Kết Quả Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Trạng Thái Thanh Khoản Và Hiệu Quả Hoạt Động Tại Các Nhtm Việt Nam


Bảng 4.5 Xem xét tính tương quan của các biến độc lập pwcorr DEA_TE SIZE DETA EQTA LATA LODE


| DEA_TE

SIZE

DETA

EQTA

LATA

LODE

DEA_TE | 1.000

SIZE |

0.105

1.000





DETA |

-0.1032

0.5027

1.0000




EQTA |

-0.0419

0.1885

0.4904

1.0000



LATA |

0.2810

-0.2707

-0.2523

-0.0198

1.0000


LODE |

0.0922

-0.3672

-0.5350

0.3572

0.2202

1.0000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm STATA


Qua quá trình kiểm tra xem xét tính tương quan của các biến độc lập trong mô hình. Kết quả cho thấy các chỉ số chỉ xấp xỉ ở quanh mức 0,5 và không có chỉ số nào vượt quá 0,6 qua đó ta có thể dùng các biến độc lập này để phân tích mô hình.

Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy tobit với biến phụ thuộc là DEA_TE tobit DEA_TE SIZE DETA EQTA LATA LODE, ul(1)


DEA_TE

Hệ số

Độ lêch chuẩn

Giá trị P





SIZE

0.168

.034

0.000 *

DETA

0.681

.286

0.018 **

EQTA

-0.959

.285

0.001 *

LATA

0.812

.378

0.000 *

LODE

0.361

.128

0.005 *

C

-0.782

.308

0.012 **


LR chi2(5) = 69.66

Prob > chi2 = 0.0000

*;**;*** mức ý nghĩa 1%; 5% và 10%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm STATA


Mô hình có giá trị prob>chi2 đạt 0.000 điều này chứng tỏ mô hình hồi quy tobit đảm bảo độ tin cậy. Qua kết quả phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017 với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật theo DEA như sau:

Biến SIZE thể hiện quy mô của các ngân hàng có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu với mức ý nghĩa 1% và có tác động cùng chiều phản ánh khi quy mô của các NHTM tăng dẫn đến việc gia tăng hiệu quả hoạt động khi tận dụng được lợi thế về quy mô.

Biến DETA phản ánh tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản có ý nghĩa nghiên cứu và có tác động cùng chiều. Kết quả phản ánh trong giai đoạn nghiên cứu các NHTM Việt Nam đã phân phối khá tốt nguồn lực này.

Biến EQTA thể hiện cơ cấu vốn trên tổng tài sản có ý nghĩa nghiên cứu và có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động. Kết quả này không đúng với giả thuyết kỳ vọng của nghiên cứu tuy nhiên lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sufian et al. (2012) và thực trạng của các NHTM Việt Nam hiện nay khi các NH có xu hướng duy trì tỷ lệ EQTA cao nhằm đối phó với những yếu tố bất ổn của nền kinh tế nhưng xét về lâu dài việc này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc duy trì tỷ suất sinh lời cũng như phân bổ nguồn lực nhằm đạt hiệu quả hoạt động ở mức độ thích hợp.

Biến LATA – trạng thái thanh khoản có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ lệ LATA cho biết trong tổng tài sản ngân hàng, tài sản thanh khoản chiếm bao nhiêu. Khi tỷ số này hợp lý cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao, điều đó chứng tỏ một lượng vốn dư đang nằm ở dạng dự trữ mà không tham gia vào quá trình sản xuất gây lãng phí nguồn lực của ngân hàng.

Biến LODE – tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tiền gửi khách hàng có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều với biến hiệu quả hoạt động. LODE cho biết quy mô của hoạt động tín dụng (tạo doanh thu đầu ra) so với tiền gửi khách hàng (nguồn sử dụng để tạo doanh thu). Khi tỷ lệ này hợp lý thì việc tăng tỷ lệ LODE sẽ làm tăng doanh thu đầu ra từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này quá cao các NHTM sẽ phải chịu áp lực về thanh khoản và phải đi huy động các nguồn khác với chi phí cao hơn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.


4.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM


Bảng 4.7 thống kê mô tả các biến trong ước lượng D-GMM


. sum DEA_TE LATA LogDEA_TE LogLATA


Biên nghiên cứu

Trung bình

Độ lêch chuẩn

DEA_TE

.869

.166

LATA

.009

.009

lDEA_TE

-.0705

.097

lLATA

-2.219

.490


Ghi chú: lDEA_TE, lLATA là logarit của DEA_TE và LATA

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm STATA

Kết quả phân tích ước lượng dữ liệu bảng động với phương pháp D – GMM một bước được thể hiện ở bảng 4.5 với câu lệnh xtabond2 được giới thiệu bởi Roodmand. Tính hợp lệ của hai mô hình và của các biến công cụ được thể hiện ở số biến công cụ là 18 nhỏ hơn số nhóm quan sát là 31.

Ngoài ra, kiểm định Sargan hoặc Hansen sẽ cho thấy tính hiệu lực của mô hình. Đối với mô hình (1), kiểm định Hansen cho thấy giá trị p>0.1, nghĩa là giả thuyết ban đầu bác bỏ và mô hình có tính hiệu lực; còn kiểm định AR(2) cũng cho kết quả p>0.1, nên giả thuyết ban đầu về việc không tồn tại mối tương quan chuỗi 2 bậc bị loại bỏ. Do đó, tất cả các kết quả trong D– GMM cho mô hình (1) đều có ý nghĩa.


Bảng 4.8: Kết quả ước lượng bằng phương pháp D – GMM lDEA_TE

. xtabond2 DEA_TE l.DEA_TE LATA,gmm (l1.DEA_TE l1.LATA,lag (1 1))nolevel small


DEA_TE

Hệ số

Độ lêch chuẩn

Giá trị P

lDEA_TE

-0.194

0.143

0.177

LATA

6.070

2.362

0.011 **

Số lượng các quan sát: 220

Số lượng nhóm quan sát: 31

Số lượng các công cụ: 18

Kiểm định Sargan: chi2(16) = 14.01; Prob > chi2 = 0.598

AR(1) = -1.95

AR(2) = 0.12

F(2, 218) = 3.50

Prob > F = 0.032

*;**;*** mức ý nghĩa 10%; 5% và 1%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata


Kết quả ở bảng 4.8 và giải thích cho mô hình (1) nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (hiệu quả ngân hàng được đo lường qua hiệu quả kỹ thuật), cụ thể như sau:

- Tỷ lệ trạng thái thanh khoản của năm hiện tại t tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê lên hiệu quả hoat động.

- Bậc trễ 1 của hiệu quả hoạt động không có tác động đến hiệu quả hoạt động năm quan sát do không có ý nghĩa thống kê

Điều này có thể được giải thích bởi lý thuyết “các bên liên quan” khi trạng thái thanh khoản tốt sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017.


Đối với mô hình (2), sự ảnh hưởng ngược lại của hiệu quả hoạt động đến trạng thái thanh khoản, nhằm đánh giá toàn diện quan hệ tuyến tính giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động. Cụ thể:

Bảng 4.9: Kết quả ước lượng bằng phương pháp D – GMM lLATA

. xtabond2 LATA l.LATA DEA_TE ,gmm (l1.LATA l1.DEA_TE ,lag (1 1))nolevel small

LATA

Hệ số

Độ lêch chuẩn

Giá trị P

l LATA

0.3990237

0.1033363

0.000 ***

DEA_TE

0.0256083

0.0152132

0.011 **

Số lượng các quan sát: 222

Số lượng nhóm quan sát: 31

Số lượng các công cụ: 18

Kiểm định Sargan: chi2(16) = 19.93; Prob > chi2 = 0.223

AR(1) = -4.90

AR(2) = 1.03

F(2, 220) = 12.61

Prob > F = 0.000

*;**;*** mức ý nghĩa 10%; 5% và 1%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata

Kết quả phân tích ước lượng dữ liệu bảng động với phương pháp D – GMM được thể hiện ở bảng 4.9 với câu lệnh xtabond2 được giới thiệu bởi Roodmand. Tính hợp lệ của hai mô hình và của các biến công cụ được thể hiện ở số biến công cụ là 18 nhỏ hơn số nhóm quan sát là 31.

Ngoài ra, kiểm định Sargan hoặc Hansen sẽ cho thấy tính hiệu lực của mô hình. Đối với mô hình (1), kiểm định Hansen cho thấy giá trị p>0.1, nghĩa là giả thuyết ban đầu bác bỏ và mô hình có tính hiệu lực; còn kiểm định AR(2) cũng cho kết quả p>0.1, nên giả thuyết ban đầu về việc không tồn tại mối tương quan chuỗi 2 bậc bị loại bỏ. Do đó, tất cả các kết quả trong D– GMM cho mô hình đều có ý nghĩa

- Bậc trễ 1 của trạng thái thanh khoản tác động tích cực đến trạng thái thanh khoản năm quan sát và có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là, bậc trễ 1 của trạng thái thanh khoản tăng 1 phần trăm thì trạng thái thanh khoản năm quan sát tăng 3.99 phần trăm.


- Hiệu quả hoạt động năm t có tác động tích cực đến trạng thái thanh khoản năm quan sát và có ý nghĩa thống kê.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, nghiên cứu đã tiến hành phân tích đo lường hiệu quả hoạt động, từ kết quả của đo lường hiệu quả hoạt động nghiên cứu đã phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam cũng như phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam

Dựa trên kết quả phân tích đo lường hiệu quả hoạt động, phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam và phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu tổng hợp các kết luận và đánh giá sau:

-Hiệu quả kỹ thuật theo DEA đạt trung bình 86% trong giai đoạn nghiên cứu. Hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam đạt mức khá thấp là do quy mô đầu vào lớn trong khi quy mô thu nhập đầu ra chưa tương xứng làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Qua kết quả phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam cho thấy Biến SIZE thể hiện quy mô của các ngân hàng, biến DETA phản ánh tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản, biến LATA – trạng thái thanh khoản, Biến LODE – tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tiền gửi khách hàng có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu và tác động cùng chiều. Riêng biến EQTA thể hiện cơ cấu vốn trên tổng tài sản có ý nghĩa nghiên cứu và có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động.

Kết quả phân tích cho thấy,trong giai đoạn 2007-2017 trạng thái thanh khoản có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Ở chiều ngược lại hiệu quả hoạt động ngân hàng tác động đến trạng thái thanh khoản cũng có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu tiếp tục tiến hành đánh giá hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế để trong mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là cơ sở cho các giải pháp, kiến nghị và đề xuất giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


5.1 KẾT LUẬN


5.1.1 Kết luận về đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam

Kết quả phân tích và xếp hạng hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) được trình bày chi tiết trong phụ lục 1, nghiên cứu nhận thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu có những vấn đề bất cập:

Thứ nhất, tỷ trọng nguồn thu nhập từ các hoạt động dịch vụ còn quá thấp so với tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nếu xét về số tuyệt đối thì doanh thu từ hoạt động phi tín dụng bình quân chỉ bằng khoảng 1/5 so với doanh thu từ hoạt động tín dụng bình quân. Cụ thể năm 2017 tổng thu từ hoạt động phi tín dụng chỉ xấp xỉ 42.388 tỷ đồng, trong khi đó thu từ hoạt động tín dụng lên đến hơn 134.590 tỷ đồng.

Thứ hai, Quy mô của các NHTM trong mẫu nghiên cứu đã có sự tăng trưởng trunh bình trên 15%. Tuy nhiên tính đến thời điểm cuối năm 2017 tổng tài sản bình quân của các NHTM chỉ mới sấp xỉ 267.829.499 trđ khiến các NHTM Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế nhờ quy mô mà các ngân hàng có được.

Thứ ba, hạn chế về hiệu quả kỹ thuật của các NHTM trong mẫu nghiên cứu còn thấp. Hiệu quả theo kỹ thuật theo DEA trung bình trong giai đoạn nghiên cứu chỉ đạt 86%. Kết quả này chứng tỏ các NHTM Việt Nam vẫn chưa sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào của mình để đạt được biên hiệu quả tối ưu.

5.1.2 Kết luận về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam

Qua quá trình phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua mô hình hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật theo DEA. Nghiên cứu nhận thấy một số vấn đề đáng chú ý:

Thứ nhất, biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam và có ý nghĩa. Cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu các ngân hàng đã tận dụng tốt nguồn vốn này trong việc mở rộng tỷ lệ nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.


Thứ hai, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động tích cực và có quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng có xu hướng duy trì tỷ lệ EQTA cao có sự ổn định cao hơn vì có khả năng ứng phó với các vấn đề bất trắc từ nền kinh tế. Tuy nhiên, việc duy trì quy mô vốn chủ sở hữu lớn sẽ gây áp lực và khó khăn cho ngân hàng trong việc duy trì tỷ lệ sinh lời ở mức độ phù hợp.

Thứ ba, biến tỷ lệ dư nợ tín dụng với tiền gửi khách hàng – LODE có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ lệ LODE cho biết quy mô hoạt động tạo doanh thu đầu ra so với nguồn vốn đầu vào mà các NHTM đã sử dụng để tạo ra nguồn thu đó. Khi tỷ lệ này quá cao các NHTM chịu áp lực về thanh khoản và phải huy động các nguồn khác với chi phí cao hơn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên khi tỷ lệ này duy trì ở mức hợp lý thì gia tăng LODE sẽ làm dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Thứ tư, biến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản – LATA phản ánh trạng thái thanh khoản của các NHTM Việt Nam có ý nghĩa và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động. Tỷ lệ này cho biết mức độ các tài sản thanh khoản mà các NHTM đang nắm giữ nhằm đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và bền vững cho các NHTM. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa với việc một lượng lớn tài sản không tham gia vào tạo ra thu nhập sẽ làm chi phí tăng dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Thứ năm, quy mô của các NHTM – SIZE có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu và có tác động cùng chiều trong mô hình phản ánh khi gia tăng quy mô của các NHTM sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động khi tận dụng được lợi thế theo quy mô. Tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, giai đoạn sau các NHTM sẽ mất dần lợi thế này và dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM. Quá trình tăng trưởng sẽ tiếp tục nếu các NHTM biết tận dụng lợi thế, cải tiến quy trình và áp dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động.

5.1.3 Kết luận về mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động Thứ nhất, kết quả phân tích cho thấy,trong giai đoạn 2007-2017 trạng thái thanh khoản có tác động tích cực đế hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Thứ hai, ở chiều ngược lại hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng có tác động đến trạng thái thanh khoản.

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí