Các Tỉnh, Thành Phố Có Người Nhiễm Sán Lá Gan Nhỏ Ở Việt Nam [Nguyễn Văn Đề [29]]


Tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2004, cho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN trong đối tượng từ 15 tuổi trở lên tại xã Nga An là 25,3%, cường độ nhiễm trung bình là 229,5 trứng /1 gam phân, 98,9% nhiễm ở mức độ nhẹ, chỉ có 1,1% nhiễm ở mức độ trung bình, không có đối tượng nào nhiễm ở mức độ nặng [39]. Tỉ lệ nhiễm SLGN cho đối tượng từ 6 tuổi trở lên tại xã Nga An năm 2014 là 12,0%; cường độ nhiễm trung bình là 320,7 trứng/1 gam phân [66]. Như vậy, sau 10 năm cường độ nhiễm SLGN tại xã Nga An, huyện Nga Sơn không giảm mà còn tăng (cường độ nhiễm trung bình là 229,5 trứng /1 gam phân năm 2004 so với cường độ nhiễm trung bình là 320,7 trứng/1 gam phân năm 2014).

Tại Nghệ An, xét nghiệm phân theo phương pháp Kato-Katz cho 1.376 người chủ hộ nuôi cá cho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN là 0,06% [30].

Bằng hình thái học Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Đề và cộng sự năm 1997 đã xác định loài O. viverrini tại tỉnh Phú Yên [12]. O. viverrini được tìm thấy ở ít nhất 8 tỉnh phía nam như Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà với tỉ lệ nhiễm tương ứng là 36,9%, 11,9%, 7,6%, 0,3%, 4,6%, 1,4% [29]. Tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định năm 2007, tỉ lệ nhiễm SLGN chung của người dân là 10,9 % [68].

Tỉ lệ nhiễm SLGN


Hình 1.2. Các tỉnh, thành phố có người nhiễm sán lá gan nhỏ ở Việt Nam [Nguyễn Văn Đề [29]]


Ở Việt Nam, hiện có trên 7 triệu người có nguy cơ cao nhiễm SLGN trong đó khoảng 1 triệu người nhiễm SLGN [30]. Bệnh SLGN là bệnh lưu hành địa phương có liên quan đến thói quen ăn gỏi cá và được phân bố ở ít nhất tại 32 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó các tỉnh, thành phố có tỉ lệ nhiễm SLGN dưới 10% bao gồm: Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Bình, Hà Nam, Hoà Bình, Nghệ An, Lai Châu; Điện Biên, Hải Dương, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lăk; Khánh Hòa, Đăk Nông, Lâm Đồng), các tỉnh, thành phố có tỉ lệ nhiễm SLGN từ 10-20% bao gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hoá, Bình Định, các tỉnh có tỉ lệ nhiễm SLGN trên 20% bao gồm: Hà Nội, Nam Định, Quảng Trị, Phú Yên [7, 24, 61].

1.5. Các nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ ở cá nước ngọt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Ở Trung Quốc, có tổng số 102 loài cá và bốn loài tôm được công nhận là vật chủ trung gian thứ hai của SLGN [109]. Một nghiên cứu trên tổng số 307 cá nước ngọt của 31 loài đã được thu thập từ 5 vùng hành chính của khu tự trị Guangxi Zhang. Chúng được kiểm tra bằng phương pháp phân hủy nhân tạo, ấu trùng nang của C.sinensis được tìm thấy trong một loài cá Chanodichthys dabryi được mua từ một chợ ở Nanning. Trong cá từ Yangshuo, tổng số 13 ấu trùng nang của C. sinensis được tìm thấy ở 3 trong số 10 loài cá Hemibarbus maculates từ Yangshuo. Trong cá từ Binyang-xian, một ấu trùng nang của C.sinensis được tìm thấy trong loài cá Hemiculter leucisculus [104].

Ở Triều Tiên, 21 loài cá nước ngọt (n=677) được thu thập từ 34 vùng trong cả nước, cá được xét nghiệm từng con một bằng kỹ thuật thủy phân. Tám loài cá nước ngọt từ 17 khu vực khác nhau được ghi nhận có dương tính với ấu trùng nang của C. sinensis. Tỉ lệ dương tính của cá ở các loài là như sau: 48% ở Pseudoras parva, 60% ở Pungtungiaherzi, 15,7% ở Pseudogobio esocinus, 29% ở Acheilognathus intermedia, 21% ở Odontobutis interrupta, 33% ở Zacco temmincki, 3,6% ở Zacco lalatypus và 26,3% ở Hemibarbus labeo. Hai loài cá, P.parva P.hezi có thể được coi là chỉ số hay dấu hiệu cho biết sự lây truyền của

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 4

C. sinensis trong những vùng nhất định [78, 103].


Ở Thái Lan, một nghiên cứu cho thấy sự phân bố ấu trùng nang của SLGN ở cá như sau: mô cá 66,99%; đầu cá 6,6-22,6 %; da cá 0,1-7,8%; vẩy cá 0,2-3,9% [72, 100].

