Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Của Kiểm Toán Viên Và Doanh Nghiệp Kiểm Toán


Tiểu kết chương 2

Trong thời gian mấy năm qua, các vụ “lùm xùm” về kết quả kiểm toán có sai sót nghiêm trọng làm cho công chúng không khỏi băn khoăn với câu hỏi là liệu pháp luật đã đủ nghiêm khắc đối với KTV và DNKT hay chưa? Thông qua hai “scandal” nổi cộm về hoạt động kiểm toán gần đây, bài viết đã đi sâu phân tích trách nhiệm pháp lý của hai chủ thể riêng biệt là KTV và DNKT trên cả ba góc độ hành chính, dân sự, hình sự. KTĐL là một nghề nghiệp có tính đặc thù trách nhiệm cao hơn so với những nghề dịch vụ thông thường khác. Mục tiêu của cuộc kiểm toán là KTV cần đưa ra ý kiến xác nhận liệu BCTC của khách hàng có trung thực và hợp lý hay không. Kết quả kiểm toán không chỉ được sử dụng bởi khách hàng mà còn được công bố cho bên thứ ba có liên quan sử dụng để ra quyết định kinh doanh. Kết quả kiểm toán sai có thể dẫn đến hậu quả “sai một ly đi một dặm”. DNKT có thể bị xử phạt hành chính, hoặc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thậm chí bị phá sản nếu có thiệt hại ở mức độ nghiêm trọng. KTV có thể bị xử phạt hành chính, hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho sai phạm của mình.

Thị trường tài chính doanh nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh với sự gia nhập của ngày càng nhiều công ty cổ phần đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Để bảo đảm an tâm cho nhà đầu tư tài chính, chất lượng hoạt động kiểm toán không thể bị coi nhẹ. Trên thực tế cho đến nay ở Việt Nam, có thể chưa có DNKT nào bị phá sản do bồi thường thiệt hại, hoặc chưa có KTV nào bị vào tù vì sai phạm trong hoạt động kiểm toán. Song đó không bảo đảm trong tương lai sẽ không xảy ra trong tương lai. Do đó các DNKT cùng KTV phải đề cao tính thận trọng nghề nghiệp và ý thức tuân thủ chuẩn mực chuyên môn cũng như quy định pháp luật chuyên ngành khi thực hiện mỗi hợp đồng kiểm toán.


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN


3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


Để góp phần hoàn thiện vấn đề trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT theo cả hai khía cạnh quy định pháp luật và thực thi pháp luật, tác giả đưa ra một số định hướng như sau:

Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán - 10

Thứ nhất, pháp luật cần cụ thể hóa vấn đề trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT, đặc biệt là chế tài bồi thường thiệt hại và xử lý hình sự. Lĩnh vực hoạt động kiểm toán là một lĩnh vực đặc thù, do vậy Luật kiểm toán độc lập với tư cách là luật chuyên ngành cần quy định cụ thể, chi tiết hơn các chế tài về bồi thường thiệt hại khi KTV hoặc DNKT có sai phạm trong hoạt động kiểm toán. Với quy định pháp luật hiện hành, Nhà nước rất khó có thể xử lý nghiêm khắc về trách nhiệm dân sự hoặc hình sự đối với hành vi sai phạm trong hoạt động kiểm toán.

Thứ hai, công tác quản lý chất lượng hoạt động KTĐL cần được thực hiện tốt ở cấp độ Nhà nước và DNKT. Trong đó, quản lý chất lượng kiểm toán của Nhà nước đóng vai trò định hướng, của nội bộ DNKT đóng vai trò quyết định. Kết quả kiểm toán là sản phẩm sau cùng của quy trình kiểm toán. Do vậy, nếu chất lượng kiểm toán càng cao thì rủi ro BCKT có sai sót càng nhỏ, dẫn đến khả năng phát sinh trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT ở mức thấp.

Thứ ba, nâng cao nhận thức và hiểu biết của các chủ thể sử dụng báo cáo kiểm toán, bao gồm khách hàng và bên thứ ba có liên quan. Quá trình kiểm toán đòi hỏi sự tương tác giữa khách hàng và DNKT. Nếu khách hàng nhận thức vai trò của kiểm toán, khách hàng cần cam kết cung cấp thông tin tài liệu trung thực, phối hợp chặt chẽ với KTV khi thực hiện kiểm toán. Đối với bên thứ ba sử dụng BCKT, họ cần sử dụng thông tin trong BCKT một cách cẩn trọng trước khi đưa ra các quyết định. Số liệu trong BCTC mang tính chuyên ngành mà chỉ những người có kiến thức nhất định về tài chính kế toán


mới có thể hiểu được. Đây cũng là một điều kiện pháp lý không thể thiếu để người sử dụng BCKT có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.


3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán


Như tác giả đã phân tích thực trạng pháp luật ở Chương 2, theo quan điểm của tác giả thì hệ thống luật thực định còn tồn tại một số vấn đề chưa hoàn thiện về vấn đề trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT. Để góp phần đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan, tác giả không đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung các luật như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật thương mại với lý do những luật này có phạm vi điều chỉnh rất rộng. Nó bao trùm toàn bộ các loại hình doanh nghiệp chứ không chỉ có DNKT. Hoạt động KTĐL mang tính đặc thù riêng trong nền kinh tế. Do vậy tác giả tập trung kiến nghị những quy định pháp luật nên được bổ sung hoặc sửa đổi trong Luật chuyên ngành, tức là Luật kiểm toán độc lập và Bộ luật Hình sự.

Thứ nhất, sửa đổi một số quy định trong Luật kiểm toán độc lập 2011 theo hướng như sau:

a) Quy định bắt buộc các DNKT phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà không cho lựa chọn phương pháp trích quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thay cho việc mua bảo hiểm. Như đã phân tích ở chương 2, quy định hiện tại của Luật kiểm toán độc lập 2011 cho phép DNKT mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà không khống chế mức phí bảo hiểm tối thiểu. Nếu DNKT không mua bảo hiểm thì cũng có thể lựa chọn phương án trích lập quỹ dự phòng rủi ro với giá trị 0,5-1% doanh thu năm. Với quy định hiện tại, nguồn tài chính để bù đắp rủi ro nghề nghiệp kiểm toán rất thấp và khó có thể đủ để bồi thường cho người bị thiệt hại khi rủi ro kiểm toán xảy ra. Mặc dù ở Việt Nam chưa có DNKT nào bị phá sản do phải bồi thường thiệt hại vì rủi ro nghề nghiệp, trên thế giới thì không phải là hiếm gặp. Năm 2002 thế giới từng chứng kiến sự diệt vong của một đại gia trong lĩnh vự kiểm toán. Đó là Công ty Anthur Andersen, DNKT lớn thứ 5 thế giới, dính bê bối kiểm toán sai sót nghiêm trọng BCTC của các tập đoàn lớn niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Tiêu biểu là vụ bê bối kiểm toán Tập đoàn năng lượng Enron (Hoa Kỳ). Tập đoàn “Enron đã phải điều chỉnh hồi tố BCTC trong giai đoạn 5


năm số lỗ 600 triệu USD74, trong khi Công ty kiểm toán Andersen luôn xác nhận BCTC của Enron là trung thực và hợp lý. Hậu quả sau đó là: “Anthur Andersen đã phải bồi thường số tiền khổng lồ cho cổ đông khách hàng như Công ty Sunbeam (110 triệu); Công ty Waste Management (107 triệu); Công ty World Com (65 triệu)…Gã khổng lồ Big 5 này đã bị rút giấy phép hành nghề kiểm toán năm 2002”.75

Để bảo đảm an ninh tài chính cho DNKT khi phải bồi thường thiệt hại vì có rủi ro kiểm toán xảy ra, tác giả kiến nghị sửa đổi quy định tại Khoản 5 Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011 về nghĩa vụ của DNKT như sau:

Quy định hiện hành:

“Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính”

Kiến nghị sửa đổi thành:

“Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề với mức phí bảo hiểm hàng năm tối thiểu là 0,5% doanh thu năm”

b) Quy định tăng trách nhiệm bồi thường của KTV theo hướng nếu KTV có lỗi trong quá trình kiểm toán BCTC thì KTV phải hoàn trả chi phí cho DNKT sau khi DNKT đã thực hiện bồi thường thiệt hại cho khách hàng hoặc người sử dụng kết quả kiểm toán. Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011, nếu KTV không bị ràng buộc bởi hợp đồng trách nhiệm (một dạng thỏa thuận dân sự riêng) về trách nhiệm bồi thường khi KTV sai phạm trong kiểm toán BCTC thì KTV không chịu phải chịu chế tài bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Toàn bộ tiền bồi thường thiệt hại là do DNKT phải gánh chịu. Đây là điểm bất hợp lý và hệ quả là nó không khuyến khích các KTV phải nâng cao tính “cẩn trọng nghề nghiệp” trong khi hành nghề. Để giải quyết vấn đề này, tác giả đề xuất chế tài bồi thường như sau:

Kiến nghị bổ sung vào Điều 18 Luật kiểm toán độc lập 2011 về “Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề” một Khoản như sau:

“Kiểm toán viên hành nghề có lỗi gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho doanh nghiệp kiểm toán đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại với


74 Jay M. Feinman, 2003. Liability of Accountants for Negligent Auditing. Florida State University Law Review, Volumn 31/ 2003, page 17.

75 https://webketoan.com/threads/18454-arthur-andersen-su-diet-vong-cua-mot-dai-gia, truy cập ngày

20/05/2020


mức hoàn trả không quá 20 lần lương tối thiểu vùng, trừ trường hợp thiệt hại đã được doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chi trả”

Thứ hai, kiến nghị bổ sung trong Bộ luật hình sự thêm môt tội danh “Vi phạm quy định của Nhà nước về kiểm toán độc lập gây hậu quả nghiêm trọng”. Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung một tội danh mới về lĩnh vực kế toán, đó là “Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”76. Điều đó chứng tỏ Nhà nước đã nhận thấy hậu quả của sai phạm trong công tác kế toán có ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Công tác kiểm toán BCTC thực chất là kiểm tra và xác nhận kết quả công việc kế toán thông qua sản phẩm cuối cùng là BCTC do kế toán viên lập ra. Hơn

thế nữa, kết quả kiểm toán có thể được công bố cho công chúng sử dụng có lợi ích khác nhau. Do vậy KTV có sai phạm do lỗi cố ý và gây hậu quả nghiêm trọng cần phải bị xử lý thích đáng để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Kiến nghị bổ sung tội danh mới trong Bộ luật Hình sự 2015:

“Tội vi phạm quy định của nhà nước về kiểm toán độc lập gây hậu quả nghiêm

trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau

đây, gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;

b) Gian lận để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

c) Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng hồ sơ kiểm toán trước thời hạn lưu trữ theo quy

định;



76 Điều 221 Bộ luật Hình sự 2015


đ) Thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”


3.3. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán


Nhìn chung, nguồn gốc phát sinh trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT là từ những sai phạm trong hoạt động kiểm toán. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hướng tới nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL. Có như vậy mới giảm thiểu hậu quả trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT.

Thứ nhất, giải pháp căn cơ là nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC. Để nâng cao chất lượng kiểm toán, tác giả đưa ra gợi ý số vấn đề cần được chú trong như sau:

DNKT phải xây dựng các chính sách, thủ tục để phát triển văn hóa nội bộ trong công ty với nhận thức “chất lượng là yếu tố sống còn khi thực hiện hợp đồng kiểm toán”. DNKT cần xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Tất cả các cán bộ nhân viên của DNKT cần phải cam kết tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy định về chuyên môn có liên quan. DNKT cần bố trí nguồn nhân lực phù hợp về chuyên môn và thời gian để đảm bảo thực hiện kiểm toán với kết quả tốt, tránh chạy theo lợi nhuận thuần túy. Lưu ý kiểm giám tra giám sát công việc của nhóm kiểm toán.

KTV cần bảo đảm tính độc lập và duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán. Họ cần luôn ý thức rằng BCTC của khách hàng có thể chứa đựng rủi


ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn mà họ cần phải phát hiện ra. KTV cần học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn để bắt kịp với thực tiễn phát sinh. Họ cũng cần mạnh dạn từ chối tham gia kiểm toán nếu kiến thức chuyên môn không phù hợp với đặc thù hoạt động của khách hàng.

Về phía quản lý nhà nước, Cơ quan có thẩm quyền như Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước cần tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán. Kiên quyết xử lý nghiêm những DNKT hoặc KTV vi phạm, kể cả hình thức xử lý hành chính nghiêm khắc nhất là “rút giấy phép hoạt động hoặc giấy phép hành nghề” khi BCKT có sai sót nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư và uy tín của ngành KTĐL. Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hình sự, cần chuyển cho Cơ quan tố tụng để điều tra khởi tố vụ án.

Thứ hai, tăng cường vai trò quản lý của Hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam

Với cơ chế hiện hành, vai trò của Hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam (VACPA) khá mờ nhạt. Các hoạt động của VACPA chủ yếu tập trung vào một số việc như: tổ chức lớp cập nhất kiến thức hàng năm cho KTV (40 giờ/năm); quản lý danh sách KTV hành nghề và DNKT; phối hợp cùng Bộ Tài chính để kiểm tra hành nghề tại các DNKT…Một số công tác quản lý khác như thi sách hạch chứng chỉ KTV; ban hành chuẩn mực kiểm toán; xử lý kỷ luật KTV hoặc DNKT…vẫn do Bộ Tài chính đảm nhận. Khi VACPA phát hiện có sai phạm của KTV hoặc DNKT thì VACPA chỉ có quyền báo cáo Bộ Tài Chính xử lý. Do Bộ Tài chính là Cơ quan Trung ương trực thuộc Chính Phủ. Nếu Bộ Tài Chính ôm đồm quá nhiều công tác quản lý, giám sát hoạt động chuyên môn lĩnh vực KTĐL như hiện nay thì không hiệu quả. Cần học hỏi mô hình tổ chức hoạt động của Tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, Nhà nước cần mạnh dạn trao thêm quyền cho VACPA quản lý các hoạt động mà Bộ Tài Chính đang đảm nhận như: thi sát hạch KTV; ban hành chuẩn mực kiểm toán; xử lý kỷ luật KTV... Tác giả tin rằng với sự quản lý và dẫn dắt của Hội nghề nghiệp kiểm toán, chất lượng hoạt động KTĐL được nâng cao hơn. Ngoài ra VACPA với tính chất sâu sát các hội viên nên sẽ có điều kiện tăng cường kiểm tra và xử lý quyết liệt kịp thời các sai phạm của KTV, DNKT trong quá trình hành nghề.

Thứ ba, Nhà nước cần quy định mức giá phí kiểm toán tối thiểu cho hoạt động kiểm toán BCTC.

Như đã phân tích ở Chương 2, thực tế hiện nay có tình trạng “loạn” giá phí kiểm toán. Nhưng DNKT nhỏ khó cạnh tranh bằng chất lượng với các DNKT lớn nên thường


chào mức phí “siêu thấp”. Mức phí kiểm toán được chào thậm chí có thể dưới 10 triệu đồng cho một cuộc kiểm toán BCTC và do đó thời gian thực hiện kiểm toán thường không quá một ngày. Với thời gian kiểm toán ngắn như vậy thì KTV phải bỏ qua một số quy trình, thủ tục kiểm toán. Mức giá phí kiểm toán càng thấp, rủi ro BCKT có sai sót càng cao. Về phía khách hàng, nếu khách hàng bị bắt buộc phải kiểm toán BCTC theo Luật kiểm toán độc lập thì họ sẽ chọn ký hợp đồng kiểm toán với DNKT báo phí thấp nhất. Trong trường hợp này, các DNKT và KTV tự đẩy mình vào rủi ro BCKT có sai sót cao, và phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nếu có hậu quả thực tế xảy ra.

Để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng giá phí mà không chú trọng chất lượng kiểm toán, tác giả đề xuất Nhà nước cần quy định “mức giá phí kiểm toán tối thiểu”77 cho một cuộc kiểm toán BCTC. Căn cứ tính phí kiểm toán nên dựa vào thời gian tối thiểu để KTV thực hiện tất cả các quy trình và phần hành kiểm toán tiêu chuẩn theo quy định, ngay cả trong trường hợp khách hàng có quy mô nhỏ. Nhà nước có

thể quy định mức giá phí kiểm toán tối thiểu cho từng loại hình doanh nghiệp xếp loại theo quy mô như: doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn căn cứ theo quy định của Chính Phủ (hiện tại là Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/3/2018)

Ví dụ: Nhà nước quy định mức giá phí kiểm toán BCTC tối thiểu đối với doanh nghiệp siêu nhỏ là 30 triệu đồng; đối với doanh nghiệp nhỏ là 45 triệu đồng…

Bên cạnh đó, tác giả đề xuất giá phí kiểm toán phải được trình bày công khai trong phần thuyết minh BCTC kiểm toán. Nhờ vậy, nếu giá phí kiểm toán quá thấp hoặc thay đổi giảm nhiều sẽ là một dấu hiệu mà Cơ quan chức năng liên quan có thể nghi vấn và tiến hành kiểm tra chất lượng của cuộc kiểm toán. Người sử dụng BCKT thường tin tưởng hơn vào chất lượng kiểm toán của các hãng Big 4, mức phí kiểm toán của họ thường cao hơn nhiều lần so với các DNKT nhỏ. Hy vọng trong lần sửa đổi Luật kiểm toán độc lập, mức phí sàn kiểm toán sẽ được đưa vào luật, góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động KTĐL trong tương lai.

Thứ tư, các DNKT và KTV cần chú trọng thực hiện các biện pháp khác phòng ngừa rủi ro xảy ra vụ kiện về trách nhiệm pháp lý.

Do đặc điểm vốn có của hoạt động kiểm toán, rủi ro kiểm toán luôn tồn tại ngay cả khi cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Để giảm


77 Nguyễn Thị Liên Hương. Ảnh hưởng của giá phí kiểm toán đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 32, số 4 (2016), tr. 5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023