Lý Thuyết Lợi Tức Cổ Đông (Shareholder Enefit Theory)

doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh và là một dạng của đạo đức nghề nghiệp.

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh bao gồm:

Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời hứa và chữ tín trong kinh doanh, không làm ăn phi pháp và trốn thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng cấm, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng và người tiêu dùng

Tôn trọng con người: Tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quyền tự do và các quyền hạn hơp pháp của người lao động trong DN, tôn trọng lợi ích của đối thủ cạnh tranh.

Gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với TNXH;

Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt;

Phạm vi áp dụng của lý thuyết đạo đức kinh doanh là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh như thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ DN, người làm công.

2.1.4.5. Lý thuyết lợi tức cổ đông (Shareholder enefit theory)

Lý thuyết lợi tức cổ đông ra đời vào cuối thế kỷ 19, lý thuyết này cho rằng tài chính là động lực duy nhất để phát triển DN. Nếu cùng một lúc các nhà lãnh đạo DN phải thực hiện hai trách nhiệm là vừa đạt được lợi nhuận, vừa đáp ứng được các TNXH thì rất có thể sẽ tạo ra sự mâu thuẫn về quyền lợi và tiềm tàng nguy cơ xung đột về lợi ích giữa các bên liên quan, dẫn đến sự sụp đổ DN.

Người đại diện tiêu biểu cho quan điểm của trường phái lý thuyết này là Milton Friedman (1970). Những người ủng hộ Friedman và lý thuyết này cho rằng các DN không phải chịu trách nhiệm về toàn bộ xã hội, mà chỉ có các cá nhân mới phải chịu trách nhiệm này, trong khi các DN chỉ có TNXH duy nhất là kinh doanh và sử dụng các nguồn lực của mình trong quá trình hoạt động để gia tăng lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật, không có lừa dối và gian lận.

Thông qua việc nghiên cứu một số lý thuyết về TNXH trên đây, trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế hiện tại ở Việt Nam, NCS đã lựa chọn lý thuyết các bên liên quan trong nghiên cứu này bởi những giá trị mà lý thuyết mang lại

không chỉ là lợi ích của bản thân mỗi doanh nghiệp áp dụng mà còn mang lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội và với mục đích cao hơn đó chính là sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, của xã hội.

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Lý thuyết hành vi trong quản trị DN cho rằng nhận thức của quản lý DN ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH, trong khi đó những người ủng hộ lý thuyết phụ thuộc nguồn lực lại cho rằng văn hoá và danh tiếng của DN là yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH (McWilliam et al.,2006).

Lý thuyết quản trị chiến lược của Porter và Kramer (2002) cho rằng chiến lược của DN có ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH. Tuy nhiên, gần đây một số học giả theo trường phái lý thuyết hiện đại cho rằng trình độ phát triển quốc gia có ảnh hưởng đến TNXH. Với các cách tiếp cận khác nhau, nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH, trong đó có cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

Lepoutre J. and Heene A (2006), đã tiến hành điều tra tác động của quy mô DN với việc thực hiện TNXH, dựa trên các phân tích cả về mặt lý luận và thực tiễn đã đưa ra kết luận quy mô DN có ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH. Cùng chủ đề trên Cheen X (2009) đã nghiên cứu tại tỉnh Triết Giang, Trung Quốc bằng cuộc khảo sát 516 doanh nghiệp và 1.200 cá nhân để đánh giá về mức độ nhận thức về TNXH. Kết quả cho thấy thực tiễn thực thi TNXH ở Trung Quốc không chỉ bị tác động bởi trình độ phát triển của quốc gia này mà liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan chính phủ. Tác giả đề xuất, để thúc đẩy TNXH tại Trung Quốc cần phải cải thiện hệ thống pháp lý và chức năng cưỡng chế của chính phủ đồng thời cần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết TNXH trong toàn bộ xã hội.

Kết luận, yếu tố nhận thức của nhà quản lý DN có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi thực hiện TNXH của bản thân DN đó Lee (2011); Kalyar et al (2012) cho rằng yếu tố văn hoá DN và chiến lược phát triển của DN được xem như là trình điều khiển đối với việc thực hiện TNXH [83]; tuy nhiên, Shu-Ling yel and et (2014) cho rằng có bốn yếu tố ảnh hưởng đến TNXH đó là: Nguồn lực công ty, các quy định và môi trường quốc tế, vốn và sự hiểu biết về TNXH.

Các nghiên cứu của WB (2009) đã nêu ra một số thách thức khi thực hiện TNXHDN tại Việt Nam, trong đó thách thức lớn nhất phải kể đến đó chính là sự thiếu đồng nhất trong nhận thức về TNXHDN, tiếp sau đó là sự hạn chế về năng lực tài chính, sự thiếu đồng bộ về hệ thống pháp luật với các quy tắc ứng xử. Tác giả Phạm Đức Hiếu (2011) đã chỉ ra rằng nhận thức cộng đồng và quyết định của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXHDN; tác giả Hoàng Thị Thanh Hương (2015) cũng cho rằng ngoài yếu tố về nhận thức và tài chính của các DN, mức độ thực hiện TNXH còn chịu ảnh bởi sức ép từ phía các bên liên quan như người lao động, Nhà nước, khách hàng. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lành và Nguyễn Thị Ngọc Trâm (2016) đã chỉ ra rằng có 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXHDN là vốn và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Đức (2011) đã tổng quát một số yếu tố được xem là rào cản khi thực hiện TNXHDN đó là: Nhận thức, kinh tế và pháp lý.

Từ các nghiên cứu trên, có thể khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến TNXHDN chia thành hai nhóm sau:

- Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp: Nhận thức về TNXH của lãnh đạo, quy mô và năng lực tài chính của DN, mức độ hội nhập quốc tế của DN, nhận thức của người lao động trong DN.

- Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: Hệ thống pháp luật, nhận thức của cộng đồng về TNXH, trình độ phát triển của quốc gia.

2.1.5.1. Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp

- Nhận thức về TNXH của lãnh đạo DN: Lãnh đạo là người đứng đầu và có sức ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của DN, việc thực hiện TNXH như thế nào phụ thuộc rất lớn vào quan điểm, đường lối, nhận thức, hành động, cái tâm của người lãnh đạo. Dù hoạt động kinh doanh ở bất kỳ quốc gia nào, thời kỳ nào thì mối quan hệ giữa DN và xã hội là mối quan hệ tất yếu khách quan, vì vậy hành động tối thiểu của một DN được xã hội quy định là tuân thủ pháp luật, cao hơn nữa là các hành động trợ giúp các vấn đề xã hội như từ thiện, khắc phục những tổn hại từ hoạt động kinh doanh của DN gây ra nhằm bồi hoàn những tổn thất đó, những hành động này đôi khi vượt ra khỏi khuôn khổ của pháp luật và vì một tương lai tốt hơn, bền vững hơn.

- Quy mô và năng lực tài chính của DN: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện TNXH, từ trước tới nay vẫn luôn có sự mâu thuẫn giữa thực hiện TNXH và lợi ích kinh tế của DN. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong ngắn hạn lợi ích mà TNXH mang lại cho DN ít hơn trong dài hạn, tức là DN đầu từ vào TNXH là đầu tư trong dài hạn, cho sự phát triển trong tương lai, cho sự bền vững của DN.

- Mức độ hội nhập quốc tế của DN: Trong khi các tiêu chuẩn về thực hiện TNXH ở trong nước còn hạn chế, tại các quốc gia phát triển, đặc biệt là các nước Âu, Mỹ đã rất đề cao đến các tiêu chuẩn và quá trình sản xuất của sản phẩm đặc biệt là nguồn gốc, xuất xứ, việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động và môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, các DN không chỉ hướng đến thị trường trong nước mà thị trường Quốc tế mới chính là đích đến bền vững, nhưng để vào được thị trường đó họ gặp không ít các rào cản, một trong những rào cản đó chính là các bộ quy tắc ứng xử về TNXH như: SA8000, ISO 14000, ISO 26000, BSCI, WRAP,…áp lực đè nặng lên vai những DN xuất khẩu không chỉ là sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh mà còn là những sản phẩm thoả mãn những tiêu chuẩn về mặt xã hội mà bấy lâu nay khi sản xuất ở thị trường trong nước chưa được quan tâm.

- Nhận thức của người lao động: Người lao động là một bộ phận của DN, trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và tham gia vào quá trình ra quyết định đồng thời là một bên có lợi ích liên quan đến DN. Do đó, nhận thức của người lao động được coi là có ảnh hưởng đến thực hiện TNXH.

2.1.5.2. Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

- Hệ thống pháp luật: Trong quá trình hoạt động, trách nhiệm tuân thủ pháp luật luôn là yêu cầu bắt buộc đối với DN, tuy nhiên tuân thủ pháp luật như thế nào lại tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và phù hợp với các thông lệ quốc tế là điều kiện thuận lợi để các DN thực hiện tối đa các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trái lại một hệ thống pháp luật yếu kém sẽ tạo điều kiện cho DN thực hiện những hành vi trái quy định. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện pháp luật và hệ thống chế tài xử lý cũng có ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật của DN.

- Nhận thức của cộng đồng về TNXH: Trình độ phát triển của xã hội sẽ quy

định hệ thống quy tắc ứng xử một cách tương xứng, xã hội ngày càng tiến bộ, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về môi trường sống, chế độ đãi ngộ, tiêu dùng bền vững cũng được nâng lên. Khi cộng đồng đều có những kiến thức và hiểu biết về TNXH thì việc thực hiện nó trở nên hoàn toàn tự nguyện và là tất yếu để DN có thể tồn tại và phát triển.

- Trình độ phát triển của quốc gia: Trình độ phát triển của đất nước cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy TNXH tại quốc gia đó, đối với các nước phát triển khi nền kinh tế đủ mạnh cả về công nghệ, vốn và nhân lực trình độ cao thì yêu cầu của họ là sản phẩm thân thiện môi trường, là phát triển bền vững, là sử dụng tài nguyên bền vững,… Ngược lại, tại các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển đang cần thu hút vốn, công nghệ và nhân lực trình độ cao thì phải chấp nhận đánh đổi với việc ô nhiễm môi trường, với việc sử dụng nhiều tài nguyên. Tuy nhiên, dưới áp lực của những người tiêu dùng thì kể cả những quốc gia đã và đang phát triển cũng đang cố gắng nỗ lực hết mình vì một thế giới xanh, sạch và đẹp hơn trong tương lai.

2.2. Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

TNXH thể hiện những cam kết của DN đối với xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất và công bằng cho tất cả các DN, cần có những quy tắc ứng xử chung không phân biệt vị trí địa lý hay ngành nghề kinh doanh.

Hiện nay trên thế giới và tại mỗi quốc gia đều có các tiêu chuẩn và hướng dẫn về TNXH.

2.2.1. Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội với người lao động

a. Các tiêu chuẩn quốc tế

- Tiêu chuẩn ISO 26000: Là tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là ISO) được ban hành vào tháng 11 năm 2010 với mục đích đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các tổ chức ở mọi loại hình, cả lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển, đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Nó là công cụ hỗ trợ các DN khi thực hiện TNXH theo yêu cầu ngày càng tăng của xã hội.

ISO 26000 bao gồm các hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu và do đó nó không được sử dụng như một tiêu chuẩn chứng nhận. ISO 26000 chắt lọc sự hiểu biết có liên quan mang tính chất toàn cầu về TNXH là gì và các tổ chức cần

làm gì để thực hiện TNXH. ISO 26000 dựa trên sự đồng thuận quốc tế của các chuyên gia thuộc các nhóm ngành chính và khuyến khích việc thực hiện TNXH một cách rộng khắp. Cơ sở của ISO 26000 là ý tưởng hoạt động kinh doanh bền vững, không chỉ bao gồm việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt cho khách hàng mà còn bao gồm việc không gây nguy hại đến môi trường và có trách nhiệm với xã hội.

Bảng 2.2: Các chủ đề cốt lõi và nội dung trách nhiệm xã hội trong ISO 26000


Chủ đề cốt lõi

Vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Điều hành tổ chức


Quyền con người

1. Nỗ lực chính đáng

2. Tình huống rủi ro về quyền con gười

3. Tránh đồng loã

4. Giải quyết khiếu nại

5. Phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương

6. Quyền dân sự và chính trị

7. Quyền kinh tế, xã hội và văn hoá

8. Các nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc

Thực hành lao động

1. Việc làm và mối quan hệ việc làm

2. Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội

3. Đối thoại xã hội

4. Sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc

5. Phát triển con người và đào tạo tại nơi làm việc

Môi trường

1. Phòng ngừa ô nhiễm

2. Sử dụng nguồn lực bền vững

3. Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu

4. Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên

Thực tiễn hoạt động công bằng

1. Chống tham nhũng

2. Tham gia chính trị có trách nhiệm

3. Cạnh tranh bình đẳng

4. Thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị

5. Tôn trọng quyền sở hữu

Người tiêu dùng

1. Thực hiện marketing công bằng, thông tin xác thực, không định kiến và thực hiện hợp đồng công bằng

2. Bảo vệ sức khoẻ và an toàn của người tiêu dùng

3. Tiêu dùng bền vững

4. Dịch vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết tranh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 8



chấp, khiếu nại

5. Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng

6. Tiếp cận các dịch vụ thiết yếu

7. Giáo dục và nhận thức

Sự tham gia và phát triển cộng đồng

1. Sự tham gia của cộng đồng

2. Giáo dục và văn hoá

3. Tạo việc làm và phát triển kỹ năng

4. Phát triển và tiếp cận công nghệ

5. Tạo của cải và thu nhập

6. Sức khoẻ

7. Đầu tư xã hội

(nguồn: Tác gỉa tổng hợp) Những tổ chức mới sử dụng có thể sử dụng ISO 26000 như một tài liệu hướng dẫn cơ bản về TNXH, còn các tổ chức đã có kinh nghiệm có thể sử dụng tài liệu này để cải tiến những thực tiễn hiện có và tích hợp hơn nữa TNXH vào tổ chức.

Vì mục tiêu của ISO 26000 là thực hiện TNXH, không chỉ làm cho DN phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững chung của toàn xã hội.

- Tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 (Social Accountability International): Được Hội đồng công nhận quyền ưu tiên kinh tế thuộc Hội đồng ưu tiên Kinh tế (CEP) xây dựng, dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về nhân quyền, ban hành năm 1997 và liên tục được bổ sung hoàn thiện đến nay. Mục đích cơ bản của SA 8000 là bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động, bằng cách cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu. Vì thế, TNXHDN trong tiêu chuẩn SA 8000 tập trung đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc, quyền tham gia các hiệp hội, các vấn đề về phân biệt đối xử, kỷ luật lao động, thời gian làm việc, lương và phúc lợi xã hội khác, các vấn đề về quản lý của giới chủ, quan hệ cộng đồng. Tiêu chuẩn SA 8000 giúp nâng cao nhận thức của DN về cải thiện điều kiện sống và làm việc. Thông qua những hành động đó, DN có thể đồng thời đạt được mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.

- ộ quy tắc ứng xử SCI 2.0: BSCI 2.0 (phiên bản tháng 1 năm 2014) nhằm đề ra các giá trị và nguyên tắc mà người tham gia BSCI cố gắng thực hiện trong các chuỗi cung ứng của mình. Bộ quy tắc này đã được Hiệp hội Thương mại Nước

ngoài (FTA) phê duyệt vào ngày 28 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014.

Các DN kinh doanh tán thành Bộ quy tắc ứng xử BSCI phải cam kết thực hiện các nguyên tắc được đặt ra và hoàn thành trách nhiệm tôn trọng nhân quyền trong phạm vi ảnh hưởng của họ.

BSCI và những người tham gia theo đuổi việc thực hiện đối thoại mở và có tính chất xây dựng giữa các đối tác kinh doanh và những người có liên quan để củng cố các nguyên tắc kinh doanh có TNXH. Hơn nữa, họ nhận thấy rằng việc xây dựng tốt mối quan hệ giữa người lao động và ban quản lý công ty là điều then chốt để có được sự phát triển bền vững trong kinh doanh. Bộ quy tắc ứng xử BSCI gồm 11 nội dung cơ bản: (i) Quyền tự do lập hiệp hội và thương lượng tập thể, (ii) Không phân biệt đối xử, (iii) Thù lao công bằng, (iv) Giờ làm việc hợp lý, (v) An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, (vi) Không sử dụng lao động trẻ em, (vii) Bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ, (viii) Không cung cấp việc làm tạm thời, (ix) Không lao động lệ thuộc, (x) Bảo vệ môi trường, (xi) Hành vi kinh doanh có đạo đức.

TNXHDN là vấn đề rộng, nó bao trùm nhiều chủ đề nên các luật về môi trường, đất đai, kinh doanh, lao động và các quy định khác của Nhà nước có thể đựơc coi là các tiêu chuẩn trong nước bắt buộc đối với các DN. Tại Việt Nam, chưa có hệ thống tiêu chuẩn riêng về TNXHDN, tuy nhiên những văn bản pháp luật có liên quan đến các vấn đề riêng lẻ đã được đề cập đến trong các văn bản pháp luật.

- Chứng nhận WRAP (Wordwide Responsible Accredited Production) của Tổ chức công nhận TNXH trong sản xuất toàn cầu: Được thành lập năm 2000 tại Mỹ, ngày nay WRAP đã phát triển trở thành tổ chức dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực tuân thủ xã hội về dệt may và da giầy, đây là chứng nhận không thể thiếu đối với các DN muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường quốc tế đặc biệt là EU và Mỹ. Mục đích của WRAP là giám sát và chứng nhận tuân thủ đối với các tiêu chuẩn quốc tế chung và các quy định nơi làm việc, luật lệ của quốc gia sở tại về môi trường làm việc bao gồm cả tinh thần hay ngôn ngữ của các công ước liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) gồm: (1) Tuân thủ luật pháp và các quy định có liên quan đến nơi làm việc, (2) Nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức, (3) Nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em, (4) Nghiêm cấm ngược đãi và quấy rối lạm dụng lao động, (5) Lương và phúc lợi, (6) Giờ làm việc, (7) Nghiêm cấm sự phân

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí