truy tố vụ án và nếu thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội
Cần phải có chứng cứ chứng minh sự việc đã xảy ra có cấu thành tội phạm theo đúng quy định của pháp luật hay không, sự việc xảy ra khi nào, ở đâu, chi tiết như thế nào, cách thức, phương tiện gây án.
- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội
Phải chứng minh được chính xác ai là người phạm tội, nguyên nhân, động cơ phạm tội của người đó. Nguyên nhân xảy ra vụ án có phải do lỗi của người đó hay không, nếu có thì đó là lỗi cố ý hay vô ý. Khi thực hiện hành vi phạm tội người đó có đủ năng lực trách nhiệm hình sự hay không. Ví dụ: cá nhân gây án bị tâm thần, mất năng lực hành vi, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc hoàn toàn không có lỗi như sự việc xảy ra là bất khả kháng hoặc phòng vệ chính đáng.
- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo, Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Phải xác định rò nhân thân của người phạm tội cũng như những tiết tang nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để xác định rò khung hình phạt dành cho bị can, bị cáo. Tránh việc xử phạt quá nặng người có công với đất nước cũng như đã biết lỗi và khác phục hậu quả mình gây ra. Ra mức phạt đúng với những bị can bị cáo đã phạm tội nhiều lần hoặc gây án với thủ đoạn quá tinh
vi, man rợ hoàn toàn không ý thức được hành động của mình sai trái đến cỡ nào. Điều này vừa thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo của nhà nước cũng như sự công bằng của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Của Bltths Hiện Hành Về Thsđtbs
- Thực Tiễn Trả Hồ Sơ Điều Tra Bổ Sung Tại Tòa Án Quận Tân Phú Từ Năm 2015-2020
- Thiếu Chứng Cứ Sau Đây Là Trường Hợp Thiếu Chứng Cứ Quan Trọng Đối Với Vụ Án:
- Hoàn Thiện Pháp Luật Và Về Trả Hồ Sơ Đề Điều Tra Bồ Sung
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh - 8
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh - 9
Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
Cũng như những tình tiết trên xác định đúng nguyên nhân và điều kiện phạm tội là chứng cứ để xác định tội danh, định khung hình phạt và xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
- Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Là các chứng cứ chứng minh về việc được loại trừ trách nhiệm hình sự như thi hành mệnh lệnh được giao hay sự kiện bất khả kháng. Miễn trách nhiệm hình sự do người phạm tội không còn khả năng gây án ở thời điểm xét xử nữa(ví dụ: bị bệnh ung thư giai đoạn cuối) hay là miễn hình phạt để thể hiện sự khoa hồng của pháp luật.
2.2.2 Khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác.
Khi chuyển hồ sơ cho Tòa án xét xử Viện kiểm sát chỉ truy tố 1 hay nhiều tội liên quan đến vụ án này. Nhưng khi xét xử Tòa án phát hiện ra bị can, bị cáo còn phạm 1 hay nhiều tội khác.
Ví dụ: Bị cáo A bị truy tố tội trộm cắp tài sản nhưng trong cùng ngày thực hiện hành vi phạm tội này A còn thực hiện hành vi cướp giật nhưng trong cáo trạng của viện kiểm sát lại không nhắc đến.
2.2.3 Khi có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc người khác phạm tội.
+ Ngoài bị can, bị cáo đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác, hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can.
Trong trường hợp bị cáo phạm nhiều tội nhưng cơ quan điều tra đã quyết định tách tội chưa được truy tố thành một vụ án khác hoặc đình chỉ điều tra thì không cần trả hồ sơ điều tra bổ sung.
2.2.4 Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.
Được coi là vi phạm nghiên trọng thủ tục tố tụng khi:
-Điều tra truy tố xét xử không đúng thẩm quyền theo luật định.
- Không có người bào chữa, người phiên dịch trong trường hợp cần thiết.
- Các lệnh, quyết định giấy tờ liên quan không đúng theo thủ tục, trình tự.
- Xung đột lợi ích giữa những người tham gia tố tụng với nhau nhưng không thay đổi.
- Bằng chứng, chứng cứ hồ sơ bị sửa đổi là sai lệch sự thật khách quan.
- Bị can, bị cáo bị đối xử không công bằng trong quá trình điều tra truy tố. Ví dụ: nhục hình, bức cung.
2.3 Những bất cập trong hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung
Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác. Tuy nhiên, tại Điều 298 BLTTHS lại có quy định về giới hạn việc xét xử: “Tòa án có thể xét xử bị cáo … về một tội khác bằng hoặc nhẹ tội hơn tội mà Viện Kiểm sát đã truy tố”. Như vậy, khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác và nếu tội đó bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện Kiểm sát truy tố thì Tòa án không trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vẫn tiến hành xét xử. Rò ràng, quy định tại Điều 298 BLTTHS đã làm cho căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án tại điểm b khoản 1 Điều 280 BLTTHS trở nên thừa, không cần thiết.
Căn cứ các yêu cầu điều tra bổ sung chưa phù hợp với chức năng của Tòa án.
Thực tiễn tố tụng cho thấy có nhiều trường hợp, Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã lạm dụng quy định về yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án để tăng thêm thời hạn điều tra của vụ án khi vụ án đã gia hạn hết thời hạn điều tra, truy tố được quy định tại Điều 172 và Điều 240 BLTTHS nhưng vẫn chưa đủ chứng cứ vững chắc khi Tòa án trả hồ sơ thì Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra sẽ có thêm thời hạn điều tra, nhất là đối với những vụ án phức tạp mà vì nhiều lý do đã không thể hoàn thành việc điều tra, truy tố đúng thời hạn trước đó. Song, vấn đề đặt ra ở đây là việc Tòa án trả lại hồ sơ điều tra bổ sung là không đúng với chức năng xét xử vốn có duy nhất ở Tòa án. Tòa án không thể là cơ quan phối hợp giúp các cơ quan tiến hành tố tụng khác hoàn tất công việc điều tra vụ án.
Điển hình nhất là tình trạng trả bổ sung nhiều lần, mặc dù luật quy định rò thẩm phán chỉ được trả một lần và hội đồng xét xử trả một lần nhưng trên
thực tế số lần trả hồ sơ có thể nhiều hơn rất nhiều. Nguyên nhân của việc này có thể là do lỗi của thẩm phán như sợ trách nhiệm giải quyết vụ việc không rò ràng hoặc Viện kiểm sát cố tình để Tòa án trả lại để có thêm thời gian điều tra. Cho dù đã trả lại nhiều lần thì việc điều tra vẫn không tiến triển nên buộc phải tiến hành xét xử.
Ngoài ra cũng có những trường hợp từ kết quả điều tra bổ sung lần thứ nhất, Toà án xét thấy cần điều tra bổ sung vấn đề mới phát sinh trong vụ án nên cũng ra quyết định trả hồ sơ để tiếp tục điều tra bổ sung.
Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung mặc dù có những lợi ích nhất định như tìm rò sự thật khách quan, tránh bỏ lọt tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội nhưng nếu xét trên mọi phương diện lại không công bằng cho người phạm tội. Luật sư chỉ được bào chữa một lần trong phiên xét xử nhưng chế định này lại cho phép Viện kiểm sát và cơ quan điều tra được làm lại nhiều lần. Không những vậy còn kéo thêm Tòa án là cơ quan chỉ có chức năng xét xử vào quá trình buộc tội bị can, bị cáo. Làm nhưng vậy là trái nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật hình sự.
-Về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung không đúng:
+ Việc Tòa án trả hồ sơ không đúng về hình thức.
Hình thức của quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung được quy định tại Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng vì cả lý do khách quan như không đọc kỹ quy định, cẩu thả, thiếu trình độ nhất định nên vẫn sai hoặc chủ quan như biết là không có lý do chính đáng nhưng vẫn trả hồ sơ để kéo dài thời gian tránh trách nhiệm được giao.
+ Trả hồ sơ không đúng về nội dung.
Trong số những vụ Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung có những trường hợp trả hồ sơ nhưng không được Viên kiểm sát chấp nhận. Viện Kiểm sát không chấp nhận vì không có căn cứ pháp luật hoặc yêu cầu điều tra bổ sung không khả thi.
Ví dụ: Yêu cầu dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông, vụ án cướp giật tài sản xảy ra đã lâu ngày, không còn khả năng khôi phục lại các dấu vết do sinh hoạt đã bị xáo trộn, yêu cầu lấy lời khai của người làm chứng đã đi khỏi địa phương, không có tin tức, địa chỉ....
Vì những lý do trên Viện Kiểm sát có văn bản giữ nguyên quyết định truy tố. Sau đó, Toà án xét xử vụ án như đề nghị của Viện Kiểm sát và không có cơ sở để kiến nghị trong bản án về những yêu cầu điều tra bổ sung chưa được thực hiện. Việc trả hồ sơ trong những trường hợp này, trách nhiệm thuộc về Toà án.
- Về việc trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên tòa.
Thường ít xảy ra hơn việc trả điều trả bổ xung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vì thường trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thẩm phán đã phải xem xét hồ sơ vụ kỹ lưỡng, đã đầy đủ hay chưa, có yếu tố nghi vấn nào không, nếu có sẽ trả hồ sơ cho viện kiểm sát trừ những trường hợp khi gặp mặt bị cáo trực tiếp mới phát hiện ra thiếu xót xai phạm. Nhưng vẫn còn nhiều thẩm phán đến khi đã xét xử mới phát hiện ra lỗi cần phải trả hồ sơ từ đầu. Trách nhiệm này thuộc về tòa án.
- Việc Toà án trả hồ sơ vì các lý do khác
Đó là khi trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung lý do trả hồ sơ là” theo đề nghị của Viện kiểm sát” theo khoản 2 điều 280 BLTTHS 2015.
2.4 Nguyên nhân trả hồ sơ đề điều tra bổ sung
Nguyên nhân khách quan:
+ Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng theo đó mà tiến hóa. Áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại tội phạm tinh vi dẫn đến nhiều vụ án vô cùng phức tạp. Việc điều tra truy tố gặp nhiều khó khăn do còn nhiều thiếu xót làm cho việc trả điều tra bổ sung hồ sơ xảy ra nhiều lần.
+ Hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật tố tụng hình sự còn chưa thật hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, còn nhiều kẽ hở chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Trong khi đó công tác hướng dẫn về nhận thức pháp luật và áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất về đánh giá chứng cứ, tội danh cũng như đường lối xử lý vụ án. Các quy định về căn cứ để trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn khá chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau nên việc áp dụng pháp luật trong hoạt động này chưa thống nhất. Điều này dẫn đến trong thực tế việc hiểu và áp dụng pháp luật giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa thống nhất.
+ Thông tư số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung chỉ mới quy định về việc xác định trách nhiệm trong việc trả hồ sơ của các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng chưa quy định chế tài cụ thể đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi có lỗi trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Nguyên nhân chủ quan:
+ Tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng chưa cao, chưa phát huy đúng mức với yêu cầu của công việc,
chưa thực hiện đúng và đầy đủ quy trình, trình tự của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự.
+ Năng lực một số công chức trong ngành vẫn còn hạn chế, không lường trước đượ sự việc sẽ xảy ra, thiếu tinh thần trách nhiệm làm mất thời gian, công sức và sự công bằng trong quá trình tìm ra sự thật khách quan.
+ Không có sự hợp tác đồng bộ giữa các ngành có liên quan, đùn đẩy trách nhiệm. Tòa án trả hồ sơ có căn cứ đầy đủ nhưng Viện kiểm sát không tiến hành điều tra lại mà giữ nguyên ý kiến. Hoặc Viện kiểm sát đã điều tra rò rang nhưng Tòa án vẫn cứ trả vì sợ khi oan sai sẽ phải gánh trách nhiệm quá lớn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung vẫn cao dù đã nhiều lần sửa đổi như sau:
Thứ nhất, Bộ luật hình sự vẫn chưa đạt đến sự toàn diện bao quát tất cả các mặt của xã hội. Nhiều điều luật có cấu thành giống nhau, các tội ghép còn nhiều làm nhiều điều luật trở nên chung chung nên khó xác định ranh giới để định tội danh cũng như khung hình phạt. Tình tiết này có thể áp dụng cho tội này cũng có thể áp dụng cho tội kia.
Thứ hai, trả hồ sơ điều tra bổ sung không hề có định nghĩa chung trong bộ luật tố tụng hình sự cũng như có văn bản pháp luật khác do nhà nước quy định. Vậy nên việc hiểu chế định này đến mức độ như thế nào là tùy theo mỗi Cũng không hề có sự thống nhất giữa các ban ngành nên dẫn đến nhiều hiểu lầm, nhầm lẫn cố ý hoặc vô ý với nhau. Gây khó khăn trong việc liên kết để xét xử vụ án một cách công bằng nhất.
Thứ ba, xã hội phát triển con người phát triển, tội phạm cũng nhân đó mà phát triển theo. Xuất hiện đủ loại tội phạm mới, thủ pháp tinh vi, khó bị phát hiện, liên quan đến trong và ngoài nước. Làm cho việc điều tra càng gặp