Tác Động Của Các Yếu Tố Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Với Người Lao Động Và Môi Trường Đến Roe Thông Qua Biến Kiểm Soát

tố. Trong đó, yếu tố VLAM tác động mạnh nhất, sau đó lần lượt là các yếu tố: DTHOAI, DKLV, SKHOE, DTAO và BVMT. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp có doanh thu thấp phần lớn là những doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp lâu năm không có khả năng phát triển thành doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp này có thị trường nhỏ, doanh thu thấp, lợi nhuận không ổn định. Bởi vậy mà những vấn đề hỗ trợ người lao động chưa phải là vấn đề được nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt các doanh nghiệp này thường sử dụng nhiều lao động thời vụ do đó các yếu tố việc làm tác động mạnh tới các chỉ số tài chính.

Các DN có doanh thu từ 3 đến dưới 50 tỷ đồng/năm, trong các yếu tố thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường thì các yếu tố BVMT, PNG, SKHOE, DTHOAI, DKLV có tác động tích cực tới ROA với mức ý nghĩa 10%. Mô hình hồi quy giải thích được 46,9% sự thay đổi ROA do tác động bởi các yếu tố. Trong đó, yếu tố DTHOAI tác động mạnh nhất tới ROA, sau đó lần lượt là các yếu tố: PNG, SKHOE, DKLV và BVMT. Thực tế và lý thuyết quản trị nhân sự đã chứng minh các DN khi đã có thị trường, ổn định doanh thu cần có các chiến lược giữ chân nhân viên để ổn định sản xuất bởi lực lượng lao động này sẽ là đội ngũ lãnh đạo tiềm năng và cũng là người truyền đạt những kinh nghiệm làm việc cho thế hệ lao động trẻ trong doanh nghiệp.

Các DN có doanh thu từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng/năm, trong các yếu tố thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường thì các yếu tố VLAM, DTAO, SKHOE, DTHOAI, DKLV có tác động tích cực tới ROA với mức ý nghĩa 10%. Mô hình hồi quy giải thích được 74,2% sự thay đổi của ROA do tác động bởi các yếu tố. Yếu tố SKHOE tác động mạnh nhất, tiếp sau đó lần lượt là các yếu tố: DKLV, VLAM, DTHOAI và DTAO. Kết quả trên hàm ý rằng các doanh nghiệp này cần quan tâm nhiều đến vấn đề sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc cho người lao động như kiểm tra và theo dõi sức khoẻ định kỳ, trang bị bảo hộ cho người lao động khi làm việc nhằm giảm tai nạn lao động, bên cạnh đó cần bổ sung các kiến thức về sức khoẻ cho người lao động.

Các DN có doanh thu trên 200 tỷ đồng/năm, trong các yếu tố thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường chỉ có yếu tố DKLV có tác động tích cực tới ROA với mức ý nghĩa 10%. Mô hình hồi quy giải thích được 49,1% sự thay đổi ROA do tác động bởi các yếu tố. Các yếu tố còn lại không có tác động đến mô

hình hồi quy. Trên thực tế, tại các doanh nghiệp lớn (có doanh thu trên 200 tỷ) luôn đảm bảo các điều kiện về sức khoẻ, đào tạo nhân viên tuy nhiên vấn đề người lao động quan tâm nhiều hơn là chế độ đãi ngộ bởi khi làm việc tại DN này, người lao động chịu nhiều áp lực và khối lượng công việc lớn, do đó người lao động cần được quan tâm về chế độ đãi ngộ và thời gian làm việc. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay mà NCS quan sát được.

3.3.4.4. Tác động của các yếu tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường đến ROE thông qua biến kiểm soát

a. Tác động của các yếu tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường đến ROE theo số năm hoạt động của doanh nghiệp

Kết quả hồi quy các yếu tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường đến ROE của doanh nghiệp theo số năm hoạt động của doanh nghiệp được trình bày trong bảng sau:

Biến độc lập

Dưới 5 năm

5 - 10 năm

Trên 10 năm

B

Beta

Sig.

B

Beta

Sig.

B

Beta

Sig.

vlam

10.942

.112

.360

9.528

.240

.024

11.917

.276

.000

bvmt

15.472

.150

.144

7.277

.166

.100

11.590

.307

.000

bdkh

-.132

-.001

.990

4.685

.107

.297

2.103

.057

.416

sdtn

4.750

.053

.636

5.155

.127

.205

1.886

.045

.495

png

5.775

.063

.587

5.341

.129

.211

8.181

.211

.004

dtao

23.258

.250

.026

-.779

-.018

.851

5.614

.170

.011

skhoe

16.374

.170

.113

8.074

.175

.099

8.100

.215

.002

dthoai

17.960

.194

.058

8.916

.210

.045

9.750

.273

.000

dklv

18.970

.199

.065

9.646

.228

.034

5.305

.125

.070

R2

0.447

0.413

0.663

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 16

Bảng 3.20: Tác động của thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường đến ROE theo số năm hoạt động


(nguồn: Theo tính toán của tác giả) Đối với nhóm doanh nghiệp có số năm hoạt động dưới 5 năm, trong các yếu tố Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường thì các yếu tố, DTAO, DTHOAI, DKLV có tác động tích cực tới ROA của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 10%. Mô hình hồi quy giải thích được 44,7% sự thay đổi ROE của doanh nghiệp do tác động bởi các yếu tố. Trong đó, yếu tố DTAO tác động mạnh nhất tới ROE của doanh nghiệp, sau đó lần lượt là các yếu tố: DKLV và DTHOAI. Khác với ROA các doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm cần đào tạo nhiều cho người

lao động để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc qua đó tạo ra những

sản phẩm có chất lượng nhằm hài lòng khách hàng và tăng doanh thu, tăng ROE. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại các doanh nghiệp công nghiệp.

Đối với nhóm doanh nghiệp có số năm hoạt động từ 5 – 10 năm, trong các yếu tố Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường thì các yếu tố VLAM, SKHOE, DTHOAI, DKLV đều có tác động tích cực tới ROE của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 10%. Mô hình hồi quy giải thích được 41,3% sự thay đổi ROE của doanh nghiệp do tác động của các yếu tố. Trong đó, yếu tố VLAM tác động mạnh nhất tới ROA của doanh nghiệp, sau đó lần lượt là các yếu tố: DKLV, DTHOAI và SKHOE. Kết quả trên phù hợp với thực tế quan sát của NCS bởi các doanh nghiệp hoạt động từ 5-10 năm đã ổn định thị trường, do đó cần thực hiện tốt vấn đề nhân sự nhằm ổn định và gia tăng doanh thu bằng việc thực hiện tốt các hành động đối xử công bằng với người lao động, hỗ trợ họ khi gặp khó khăn trong công việc.

Đối với nhóm doanh nghiệp có số năm hoạt động trên 10 năm, trong các yếu tố Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường thì các yếu tố VLAM, BVMT, PNG, DTAO, SKHOE, DTHOAI, DKLV có tác động tích cực tới ROE của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 10%. Mô hình hồi quy giải thích được 66,3% sự thay đổi của ROE của doanh nghiệp do tác động của các yếu tố. Yếu tố BVMT tác động mạnh hơn tới ROE của doanh nghiệp, tiếp sau đó lần lượt là các yếu tố: VLAM, DTHOAI, SKHOE, PNG, DTAO và DKLV. Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi sau 10 năm hoạt động DN này đã khẳng định được thương hiệu và chất lượng sản phẩm trên thị trường, để vượt trội hơn về năng lực cạnh tranh vấn đề môi trường cần được các doanh nghiệp quan tâm để cải thiện các chỉ số tài chính đặc biệt là ROE.

b. Tác động của các yếu tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường đến ROE theo quy mô doanh nghiệp

Kết quả hồi quy các yếu tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường đến ROE của doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp được trình bày trong bảng sau:

Biến độc lập

Dưới 3 tỷ đồng

3 - 50 tỷ đồng

50 - 200 tỷ đồng

trên 200 tỷ đồng

B

Beta

Sig.

B

Beta

Sig.

B

Beta

Sig.

B

Beta

Sig.

vlam

13.484

.168

.233

4.480

.111

.193

16.458

.206

.136

6.479

.108

.505

bvmt

14.405

.167

.219

8.219

.213

.008

9.807

.110

.376

9.267

.166

.237

bdkh

7.312

.097

.466

.346

.009

.912

14.383

.164

.204

9.356

.195

.229

sdtn

5.857

.061

.684

2.695

.075

.338

6.789

.081

.605

3.431

.065

.660

png

8.245

.114

.428

9.271

.246

.003

6.939

.077

.630

6.457

.108

.507

dtao

24.959

.250

.075

1.386

.041

.609

14.490

.191

.187

10.876

.233

.126

skhoe

4.544

.055

.696

8.885

.221

.007

23.081

.269

.038

3.507

.068

.665

dthoai

14.790

.198

.193

9.650

.258

.002

10.721

.140

.318

4.493

.076

.581

dklv

12.316

.151

.241

4.681

.114

.151

13.050

.149

.266

17.683

.325

.042

R2

0.442

0.383

0.553

0.579

Bảng 3.21: Tác động của thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường đến ROE theo quy mô doanh nghiệp


(nguồn: Theo tính toán của tác giả) Đối với nhóm doanh nghiệp có doanh thu dưới 3 tỷ đồng/năm, trong các yếu tố Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường chỉ có yếu tố DTAO có tác động tích cực tới ROE của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 10%. Mô hình hồi quy giải thích được 44,2% sự thay đổi ROE của doanh nghiệp do tác động bởi các yếu tố. Các yếu tố còn lại không ảnh hưởng đến ROE của DN. Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với những quan sát trên thực tế của NCS

bởi doanh nghiệp này chỉ đủ nguồn lực tài chính cho vấn đề đào tạo.

Đối với nhóm doanh nghiệp có doanh thu từ 3 đến dưới 50 tỷ đồng/năm, trong các yếu tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường thì các yếu tố BVMT, PNG, SKHOE, DTHOAI có tác động tích cực tới ROA của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 10%. Mô hình hồi quy giải thích được 38,3% sự thay đổi ROE của doanh nghiệp do tác động bởi các yếu tố. Trong đó, yếu tố DTHOAI tác động mạnh nhất tới ROE của doanh nghiệp, sau đó lần lượt là các yếu tố: PNG, SKHOE và BVMT.

Đối với nhóm doanh nghiệp có doanh thu từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng/năm, trong các yếu tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường chỉ có yếu tố SKHOE có tác động tích cực tới ROE của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 10%. Mô hình hồi quy giải thích được 55,3% sự thay đổi của ROE của doanh nghiệp do tác động bởi các yếu tố. Các yếu tố còn lại không ảnh hưởng đến ROE của DN.

Đối với nhóm doanh nghiệp có doanh thu trên 200 tỷ đồng/năm, trong các yếu tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường chỉ có yếu tố DKLV có tác động tích cực tới ROE của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 10%. Mô hình hồi quy giải thích được 57,9% sự thay đổi của ROE của doanh nghiệp do tác động bởi các yếu tố. Các yếu tố còn lại không ảnh hưởng đến ROE của DN.

Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy: các doanh nghiệp mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm đều cần thực hiện các trách nhiệm với người lao động và môi trường khi muốn cải thiện ROA và ROE. Tuy nhiên, với các nguồn lực hạn chế, trong 10 năm đầu tiên đi vào hoạt động doanh nghiệp nên tập trung nhiều hơn cho các vấn đề thuộc về trách nhiệm đối với người lao động như đào tạo lao động, điều kiện làm việc, sức khoẻ và an toàn cho người lao động, việc làm và các mối quan hệ lao động. Giai đoạn sau 10 năm, DN nên tập trung vào cả hai vấn đề thực hành lao động và môi trường để cải thiện tốt hơn các chỉ số ROA và ROE.

Bên cạnh đó, để cải thiện các chỉ tiêu ROA, ROE các doanh nghiệp lớn cần tập trung vào các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc của người lao động để giữ cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung vào các yếu tố thực hiện trách nhiệm xã hội với người lao động như việc làm và các mối quan hệ lao động; phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc; sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc; đối thoại xã hội.

3.4. Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội vào doanh nghiệp

Một khảo sát gần đây của VCCI cho thấy có đến 62% số DN trong số 500 DN hàng đầu Việt Nam (VNR500) khi được hỏi cho rằng TNXH đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh và phát triển bền vững của DN. Bên cạnh đó, có đến 72% số DN cho rằng lợi ích nhiều nhất thu được từ việc thực hiện TNXH là xây dựng và nâng cao hình ảnh trong mắt khách hàng và cộng đồng. Phần lớn các DN cho rằng cần thiết phải tích hợp hoạt động TNXH vào chiến lược phát triển chung của DN và coi đó như là cách giúp DN tạo ra các giá trị cốt lõi và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết các DN lớn trong (VNR500) đều có dự định tăng ngân sách cho các hoạt động TNXH trong những năm tới. Với ý nghĩa như vậy, NCS sẽ phân tích kết quả thực hiện TNXH vào DN trên các khía cạnh về kinh tế, về xã hội và về môi trường.

3.4.1. Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội với phát triển kinh tế của doanh nghiệp

Trách nhiệm kinh tế là trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của một DN [45]. Tạo ra nhiều lợi nhuận cho chủ sở hữu là mục tiêu cuối cùng mà hầu hết các DN. Khi thực hiện tốt trách nhiệm về kinh tế tức là tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng đến trách nhiệm về kinh tế mà bỏ quên các trách nhiệm khác như: trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm với các bên liên quan (khác hàng, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương, người lao động, môi trường), trách nhiệm đạo đức,… thì DN có thể bị loại khỏi thị trường bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà thực hiện TNXH là nền tảng để phát triển bền vững DN. Nhiều DN coi thực hiện TNXH là chiến lược kinh doanh và thu được thành công từ việc làm đó. Bởi trong xu thế hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ sản phẩm của các DN có chỉ số thực hiện TNXH cao hơn, mặt khác khi thực hiện đầy đủ các TNXH sẽ giúp cải thiện hình ảnh, nâng cao giá trị thương hiệu, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường từ đó góp phần vào việc phát triển bền vững DN.

Thực hiện TNXH làm tăng hiệu quả tài chính của DN: Trong những năm gần đây, lợi nhuận trước thuế của các DN công nghiệp luôn có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là các DN chế biến, chế tạo. Năm 2017, tổng lợi nhuận trước thuế của DN (-973,57) tỷ đồng tức là các DN Tại Phú Thọ hầu hết đều làm ăn thua lỗ thì lợi nhuận trước thuế của DN công nghiệp đạt 127,3 tỷ đồng cao nhất trong các loại hình DN trong đó đóng góp của DN chế biến chế tạo 136,54 triệu đồng. Năm 2018, tổng lợi nhuận trước thuế của DN công nghiệp đạt 1.345,43 tỷ đồng, DN chế biến chế tạo đóng góp 1.344,55 tỷ chiếm 99,93%. Điều này chứng tỏ đóng góp của DN chế biến chế tạo là rất lớn trong ngành công nghiệp Phú Thọ.

Kết quả kiểm định mô hình định lượng cũng cho thấy, thực hiện TNXH với người lao động và môi trường có tác động tích cực đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của DN. Đây chính là động lực để các DN thực hiện tốt hơn các trách nhiệm này trong thời gian tới.

Nâng cao năng lực sản xuất: trong giai đoạn 2015- 2020, năng lực sản xuất của DN công nghiệp trên đia bàn tỉnh liên tục tăng, thể hiện ở chỉ số sản xuất công nghiệp năm sau tăng hơn so với năm trước. Điều này thể hiện những đóng góp của DN công nghiệp là rất lớn trong sự phát triển kinh tế chung của Phú Thọ. Cụ thể:

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2016 toàn tỉnh tăng 9,53% so với năm 2015. Đóng góp vào mức tăng chung của toàn ngành, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,89%; ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 19,81%; ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,34%.

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2017 toàn tỉnh tăng 8,81% so với năm 2016. Đóng góp vào mức tăng chung của toàn ngành, ngành Khai khoáng tăng 45,52%; ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,44%; ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,74%; ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,61%.

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2018 toàn tỉnh tăng 8,28% so với năm 2017. Đóng góp vào mức tăng chung của toàn ngành, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,74%; ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8,56%;

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2019 toàn tỉnh tăng 12,01% so với năm 2018. Đóng góp vào mức tăng chung của toàn ngành, ngành Khai khoáng tăng 13,42%; ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,10%; ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,37%; ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,93%.

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2020 toàn tỉnh tăng 2,67% so với năm 2019. Đóng góp vào mức tăng chung của toàn ngành, ngành Khai khoáng tăng 0,1%; ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,62%; ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 6,47%; ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,51%.

Mở rộng thị trường: Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ các sản phẩm của DN Phú Thọ liên tục tăng trưởng không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường xuất nhập khẩu:

+ Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 28.770,2 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2017, trong đó doanh thu bán lẻ đạt 24.420,6 tỷ đồng, chiếm 89,9% tổng mức, tăng 12,3%.

+ Năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 32.103,6 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2018, trong đó doanh thu bán lẻ đạt

27.638,9 tỷ đồng, chiếm 86,1% tổng mức, tăng 13,4%. Xuất khẩu đạt 2.455,8 triệu USD, tăng 62,4% so với năm 2018; nhập khẩu đạt 2.038,8 triệu USD, tăng 40,1%.

+ Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 36.721,2 tỷ đồng, tăng 6,0% so với năm 2019, trong đó doanh thu bán lẻ đạt 29.743,4 tỷ đồng, chiếm 81% tổng mức, tăng 6,7%. Xuất khẩu đạt 4.698,3 triệu USD, tăng 93,8% so với năm 2019; nhập khẩu đạt 4.072,5 triệu USD, tăng 98,9%.

Để có được những thành quả như trên, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân DN còn có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của hệ thống chính trị tỉnh Phú Thọ,

Phát triển kinh tế địa phương: Thực hiện TNXH giúp phát trển bền vững kinh tế của DN, qua đó giúp phát triển bền vững kinh tế địa phương. Theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 của toàn tỉnh đạt 7,95% trong đó: Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 4,4%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,5%, dịch vụ tăng 7,1%. Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 75,8 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người ước đạt 52,8 triệu đồng. Các khu vực kinh tế, các ngành kinh tế đều có bước phát triển, quy mô được mở rộng, hiệu quả được nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ 40,13%, công nghiệp - xây dựng 37,98%, nông - lâm nghiệp - thủy sản 19,89%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 tăng 43,8%, năm 2019 tăng 60,3%. Giá trị xuất khẩu năm 2018 đạt 1.511,6 triệu USD, năm 2019 đạt 2.423,2 triệu USD.

Tăng nguồn thu cho nhà nước: giai đoạn 2015-2019 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của thu ngân sách nhà nước (NSNN) tỉnh Phú thọ, năm 2015 tổng thu NSNN toàn tỉnh 12.274 tỷ đồng trong đó doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh đóng góp 2.251 tỷ đồng chiếm 18,34% tổng số thu; năm 2016 tổng thu NSNN toàn tỉnh đạt 12.670 tỷ đồng trong thu nội địa 2.310 tỷ đồng chiếm 18,24% tổng số thu; năm 2017 tổng thu NSNN toàn tỉnh đạt 15.207 tỷ đồng trong đó doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh đóng góp 2.608 tỷ đồng chiếm 17,15% tổng số thu; năm 2018 tổng thu NSNN toàn tỉnh đạt 15.967 tỷ đồng trong đó DN và cá nhân sản xuất kinh doanh đóng góp 2.871 tỷ đồng chiếm 17,98% tổng số thu; năm 2019 tổng thu NSNN toàn tỉnh đạt 17.393 tỷ đồng trong đó doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh đóng góp 2.780 tỷ đồng chiếm 15,99% tổng số thu.

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí