thiểu khả năng phát sinh trách nhiệm pháp lý hoặc ứng phó với vụ kiện tụng tranh chấp về trách nhiệm pháp lý, DNKT cùng KVT cần quan tâm thực hiện tốt một số biện pháp sau:
DNKT cần sàng lọc kỹ khi lựa chọn khách hàng trước khi ký hợp đồng thông qua “thủ tục đánh giá chấp nhận và duy trì khách hàng”78. Chỉ nên chấp nhận ký hợp đồng kiểm toán khi đáp ứng các yếu tố cơ bản như: giá phí hợp lý; nguồn lực nhân sự phù hợp; và đặc biệt là xem xét mức độ chính trực của khách hàng. Đối với hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên do khách hàng thay đổi đối tác kiểm toán, cần liên hệ với KTV tiền nhiệm để tìm hiểu nguyên nhân khách hàng chấm dứt hợp tác với DNKT cũ. DNKT cũng nên đa dạng hóa danh mục khách hàng, tránh chỉ tập trung vào vài khách hàng “VIP” vì
có nguy cơ hoạt động kinh doanh bị lệ thuộc vào các khách hàng này, từ đó dẫn đến tính “độc lập” bị đe dọa trong quá trình kiểm toán vì sợ bị mất khách hàng. DNKT cần mạnh dạn từ chối kiểm toán các khách hàng có dấu hiệu không lành mạnh như: giới hạn phạm vi kiểm toán, thương lượng phí kiểm toán quá thấp, ép tiến độ thời gian kiểm toán quá gấp…
DNKT và KTV cần tuân thủ nghiêm ngặt ba yêu cầu“độc lập, khách quan, bảo mật thông tin” trong mỗi hợp đồng kiểm toán. Đây là đặc điểm của hoạt động KTĐL. Để nâng cao ý thức tuân thủ yêu cầu trên, DNKT có thể yêu cầu KTV ký thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm. Trong trường hợp KTV vi phạm, đây là cơ sở để DNKT yêu cầu KTV phải thực hiện trách nhiệm bồi thường khi có hành vi vi phạm cam kết.
DNKT và KTV cần lưu trữ đầy đủ hồ sơ kiểm toán trong thời hạn theo luât định. Trường hợp DNKT hoặc KTV bị kiện, bị đơn có thể xuất trình tài liệu làm bằng chứng là cuộc kiểm toán đã được tiến hành theo đúng chuẩn mực kiểm toán. Nhờ vậy, không có khả năng phát sinh trách nhiệm pháp lý hành chính và hình sự vì KTV hoặc DNKT không có dấu hiệu hành vi sai phạm. Rủi ro xảy ra trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại cực thấp. Nếu có xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ đảm nhận nghĩa vụ này.
KTV kiên quyết từ chối tham gia kiểm toán nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không phù hợp năng lực chuyên môn hoặc không đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán. Pháp luật bảo vệ KTV trước những yêu cầu không hợp lý của DNKT.
Ví dụ: kiểm toán viên chuyên về kiểm toán doanh nghiệp sản xuất được giao nhiệm vụ kiểm toán ngân hàng trong khi kiến thức của KTV về quy định pháp luật trong
78 http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4586. Truy cập ngày 15/05/2020
Có thể bạn quan tâm!
- Trường Hợp Kiểm Toán Viên Đã Tuân Thủ Đúng Các Quy Định Của Chuẩn Mực Kiểm Toán Và Quy Định Pháp Luật Về Kiểm Toán Độc Lập
- Trường Hợp Báo Cáo Kiểm Toán Sai Mặc Dù Kiểm Toán Viên Đã Tuân Thủ Đúng Chuẩn Mực Kiểm Toán Và Quy Định Pháp Luật
- Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Của Kiểm Toán Viên Và Doanh Nghiệp Kiểm Toán
- Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
lĩnh vực ngân hàng không tốt. Trong trường hợp này KTV cần mạnh dạn từ chối yêu cầu của DNKT khi được giao nhiệm vụ.
Để chuyển giao rủi ro về trách nhiệm dân sự, DNKT cần tính toán mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán viên ở mức phí bảo hiểm hợp lý. Khi phải đối mặt với trách nhiệm bồi thường thiệt hai cho khách hàng hoặc bên thứ ba liên quan, công ty bảo hiểm sẽ giúp gánh vác gánh nặng tài chính một cách hiệu quả.
Các KTV không phải là chuyên gia pháp lý. Do vậy họ nên cộng tác với các luật sư để được tư vấn pháp luật chuyên sâu trong trường hợp cần thiết.
Ví dụ: luật sư tư vấn soạn hợp đồng kiểm toán nên có điều khoản thỏa thuận giới hạn trách nhiệm bồi thường và các trường hợp miễn trừ trách nhiệm pháp lý. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu KTV phát hiện khách hàng có hành vi gian lận hoặc không hợp tác, KTV cần tham vấn ý kiến của các luật sư trước khi đơn phương chấm rút khỏi cuộc kiểm toán để tránh nguy cơ bị khách hàng đòi bồi thường thiệt hại khi có tranh chấp xảy ra.
Tiểu kết chương 3
Trong quá trình hành nghề, KTV phải đối mặt với rủi ro về trách nhiệm pháp lý cả về dân sự, hành chính và hình sự. Giải pháp cốt lõi để giảm thiểu trách nhiệm pháp lý là DNKT và KTV cần phát hành những BCKT phù hợp. Muốn vậy, DNKT và KTV cần thực thi các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. DNKT cần xây dựng uy tín trên thị trường với phương châm “chất lượng hay là chết”. Họ tuyệt đối không chạy theo lợi nhuận thuần túy mà đánh mất uy tín của mình. Để kiểm soát rủi ro trách nhiệm dân sự, lựa chọn Luật sư tư vấn pháp luật là một quyết định khôn ngoan để xây dựng hợp đồng kiểm toán giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ trong một số trường hợp và ở mức độ phù hợp. Bên cạnh các đề xuất cải thiện hoạt động kiểm toán, tác giả cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự của KTV. Hy vọng rằng với nhưng quy định pháp luật ngày càng chặt chẽ và xử lý vi phạm nghiêm khắc hơn, các KTV và DNKT sẽ ý thức cao hơn về “sứ mệnh” nghề nghiệp của mình nhằm nâng cao uy tín nghề nghiệp kiểm toán viên, xứng đáng với tôn chỉ của hội nghề nghiệp VACPA là “Độc lập-Trung thực-Minh bạch”. Nhờ vậy chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và chất lượng BCKT nói riêng sẽ nâng cao lên một bậc, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, Nhà nước và xã hội.
PHẦN KẾT LUẬN
Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển từ rất lâu trên thế giới. Ở Việt Nam, mặc dù mới mới chỉ bắt đầu từ những năm 1990, song dịch vụ kiểm toán đã dần chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán nước ta bùng nổ mạnh mẽ. Số lượng các DNKT và KTV tăng lên nhanh chóng với phạm vi cung cấp dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú hơn, trong đó dịch vụ kiểm toán BCTC đóng vai trò chủ lực của dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên dường như sự phát triển về giá trị thị phần dịch vụ kiểm toán chưa đồng nhất với chất lượng hoạt động kiểm toán. Một bộ phận DNKT và KTV vì chạy theo lợi nhuận mà buông lỏng quản lý chất lượng dịch vụ dẫn đến những vụ gây tai tiếng về BCKT có sai sót nghiêm trọng. Nhưng sai sót này gây thiệt hại trước tiên là cho nhà đầu tư cổ phiếu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam. Công chúng chắc hẳn sẽ hoài nghi “liệu báo cáo kiểm toán còn đáng tin cậy không?”
Trong khi đó, các quy định hệ thống pháp luật thực định về hoạt động kiểm toán dường như còn mờ nhạt. Các chế tài xử lý vi phạm về KTĐL chưa đủ sức răn đe ngăn ngừa sai phạm. Thực tiễn trong hai thập kỷ qua kể từ khi DNKT đầu tiên được thành lập, chưa có một DNKT nào phải bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba vì sử dụng BCKT sai sót. Hoặc chưa có một KTV nào bị xử lý hình sự vì sai phạm nghiêm trọng của mình trong quá trình hành nghề. Trong khi đó, các “scandal” về kiểm toán vẫn thi thoảng xuất hiện trên phương tiện thông tin đại chúng. Qua nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT”, tác giả đã tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề cần nghiên cứu trong chương 1. Tiếp theo chương 2 phân tích thực trạng những tồn tại về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT tại Việt Nam. Từ đó trong chương cuối tác giả đã đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật để làm rõ hơn vấn đề trách nhiệm pháp lý của hai chủ thể tiến hành hoạt động kiểm toán. Đồng thời tác giả khuyến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán nhằm hạn chế rủi ro BCKT có sai sót dẫn đến khả năng phát sinh vấn đề trách nhiệm pháp lý liên quan.
Sau cùng, quan trọng hơn hết thảy chính là phụ thuộc vào nội lực của các KTV và DNKT. Tự bản thân các KTV cần có ý thức bảo vệ uy tín nghề nghiệp của mình. Họ cần nghiêm túc tuân thủ quy tắc đạo đức và không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn. Kết quả kiểm toán có chất lượng càng cao thì rủi ro phát sinh trách nhiệm pháp lý càng thấp và ngược lại. Hy vọng ngành kiểm toán độc lập Việt Nam tiếp tục sẽ vững vàng phát triển để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của công chúng trong tương lai.
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Dân sự 2015
2. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
3. Bộ luật Lao động 2012
4. Luật xử lý vi phạm hành chính 2011
5. Luật Thương mại 2005
6. Luật Kiểm toán độc lập 2011
7. Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
8. Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chi tiết về kiểm toán độc lập
9. Thông tư số 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về đăng ký, quản lý KTV hành nghề kiểm toán
10. Chuẩn mực kiểm toán số 200 “Mục tiêu tổng thể của KTV và DNKT”
11. Chuẩn mực kiểm toán số 210 “Hợp đồng kiểm toán”
12. Chuẩn mực kiểm toán số 240 “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC”
13. Chuẩn mực kiểm toán số 250 “Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bích Diệp, 2017. Kiểm toán từ chối nêu ý kiến, một doanh nghiệp bị “đá văng” khỏi sàn chứng khoán. <https://dantri.com.vn/kinh-doanh/kiem-toan-tu-choi-neu-y-kien- mot-doanh-nghiep-bi-da-vang-khoi-san-chung-khoan-20170628161324285.htm>, truy cập ngày 27/04/2020
2. Bùi Sưởng, 2018. Áp chế tài với công ty kiểm toán chất lượng kém.
<https://bizlive.vn/doanh-nghiep/ap-che-tai-voi-cong-ty-kiem-toan-chat-luong-kem- 3446116.html>, truy cập ngày 25/04/2020
3. Bùi Văn Mai, 2018. Trách nhiệm của kiểm toán viên và đơn vị được kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán mới.
<http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4586> Truy cập ngày 15/05/2020
4. Bộ Tài Chính, 2018. Báo cáo tổng kết hoạt động kiểm toán.
<https://kiemtoan.info/bang-xep-hang-cac-cong-ty-kiem-toan-tai-viet-nam-nam- 2018>, truy cập ngày 05/05/2020
5. BBT web, 2012. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán.
<http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=2843>, truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2020
6. BBT Web Misa, 2017 <https://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/57389/Giai- phap-phat-trien-ben-vung-nganh-Kiem-toan-doc-lap-Viet-Nam>, truy cập ngày 25/04/2020
7. Bùi Thị Thanh Hằng, 2017, Trách nhiệm dân sự, chế tài hay biện pháp khắc phục đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp, số 2/2017.
8. Big 4 Accounting Firm, 2019. <https://big4accountingfirms.com/big-4-accounting- firms-ranking>, truy cập ngày 02/04/2020
9. CafeF. 2016. Lịch sử giao dịch <https://s.cafef.vn/Lich-su-giao-dich-TTF-1.chn>, ngày truy cập 20/05/2020
10. Case Briefs LLC, 2020. <https://www.casebriefs.com/blog/law/torts/torts-keyed-to- epstein/misrepresentation/ultramares-corporation-v-touche>, truy cập ngày 25/03/2020
11. Đỗ Mến, 2019. Xét xử vụ thao túng chứng khoán tại MTM <https://baodautu.vn/xet- xu-vu-thao-tung-chung-khoan-tai-mtm-d99749.html>, truy cập ngày 05/05/2020
12. Justia US Law, 2020. <https://law.justia.com/cases/new-jersey/supreme- court/1983/93-n-j-324-0.html>, truy cập ngày 25/03/2020
13. Jay M. Feinman, 2003. Liability of Accountants for Negligent Auditing. Florida State University Law Review, Volumn 31. 2003
14. Khánh Linh, 2013. Chín công ty và 28 kiểm toán viên bị cảnh báo và khiển trách do sai phạm trong BCTC năm 2012 <https://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/9-cong-ty- va-28-kiem-toan-vien-bi-canh-bao-va-khien-trach-do-sai-pham-trong-bctc-nam-2012- 20130301012355471.chn>, truy cập ngày 25/04/2020
15. Hoàng Anh, 2016. Tận mắt tham quan trụ sở chính của MTM nằm sâu bên trong quán bò né - sốt vang. <https://cafef.vn/video-tan-mat-tham-quan-tru-so-chinh-cua-mtm- nam-sau-ben-trong-quan-bo-ne-sot-vang-20160623112940717.chn> Truy cập ngày 05/05/2020
16. Hữa Phạm, 2019. Người lao động không phải bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba.
<https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-y/24960/nguoi- lao-dong-khong-phai-boi-thuong-thiet-hai-cho-ben-thu-ba> Truy cập ngày 20/05/2020
17. Hà Thu Thanh, 2018. Hiểu cho đúng về trách nhiệm của kiểm toán độc lập. Tạp chí Tài Chính, số tháng 3/2018.
18. Lê Thị Thu Hà (TS), 2014. Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.
<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/contentattachfile/idcplg?dDocName=SBV28178 1&filename=283549 > Ngày truy cập 05/05/2020
19. Lê Văn Sua, 2018. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tạp chí Luật Sư, số 11/2018.
20. Minh Châu, 2016. Kiểm kê thiếu hụt gần 1.000 tỷ tại Gỗ Trường Thành: Trách nhiệm của công ty kiểm toán DFK Việt Nam thế nào? <https://cafef.vn/kiem-ke-thieu-hut- gan-1000-ty-tai-go-truong-thanh-trach-nhiem-cua-cong-ty-kiem-toan-dfk-viet-nam- the-nao.chn>. Truy cập ngày 10/05/2020
21. Nguyễn Hữu, 2018. “Khám sức khỏe” công ty kiểm toán: Nhiều vi phạm phải khắc phục <https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/kham-suc-khoe-cong-ty-kiem- toan-nhieu-vi-pham-phai-khac-phuc-215981.html>, truy cập ngày 25/04/2020