Thực Tiễn Trả Hồ Sơ Điều Tra Bổ Sung Tại Tòa Án Quận Tân Phú Từ Năm 2015-2020


Điều 299 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc ra các bản án và các quyết định của Toà án. Khoản 2 của Điều luật quy định:

Theo các quy định trên, thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án trong việc giải quyết vụ án hình sự là của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa hoặc của Hội đồng xét xử tại phiên tòa. Điểm khác biệt giữa hai quyết định là thẩm quyền, thời điểm ban hành và tên gọi của quyết định trả hồ sơ: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trước khi quyết định đưa vụ án ra xét xử được ban hành thì việc yêu cầu điều tra bổ sung sẽ do Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trực tiếp quyết định bằng "Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung". Tại phiên toà, thẩm quyền ban hành "Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung" sẽ do Hội đồng xét xử quyết định và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký "Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung"[23].

2.2 Thời hạn và số lần được trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Khoản 2 Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần [23].

2.3 Thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Thủ tục ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-BCA- TANDTC ngày 22/12/2017.

Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy


định tại khoản 2 Điều 277 của Bộ luật tố tụng hình sự. Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 299 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ra quyết định bằng văn bản và do người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ký. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải theo đúng mẫu dùng cho Thẩm phán, Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung phải theo đúng mẫu dùng cho Hội đồng xét xử, ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP . Trong quyết định phải ghi số, ngày, tháng, năm và lần trả hồ sơ thứ nhất hoặc thứ hai. Trong phần nội dung phải ghi cụ thể “những chứng cứ quan trọng đối với vụ án” cần phải điều tra bổ sung, “tội phạm khác hoặc người đồng phạm khác” phải khởi tố, truy tố hoặc “những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” cần được khắc phục và nêu rò căn cứ pháp luật quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 280 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Trong trường hợp tiếp tục phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thì trong quyết định phải nêu rò những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung lần trước chưa được điều tra bổ sung hoặc đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh vấn đề mới cần điều tra.

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, nếu thấy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ mà không thể tự mình bổ sung được thì Viện Kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; nếu thấy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ theo quy định tại Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự và hướng dẫn tại các Điều 3, Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch số


02/2017/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC thì Viện Kiểm sát có văn bản nêu rò lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 289 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Sau khi kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung, trong đó kết luận rò đối với từng vấn đề điều tra bổ sung và quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ theo thẩm quyền quy định tại Điều 230 và Điều 443 của Bộ luật tố tụng hình sự và thông báo cho Toà án biết.

Nếu kết quả điều tra bổ sung không làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện Kiểm sát có văn bản nêu rò lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án; nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện Kiểm sát ban hành cáo trạng mới thay thế cáo trạng cũ và chuyển hồ sơ đến Tòa án để giải quyết[28].

Điều kiện để trả hồ sơ điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án: Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án được hướng dẫn ở trên mà xét thấy không thể bổ sung tại phiên tòa được; không trả hồ sơ nếu là chứng cứ quan trọng nhưng nếu thiếu cũng truy tố, xét xử được hoặc không thể thu thập được.

Ví dụ: Hiện trường đã bị thay đổi không thể xem xét lại được hay vật chứng đã mất không thể tìm được.


Kết luận Chương 1

1. Qua việc phân tích các vấn đề lý luận về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, chúng tôi đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm của việc trả hồ sơ để điều

tra bổ sung. Khái niệm, đặc điểm của trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã nêu lên quá trình phát triển, các giai đoạn, mục đích của trả hồ sơ điều tra bổ sung.

2. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung chỉ được tiến hành khi có các căn cứ và theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

3. Trả hồ sơ điều tra bổ sung còn có ý nghĩa to lớn cả về pháp lý cũng

như thực tiễn, cụ thể chế định này góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Ngoài ra, chế định còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan, người có

thẩm quyền tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.


Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRẢ HỒ SƠ

ĐIỀU TRA BỔ SUNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TÂN PHÚ, TP HỒ CHÍ MINH

2.1 Thực tiễn trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Tòa Án quận Tân Phú từ năm 2015-2020


Năm

Số vụ truy tố

Số vụ trả

Tỷ lệ

2015

317

66

20,82%

2016

280

26

9,28%

2017

199

4

2,01%

2018

213

23

10,7%

2019

180

15

8,33%

2020

206

19

9,22%

Tổng cộng

1395

153

Trung bình= 10,96%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh - 4

Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung được Tòa án thực hiện có nề nếp, đúng quy định của pháp luật, đúng trình tự thủ tục.

Trong số 1395 vụ mà Tòa án quận Tân Phú trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung thì chỉ có 13 vụ là không được Cơ quan điều tra chấp nhận,

chiếm tỷ lệ 0,93%. Số vụ trả hồ sơ để điều tra bổ sung không được chấp nhậnchủ yếu do quan điểm đánh giá về chứng cứ, do đó đánh giá chứng cứ là một phần vô cùng quan trọng trong giải quyết án hình sự. Tuy vậy, tỷ lệ


vụ án trả hồ sơ nhưng không được chấp nhận là thấp, thể hiện về cơ bản việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung là có căn cứ, đúng pháp luật.

Các căn cứ Tòa án trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung được thể hiện ở các dạng vụ án điển hình như sau:

- Khi thiếu chứng cứ dung để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại điều 85 của bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được.

Vụ án

Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 29/4/2019, Nguyễn Thanh Tiền nhờ em chồng là Vò Hoàng Sơn chở đi đến Quận 6 để làm mẫu tóc cho khách thực tập trang điểm và làm tóc, Sơn đồng ý. Sơn điều khiển xe máy Honda Wave, biển số 59D1-658.92 chở Tiền ngồi sau đi từ nhà số 32/53/41/30 Huỳnh văn Chính, phường Phú Trung, quận Tân Phú. Lúc này, Sơn nảy sinh ý định cướp giật tài sản nên chạy vòng vòng qua các tuyến đường trên địa bàn quận Tân Phú để tìm tài sản cướp giật, trên đường đi Sơn rủ Tiền cướp giật tài sản nhưng Tiền không đồng ý và vẫn ngồi sau xe để Sơn chở. Khoảng 14 giờ 45 phút cùng ngày, khi đi đến đường Trần Hưng Đạo, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú Sơn phát hiện chị Đặng Thị Mỹ Duyên và chị Thái Trần Gia Hân đang đứng cạnh xe máy dừng trước nhà số 18 đường Trần Hưng Đạo, xe dựng dưới lòng đường và chị Duyên có để 01 cái bóp màu xanh, hiệu Juno Vi 101 ở trên baga phía sau xe. Sơn rủ Tiền cướp giật cái bóp của chị Duyên nhưng Tiền không đồng ý, Tiền nói: “thôi, đường này ghê lắm, dễ bị bắt lắm, đừng giật”, Sơn chạy qua khoảng 5m thì quay đầu xe lại, Sơn điều khiển xe máy chở Tiền áp sát vào đuôi xe máy của chị Duyên và Sơn dùng tay trái giật cái bóp trên baga phía sau xe. Trên đường bỏ chạy khoảng 20m - 30m Sơn


đưa cái bóp vừa giật được cho Tiền, Tiền cất cái bóp vào bên trong áo khoát. Sau đó chị Duyên đến Công an phường Tân Sơn Nhì trình báo sự việc.

Sau khi giật tài sản của chị Duyên, Sơn chở Tiền tiếp tục lưu thông đến trước nhà số 02 Hồng Lạc, phường 11, quận Tân Bình thì Sơn phát hiện chị Vò Thị Kim Chi trên cổ có đeo một sợi dây chuyền vàng đang đứng cùng anh Nguyễn Văn Chiến, Sơn chỉ cho Tiền thấy và rủ Tiền cướp giật dây chuyền của chị Chi nhưng Tiền không đồng ý. Sơn điều khiển xe chở Tiền ngồi phía sau, quay đầu xe lại áp sát chị Chi, Sơn dùng tay phải giật đứt sợi dây chuyền của chị Chi rồi tăng ga xe chở Tiền tẩu thoát. Khi chạy đến trước nhà số 49 đường Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình thì xe của Sơn đụng vào người đi đường nên té ngã, Sơn dựng xe lên tiếp tục bỏ chạy, còn Tiền bị quần chúng nhân dân bắt giữ cùng tang vật và thông báo cho Công an Tân Phú xử lý.

Theo kết luận định giá tài sản số 562 ngày 01/04/2020 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự quận Tân Phú, tại thời điểm bị chiếm đoạt, cái bóp màu xanh hiệu Juno VI101 có trị giá là 200.000 đồng.

Vụ án này bị Thẩm phán được phân công xét xử trả hồ sơ 2 lần cho Viện kiểm sát. Lý do trả lần 1 là do Viện kiểm sát truy tố sót đồng phạm là Nguyễn Thanh Tiền. Sau khi điều tra lại Viện kiểm sát vẫn bị trả hồ sơ lần 2 vì truy tố thiếu tội “Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có” của Tiền. 2 lần trả hồ sơ này đều trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

- Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện Kiểm sát đã truy tố bị can còn thực hiện hành vi khác mà bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Vụ án


Đặng Ngọc Nhung và Đoàn Văn Lên là bạn có quen biết với nhau từ trước, khoảng 09 giờ 30 phút ngày 13/10/2019 Nhung rủ Lên đi trộm cắp tài sản, Lên đồng ý và điều khiển xe Yamaha Sirius màu đỏ đen mang biển số 59N2-365.03 chở Nhung đi tìm tài sản trộm cắp, trước khi đi Lên có mua 05 tờ báo các loại đưa cho Nhung, khi đến cơ sở “Da Việt” ở số 528 đường Tân Kỳ Tân Quý, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, lên đứng ngoài cảnh giới và giữ xe, Nhung đi vào trong nhà thấy chị Lê Thị Thanh Mai để chiếc điện thoại di động hiệu Iphone 6 Plus màu vàng trên bàn ghế đá, bên cạnh là anh Lê Văn Cảnh đang ngồi, chị Mai đứng cách đó vài mét, Nhung mời chị Mai mua báo, chị Mai không mua, anh Cảnh lúc đó đi ra ngoài, Nhung dùng tay trái cầm tờ báo đặt lên trên chiếc điện thoại di động sau đó nhắc lên lòng bàn tay và lấy chiếc điện thoại di động đi ra ngoài lên xe Lên chở tẩu thoát.Đến khoảng 10 giờ cùng ngày khi cả hai đến trước nhà số 71 đường Tân Thành, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú thì bị đội Cảnh sát hình sự quận Tân Phú kiểm tra hành chính phát hiện chiếc điện thoại di động của chị Mai trong túi quần của Nhung và trong túi quần của Lên có 04 chiếc điện thoại di động. Trên cơ sở kết quả điều tra Đặng Ngọc Nhung và Đoàn Văn Lên đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội nói trên, ngoài ra cũng với phương thức, thủ đoạn trên Nhung và Lên còn thực hiện một số vụ cụ thể như sau:

Vụ thứ 1: Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 12/10/2019 Đoàn Văn Lên điều khiển xe Yamaha Sirius màu đỏ đen mang biển số 59N2-365.03 chở Đặng Ngọc Nhung lưu thông trên đường, khi đến đường số 52 phường Tân Tạo, quận Bình Tân, Nhung kêu Lên chạy xe áp sát để giật túi xách của chị Trần Thị Anh đang đi bộ trên đường rồi tẩu thoát.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí