Hoàn Thiện Pháp Luật Và Về Trả Hồ Sơ Đề Điều Tra Bồ Sung


thêm nhiều khó khan. Ví dụ: đườmg dây tập đoàn phạm tội nước ngoài, lừa đảo pháp nhân thương mại quy mô lớn,…

Thứ tư, vụ án quá nhiều nhưng cán bộ công chức chuyên ngành quá ít dẫn đến lượng công việc quá tải. Áp lực công việc cao, trách nhiệm lớn, lương lại không phù hợp dẫn đến chán nản chỉ muốn hoàn thành chỉ tiêu. Với mục tiêu như vậy sai xót trong hồ sơ là điều tất nhiên sẽ xảy ra.

Thứ năm, năng lực nghiệp vụ nắm vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện công việc. Nhưng ở đâu cũng vậy, có một bộ phận công chức cán bộ không đủ năng lực để chấp hành hiệm vụ của mình. Dẫn đến sai sót, oan sai, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của xã hội và đất nước.


Kết luận chương 2

1. Đánh giá về thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thấy rằng hầu hết các vụ án trả hồ sơ là có căn cứ, đúng trình tự, thủ tục BLTTHS quy định. Các yêu cầu điều tra bổ sung đã đảm bảo được tính khả thi và tính cần thiết đối với vụ án. Tuy nhiên, còn tồn tại những trường hợp lạm dụng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, việc trả hồ sơ không có căn cứ, không cần thiết hoặc vi phạm quy định của BLTTHS về trình tự, thủ tục trả hồ sơ. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng là một trong những hạn chế mà các cơ quan tiến hành tố tụng cần đặc biệt quan tâm và khắc phục.

2. Với những đánh giá tổng quát về thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, chúng tôi đã đưa ra hai nhóm nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, đó là nhóm nguyên nhân khách quan và nhóm nguyên nhân chủ quan. Hiểu rò về các nguyên nhân này sẽ giúp cho việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị bảo đảm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung được sát sao và phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn.


Chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG


Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh - 7

3.1 Hoàn thiện pháp luật và về trả hồ sơ đề điều tra bồ sung

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung có một ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra tuân thủ theo các quy định của pháp luật, hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội có căn cứ và bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự đúng đắn, khách quan, toàn diện và đầy đủ, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Có thể thấy rằng BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi hầu hết những vướng mắc, bất cập của BLTTHS năm 2003 về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã được các nhà làm luật khắc phục, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó, một số sửa đổi, bổ sung quan trọng như: Các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã được quy định rò ràng hơn, BLTTHS năm 2015 đã sử dụng những cụm từ mới như “chứng cứ để chứng minh” thay cho cụm từ “chứng cứ quan trọng đối với vụ án”, “hành vi mà BLHS quy định là tội phạm” thay cho cụm từ “tội khác”, “một hay nhiều tội phạm khác” và quy định khái niệm “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”; Số lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã được giới hạn cụ thể, quy định chặt chẽ hơn; Một số nội dung mới như trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu xét thấy có thể bổ sung chứng cứ, tài liệu thì Viện kiểm sát có thể trực tiếp bổ sung mà không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra hoặc trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có


căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ đã được luật hóa tạo sự chủ động cho Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hạn chế được tình trạng giải quyết vụ án bị kéo dài như hiện nay…

Tuy nhiên, bên cạnh những sửa đổi, bổ sung quan trọng về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì BLTTHS năm 2015 vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa được các nhà làm luật xem xét sửa đổi, ví dụ như căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Hội đồng xét xử tại phiên tòa, thời hạn điều tra bổ sung...

Do vậy, chúng tôi kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung các quy định này theo hướng như sau: Về căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Hội đồng xét xử tại phiên tòa, cần bổ sung một khoản mới tại Điều 280 BLTTHS 2015 quy định theo hướng: “Các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại phiên tòa”.

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định của BLTTHS năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, cần chú ý một số thủ tục tố tụng liên quan đến trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong vụ án có pháp nhân phạm tội.

3.2 Giải pháp đảm bảo hạn chế trả điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ở quận tân phú.

- Thứ nhất, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về năng lực và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày


02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rò phương hướng, nhiệm vụ và yêu cầu cải cách tư pháp là:

“Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hoá tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh”. Do đó, việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cụ thể cần phải tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử trong sạch, vững mạnh, có tinh thần trách nhiệm cao, có lương tâm và bản lĩnh nghề nghiệp; từng bước tiến tới đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Nâng cao trình độ về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức thực tiễn và những kiến thức phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục phẩm chất, đạo đức cho những người tiến hành tố tụng.

Hai là, tăng cường bổ sung các lớp tập huấn, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử để tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi, trao đổi để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Bên cạnh đó, cần đổi mới nội dung các chương trình tập huấn, đào tạo nghiệp vụ sao cho việc đào tạo phải gắn kết giữa lý luận và thực tiễn; thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về chuyên đề “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung” nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm, trau dồi nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong


lĩnhvực đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử. Thực tiễn cho thấy, tổ chức tốt công tác hợp tác quốc tế về đào tạo sẽ tạo điều kiện phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trong nước.

Ba là, cần chú trọng đầu tư về trang thiết bị, phương tiện giảng dạy, hỗ trợ kinh phí đào tạo để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử; đảm bảo chế độ đãi ngộ các cán bộ, giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, học viện đào tạo các chức danh tư pháp.

- Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là rất quan trọng bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng bắt nguồn từ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng không được chặt chẽ. Vì vậy, để tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, trong giai đoạn điều tra vụ án, Viện Kiểm sát phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra vụ án để nắm chắc nội dung vụ án, đưa ra phương hướng điều tra và xử lý những vấn đề phát sinh được đúng đắn, thống nhất.

Trong suốt quá trình điều tra vụ án, Kiểm sát viên phải thường xuyên trao đổi với Điều tra viên, theo dòi, nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do Điều tra viên đã thu thập được, đối chiếu với các quy định của BLTTHS để xem xét tính hợp pháp, có căn cứ của các quyết định, thủ tục tố tụng, trên cơ sở đó chủ động đề ra yêu cầu điều tra. Đồng thời,


kiểm sát chặt chẽ việc lập hồ sơ của Cơ quan điều tra, bảo đảm việc điều tra vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ. Đối với những vụ án lớn, phức tạp thì Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên tiến hành sơ kết quá trình điều tra khi thấy cần thiết.

Điều tra viên phải lập sổ nhật ký điều tra vụ án. Hàng tuần, Điều tra viên phải chủ động thông báo cho Kiểm sát viên về kết quả điều tra vụ án, kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn, vướng mắc. Trong trường hợp bị can kêu oan, hoặc lúc nhận tội, lúc không nhận tội thì Điều tra viên phải phối hợp với Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can và kiểm tra, đánh giá các chứng cứ đã thu thập được để làm rò căn cứ buộc tội và gỡ tội của bị can.

Trước khi kết thúc điều tra vụ án, Điều tra viên cần trao đổi với Kiểm sát viên thụ lý kiểm tra đánh giá lại toàn bộ tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và thủ tục tố tụng đối với bị can để kịp thời khắc phục, bổ sung trước khi chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát. Trong trường hợp không thống nhất được quan điểm về hồ sơ chứng cứ thì Điều tra viên, Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo hai ngành để thống nhất xử lý.

Hai là, trong giai đoạn truy tố, sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, kiểm tra việc tuân thủ các thủ tục tố tụng của Cơ quan điều tra, tính hợp pháp, đầy đủ của hệ thống chứng cứ nhằm phát hiện kịp thời những mâu thuẫn, thiếu sót trong vụ án để yêu cầu Điều tra viên bổ sung hoặc xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên có thể tự mình thực hiện một số nghiệp vụ điều tra để củng cố chứng cứ trong hồ sơ vụ án mà không cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trong thời hạn truy tố, nếu thấy vụ án có những vấn đề phức tạp về chứng cứ, tội danh, điều khoản của Bộ luật Hình sự cần áp dụng, Kiểm sát


viên phải báo cáo lãnh đạo Viện Kiểm sát trao đổi với lãnh đạo Tòa án để thống nhất ý kiến và biện pháp giải quyết. Đặc biệt là đối với những vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng hoặc có nhiều mâu thuẫn giữa các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án dẫn đến có nhiều quan điểm xử lý vụ án khác nhau thì phải tiến hành họp ba ngành Viện Kiểm sát - Cơ quan điều tra – Tòa án để thống nhất đường lối xử lý vụ án.

Ba là, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự và Thẩm phán được phân công xét xử vụ án phải thường xuyên trao đổi, phối hợp chặt chẽ, xem xét các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, nếu phát hiện thấy có những vấn đề còn thiếu, chưa chuẩn xác thì cần thảo luận thống nhất những vấn đề có thể tự bổ sung được mà không cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán không thống nhất ý kiến thì báo cáo lãnh đạo liên ngành chỉ đạo giải quyết.

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Hội đồng xét xử làm rò những tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Trong trường hợp phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp mà không bổ sung tại phiên tòa được thì Hội đồng xét xử mới trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trên cơ sở sự phân công rò ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm mục đích tạo điều kiện cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm độc lập nhưng vẫn có khả năng chế ước lẫn nhau trong hoạt động tố tụng hình sự.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí