Ảnh Hưởng Trạng Thái Thanh Khoản Đến Giá Trị Ngân Hàng


thành ba nhóm chính. Thứ nhất, ngân hàng hoạt động hiệu quả an toàn, ít bị ảnh hưởng khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Safe banks). Thứ hai, ngân hàng hoạt động hiệu quả trung bình, bị ảnh đáng kể khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Crisis- contagious banks). Cuối cùng, là những ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Liquidity- vulnerable banks). Shin- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) bằng phân tích thực nghiệm đã phát hiện ra những kết quả thú vị. Đầu tiên, mức sụt giảm tính thanh khoản (LD) của các ngân hàng tại Đài Loan thay đổi khá mạnh trong suốt năm 2008, nhưng sau khoảng hai năm rưỡi đã có dấu hiệu phục hồi khả quan và ít biến động hơn. Thứ hai, trước khủng hoảng năm 2008 thì trạng thái thanh khoản của các ngân hàng Đài Loan đã có dấu hiệu xấu. Đây cũng là tín hiệu để những nhà đầu tư nhận biết khủng hoảng tài chính có khả năng xảy ra. Thứ ba, Shin- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) phát hiện ra rằng có sự tương quan mạnh giữa ROE và mức sụt giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Khi ROE sụt giảm thì mức sụt giảm tính thanh khoản của ngân hàng cũng tăng lên.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều nghiên cứu về đề tài thanh khoản ngân hàng được thực hiện cho trường hợp Việt Nam.

Trong nghiên cứu “ Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, của Trương Quang Thông (2013) đã lập luận rằng, rủi ro thanh khoản ngân hàng không những phụ thuộc vào các yếu tố bên trong hệ thống ngân hàng như là: quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng và tỷ lệ vốn tự có so với tổng nguồn vốn, mà còn chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô, tức là những yếu tố bên ngoài hệ thống ngân hàng như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, đặc biệt thể hiện qua độ trễ chính sách.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Băng Thanh (2013), với mục tiêu là đo lường các yếu tố tác động đến thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nguyễn Thị Băng Thanh (2013) đã xây dựng mô hình hồi quy đo lường các yếu tố tác động đến thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên nghiên cứu của Pavla Vodová (2011). Chỉ số đại diện cho trạng thái thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam chính là các chỉ số L1, L2, L3 và L4. Những kết quả


chính đạt được trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Băng Thanh (2013) như sau: Thứ nhất, các biến lãi suất ngân hàng, lãi suất cho vay, tỷ lệ thất nghiệp không có tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ hai, các chỉ số như Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thị trường tiền tệ, chênh lệch lãi suất, chính sách tiền tệ, đều có tác động đến các chỉ tiêu đo lường thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Kết luận của Nguyễn Thị Băng Thanh (2013) cho thấy, thanh khoản của các NHTM Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố vĩ mô hơn là các nhân tố nội tại bên trong của NHTM Việt Nam.

Trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTM Việt Nam”của Phạm Duy Hưng (2013), tác giả đã tiến hành phân tích để tìm ra những nhân tố chính ảnh hưởng tới tính thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Cũng giống như Nguyễn Thị Băng Thanh (2013), Phạm Duy Hưng (2013) đã sử dụng biến LIQUITDITY (một trong bốn chỉ số L1, L2, L3 và L4) đại diên cho tính thanh khoản của ngân hàng thương mại. Bằng việc phân tích dữ liệu bảng cho mẫu dữ liệu gồm 30 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, thông qua mô hình hồi quy OLS, Phạm Duy Hưng (2013), đã phát hiện ra ba nhân tố chính ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTM Việt Nam, đó là: Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/tổng tiền gửi khách hàng, Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng/Tổng tài sản có ngân hàng và quy mô ngân hàng.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, Đặng Thị Thu Hiền (2013) tập trung vào việc phân tích cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng, cũng như là đánh giá tính thanh khoản và quản trị thanh khoản. Nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Đặng Thị Thu Hiền (2013) đã tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và một số gợi ý cho hoạt động quản trị thanh khoản cho các ngân hàng Việt Nam, trong giai đoạn 2013 – 2015.

Trong nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, của Nguyễn Văn Phương (2015), tác giả đã tiến hành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


phân tích để tìm ra các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của Vodová (2011, 2013a và 2013b) và Trương Quang Thông (2013), nghiên cứu của Nguyễn Văn Phương (2015) đã được những kết quả chính như sau: thứ nhất, quy mô tài sản ngân hàng và vốn chủ sở hữu đều có ảnh hưởng ngược chiều đến rủi ro thanh khoản. Thứ hai, tăng trưởng tín dụng tạo ra ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro thanh khoản. Vì, khi ngân hàng tăng cường cho vay thì khối lượng tài sản thanh khoản kém mà ngân hàng nắm giữ sẽ tăng lên, còn tài sản có tính thanh khoản cao sẽ giảm đi. Từ đó, khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng giảm. Thứ ba, các nguồn tài trợ bên ngoài như là thị trường liên ngân hàng có thể là giải pháp giúp các ngân hàng xử lý việc thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn. Khi gia tăng các nguồn tài trợ thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng giảm theo. Thứ tư, tăng trưởng kinh tế sẽ tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản. Thứ năm, lạm phát không ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng tại Việt Nam.

Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của công ty - Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam - 5

Gần đây nhất, nghiên cứu “Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, của Lê Quốc Toản (2016), tác giả đã sử dụng mô hình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng dựa trên mô hình của Martin Cihak (2007), một trong hai mô hình nghiên cứu của IMF. Ngoài ra, Lê Quốc Toản (2016) dùng mô hình để kiểm tra sức chịu đựng của các ngân hàng trước các cú sốc thanh khoản giả định. Trong mô hình, các cú sốc thanh khoản được thể hiện dưới dạng tỷ lệ rút tiền tăng đột biến. Để đáp ứng nhu cầu chi trả tăng đột biến, các ngân hàng phải bán tài sản của mình và mô hình này không tính đến sự trợ giúp của ngân hàng nhà nước và thị trường liên ngân hàng. Tài sản của ngân hàng bao gồm: tài sản có tính thanh khoản cao, với khả năng chuyển đổi thành tiền cao và tài sản có tính thanh khoản thấp, với khả năng chuyển đổi thành tiền thấp. Kết luận chính trong nghiên cứu của Lê Quốc Toản (2016) cho thấy, trong giai đoạn đến năm 2016 tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại niêm yết của Việt Nam vẫn chưa thật sự khoẻ mạnh, dễ dàng mất khả năng thanh khoản khi có cú sốc xảy ra mà


không có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Không chỉ có những ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa, mà một số ngân hàng có quy mô lớn cũng mất khả năng chi trả.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam”, của tác giả được dựa sự tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài Việt Nam, và nền tảng phương pháp dựa trên nghiên cứu “Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Đài Loan” của Shin- Kuo Yeh và các cộng sự (2015).


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


Phần này sẽ trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu để có thể đạt được những mục tiêu mà tác giả đã trình bày ở phần 1.2. Đó là, phân tích ảnh hưởng tính thanh khoản đến giá trị công ty (Firm Values), các công ty chính là các ngân hàng thương mại Việt Nam

Dựa theo nghiên cứu của Shin- Kuo- Yeh và các cộng sự (2015), mô hình phân tích ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của các ngân hàng thương mại Đài Loan, bao gồm những biến chính: Mức giảm thanh khoản (LD), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (𝑅𝑂𝐸), thanh khoản ngắn hạn- khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (𝐶𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), tỷ lệ nợ trên tài sản (𝐷𝑒𝑏𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), tỷ lệ tiền mặt trên tài sản (𝐶𝑎𝑠ℎ) và quy mô doanh nghiệp (𝑆𝑖𝑧𝑒). Trong nghiên cứu của Shin- Kuo- Yeh và các cộng sự (2015), tác giả đã dùng các mô hình như là mô hình tuyến tính GLS (Generalized Least Square), mô hình các ảnh hưởng cố định FEM (Fixed Effects Model) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) để phân tích.

Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả cũng sẽ sử dụng những mô hình tương tự với Shin- Kuo- Yeh và các cộng sự (2015), để phân tích sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả sự dụng thêm hai mô hình, bao gồm mô hình tuyến tính tổng quát hóa GLM (Generalized Liner Model) và mô hình vector tự hồi quy cho dữ liệu bảng PVAR. Tác giả sử dụng nhiều mô hình là để đạt được kết quả ước lượng tối ưu, cũng như là để tìm được kết quả ước lượng phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu. Những mô hình trong bài được ước lượng thông qua phần mềm Stata 12 và Eviews 8.

Lý do tác giả sử dụng nhiều mô hình là vì: dữ liệu trong bài là dữ liệu bảng và thay đổi theo thời gian nên mô hình nghiên cứu thích hợp là FEM và REM. Tuy nhiên 02 mô hình này được thực hiện dựa trên nền tảng cơ bản là cơ bản là mô hình GLS. Do đó GLS được thực hiện trước tiên, kế đến dựa trên kết quả GLS tác giả phân tích tiếp 02 mô hình FEM và REM. Ngoài ra mô hình GLM là một mô hình tương đồng


với GLS, nhưng lại thiếu kỹ thuật ước lượng FEM và REM. Vì vậy, mục đích sử dụng GLM chính là để đảm bảo kết quả GLS có ý nghĩa thống kê, tức là kết quả ước lượng GLM dùng để kiểm tra lại mô hình GLS. Từ đó khi kết quả ước lượng GLS đạt mức thống kê như kỳ vọng thì tác giả mới có cơ sở thực hiện tiếp kỹ thuật phân tích FEM và REM.

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày chi tiết các mô hình phân tích và cách đo lường biến.

3.1 Ảnh hưởng trạng thái thanh khoản đến giá trị ngân hàng

Dựa trên nghiên cứu của Chen và các cộng sự (2012) và nghiên cứu của Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) thì trạng thái thanh khoản của mỗi ngân hàng sẽ rất khác nhau. Nguyên nhân là do mỗi ngân hàng khác nhau về quy mô hay khả năng sinh lợi. Ngoài ra, các chỉ số đánh giá sức khỏe hoạt động của một ngân hàng như là tỷ lệ nợ trên tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn hay tỷ lệ tiền mặt có sẵn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vì vậy, tất cả những yếu tố được dùng để đánh giá khả năng hoạt động của một ngân hàng thì cũng sẽ giải thích được sự thay đổi trạng thái thanh khoản của một ngân hàng.

Do đó, mô hình nghiên cứu để phân tích sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của ngân hàng thương mại Việt Nam của tác giả, được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về thanh khoản ngân hàng thương mại, giá trị của công ty (Firm Values) và các công trình nghiên cứu quốc tế kết hợp với nghiên cứu nền tảng, như là của Al-Tamimi và Obeidat (2013) và Lartey et al. (2013), của Chen, Yang và Yeh (2014), của Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015), và các công trình nghiên cứu có liên quan nghiên cứu tình huống các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tái cấu trúc ngành ngân hàng. Tính thanh khoản ở đây chính là tính sụt giảm thanh khoản (Liquidity Discount- LD). Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:



𝐿𝐷𝑖𝑡 = 𝛼𝑖 + 𝛽1𝑅𝑂𝐸𝑖𝑡 + 𝛽2𝐶𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜𝑖𝑡 + 𝛽3𝐷𝑒𝑏𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜𝑖𝑡 + 𝛽4𝐶𝑎𝑠ℎ𝑖𝑡 + 𝛽5𝑆𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡

+ 𝑢𝑖𝑡 (14)


Trong đó:

𝐿𝐷𝑖: Liquidity discount thể hiện mức độ sụt giảm thanh khoản của các tài sản tài chính, hay chính là mức sụt giảm tính thanh khoản của các ngân hàng. LD được đo lường dựa theo cách đo lường trong nghiên cứu của Chen, Yang và Yeh (2014) và Shih –Kuo Yeh (2015), sẽ được trình bày trong phần 3.2 của nghiên cứu này

Các biến khác của (14) bao gồm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (𝑅𝑂𝐸), khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (𝐶𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), tỷ lệ nợ trên tài sản (𝐷𝑒𝑏𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), tỷ lệ tiền mặt trên tài sản (𝐶𝑎𝑠ℎ), và quy mô doanh nghiệp (𝑆𝑖𝑧𝑒).

Trạng thái sụt giảm thanh khoản có thể thay đổi theo đặc điểm cụ thể ngân hàng. Với mục đích này, tác giả thu thập dữ liệu đặc trưng của ngân hàng để giải thích việc giảm thanh khoản trong một phân tích hồi quy. Những đặc trưng theo từng ngân hàng là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (𝐶𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), tỷ lệ nợ trên tài sản (𝐷𝑒𝑏𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), tỷ lệ tiền mặt trên tài sản, và quy mô doanh nghiệp. ROE được đo bằng thu nhập ròng chia vốn chủ sở hữu bình quân. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (𝐶𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), được đo lường bằng tài sản lưu động trên quy mô nợ ngắn hạn. Tỷ lệ nợ trên tài sản (𝐷𝑒𝑏𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜) đo lường bằng tỷ lệ tổng nợ phải trả trên quy mô tổng tài sản và tỷ lệ tiền mặt trên tài sản (𝐶𝑎𝑠ℎ), là lượng tiền mặt chia cho tổng tài sản. Quy mô ngân hàng (𝑆𝑖𝑧𝑒) là giá trị log của giá trị tài sản của ngân hàng, biểu hiện cho sự thay đổi quy mô của ngân hàng theo thời gian.

Khi tiến hành ước lượng mô hình (14), tác giả sẽ tìm câu trả lời cho hai mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, các nhân tố nào gây ra sự sụt giảm tính thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam. Thứ hai, khi thị trường xảy ra tình trạng giảm tính thanh khoản thì ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoạt động của các ngân hàng.


Mô hình (14) sẽ được ước lượng thông qua các phương pháp hồi quy GLS, GLM, FEM, REM và PVAR. Kỹ thuật xử lý hồi quy được trình bày cụ thể trong mục 3.3, 3.4, 3.5 của nghiên cứu này.


3.2 Đo lường sự sụt giảm giá trị thanh khoản của tài sản (Liquidity Discount)


𝑻

Như Shih –Kuo Yeh và các cộng sự (2015) đã định nghĩa thanh khoản của một tài sản (cụ thể là tài sản tài chính) chính là khả năng mà tài sản đó có thể chuyển đổi thành tiền mặt thông qua quá trình mua bán lại tài sản đó trên thị trường. Khả năng chuyển đổi thành tiền mặt phụ thuộc vào cung và cầu của trên thị trường đối với tài sản đó. Khi thị trường ghi nhận sự sụt giảm trong gía trị của tài sản tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản đó sẽ sụt giảm theo. Điều này đồng nghĩa tính thanh khoản của tài sản cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng giảm. Việc thay đổi tính khoản của tài sản tài chính theo chiều hướng giảm chính là Liquidity discount (LD). Theo Shih –Kuo Yeh và các cộng sự (2015), LD sẽ được tính theo công thức tổng quát như sau:

𝑳𝑫𝒊𝒕 =

𝑽𝑻 − 𝑽

𝑽𝑻

(𝟏𝟓)


𝑇

Trong dó 𝑉𝑇 được gọi là tài sản thanh khoản, 𝑉gọi là tài sản không có tính thanh

khoản hoặc thanh khoản thấp.

𝑇

Mở rộng ra cho trường hợp của ngân hàng, giá trị 𝑉𝑇 − 𝑉chính là trạng thái thanh khoản ròng của một ngân hàng, được đo lường bằng hiệu số giữa tổng giá trị của các tài sản có tính thanh khoản và các tài sản không có tính thanh khoản.

Dựa theo lý thuyết quản trị ngân hàng được đề cập trong giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại (Trương Quang Thông, 2010, Nhà xuất bản Tài Chính) thì:

Tài sản thanh khoản bao gồm: Cho vay khách hàng + chứng khoán đầu tư + Tiền mặt, vàng bạc đá quý + Tiền gửi và cho vay của TCTD khác.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí