Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Tỉnh Phú Thọ, Áo Cáo Tổng Kết Năm 2015,2016,2017.

Tìm hiểu các văn bản pháp luật, quy định trong nước và quốc tế về quyền lợi và trách nhiệm của bản thân trong tổ chức để từ đó thực hiện tốt trách nhiệm, đồng thời kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các quyền lợi được hưởng theo quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp thông qua đó thực hiện quyền giám sát của người lao động đối với DN. Việc làm này trước hết có lợi cho DN bởi khi người lao động nhận biết được những trách nhiệm cần làm họ sẽ có mục tiêu để thực hiện nó. Tuy nhiên, kết quả quan trọng của việc làm này bản thân người lao động sẽ chính là người kiểm tra, giám sát trực tiếp việc thực hiện các trách nhiệm đối với bản thân họ của DN từ đó thúc đẩy DN thực hiện tốt hơn các trách nhiệm của mình với người lao động.

Ba là, tăng cường hơn nữa hiểu biết về TNXH bằng cách tích cực tuyên truyền, vận động đồng nghiệp, người thân, cộng đồng địa phương tăng cường kiến thức về TNXH với người lao động, với môi trường để giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các quy định này. Việc tuyên truyền vận động có thể thực hiện thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, buổi tập huấn, hội nghị tại địa phương hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài hoặc các cuộc thi tìm hiểu về TNXH.

Bốn là, tăng cường đối thoại với cơ quan quản lý nhà nước: có ý kiến phản hồi với cơ quan quản lý Nhà nước khi thấy có dấu hiệu DN thực hiện chưa tốt, chưa đầy đủ hoặc không thực hiện các trách nhiệm với người lao động và môi trường tại đơn vị đang công tác, nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện và đưa ra các quyết định kịp thời để bảo vệ quyền lợi người lao động và môi trường sống của cộng đồng xung quanh khu vực sản xuất của DN. Thực hiện việc đối thoại này cũng chính là thực hiện quyền giám sát của công dân,

4.1.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Dựa trên các kết quả đạt được từ nghiên cứu này, NCS kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cả cấp trung ương và cấp địa phương (tại Phú Thọ) một số vấn đề sau:

Môt là: Tăng cường hơn nữa hiểu biết về TNXH trong xã hội, bằng cách tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo các kiến thức về TNXH đến đông đảo các DN cũng như cộng đồng để lan toả tinh thần thực hiện và hiểu biết về khái niệm, nội dung, cách thực hiện TNXH hiệu quả. Cụ thể, cần có chính sách khuyến khích và đẩy mạnh giáo dục ý thức thực hiện kinh doanh có trách nhiệm cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là các thế hệ tương lai của đất nước gồm học sinh, sinh viên, học viên nhằm

hình thành ý thức thực hiện tốt các trách nhiệm của cá nhân cũng như có đầy đủ kiến thức về TNXH trước khi lập nghiệp. Việc đưa các kiến thức về TNXH vào giảng dạy chính khoá tại các trường đào tạo cao đẳng, đại học, các trường chuyên nghiệp để nâng cao sự hiểu biết cũng như ý thức thực hiện các quy định, chuẩn mực, các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về TNXH của những thế hệ tương lai đất nước, sớm hình thành ý thức vì xã hội, vì môi trường, vì thế giới phát triển bền vững là rất cần thiết và mang lại những lợi ích thiết thực cho nền sản xuất trong nước giai đoạn tới.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TNXH không chỉ với bản thân DN những chủ thể đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mà cả với những người có quyền và lợi ích gắn liền với DN như khách hàng, người lao động, cộng đồng địa phương, các cơ quan quản lý để vừa thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm của mình đồng thời cũng tăng cường sự giám sát của các bên liên quan đối với hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

Hai là: Hoàn thiện hệ thống pháp lý về TNXH, Nhà nước cần xây dựng hệ thống chế tài về việc khuyến khích các DN thực hiện tốt cũng như các biện pháp xử lý đủ mạnh những hành vi của các DN thực hiện không tốt các TNXH trong quá trình hoạt động, do đó cần có những chế độ khen thưởng, biểu dương trước cộng đồng đối với những đơn vị, DN gương mẫu thực hiện tốt TNXH hoặc có những đóng góp tích cực cho cộng đồng, cho người tiêu dùng, người lao động. Bên cạnh đó, cũng cần có những chế tài nghiêm khắc nhằm dăn đe, không khuyến khích những hành động không tốt đối với xã hội hoặc những hành động trốn tránh, thực hiện chưa tốt, thực hiện chống đối các TNXH trong quá trình hoạt động đặc biệt là trách nhiệm với môi trường để làm gương cho các DN khác. Hệ thống chế tài cần đủ mạnh cả về tính pháp lý và kinh tế để giảm thiểu các hành động bất lợi đến xã hội đặc biệt là môi trường trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do hoạt động của các DN như hiện nay. Một số chuyên gia cũng gợi ý một số giải pháp cần làm đối với Nhà nước như: Gắn trách nhiệm của chủ DN với những hành động của DN, với xã hội và môi trường; lập danh mục các DN cần theo dõi định kỳ và cần giám sát đặc biệt về môi trường để giảm thiểu rủi ro cho xã hội và các bên liên quan.

Bà là: Tăng cường các hỗ trợ cho DN. Để giúp các DN thực hiện tốt TNXH thì bên cạnh việc DN tự có ý thức thực hiện cũng rất cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước cả cấp Trung ương và địa phương, đặc biệt là các DNNVV rất hạn chế về nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực chất lượng. Để thúc đẩy các DN thực hiện tốt TNXH nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính, về công nghệ, đội ngũ chuyên gia để DN có thể tiếp cận với nguồn tài chính lành mạnh, chi phí thấp từ đó có được nguồn lực chất lượng để đổi mới công nghệ, gia tăng quy mô và đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất hạ tầng, khi đó vấn đề ô nhiễm môi trường mới được giảm thiểu. Các chính sách hỗ trợ DN có thể thông qua hoạt động cho vay ưu đãi, miễn giảm thuế, đầu tư cho các dự án xanh, thân thiện môi trường, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu công nghệ mới, hỗ trợ kết nối với các nhà cung cấp nước ngoài,….Bên cạnh đó, cần quy hoạch vị trí các DN, đặc biệt trong khu công nghiệp để tạo điều kiện cho việc cộng sinh trong sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên, hạ thấp chi phí cũng là một trong những việc làm nhằm giảm thiểu các tác động đối với môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Bốn là: Nhà nước cần tăng cường thực hiện các nghiên cứu thực tế về TNXH, Nghiên cứu cần được tiến hành đồng bộ trên phạm vi rộng hoặc thực hiện điểm ở một khu vực địa lý cụ thể rồi nhân rộng ra trên phạm vi cả nước, đặc biệt các khảo sát về thực trạng và đánh giá hiệu quả thực hiện TNXH cũng như các bộ quy tắc ứng xử của các DN trên phạm vi cả nước hoặc tập trung vào một số ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta như dệt may, da giầy, nông sản, thuỷ sản để thấy được những thuận lợi, thách thức, rào cản khi doanh nghiệp thực hiện TNXH nhằm đưa ra các chính sách kịp thời và sát với thực tế để tăng cường hiệu quả quản lý.

Năm là: Nhà nước cần đẩy mạnh vai trò của các hiệp hội như hội bảo về quyền lợi người tiêu dùng, khuyến khích thành lập các hiệp hội theo ngành sản xuất để các DN chia sẻ kinh nghiệm. Tăng cường vai trò lãnh đạo của sở công thương các tỉnh trong việc tuyên tuyền, phổ biến cũng như khuyến khích DN thực hiện các bộ quy tắc ứng xử trong quá trình hoạt động, hàng năm có đánh giá và so sánh hiệu quả của các doanh nghiệp có và không thực hiện các bộ quy tắc này nhằm triển khai rộng rãi trên thực tế.

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 19

Để việc thực hiện TNXH trở thành xu thế, thành chính sách của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi chính quyền các cấp và doanh nghiệp cần nhiều nỗ lực và cố gắng,

không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn. Các chính sách khuyến khích cần có tính đột phá và lâu dài và tránh ngắt quãng để có tính hiệu quả và ổn định.

4.2. Kết luận

4.2.1. Đóng góp của luận án

Nghiên cứu đã tổng hợp cơ sở lý thuyết về TNXHDN tại Việt Nam và trên thế giới, bổ sung thêm vào hệ thống tri thức những kiến thức mới về khái niệm, nội hàm, các yếu tố ảnh hưởng, cách đo lường TNXHDN. Bên cạnh đó nghiên cứu đã bổ sung các thang đo TNXH với người lao động và môi trường của các DN công nghiệp. Đây là cơ sở giúp các nhà nghiên cứu, các DN và các cơ quan quản lý có được các thang đo để thực hiện các nghiên cứu hay đánh giá liên quan đến thực hiện TNXH với người lao động.

Ngoài ra nghiên cứu cũng đã đưa ra những kết luận phản ánh thực tiễn thực hiện TNXH với người lao động và môi trường của các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như sau:

Một là, nghiên cứu đã phản ánh hiểu biết về khái niệm, nội hàm TNXHDN tại Phú Thọ còn hạn chế và đa số còn đánh đồng với hoạt động từ thiện; thực trạng thực hiện TNXH tại các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn khá thụ động, không chỉ trách nhiệm đối với người lao động và môi trường mà các trách nhiệm nói chung của DN đối với xã hội.

Hai là, nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa thực hiện TNXH với người lao động và môi trường đến hiệu quả tài chính của DN và mối quan hệ này là tích cực, đồng thời có sự khác biệt về mối quan hệ này được kiểm soát bởi quy mô DN hoặc số năm hoạt động của DN. Điều này hàm ý có sự khác biệt giữa DN nhỏ và vừa, DN lớn cũng như có sự khác biệt giữa DN mới thành lập và DN hoạt động lâu năm trong việc thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường.

Ba là, để cải thiện ROA các doanh nghiệp công nghiệp nên tập trung vào việc thực hiện tốt các yếu tố theo thứ tự ưu tiên như sau: điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội; sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc; bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên; việc làm và các mối quan hệ lao động; phòng ngừa ô nhiễm môi trường; phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc; giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Bốn là, để cải thiện ROE các doanh nghiệp công nghiệp nên tập trung vào

việc thực hiện tốt các yếu tố theo thứ tự ưu tiên như sau: điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội; sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc; việc làm và các mối quan hệ lao động; bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên; phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc; phòng ngừa ô nhiễm môi trường; giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Năm là, Các DN Phú Thọ thực hiện tốt ở hầu hết các yếu tố THXH với người lao động, xong mới chỉ thự hiện TNXH với môi trường ở mức độ tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Các hạn chế thực hiện TNXH với người lao động cần khắc phục là làm thêm giờ và thù lao làm thêm giờ, đối thoại xã hội, hỗ trợ người lao động khi chuyển việc hoặc thôi việc.

Sáu là, để cải thiện các chỉ tiêu ROA, ROE các doanh nghiệp lớn cần tập trung vào các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc của người lao động để giữ cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao. Các DNNVV nên tập trung vào các yếu tố như việc làm và các mối quan hệ lao động; phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc; sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc; đối thoại xã hội.

4.2.2. Hạn chế của luận án

Cũng như hầu hết các nghiên cứu khác, nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp tại Phú Thọ cũng còn những hạn chế sau:

Một là, mẫu nghiên cứu còn nhỏ, đặc biệt trong nghiên cứu đinh lượng, mới thực hiện trên 253 quan sát trong khu vực các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nên kết quả nghiên cứu chưa thể khái quát hoá cho tất cả các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế của Việt Nam.

Hai là, trong nghiên cứu này tác giả chưa chỉ ra được sự khác biệt ngành nghề kinh doanh của các DN công nghiệp có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường tới hiệu quả tài chính của DN.

Ba là, nghiên cứu mới chỉ quan sát trong một năm các dữ liệu về kết quả tài chính cũng như thực hiện TNXH của các DN được khảo sát, kết quả nghiên cứu sẽ thuyết phục hơn khi quan sát trong nhiều năm để thấy được sự thay đổi theo thời gian của các biến quan sát.

Bốn là, luận án chưa chỉ rõ được TNXH của doanh nghiệp công nghiệp trong sự liên hệ với doanh nghiệp khác.

4.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án

Dựa trên những kết quả đạt được và hạn chế của luận án, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu nên mở rộng quy mô ra các tỉnh khu vực Tây bắc gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình để các kết quả thu được mang tính khái quát hơn và những khuyến nghị của tác giả mang ý nhiều ý nghĩa hơn bởi Phú Thọ là tỉnh có tính mang những tính chất nổi bật, đặc trưng của sản xuất công nghiệp khu vực này do đó các hàm ý chính sách với Phú Thọ trong vấn đề thực hiện TNXHDN có thể khái quát cho cả khu vực Tây Bắc.

Thứ hai, nghiên cứu có thể đưa thêm biến kiểm soát ngành nghề kinh doanh vào trong mô hình để chạy, từ đó so sánh sự khác biệt giữa thực hiện TNHDN và hiệu quả tài chính của DN theo ngành nghề kinh doanh, kết quả có được từ quan sát này sẽ ý nghĩa hơn với các DN trong việc đưa ra các quyết định.

Thứ ba, nghiên cứu có thể mở rộng kỳ quan sát, kết quả tài chính cũng như thực hiện TNXH của các DN từ 3 đến 5 năm thay vì 1 năm để thấy được sự thay đổi theo thời gian các chỉ tiêu tài chính cũng như sự thay đổi hành vi thực hiện TNXH của DN, các kết quả có được từ quan sát này sẽ thuyết phục và ý nghĩa hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ, áo cáo tổng kết năm 2015,2016,2017.

2. Nguyễn Thị Kim Chi (2016): Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế.

3. Đinh Thị Cúc (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế.

4. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước ở Việt Nam. Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 4, trang 3-11.

5. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2014,2015, 2016,2017.

6. Lê Đăng Doanh (2009), Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí triết học, 3, trang 29-34.

7. Châu Thị Lệ Duyên (2018), Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Mối quan hệ với hiệu quả hoạt động – Trường hợp các doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long- Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế,

8. Phạm Văn Đức (2009), Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách. Tạp chí triết học số 2 (213), trang 16-23.

9. Nguyễn Hồng Hà (2016): Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng: nghiên cứu trong ngành thức ăn chăn nuôi tại miền ắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

10. Phạm Đức Hiếu (2011): Các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện và báo cáo trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam , tạp chí Phát triển kinh tế, số (246), trang 10-16.

11. Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam, nghiên cứu trường hợp tại các khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà Nội”, Tạp chí Khoa Học Đại học Quốc Gia Hà Nội, tập 30, số 4 (2014), trang 1-11.

12. Hoàng Thị Thanh Hương, Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may, Luận án tiến sỹ kinh doanh và quản lý, 2015.

13. Nguyễn Thị Lành và Nguyễn Thị Ngọc Trâm (2016), Các nhân tố tác động đến việc thực hiện TNXH của các DNNVV Việt Nam, tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt, tập 6, số 1, 2016, tr.119-128.

14. Nguyễn Phương Mai (2015): Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam – tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng, Luận án tiến sĩ kinh tế.

15. Giovanna Dore, Phillip Brylski, Jostein Nygard & Trần Thị Thanh Phương (2008): Đánh giá và phân tích ô nhiễm do ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam, Ban phát triển nông thôn, Tài nguyên thiên nhiên và môi trường (EASRE), Ngân hàng Thế giới, Washington DC.

16. Nigel Twose và Tara Rao (2003): Strengthening developing Government’s Engagement with corporate Social Responsibility: Conclusion and Recommendation from technical Assistance in Vietnam, World Bank Report.

17. Phạm Thị Huyền Sang (2016): Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế.

18. Nguyễn Đình Tài (2010): Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp.

19. Nguyễn Ngọc Thắng (2010), Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh 26(4), trang 232-238.

20. Nguyễn Ngọc Thắng (2013), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạp chí kinh tế và dự báo, 10(546), trang 29-30.

21. Nguyễn Ngọc Thắng (2014). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một số vấn đề lý thuyết và gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, 429, trang 21-27.

22. Nguyễn Ngọc Thắng (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhà xuẩt bản đại học Quốc Gia Hà Nội.

23. Phạm Việt Thắng (2018), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023