệu quả.

7. Nghiên cứu ban đầu về TTBĐ của cộng đồng người Đan Lai ở vùng đệm VQG Pù Mát trong quản lý TNR nói chung và bảo tồn ĐDSH nói riêng cho thấy họ có kiến thức khá phong phú. Kiến thức của họ tồn tại dưới nhiều dạng, một số mang giá trị bảo tồn và văn hoá có giá trị cao. Kiến thức quản lý dưới dạng cơ chế tự quản có thể phát huy hiệu quả cao nếu được khuyến khích và tạo cơ hội sử dụng. Tuy nhiên, với sự mất đi của TNR, kho kiến thức của họ cũng đang bị mai một dần.

8. Để bảo tồn các nguồn tài nguyên, bảo vệ, duy trì giá trị TTBĐ cần có sự kết hợp giữa khoa học hiện đại và kĩ thuật truyền thống trên cơ sở khung pháp lý hợp lý, lồng ghép TTBĐ vào các chương trình phát triển cộng đồng. Cần có kế hoạch phát hiện, tổng hợp và bảo tồn nguồn TTBĐ quý giá.

Kiến nghị


- Cần có nghiên cứu sâu hơn về các tín ngưỡng liên quan đến quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng ma, đồng thời có thể xây dựng thành các hương ước góp phần quản lý rừng bền vững.

- Nghiên cứu những bài thuốc dân gian và khả năng gây trồng các loài cây thuốc tại địa phương đặc biệt là khả năng gây trồng và phát triển các loài cây thuốc ở vườn nhà.

- Nghiên cứu sự phụ thuộc cũng như tác động của người dân và cộng đồng vào ĐDSH cũng như tác động của biến đổi khí hậu tới TNR và ĐDSH tại vùng đệm VQG Pù Mát.

- Cần tiếp tục nghiên cứu và tư liệu hoá các kiến thức sử dụng, quản lý TNR (động vật, thực vật, và nhiều dạng tài nguyên rừng khác) để các dự án phát triển có cơ sở lựa chọn, lồng ghép những TTBĐ phù hợp vào trong các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

- Nghiên cứu khả năng thu hút sự tham gia của các CĐ ĐP trong các hoạt động du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Túc Ánh (2004), Một số đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá người Đan Lai ở Nghệ An, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Khoa Ngữ Văn, Đại học Vinh, Nghệ An, 179 tr.

2. Đào Thị Minh Châu và các cộng sự (2012), Đánh giá vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng ở khu vực khe Bu, vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5.

3. Vò Trí Chung (2003), Tri thức bản địa trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở nông thôn Việt Nam. Viện Môi trường và Phát triển bền vững.

4. Lê Trọng Cúc (1998), Mối quan hệ giữ kiến thức bản địa, văn hóa và môi trường ở vùng núi Việt Nam, trong Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (chủ biên), Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội:211-220.

5. Lê Trọng Cúc và các cộng sự (2002), Phát triển bền vững miền núi Việt Nam-mười năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

6. Lê Trọng Cúc (2002), Một số vấn đề phát triển bền vững miền núi Việt Nam, Tạpchí dân tộc và miền núi (23).

7. Lê Trọng Cúc (2013), Bài giảng Sinh thái nhân văn, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tài liệu chưa xuất bản.

8. Lê Trọng Cúc và các cộng sự (2000), Giám sát xu hướng phát triển ở miền núiphía Bắc Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốcgia Hà Nội.

9. Lê Trọng Cúc (2001), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nhà xuất bảnĐại học quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Thu Hà (2012), Nghiên cứu tri thức bản địa của người Bahnar trong khai thác và sử dụng tài nguyên rừng ở vùng đệm VQG Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai. Hội nghi khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5.

11. Khuất Thu Hồng và các cộng sự (2002), Các vấn đề giới và văn hóa xã hội trong khu vực dự án. Dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tại tỉnh Nghệ An.

12. Bảo Huy và Vò Hùng (2002), Kiến thức sinh thái địa phương trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng dân tộc thiếu số Tây Nguyên. Mạng lưới đào tạo nông lâm kết hợp Việt Nam.

13. Phan Quốc Hùng và Hoàng Ngọc Ý (2009), Nghiên cứu tri thức bản địa trong bảo vệ rừng của người Mông tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia- Pà Cò, tỉnh Hòa Bình. Trung tâm nghiên cứu con người và thiên nhiên.

14. Đoàn Ngọc Khôi (2009), Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Sở khoa học và công nghệ tỉnh Quãng Ngãi.

15. Cao Thị Lý và các cộng sự (2002), Bài Giảng Bảo Tồn Đa dạng Sinh Học.Chương Trình Hỗ trợ Lâm Nghiệp xã hội, Hà Nội.

16. Hàn Tuyết Mai (2004), Bước đầu nghiên cứu ý nghĩa của kiến thức bản địa trong sử dụng và quản lý lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng người Vân Kiều ở thôn Là Tó, xã Húc Nghì, Đa-Krông, Quảng Trị. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội.

17. Đinh Thanh Sang và các cộng sự (2007), Kiến thức bản địa về sử dụng tài nguyên rừng của đồng bảo Châu Mạ vườn quốc gia Cát Tiên”, tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, tr. 113-117.

18. Mai Thanh Sơn và các cộng sự (2007), Dự án “Bước đầu tổng kết các phương pháp phát triển và tìm kiếm các cơ chế nhằm nâng cao tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiếu số trong quá trình ra quyết định”. Báo cáo phân tích tài liệu thứ cấp, HN.

19. Bùi Minh Thuận (2012), “Tái định cư và sự thay đổi phương thức mưu sinh của người Đan Lai ở Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, (28), tr. 53-63.

20. Nguyễn Văn Thường (2003). Nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số Gia Rai trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng Tây Nguyên. Đề án nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan.

21. UBND huyện Con Cuông (2000), Kế hoạch hành động - tái định cư Đan Lai - thượng nguồn Khe Khặng - Môn Sơn, Con Cuông.

22. UBND xã Châu Khê (2014), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội xã Châu Khê năm 2013, Châu Khê.

23. Nguyễn Thị Hồng Viên (2009), “Kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác nương rây ở vùng ven thành phố Sơn La”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, (25), tr. 132-137.

Tài liệu tiếng nước ngoài


24. A. Terry Rambo, Robert R. Reed, Le Trong Cuc, and Michael R. DiGregorio (1995), The challenges of highland development in Viet Nam. East-West center, USA, 209 p.

25. Luise, G (1999). Methods of indigenous knowledge research. Project “Assessment of Indigenous Technical Knowledge of ethnic minorities in Agriculture and natural resource management”, IDRC, RCFEE, Hanoi.

26. Warren D.M., 1995. The cultural dimensions of development, indigenous development system. Leiden.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí