Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VŨ TRỌNG HÒA


PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VŨ TRỌNG HÒA


PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI

Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRIỆU THẾ VIỆT

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1. Lý do chọn đề tài 5

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 7

3. Mục đích nghiên cứu 9

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 9

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

6. Phương pháp nghiên cứu 10

7. Bố cục của Luận văn 11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH 11

1.1 Các khái niệm liên quan 11

1.1.1 Tâm linh 11

1.1.2 Du lịch tâm linh 16

1.2 Biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam 18

1.3 Giá trị của tâm linh đối với du lịch 20

1.4 Các điểm đến của hoạt động du lịch tâm linh 22

1.5 Đặc điểm của khách du lịch tâm linh 29

1.6 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương tại Việt Nam và trên Thế giới 30

1.6.1 Việt Nam ( Ninh Bình; An Giang) 30

1.6.2 Thế giới (Ấn Độ; Thái Lan; Lào; Myanmar) 33

Tiểu kết chương 1 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI PHỤC VỤ DU LỊCH 39

2.1 Tổng quan về khu vực phía Tây Hà Nội 39

2.2 Các điểm đến tâm linh tiêu biểu khu vực phía Tây Hà Nội có giá trị phục vụ du lịch 41

2.3 Các sản phẩm du lịch tâm linh tiêu biểu của khu vực 70

2.4 Các dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 76

2.5 Thị trường khách du lịch tâm linh 82

2.6 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tâm linh 89

Tiểu kết chương 2 90

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI 92

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 92

3.2 Giải pháp 94

3.2.1 Giải pháp về công tác quản lý 94

3.2.2 Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 97

3.2.3 Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường khách du lịch tâm linh.. 99

3.2.4 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch tâm linh 104

Tiểu kết chương 3 106

KẾT LUẬN 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


1. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2. GS.TS: Giáo sư. Tiến sĩ

3. PGS.TS: Phó giáo sư. Tiến sĩ

4. TS: Tiến sĩ

5. Th.s: Thạc sĩ

6. UBND: Ủy ban nhân dân

7. UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and Culural Oganization)

8. WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Oganization)

9. BQL: Ban quản lý.

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ



Biểu đồ 2.1: Mục đích của du khách quốc tế khi đến Hà Nội năm 2015 (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)


82


Biểu đồ 2.2: Lượng du khách đến Hà Nội qua các năm (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)


83


Biều đồ2.3: Lượng khách tâm linh đến khu vực Hà Tây cũ qua các năm (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)


84


Biểu đồ2.4: Cơ cấu khách du lịch tâm linh đến khu vực phía Tây Hà Nội (Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân tích)


86

Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu điều tra mục đích chuyến đi của du khách đến các điểm du lịch tâm linh (Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân tích)


86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đổi mới về chính sách đối ngoại, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

Khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng và vùng Bắc Bộ nói chung từ xa xưa đã được công nhận như cái nôi của nền văn hóa nước nhà với bề dày lịch sử hàng ngàn năm với những giá trị văn hoá lâu đời và hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng . Đặc biệt khu vực này còn là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam nên có thể nói Bắc Bộ và khu vực châu thổ sông Hồng được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng du lịch tâm linh nhất.

Xác định được vai trò quan trọng của hoạt động du lịch tâm linh đối với sự phát triển ngành Du lịch nói riêng và phát triển nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung, Đảng và Nhà nước đã coi phát triển du lịch trong đó phát triển xu hướng du lịch tâm linh là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước những năm qua xuất hiện nhiều yếu tố mới có nhiều tác động ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tâm linh. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã gia nhập một mạng lưới toàn cầu hóa với những nguy cơ các nền văn hóa ngoại lai sẽ du nhập và đồng hóa nền văn hóa nước nhà. Điều này đặt lên vai những người làm du lịch, nhất là những người làm du lịch văn hóa những trọng trách trước cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải có những kế hoạch và giải pháp phù hợp để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành du lịch, để du lịch nói chung và du lịch tâm linh thực sự trở thành một trong

những yếu tố kinh tế mũi nhọn, đảm bảo lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa – xã hội của cả nước. Nói đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất nơi hội tụ rất nhiều di tích lịch sử, di tích tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị cao như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, chùa Trấn Quốc, Thăng Long Tứ trấn...Nhất là kể từ 1/8/2008 khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì số lượng di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của Hà Nội trở thành lớn nhất cả nước (Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam trong đó có 1164 di tích trên tổng số gần 3500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Ngoài ra, thủ đô cũng có hàng ngàn các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm. Với những điều kiện đó du lịch tâm linh trở thành một loại hình du lịch quan trọng của Hà Nội. Mặc dù hiện nay nguồn tài nguyên du lịch tâm linh của Hà Nội phong phú bậc nhất của cả nước nhưng lại chưa được nghiên cứu thật đầy đủ, sản phẩm du lịch tâm linh chưa được khai thác có hiệu quả. Các công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch tâm linh của thủ đô Hà Nội chưa thể đề cập hết một cách toàn diện và kỹ lưỡng…

Trên cơ sở đó, mặc dù khối lượng kiến thức có hạn, nhưng với một nhiệt huyết đam mê nghiên cứu khoa học và được sự giúp đỡ hỗ trợ từ các giảng viên, các chuyên gia chuyên ngành về lĩnh vực du lịch tâm linh, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội”. Dẫu chăng còn có nhiều thiếu sót nhưng đây sẽ là một nguồn tài liệu để các tác giả khác có thể tham khảo và tiếp tục phát triển hoàn thiện hoạt động du lịch tâm linh của khu vực phía Tây Hà Nội nói riêng và của thủ đô Hà Nội nói chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024