Ở Việt Nam, điều tra ở vùng đồng bằng bắc bộ, xét nghiệm 10 loài cá nước ngọt thì có 7 loài nhiễm ấu trùng nang của SLGN (cá mè, cá chép, cá trôi, cá trắm, cá giếc, cá rô, cá rô phi), cao nhất là cá mè 44,47% [8]. Điều tra 4 loài cá (cá giếc, cá chuối, cá rô, cá chạch trấu) ở xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên chỉ thấy có cá giếc nhiễm ấu trùng nang của SLGN là 28,57% [9, 12]. Điều tra 10 loại cá nước ngọt được bán tại các chợ ở thành phố Hà Nội thì có 7 loài bị nhiễm ấu trùng nang của SLGN là cá rô phi, cá trắm, cá trôi, cá chép, cá giếc, cá chuối, cá trê, với tỉ lệ nhiễm trung bình là 5,2% trong đó thấp nhất là cá rô phi nhiễm 1,7%, cao nhất là cá chép nhiễm 21,7%. Tất cả 5 chợ điều tra đều có cá nhiễm ấu trùng nang của SLGN, trong đó chợ Văn Điển có tới 7 loài cá nhiễm ấu trùng nang của SLGN. Như vậy, ở Hà Nội cũng có thể bị nhiễm SLGN nếu ăn cá chưa nấu chín hoặc khi sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín dùng ăn ngay có nhiễm ấu trùng nang của SLGN [27, 28,32]. Xét nghiệm 125 mẫu cá lấy từ 6 loài cá nước ngọt (cá mè, cá Rô phi, cá trắm, cá trôi, cá chép, cá diếc) mua tại các chợ của bốn xã vùng ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2014, có 6/6 loài cá được xét nghiệm dương tính với ấu trùng nang SLGN. Loài ấu trùng nang SLGN được xác định là loài Clonorchis sinensis bằng hình thái học [59]. Điều tra trên 15 tỉnh có tập quán ăn gỏi cá, thì có 7/10 loài cá bị nhiễm ấu trùng nang của SLGN ở cá với tỉ lệ 13,3-44,5% [25].Tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cá mè Hypophtalmichthic molitrix nhiễm ấu trùng nang SLGN là 88,9%, cá trôi Cirhina molitorella nhiễm ấu trùng nang SLGN là 58,3% [24]. Tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá xét nghiệm 05 loài cá nước ngọt (cá chép, trắm, mè, trôi, rô phi) chỉ có loài cá mè có nhiễm SLGN C. sinensis với tỉ lệ nhiễm 4%. Tại một nghiên cứu quan sát mô tả được tiến hành để xác định tình trạng nhiễm ấu trùng sán lá trên 4 loài cá thu mua tại một số siêu thị, cửa hàng tại Hà Nội gồm 52 các mẫu cá ngừ, cá hồi, cá nhệch, cá mực và 92 mẫu của 6 loại cá nước ngọt gồm cá chép, cá diếc, cá rô phi, cá tép dầu, cá thiểu, cá mương thu mua tại Hồ Thác Bà Yên Bái để xét nghiệm cho


thấy, trong 144 mẫu cá được xét nghiệm, có 50% (72/144) mẫu cá nhiễm ấu trùng SLGN C.sinensis gồm 5/6 loài cá nước ngọt được xét nghiệm là cá chép, cá diếc, cá tép dầu, cá thiểu, cá mương. Ấu trùng nang SLGN C.sinensis thử nghiệm trong các nồng độ rượu 40o, 30o, 20o, trong nước chanh nguyên chất, nước chanh 50%, nước chanh 25% sau 12 giờ đồng hồ đều không bị thoái hoá, chứng tỏ rượu và nước chanh ở các nồng độ khác nhau không ảnh hưởng đến khá năng sống, không tiêu diệt được ấu trùng C.sinensis. Kết quả của nghiên cứu đã góp phần đánh giá ô nhiễm thực phẩm bởi mầm bệnh ký sinh trùng, đặc biệt cảnh báo cho việc sử dụng các nguồn cá là thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm SLGN nếu sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín dùng để ăn ngay, đồng thời nghiên cứu khẳng định quan niệm không đúng khi cho rằng rượu hoặc nước chanh có thể diệt được ấu trùng SLGN C.sinensis và cần có các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ nhằm thay đổi nhận thức và thói quen ăn gỏi cá tại các vùng dịch tễ của bệnh SLGN [18].

1.6. Các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ

- Tuổi

Ở Triều Tiên, các số liệu có liên quan cho thấy tỉ lệ nhiễm đều cho tỉ lệ nhiễm thấp ở dưới 20 tuổi nhưng tăng liên tục trong các độ tuổi 20, 30, 40 và 50 và giảm xuống rõ ràng sau 60 tuổi. Các đỉnh của tỉ lệ mắc thường ở độ tuổi 40 hoặc 50 theo thời gian và địa điểm. Một khảo sát vào năm 1981 cho thấy trong các nhóm tuổi 0-9; 10-19; 20-29; 30-39; 40-49; 50-59 và 60 trở lên có tỉ lệ mắc tương ứng là

0,6%; 18,9%; 25,5%; 29,9%; 26,6%; 20,1% [95, 122].

Ở Trung Quốc, một khảo sát quốc gia liên quan đến đỉnh của tỉ lệ nhiễm C. sinensis là ở ba nhóm tuổi là 30-34 tuổi; 45-49 tuổi và 75-79 tuổi [143].

Ở Lào, tỉ lệ nhiễm SLGN O. viverrini tăng dần theo tuổi 7-10 tuổi 11,9%; 11-15 tuổi 39% và 16-20 tuổi 64,49% [50].

Ở Việt Nam, nghiên cứu tại 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định, cho thấy tỉ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi thấp nhất là nhóm 2-9 tuổi chỉ có 1,6%; nhóm 10-19 tuổi là 5,2%; nhóm 20-29 tuổi là 23,4%; nhóm 30-39 tuổi là 28,1%; nhóm 40-49 tuổi là

38,0%; nhóm 50-59 tuổi là 37,9%; nhóm trên 60 tuổi là 34,1% [46]. Tại hai xã Tân


Thành và Yên Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tỉ lệ nhiễm SLGN ở người có nhóm tuổi từ 0-9, 10-19, 20-29, 30-39, 40-49, 50-59 và trên 60 có tỉ lệ nhiễm SLGN

lần lượt là 0,00%; 3,48%; 27,06%; 44,44%; 45,75%; 40,38%; 44,44%, tỉ lệ nhiễm

SLGN thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 20 tuổi và cao nhất ở nhóm tuổi trên 60 ở cả nam và nữ [62, 63]. Một nghiên cứu trên 1155 người dân ở hai xã thuộc miền bắc Việt Nam, đã được phỏng vấn và xét nghiệm phân cho thấy, tỉ lệ nhiễm SLGN là 26%, người bị nhiễm ít tuổi nhất là 13 tuổi và cao tuổi nhất bị nhiễm là 75 tuổi, tỉ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi và tỉ lệ nhiễm cao nhất ở nhóm tuổi từ 40-49 tuổi [64]. Tại phường Hoà Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, tỉ lệ nhiễm SLGN ở người có nhóm tuổi từ 0-9, 10-19, 20-29, 30-39, 40-49, 50-59, 60-69 và trên 70 có tỉ

lệ nhiễm SLGN lần lượt là 0,00%; 0,00%; 4,76%; 11,11%; 13,79%; 15,79%;

20,00%, 22,22%, sự nhiễm SLGN theo nhóm tuổi này được tác giả giải thích qua quan sát và phỏng vấn người dân là do tại phường Hoà Nghĩa, thói quen ăn gỏi cá, tôm, cua .v.v chưa nấu chín là thói quen chung của người dân, tuy nhiên ở các nhóm tuổi từ 20 tuổi trở lên là độ tuổi biết ăn gỏi cá, tôm, cua sống vì vậy tỉ lệ nhiễm SLGN tăng dần ở các nhóm tuổi trên và chưa phát hiện tỉ lệ nhiễm SLGN ở nhóm tuổi dưới 20 tuổi [17]. Tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, tỉ lệ nhiễm SLGN trong đối tượng từ 15 tuổi trở lên là 25,3%. Tỉ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, thấp nhất ở lứa tuổi 15-19 là 15,3%, lứa tuổi 20-29 là 20%; lứa tuổi 30-39 là 25,3%; lứa tuổi 40-49 là 39,3%; lứa tuổi 50-59 là 31,3%; lứa tuổi 60 trở lên là 25,5% [39]. Tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, tỉ lệ nhiễm SLGN chung của người dân là 10,9 %. Tỉ lệ nhiễm tăng dần theo nhóm tuổi, thấp nhất ở nhóm tuổi 10-14 tuổi là 1%, cao nhất ở nhóm tuổi 40-49 tuổi là 24,1% [68].

- Giới tính

Ở Triều Tiên, hầu hết các báo cáo về tỉ lệ nhiễm C.sinensis ở người đều ghi nhận nam bị nhiễm nhiều hơn nữ. Một khảo sát quốc gia về bệnh SLGN ở khu vực hai bên sông thấy tỉ lệ hiện mắc trung bình là 21,5%, trong đó 24,0% ở nam giới và 17,4% ở nữ giới năm 1981[95, 122].


Một khảo sát về tỉ lệ nhiễm C. sinensis ở người dân sống dọc 5 sông chính ở Triều Tiên, tỉ lệ nhiễm C. sinensis là 8,4%, trong đó tỉ lệ nhiễm ở nam là 11,2% và ở nữ là 6,2% [147].

Ở Trung Quốc, không có sự khác nhau đáng kể trong tỉ lệ nhiễm SLGN ở nam và nữ dưới 15 tuổi. Tỉ lệ nhiễm nặng hơn ở nam so với nữ trong các nhóm tuổi từ 20 đến 75. Một nghiên cứu gần đây ở vùng dịch tễ của Guangxi cũng chỉ ra kết quả tương tự về sự phân bố theo tuổi và giới đối với nhiễm SLGN C. sinensis [142, 143, 145].

Ở Lào, một nghiên cứu cho học sinh thuộc huyện Champhon, tỉnh Savannakhet cho tỉ lệ nhiễm SLGN chung là 42,8% trong đó, nam 58,9% và nữ 26,7% [50].

Ở Việt Nam, tại tỉnh Phú Thọ, nghiên cứu tiến hành trên 400 công nhân của 3 công ty chè cho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN nhỏ là 22,25%, trong đó tỉ lệ nhiễm SLGN ở nữ công nhân là 16,7%, ở nam là 27,4% [42]. Tại phường Hoà Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, tỉ lệ nhiễm SLGN ở nam là 17,07% và ở nữ là 14,39% [17]. Tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tỉ lệ nhiễm SLGN C. sinensis là 11%, trong đó nam giới nhiễm SLGN cao hơn nữ giới trên 6 lần [24]. Tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, tỉ lệ nhiễm SLGN trong đối tượng từ 15 tuổi trở lên là 25,3%, tỉ lệ nhiễm ở nam là 34,4% cao gấp 2 lần ở nữ [39]. Tại xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, tỉ lệ nhiễm SLGN ở người dân từ 15 tuổi trở lên là 8,7%, trong đó tỉ lệ nhiễm ở nam cao hơn ở nữ (11,2% so với 1,2%) [49]. Tại tỉnh Nam Định và Ninh Bình, Nguyễn Văn Đề và cộng sự cho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN ở nam cao hơn ở nữ 4 lần [25]. Nghiên cứu tại 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định, cho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN 24,7%, trong đó, nam (35,7%) cao hơn nữ (15,6%) [46]. Tại Đắc Lắc, nghiên cứu tại lưu vực sông Srepok cho thấy nhiễm SLGN ở nam là 6,6% và nữ là 7,0% [19]. Tại xã Mỹ Quang, Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, tỉ lệ nhiễm SLGN chung của người dân là 10,9 %. Tỉ lệ nhiễm ở nam là 18,2%, nữ là 3,8% [68].


- Nghề nghiệp

Ở Trung Quốc, tỉ lệ nhiễm SLGN cao trong nông dân và tiểu thương (2,41%), thương gia (0,79%), giáo viên (0,59%) và binh lính (0,50%) [143].

Ở Việt Nam, tại phường Hoà Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, tỉ lệ nhiễm SLGN ở học sinh, sinh viên, giáo viên, người nghỉ hưu, mất sức là 0,0%, ở công nhân, cán bộ viên chức là 10,8% và ở nông dân là 18,4% [17]. Nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho thấy trong số những người từ 15 tuổi trở lên nhóm đối tượng làm nghề nông có tỉ lệ nhiễm SLGN cao gấp gần 2 lần so với các nhóm đối tượng có nghề nghiệp khác [39].

- Trình độ học vấn

Ở Việt Nam, một nghiên cứu tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho thấy nhóm có học vấn từ phổ thông trung học trở lên có tỉ lệ nhiễm là 10,8% trong khi nhóm có học vấn từ phổ thông trung học trở xuống có tỉ lệ nhiễm là 26,9% [39]. Nghiên cứu tại 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định, cho thấy tỉ lệ nhiễm cao nhất ở những người có trình độ đại học là 46,2% [46].

49- Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ

Bệnh SLGN là một trong những nguyên nhân trong cơ chế tiến triển gây ung thư biểu mô đường mật trong gan (cholangiocarcinoma), với gần như 100% tử vong ở người [126], thì qua điều tra mới chỉ có 13% người dân biết về tác hại của nhiễm SLGN là có thể gây ung thư biểu mô đường mật trong gan [56]. Do vậy, cần tuyền truyền, giáo dục sức khoẻ về tác hại của SLGN trong đó có nguy cơ gây ung thư biểu mô đường mật trong gan của SLGN và biện pháp phòng, chống SLGN đến người dân trong các cộng đồng có tập quán ăn gỏi cá và vùng dịch tễ về bệnh SLGN như ở thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Nghiên cứu ở những người từ 15 tuổi trở lên tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho thấy, về kiến thức, chỉ có 46,5% có kiến thức đạt yêu cầu, trong đó 55,6% đối tượng biết rằng ăn gỏi cá có thể nhiễm sán, 50,5% biết tác hại của SLGN, 33,6% có kiến thức phòng bệnh đạt yêu cầu, 9,7% có kiến thức đúng về thời gian ủ phân. Về thái độ, có 42,5% đạt yêu cầu, trong đó, 36% đối tượng cho rằng SLGN không có hại cho sức khoẻ, hoặc không biết. Chỉ có 66,4% cho rằng bệnh


nhiễm SLGN có thể phòng ngừa được, 39% cho rằng xử lý phân trước khi sử dụng là cần thiết. Về thực hành, có 30,6% đạt yêu cầu thực hành chung. Tỉ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh trong tổng số hộ điều tra là 29,6%. Trong 241 hộ có sử dụng phân, chỉ có 14,5% xử lý phân hợp vệ sinh [39].

Hiểu biết về bệnh SLGN là yếu tố rất quan trọng nhằm giúp những cá nhân, tập thể có thái độ đúng và thực hiện các biện pháp phòng, chống, điều trị có hiệu quả. Do vậy, việc đánh giá kiến thức của các nhóm đối tượng khác nhau sẽ giúp để đề ra các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức và phòng, chống hợp lý. Nghiên cứu đánh giá hiểu biết về các bệnh giun sán của học sinh trung học cơ sở xã Mường Lạn, tỉnh Sơn La mà chủ yếu là đối với học sinh lớp 9 cho thấy chỉ có 55,78% biết về bệnh sán lá gan, có 63,9% hiểu sai về đường truyền bệnh giun sán [69]. Nghiên cứu thực trạng và nhận thức của sinh viên văn bằng hai đại học dược Hà Nội về bệnh sán lá gan nhỏ cho thấy, có 79,2% sinh viên có biết về bệnh SLGN; 89,4% sinh viên biết được đường lây bệnh SLGN là đường ăn uống, vẫn còn 5,3% cho rằng bệnh SLGN lây qua truyền máu không an toàn và không khí; 63,6% sinh viên sẽ khuyên người khác không nên ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín vẫn còn (31,8%) sinh viên được hỏi không khuyên gì cả và vẫn còn 29,2% sinh viên được hỏi vẫn ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín[54]. Một nghiên cứu cắt ngang bằng phỏng vấn 82 cán bộ quản lý tại 4 xã ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cho thấy tỉ lệ cán bộ quản lý cho rằng đường lây truyền của bệnh SLGN là ăn thịt cá nhúng tái chiếm tỷ lệ cao nhất (89,0%). Tỉ lệ cán bộ quản lý cho rằng tác hại của nhiễm SLGN là rối loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (78,2%) và chỉ có 7,7% biết SLGN có thể gây ung thư biểu mô đường mật trong gan.Cán bộ quản lý biết nguồn thông tin về bệnh SLGN qua cán bô y tế xã, phường chiếm tỷ lệ cao nhất (85,4%) [60]. Tỷ lệ cán bộ quản lý và người dân tại 4 xã ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có nhu cầu nâng cao kiến thức về phòng, chống SLGN lần lượt là 98,7% và 91,3%; Thái độ của cán bộ quản lý và người dân khi nhìn thấy người khác ăn gỏi cá là có đưa ra lời khuyên người khác không ăn gỏi cá lần lượt là 71,9% và 45,2% [58]. Chỉ có 38,3% người dân cho rằng khi sử dụng phân tươi của người hoặc gia súc để nuôi cá có thể nhiễm sán lá gan nhỏ[57] và 57,5% cán bộ quản lý cho rằng khi sử dụng phân tươi của

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí