VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
TRẦN NGỌC PHƯƠNG
TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG
GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Có thể bạn quan tâm!
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Quy Định Của Bltths Hiện Hành Về Thsđtbs
- Thực Tiễn Trả Hồ Sơ Điều Tra Bổ Sung Tại Tòa Án Quận Tân Phú Từ Năm 2015-2020
Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN ĐỨC PHÚC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRẦN NGỌC PHƯƠNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 6
1. Nhận thức chung về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự 6
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự 6
1.2 Quy định của pháp luật về trả hồ sơ điều tra bổ sung 11
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TÂN PHÚ,
TP HỒ CHÍ MINH 26
2.1 Thực tiễn trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Tòa Án quận Tân Phú từ năm 2015-2020 26
2.2 Căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung 37
2.3 Những bất cập trong hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung 41
2.4 Nguyên nhân trả hồ sơ đề điều tra bổ sung 44
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG 48
3.1 Hoàn thiện pháp luật và về trả hồ sơ đề điều tra bồ sung 48
3.2 Giải pháp đảm bảo hạn chế trả điều tra bổ sung trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm ở quận tân phú 49
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các giai đoạn tố tụng hình sự thì giai đoạn điều tra, giai đoạnvtruy tố và xét xử đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi chỉ khi Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát, điều tra truy tố đúng người, đúng tội thì mới tạo điều kiện cho Tòa án tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, công tác điều tra cũng như đánh giá về vụ án là điều không dễ dàng khi tình hình tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhiều thủ đoạn mới. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành còn nhiều bất cập, đạo đức nghề nghiệp, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ tư pháp còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để khắc phục tình trạng đó, pháp luật tố tụng hình sự đã quy định cụ thể về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã được quy định từ khi ban hành BLTTHS năm 1988, được hoàn thiện hơn ở BLTTHS năm 2003 và cho đến BLTTHS năm 2015 thì đã quy định chi tiết, đầy đủ hơn. Mặc dù chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được quy định sớm như vậy nhưng hiện nay những vấn đề lý luận về vấn đề này còn chưa được nhận thức thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này đã dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn áp dụng pháp luật và tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung tràn lan, không có căn cứ. Hơn nữa, thực tiễn áp dụng những quy định của BLTTHS năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã chi tiết, đầy đủ, hợp lý hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung không đúng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ
án, kịp thời bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo yêu cầu cải cách tư pháp đã thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, ban hành kịp thời những hướng dẫn nghiệp vụ, lấy tư tưởng, tinh thần của các Nghị quyết của Đảng làm kim chỉ nam cho công tác tư pháp nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp, bảo đảm tốt hơn quyền tự do dân chủ của công dân, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng và tinh thần đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là một trong những vấn đề bức xúc và nhạy cảm đã được một số nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ, các bài báo, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, có thể kể đến một số côngtrình như: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam - Luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Phạm Anh Khoa(2014): Luận văn đã nêu lên một số tồn tại và vướng mắc giữa quy định của chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và thực tiễn áp dụng, phân tích thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, chỉ ra được một số nguyên nhân của tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều trong tố tụng hình sự và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung,
đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với hoạt động tố tụng hình sự; Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Thị Thùy Trang (2016): Luận văn đã trình bày được một số vấn đề lý luận về trả hồ sơ để điều tra bổ sung như khái niệm, căn cứ, mối quan hệ chế ước giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nêu và đánh giá được thực trạng trả điều tra bổ sung của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ đó rút ra những nguyên nhân của thực trạng trên và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong cải cách tư pháp; Một số giải pháp nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự của tác giả Đỗ Kha, Tạp chí Kiểm sát số 01/2007: Bài viết đã nêu lên thực trạng về trả hồ sơ đề điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trên toàn quốc từ năm 2002 đến 2005, từ đó rút ra được một số nguyên nhân cơ bản và đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; Bàn về quy định “Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung” trong điều kiện cải cách tư pháp của tác giả Mai Văn Lư, tạp chí Kiểm sát số 11/2010: Bài viết chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong việc điều tra, truy tố và xét xử và từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản khi bỏ quy định về “Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung”;
Hoàn thiện quy định của BLTTHS về việc Tòa án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung của tác giả Vũ Gia Lâm, tạp chí Tòa án nhân dân số 8/2013: Bài viết trao đổi một số bất cập, vướng mắc của các quy định BLTTHS năm 2003 về việc Tòa án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, trên cơ sở đó, đề xuất việc tiếp tục hoàn thiện quy định của BLTTHS về vấn đề này;…
Ngoài ra còn rất nhiều đề tài, bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật…Trong các công trình trên, ở mức độ này hay mức độ khác vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã được đề cập đến, nhất là các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thậm chí có người đặt vấn đề xem xét tính hợp lý, cần thiết của chế định này trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền. BLTTHS 2015 ban hành đã lâu nhưng vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung vẫn chưa được hoàn thiện và còn nhiều vướng mắc trong thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung; thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung và đánh giá thực trạng đó, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn nữa quy định của pháp luật và hạn chế trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về trả hồ sơ để điều tra bổ sung và thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam;
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong phạm vi quận Tân Phú. Luận văn không nghiên cứu việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng trong quân đội. Tư liệu và số liệu để nghiên cứu trong luận văn được khai thác từ các báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân từ năm 2015 đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật. Phương pháp phân tích tổng hợp vừa đảm bảo tính khái quát của vấn đề được nghiên cứu vừa đảm bảo tính chuyên sâu ở mỗi nội dung liên quan đến trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Phương pháp thống kê được sử dụng để nêu rò số liệu thực tiễn về thực hiện quy định pháp luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
6. Ý nghĩa và lý luận thực tiễn
- Về ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung vấn đề lý luận trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam.
- Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dung làm tài liệu tham khảo trong việc học tập và nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự nói chung cũng như vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Luận văn cũng có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác thực tiễn góp phần hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Chương 2: Thực trạng áp dụng trả hồ sơ điều tra bổ sung trên địa bà quận Tân Phú
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung