Kết Quả Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Với Phát Triển Xã Hội

3.4.2. Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội với phát triển xã hội

Theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, vấn đề giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội giai đoạn 2015-2020 tại Phú thọ đạt nhiều kết quả tích cực. Các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo được triển khai có hiệu quả; thu nhập và chất lượng cuộc sống của Nhân dân từng bước được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm. Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được triển khai tích cực, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các kết quả này thể hiện hiệu quả của sự lãnh đạo toàn diện, đúng đắn của các cơ quan quản lý nhà nước tại Phú Thọ.

Sự phát triển kinh tế đã tạo ra khoảng 163.000 việc làm cho người lao động hàng năm. Người lao động không những có thu nhập tăng mà chất lượng cuộc sống cũng ngày càng được nâng lên. Số lao động được tham gia bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp công nghiệp chiếm trên 90%, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi làm việc tại DN và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về lao động.

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an toàn trong sản xuất tại các DN ở Phú Thọ là rất tốt, hầu hết người lao động được trang bị bảo hộ lao động khi làm việc nên số vụ tai nạn lao động giảm về số lượng và giảm cả về tính chất nghiêm trọng, tuy vẫn còn xảy ra tại nạn lao động trong sản xuất nhưng tỷ lệ tai nạn lao động của Phú Thọ chỉ ở mức 1% là rất thấp so với cả nước và các tỉnh khác.

Kết quả khảo sát người lao động trong các DN công nghiệp tại Phú Thọ cho thấy chỉ có 24,9% hiểu đúng về khái niệm và nội hàm TNXH.

3.4.3. Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội với các vấn đề môi trường

Trong những năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều nhà máy, công trình đã và đang mọc lên trên mọi miền đất nước điều này đã giúp nền kinh tế của Việt nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục, tuy nhiên mặt trái của vấn đề này là gia tăng ô nhiễm môi trường trong cả nước. Phú Thọ cũng ở trong tình trạng này. Theo UBND tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2015-2020, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; công tác thẩm định, đánh giá tác động môi

trường được thực hiện đúng quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép. Quan tâm triển khai thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn và giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ mà ý thức bảo vệ môi trường của DN tăng lên, tình hình vi phạm về môi trường có xu hướng giảm về số vụ:

Bảng 3.22. Tình hình vi phạm môi trường


Năm

Số vụ vi phạm

Số tiền phạt, truy thu

(triệu đồng)

Ghi chú

2017

472

10.849,7


2018

451

12.262


2019

402

10.875,5


2020

331

7.347,3

Số liệu sơ bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 17

(nguồn: báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ)

Theo các số liệu báo cáo của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ chất lượng môi trường không khí ở hầu hết các khu, cụm công nghiệp đều bị ô nhiễm bởi bụi, mức độ ô nhiễm có sự khác biệt giữa các khu vực, môi trường nước tại các sông Đà và sông Hồng được cải thiện đáng kể, còn sông Lô thì mức độ ô nhiễm tăng do tăng số lượng bến bãi và phương tiện đường thuỷ. Thực tế cho thấy, hầu hết DN chưa thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là do chưa nhận thức được lợi ích lâu dài của việc làm này, họ chỉ nhìn thấy các chi phí trước mắt bỏ ra quá lớn.

3.5. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện trách nhiệm xã hội

3.5.1. Những thành công

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, hàng loạt các văn bản quy định về thực hiện TNXH của DN với môi trường và người lao động ra đời. Về lĩnh vực môi trường có Luật Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 và 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường; nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; nghị định

38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại; nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại; thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại và nhiều thông tư, nghị định khác.

Về lĩnh vực lao động, từ khi ra đời năm 1994 trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật về lao động từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Bộ luật lao động nước ta đã 2 lần thay đổi vào các năm 2012 và 2019. Qua nhiều lần thay đổi, đến nay Bộ luật lao động 2019 đã khắc phục được nhiều bất cập trong thực tế đặc biệt là vấn đề giao kết hợp đồng lao động nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động khi tham gia làm việc tại DN. Đặc biệt, sự ra đời của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã gia tăng tỷ lệ người lao động được đóng bảo hiểm lên rất nhiều, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia lao động.

Bên cạnh đó, hàng loạt các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ DNNVV, DN mới thành lập như: Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển DNNVV, quy định chính sách hỗ trợ DNNVV ở từ trung ương tới địa phương; Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg Ngày 23 tháng 10 năm 2006 phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV 05 năm (giai đoạn 2006 – 2010) đề ra các giải pháp nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP Ngày 30 tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển DNNVV (thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP), quy định 8 nhóm hỗ trợ phát triển DNNVV, Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 30/6/2009, các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và triển khai những chương trình hỗ trợ DNNVV. Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, các giải pháp, chương trình hỗ trợ DNNVV, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 đã khẳng định 10 nguyên tắc và 5 nhóm giải pháp cần thực hiện; lấy DN là đối tượng phục vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân và DN khởi nghiệp, tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2017 về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, trong đó, Thủ tướng Chính phủ khẳng định tinh thần “Chính phủ

đồng hành cùng DN” các chính sách trên của Nhà nước đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: Tạo chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức của bộ máy công quyền với tinh thần phục vụ và hỗ trợ phát triển DN; từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho DN; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng nhanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện hiệu quả hoạt động hỗ trợ DNNVV, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương đã ban hành và áp dụng các biện pháp cụ thể.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước như trên, Phú Thọ đã có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hàng loạt các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, người lao động, phát triển khoa học và công nghệ được ban hành. Cụ thể như quyết định số 3485/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2007 quy định một số điểm cụ thể về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh,….Chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2010 và 2015, quy hoạch tổng thể phát triển ngành khoa học công nghệ đến năm 2020, chương trình hành động của tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, dự án hỗ trợ DNNVV nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tất cả các chủ trương, chính sách của tỉnh đã tạo điều kiện cho DN đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Kết quả trong 3 năm gần đây, tại Phú Thọ đã có 11 doanh nghiệp được hỗ trợ đổi mới công nghệ, giúp nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu và lợi nhuận. Con số trên chưa phải là lớn nhưng đã thể hiện nỗ lực của chính quyền tại đây trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng DN trong phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh việc hỗ trợ DN nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Phú Thọ còn hỗ trợ các DN trên địa bàn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Bộ Công thương, Chương trình “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Chương trình “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng dụng năng lượng tái tạo”. Nhờ đó, hàng năm đã tiết kiệm kinh phí cho DN, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải ra môi trường.

Theo UBND tỉnh Phú Thọ: “hiệu quả ban đầu của việc triển khai các chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ DN đổi mới, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của tỉnh trong thời gian qua là rất tích cực, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho DN, tăng khả năng cạnh tranh của DN trong thời kỳ hội nhập”.

Theo điều tra thực địa của NCS, một số DN là điển hình thực hiện TNXH như công ty Cổ phần Hoá Chất Việt Trì, công ty Cổ phần Supe Phốt phát và hoá chất Lâm Thao, công ty TNHH Tự Lập là các công ty không chỉ kinh doanh tốt, có trách nhiệm với cộng đồng và người lao động mà còn tạo uy tín rất lớn trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Từ các chính sách đúng đắn của Nhà nước, của tỉnh và sự tích cực, chủ động của DN, hàng năm trên toàn tỉnh đã tạo thêm trên 163.000 việc làm mới, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được nâng lên, các DN nước ngoài đến đầu tư tại tỉnh ngày càng nhiều. Năm 2019 tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 29,2 nghìn tỷ đồng tăng 11,7% so với năm 2018, trong đó chủ yếu là vốn đầu tư của tư nhân chiếm 62,8% tăng 13,5%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 18,4%, tăng 19,4%; vốn đầu tư nhà nước chiếm 11,9% giảm 3,1%.

3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình thực hiện TNXH tại các DN công nghiệp Phú Thọ còn một số hạn chế như sau:

Hạn chế từ phía nhà nước: tuy có rất nhiều các văn bản từ Luật, thông tư, nghị định liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và số vụ vi phạm môi trường được thanh tra xử lý không tăng nhưng các hành vi vi phạm môi trường vẫn diễn ra với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng điều này thể hiện điểm hạn chế từ phía Nhà nước, cụ thể:

- Các chính sách quản lý kinh tế của nhà nước về môi trường chưa đảm bảo

tính dăn đe, đặc biệt chưa có chính sách khuyến khích và chế tài đủ mạnh để giảm các hoạt động gây ô nhiễm môi trường một cách quyết liệt. Vẫn còn tình trạng DN vi phạm nhiều lần mà vẫn tiếp tục được hoạt động bình thường.

- Các chính sách hỗ trợ tài chính cho DN, đặc biệt công tác đổi mới công nghệ nhằm bảo vệ môi trường cho DNNVV chưa thoả đáng, thủ tục hỗ trợ còn rườm rà, đối tượng được hỗ trợ còn hạn chế và chưa đi vào thực tế.

- Cho đến thời điểm hiện tại Nhà nước chưa có văn bản hay chính sách cụ thể nào về thực hiện TNXH trong DN mà việc làm này hiện tại chỉ mang tính chất tự nguyện và được các DN coi như là thực hiện các hành động từ thiện.

- Nhà nước chưa có chính sách hay quy định nào bắt buộc việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chưa có chính sách gắn trách nhiệm của người quản lý vào những hành động của DN hay người đứng đầu DN phải chịu trách nhiệm về những hậu quả do DN gây ra đối với xã hội và môi trường

Hạn chế từ phía DN:

Kết quả phân tích định lượng cho thấy DN Phú Thọ Thực hiện tốt hầu hết các vấn đề TNXH với người lao động, tuy nhiên thực hiện TNXH với môi trường mới chỉ ở mức độ tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Các hạn chế DN cần khắc phục gồm:

- Vấn đề làm thêm giờ và thù lao làm thêm giờ

- Vấn đề đối thoại xã hội và hỗ trợ người lao động khi thôi việc hoặc chuyển công tác.

- Các DN mới chỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu mà chưa nhận thức được tầm quan trọng và có sự đầu tư, quan tâm đúng mức cho các vấn đề thực hiện TNXH. DN chưa có các kế hoạch hoặc chiến lược thực hiện TNXH trong ngắn hạn và dài hạn

- Chưa đầu tư nguồn lực tài chính, nhân sự, khoa học công nghệ cho thực hiện TNXH.

- Hiểu biết của DN về TNXH còn hạn chế

- Tỷ lệ DN đầu tư cho đổi mới công nghệ để tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và công tác nghiên cứu sản phẩm mới đặc biệt các sản phẩm xanh và sử dụng nguyên liệu có khả năng tái chế còn ít.

- Chưa tích cực tham gia các hoạt động, các chương trình, dự án nhằm phát triển cộng đồng địa phương, chưa có chính sách khuyến khích người lao động tham gia vào các hiệp hội, tổ chức

Hạn chế từ người lao động:

- Phần lớn người lao động trong doanh nghiệp còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật cũng như kiến thức xã hội

- Người lao động có hiểu biết rất hạn chế về các quy định trong nước cũng như quốc tế về những quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia lao động.

- Hiểu biết của người lao động về khái niệm, nội hàm của TNXH còn hạn

chế

- Đối thoại với các cơ quan quản lý nhà nước các vấn đề trong DN và đối

thoại với quản lý DN còn hạn chế.

Nguyên nhân của các hạn chế:

- Trong những năm gần đây với phương châm trải thảm đỏ cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính quyền địa phương một số tỉnh trong đó có Phú Thọ với quan điểm ưu tiên phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, mới chỉ chú trọng đến việc gia tăng số lượng vốn đầu tư mà chưa sàng lọc, tuyển chọn kỹ các ngành, lĩnh vực đầu tư vào địa phương đặc biệt các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường, do đó tình trạng vi phạm các vấn đề về môi trường trong sản xuất công nghiệp vẫn còn tồn tại. Chính sự phát triển nóng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng làm cho các cơ quan chức năng lúng túng trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát tình trạng vi phạm các vấn đề về lao động và môi trường, một số văn bản Pháp luật về hai lĩnh vực này còn chưa phát huy tính hiệu lực và đủ tính dăn đe do đó vẫn còn tình trạng doanh nghiệp vi pham nhiều lần mà vẫn tiếp tục được hoạt động.

- Hệ thống chính sách pháp luật về quản lý môi trường còn chống chéo và nhiều bất cập, chưa cụ thể và đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như diễn biến phức tạp của sự phát triển kinh tế như ngày nay. Nhà nước còn buông lỏng vấn đề thực hiện TNXH, coi đó là hành động tự nguyện của DN.

- Nhận thức của DN, người lao động nói riêng và một bộ phận lớn người dân về TNXH và những lợi ích của việc làm này còn hạn chế.

- Các DN tại Phú Thọ phần lớn là DNNVV nên nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, khả năng tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả đã trình bày khái quát một số đặc điểm nổi bật về tỉnh Phú Thọ và các doanh nghiệp công nghiệp tại đây, tác giả phản ánh thực trạng thực hiện TNXH của các DN công nghiệp Phú Thọ với người lao động và môi trường. Nghiên cứu đã chỉ ra các DN tại Phú Thọ thực hiện tốt ở hầu hết các nội dung trách nhiệm với người lao động, và thực hiện ở mức tối thiểu theo quy định của nhà nước về nội dung trách nhiệm đối với môi trường. Nghiên cứu đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế của DN là vấn đề đối thoại lao động, vấn đề thù lao làm thêm giờ, hỗ trợ người lao động khi cần thiết. Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường chưa thực hiện tốt là sử dụng tài nguyên tiết kiệm, sử dụng vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sản xuất. Tác giả cũng đã đưa ra điển hình tại một số DN thực hiện tốt và chưa tốt các trách nhiệm trên đồng thời nêu lên những khó khăn, thách thức trong qúa trình thực hiện TNXH đặc biệt với DN nhỏ và vừa. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH theo thứ tự ảnh hưởng là: năng lực tài chính của DN, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhận thức của lãnh đạo DN, nhận thức của cộng đồng và mức độ hội nhập của quốc gia

Đồng thời dựa trên các nguồn dữ liệu thu thập được tác giả đã tiến hành kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH của DN với người lao động và môi trường đến hiệu quả tài chính của DN thông qua cá chỉ tiêu ROA và ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 9 giả thuyết nghiên cứu đều được ủng hộ với mức ý nghĩa 5%. Đồng thời đưa ra kết luận thực hiện TNXH với người lao động và môi trường có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN. Bên cạnh đó, để cải thiện các chỉ tiêu ROA, ROE các DN lớn cần tập trung vào các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc của người lao động để giữ cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao. Các DNNVV nên tập trung vào các yếu tố như việc làm và các mối quan hệ lao động; phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc; sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc; đối thoại xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023