Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


Thứ ba, tỷ lệ trạng thái thanh khoản của năm hiện tại t tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê lên hiệu quả hoat động. Tuy nhiên, bậc trễ 1 của hiệu quả hoạt động không có tác động đến hiệu quả hoạt động năm quan sát do không có ý nghĩa thống kê.

Thứ tư, bậc trễ 1 của trạng thái thanh khoản tác động tích cực đến trạng thái thanh khoản năm quan sát và có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là, bậc trễ 1 của trạng thái thanh khoản tăng 1 phần trăm thì trạng thái thanh khoản năm quan sát tăng 3.99 phần trăm.

Thứ năm, hiệu quả hoạt động năm t có tác động tích cực đến trạng thái thanh khoản năm quan sát và có ý nghĩa thống kê. Qua đó cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017.


5.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Từ những phân tích kết quả ở chương 4 về đo lường hiệu quả hoạt động, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động cũng như kết hợp với thực trạng về trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả xin đề xuất một số giải pháp từ phía chính các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

5.2.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các yếu tố về tài chính


5.2.1.1 Cải thiện quy mô ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Biến SIZE thể hiện quy mô của các ngân hàng có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu với mức ý nghĩa 1% và có tác động cùng chiều phản ánh khi quy mô của các NHTM tăng dẫn đến việc gia tăng hiệu quả hoạt động khi tận dụng được lợi thế về quy mô. Về mặt lý thuyết, một ngân hàng có quy mô tổng tài sản càng lớn thường thể hiện khả năng huy động vốn và năng lực cho vay càng cao vì vậy sẽ làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt lên.Ở Việt Nam các ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn thường là các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước chiếm đa số. Các ngân hàng này nhận được nhiều ưu đãi trong việc huy động các nguồn vốn lớn giá rẻ ví dụ như nguồn từ kho bạc nhà nước, trạm BOT và các công ty có vốn nhà nước....


Điều này cho thấy quy mô của các ngân hàng càng cao sẽ giúp cho khả năng thanh khoản được cải thiện và qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam

Trong tất cả các nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu là nguồn có thể được sử dụng linh hoạt nhất và NH có tính tự chủ cao nhất. Vốn chủ sở hữu của NH có thể được sử dụng để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, để đề phòng rủi ro trong hoạt động… Quy mô vốn chủ sở hữu được cải thiện sẽ là một điều kiện để NH cải thiện năng lực quản lý thanh khoản: khi có một lượng vốn lớn hơn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi có những phát sinh nhu cầu rút vốn đột ngột mà các nhà quản trị không lường tính trước được. Ngoài ra, khi ngân hàng có quy mô lớn sẽ tạo lòng tin cho khách hàng tốt hơn. Qua đó, khi gặp những sự cố về tin đồn, niềm tin của khách hàng sẽ là một trong những yếu tố then chốt để không xảy ra hiện tượng rút vốn ồ ạt dẫn đến suy giảm thanh khoản.


Có thể nói, quy mô của các NH Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thai Lan và Indonesia. Do đó, các NH Việt Nam đang chịu áp lực phải tăng cường qui mô nguồn vốn nhằm đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động. Có thể thấy rằng, việc tăng vốn là yếu tố cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tài chính hiện nay.

Tuy nhiên theo lý thuyết về lợi thế quy mô của ngân hàng thì lợi thế này chỉ có trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng và càng về sau sẽ càng mất dần. Các NHTM cần duy trì quy mô hoạt động tại điểm có mức chi phí trung bình trong ngắn hạn và dài hạn thấp nhất.


Hình 5.1 Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam đến 31/12/2017


Nguồn NFSC 2017 5 2 1 2 Nâng cao năng lực tài chính Kết quả phân tích ở chương 1

Nguồn: NFSC (2017)


5.2.1.2 Nâng cao năng lực tài chính

Kết quả phân tích ở chương 4 cũng cho thấy các ngân hàng thương mại ở Việt Nam vẫn còn sử dụng lãng phí các nguồn lực và một số ngân hàng đang phải đối mặt với hiệu suất giảm theo quy mô. Các ngân hàng thương mại nhà nước tuy chiếm thị phần thị trường lớn nhưng hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều hạn chế, hoạt động vẫn dựa chủ yếu vào các nghiệp vụ truyền thống, có nhiều rủi ro.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, sức mạnh cạnh tranh trong xu hướng hội nhập quốc tế đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần tiếp tục đẩy mạnh việc chấn chỉnh củng cố hoạt động của các ngân hàng theo hướng:

Năng lực tài chính của các NHTM nước ta nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều còn là thấp so với các nước trong khu vực. Hơn nữa kết quả ước lượng của mô hình Tobit cũng cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản EQTA và BANKSIZE có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam chính điều này cho ta gợi ý để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như: Cơ cấu lại vốn điều lệ, vốn tự có phù hợp với chuẩn mực quốc tế và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm cung cấp một dịch vụ đệm để bù đắp các rủi ro, thua lỗ và cho phép các NHTM tiếp tục tồn tại để từng bước có cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.

- Đối với các NHTM có vốn nhà nước, tập trung bổ sung thêm vốn để đến năm 2020 hệ số CAR đạt trên 9%, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu các NHTM nhà nước chỉ mong chờ vào ngân sách nhà nước thì không phải là một giải pháp đúng đắn mà giải pháp cơ bản là phải cổ phần hóa. Như vậy, phải nhanh chóng hoàn tất quá trình cổ phần hoá bốn ngân hàng thương mại nhà nước còn lại sau khi đã thực hiện thành công cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương, nhằm tận dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước. Bởi vì, quá trình cổ phần hóa sẽ thực hiện việc tái cơ cấu lại vốn cho các NHTM nhà nước từ đó nâng cao năng lực tài chính, đổi mới toàn bộ cách thức quản lý, tuyển dụng nhân sự. Trên cơ sở đó thay đổi mô hình quản lý từ đó tạo sắc thái mới trong hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện để các ngân hàng phát hành trái phiếu dài hạn nhằm thúc đẩy thị trường vốn.

Nghiên cứu và xem xét tiến hành sát nhập các NHTM nhà nước để trở thành một ngân hàng có đủ tiềm lực về tài chính có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và


trên thế giới. Hiện nay, các NHTM nhà nước ở Việt Nam tuy có tên gọi khác nhau nhưng đều có các chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng như nhau và đều có vốn sở hữu của nhà nước. Chính việc chia nhỏ nguồn vốn của nhà nước thành nhiều ngân hàng đã làm cho hoạt động không hiệu quả bởi chi phí cho công tác điều hành chi phí quản lý quá cao. Sáp nhập sẽ tạo nên quy mô về vốn lớn hơn đồng thời giảm được chi phí điều hành, quản lý và hơn hết là tạo nên phương thức quản lý mới là cơ hội để sử dụng vốn có hiệu quả.

Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong hệ thống ngân hàng để tận dụng vốn và kỹ thuật cũng như trình độ quản lý từ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khi lựa chọn các đối tác chiến lược các ngân hàng thương mại cần phải cân nhắc kỹ, bởi vì có những đối tác họ chỉ đơn thuần vì mục tiêu hưởng cổ tức hoặc lợi nhuận từ chênh lệch giá vốn trên thị trường.

- Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu; đối với những NHTM hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục được những yếu kém về tài chính thì có thể thu hồi giấy phép hoạt động. Đồng thời nâng giới hạn vốn điều lệ và dần dần chuyển đổi và xóa bỏ loại hình ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Tuy nhiên NHNN cũng cần thận trọng khi cho phép các ngân hàng thương cổ phần đô thị tăng vốn vì một số ngân hàng này hiện nay đang hoạt động với hiệu suất giảm theo quy mô và tỷ lệ an toàn vốn hiện tại quá lớn bởi vậy việc tăng vốn chủ sở hữu là không có ý nghĩa đối với các ngân hàng này.

5.2.2 Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn


5.2.2.1 Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến DETA phản ánh tiền gửi trên tổng tài sản có ý nghĩa nghiên cứu và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động. Do đó các NHTM Việt Nam nên đa dạng hoác các nghiệp vụ huy động vốn nhằm tạo tính chủ động trong việc đảm bảo thanh khoản qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Sự tập trung về nguồn vốn sẽ là nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản cho NH. Trong giai đoạn nghiên cứu 2007-2017, các NHTM đã dần mở rộng các hình thức huy động vốn, thời hạn huy động vốn một cách chủ động và linh hoạt. Tuy nhiên, điều khiến khách hàng đến gửi tiền vào NH hay trở thành chủ nợ của NHTM bằng


việc mua chứng chỉ nợ do NH phát hành ra không chỉ đơn thuần quan tâm tới mức lãi được nhận mà họ quan tâm rất nhiều tới những khía cạnh khác như uy tín của NH, tiện ích mang lại khi đến giao dịch với NH…Vì vậy, để thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền và huy động tối ưu nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các NHTM cần:

- Phát triển thêm những sản phẩm huy động vốn với kỳ hạn linh hoạt (như kỳ hạn 1, 2, 3 tuần, 1, 2 tháng, hay những kỳ hạn dài 5, 10 năm), đa dạng về loại tiền huy động (USD, EUR, AUD…) và đa dạng về cách thức huy động (huy động qua tiền gửi, tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tại điểm cố định và tại gia…) Qua đó tạo thuận lợi cho người gửi tiền trong việc lựa chọn hình thức và cách thức gửi tiền. Đồng thời, tăng cường quan hệ quốc tế song phương, đa phương với các NH nước ngoài, NH đại lí để tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là nguồn trung dài hạn và nguồn vốn tài trợ.

Đối với nguồn vốn huy động dân cư, đây là nguồn cung vốn có tiềm năng lớn của NH, vì vậy, các NHTM cần thực hiện một số hình thức huy động vốn mới, huy động tiết kiệm dài hạn, ứng dụng kết hợp tiết kiệm với các sản phẩm bảo hiểm…để hấp dẫn khách hàng bằng các tiện ích mà NH mang lại cho khách hàng. Các ngân hàng nên cho phép khách hàng gửi tiết kiệm theo yêu cầu. Ví dụ thực tế hiện nay khách hàng nguồn vốn nhàn rỗi và có nhu cầu gửi tiết kiệm có kỳ hạn 42 ngày. Nhưng các sản phẩm gửi tiết kiệm hiện nay chỉ có theo tháng. Nếu khách hàng gửi kỳ hạn 30 ngày thì thiệt thòi 12 ngày có lãi và nếu khách hàng rút thì ngân hàng lại mất 12 ngày có nguồn vốn đó. Nếu khách hàng gửi 2 tháng thì phải tất toán trước hạn lại bị bao nhiêu thủ tục phiền hà còn về phía ngân hàng lại bị bị động về nguồn vốn. Trong bối cảnh đó, các NHTM nên cho khách hàng được tự chọn kỳ hạn gửi để tối ưu lợi ích cho khách hàng cũng như tận dụng triệt để lợi ích của nguồn vốn này ở phía ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phần mềm, chức năng hiện nay trên hệ thống ngân hàng chẳng hạn như T24 hoàn toàn có thể thực hiện được việc này.

- Đa dạng hoá các nhóm đối tượng của sản phẩm huy động: Một vài NHTM hiện nay có những chi nhánh đặc thù hay do khu vực đó chỉ tập trung một nhóm khách hàng. Nếu trường hợp xảy ra biến cố nhóm khách hàng đó rút tiền thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái thanh khoản và qua đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng rất nhiều. Các NHTM nên có chủ trương trong định hướng phát triển của từng đơn vị kinh doanh, một mặt tận dụng cơ hội trong việc tiếp cận nguồn vốn của các


nhóm đối tượng hiện hữu, mặt khác luôn chủ động mở rộng đối tượng của các sản phẩm huy động nhằm đa dạng hoá đối tượng khách hàng. Đối với các sản phẩm huy động sẵn có của ngân hàng mà các đơn vị kinh doanh chưa sử dụng để đa dạng hoá đối tượng huy động của mình thì cần phải phát huy nhiều hơn. Đối với các đối tượng khách hàng đặc thù mới mà sản phẩm huy động hiện tại của ngân hàng chưa hướng tới phục vụ, các đơn vị kinh doanh nên đề xuất với phòng phát triển sản phẩm Hội sở nhằm sớm đưa ra các sản huy động mới phục vụ cho trải nghiệm của những nhóm khách hàng này được tối ưu nhất.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của NHTM kết hợp với đổi mới công nghệ thanh toán: Những dịch vụ như Internet banking, phone banking, ...,đang dần bộ lộ những nhược điểm (ví dụ sự cố lỗi bảo mật khiến KH Na Hương mất tiền 500 trđ tại VCB) và không theo kịp xu hướng phát triển của công nghệ (các nền tảng mới hiện nay thu hút được rất nhiều người dùng như Facebook, Youtube, Tik tok...). Các ngân hàng cần sớm khắc phục các nhược điểm hiện tại và phát triển các sản phẩm có thể tích hợp trên các nền tảng công nghệ mới. Đồng thời, Ngân hàng cần cải tiến chính sách lãi suất đa dạng tương ứng với những hình thức huy động, cho phép chuyển đổi dễ dàng giữa những hình thức huy động.

5.2.2.2 Đa dạng hoá các nghiệp vụ sử dụng vốn

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 4, biến LODE phản ánh tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tiền gửi khách hàng có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động. Khi các NHTM tận dụng được quy mô của hoạt động tín dụng nhằm tạo doanh thu đầu ra so với nguồn sử dụng để tạo doanh thu từ tiền gửi khách hàng sẽ làm tăng doanh thu đầu ra qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

- Phát triển nghiệp vụ mua và bán các khoản cho vay: Đây có thể coi là nghiệp vụ được các NH ưu thích khi hoạt động NH trở thành công nghiệp NH. Nghiệp vụ này được đề cập tới trong Quy chế mua bán nợ được NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21 thang 12 năm 2006. Mua bán khoản cho vay là một hình thức thay đổi chủ thể người cho vay trong mối quan hệ tín dụng. Trong đó người đi vay đầu tiên trao quyền đòi của mình cho một người khác trên sự thoả thuận một mức giá cả hợp lí giữa hai bên. Giá cả của khoản cho vay trong trường hợp này được tính toán thương lượng căn cứ trên giá trị còn lại của khoản vay. Khi bán khoản vay là người cho vay đã từ chối hưởng những lợi ích do khoản vay đem lại như lãi,


vốn gốc và cũng đồng nghĩa với việc chuyển giao khoản cho vay là chuyển giao cả những rủi ro tiềm ẩn sang người mua.

- Đa dạng hoá đối tượng khách và kỳ hạn của các sản phẩm tín dụng: Các kết quả ước lượng từ mô hình định lượng cho thấy khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn còn thấp và thu nhập hiện tại của các ngân hàng chủ yếu là thu nhập từ lãi. Như vậy, để tăng hiệu quả hoạt động của mình thì các ngân hàng cần phát triển các sản phẩm tín dụng phục vụ đa dạng các nhóm đối tượng cũng như nhu cầu linh hoạt về kỳ hạn vay của những nhóm đối tượng này (nhóm đối tượng giảng viên đại học có thu nhập hàng tháng chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hoặc một phần lãi vay, nhưng mỗi 6 tháng nhóm này lại có thêm nguồn thu nhập từ tiền giảng và phúc lợi. Do đó sản phẩm vay góp vốn lãi theo kỳ hàng tháng hoàn toàn không phù hợp với nhóm đối tượng này. Nên có những sản phẩm linh hoạt về kỳ hạn phù hợp với từng nhóm đối tượng)

5.2.3 Nâng cao năng lực quản trị thanh khoản

Dựa vào kết quả phân tích ở chương 4, biến LATA phản ánh trạng thái thanh khoản tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Khi trạng thái thanh khoản của các NHTM đảm bảo được khả năng thanh toán của các nghĩa vụ khi đến hạn mà không có các tổn thất đáng kể sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nhưng khi chỉ số này quá cao thể hiện một lượng vốn lớn đang không tham gia vào quá trình sản xuất và gây ra lãng phí cho ngân hàng. Do đó, để có thể nâng cao năng lực quản trị thanh khoản nhằm tăng hiệu quả hoạt động các ngân hàng cần:

- Xây dựng cơ chế kiểm soát ALCO để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thanh khoản:Hoạt động của ủy ban ALCO là đường lối chung cho việc thực hiện quản trị thanh khoản tại ngân hàng. Các ALCO hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thanh khoản. Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ cho quá trình quản trị thanh khoản. Một thành phần cơ sở của hệ thống kiểm soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của ALCO và đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ được tăng cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết. Kết quả của những đánh giá này cần được cung cấp cho hội đồng ALCO trong các cuộc họp định kì.

Việc kiểm soát hoạt động của ủy ban ALCO đối với việc quản trị thanh khoản cần là một phần không thể thiếu của hệ thống kiểm soát nội bộ chung của ngân hàng. Kiểm

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí