Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. Nhận thức chung về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự.
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự.
-Khái niệm, đặc điểm
Trả hồ sơ điều tra bổ sung không phải là một chế định mới trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhưng đến nay chế định này vẫn chưa có khái niệm cụ thể theo quy định của pháp luật. Chỉ được đưa ra theo nhiều cách khác nhau như trong giáo trình, luận văn hoặc tạp chí về luật pháp. Ví dụ như khái niệm như sau:
- “Điều tra bổ sung là hoạt động điều tra thêm về vụ án hình sự của Cơ quan điều tra theo yêu cầu của Viện kiểm sát hay Tòa án nhằm phát hiện, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan.” [21]
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một hoạt động tố tụng được quy định tại Điều 168 và Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhằm khắc phục những tồn tại, thiếu sót của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, triệt để, chính xác và đúng pháp luật.
Có thể bạn quan tâm!
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Quy Định Của Bltths Hiện Hành Về Thsđtbs
- Thực Tiễn Trả Hồ Sơ Điều Tra Bổ Sung Tại Tòa Án Quận Tân Phú Từ Năm 2015-2020
- Thiếu Chứng Cứ Sau Đây Là Trường Hợp Thiếu Chứng Cứ Quan Trọng Đối Với Vụ Án:
Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.
- Điều tra bổ sung là một hoạt động được quy định trong Bộ luật Tốtụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm bảo đảm việc xử lý vụ án hình sự đúng đắn và có căn cứ pháp luật. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung chỉ được thực hiện khi vụ án còn thiếu chứng cứ quan trọng mà Viện
kiểm sát không tự điều tra được hoặc Tòa án không thể làm rò được khi xét xử vụ án, do đó mục đích trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm bảo đảm việc truy tố, xét xử vụ án hình sự khách quan, toàn diện, xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là chế định của luật tố tụng hình sự quy định Viện kiểm sát hoặc Tòa án chuyển trả hồ sơ cho Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra để điều tra thêm về vụ án hình sự theo các căn cứ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm mục đích làm sáng tỏ vụ án hình sự, để Tòa án xét xử vụ án một cách công minh, chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Có thể nói, các khái niệm trên đã đưa được những luận điểm hợp lý về thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục và mục đích của trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Về thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung, chúng ta biết rằng việc giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn tố tụng, trong đó ba giai đoạn quan trọng nhất là điều tra, truy tố, xét xử. Mỗi giai đoạn được pháp luật tố tụng hình sự quy định những nhiệm vụ, quyền hạn riêng nhưng có liên quan mật thiết với nhau, giai đoạn trước làm tiền đề cho việc thực hiện giai đoạn sau. Vì vậy, nếu trong giai đoạn điều tra vụ án có thiếu sót, các chứng cứ chưa rò ràng và còn có những mâu thuẫn, phát sinh những chứng cứ mới có ý nghĩa đối với việc đánh giá bản chất của vụ án, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc thiếu các thủ tục tố tụng và một số các lý do khác như có sự khác nhau về quan điểm đánh giá vụ án giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng mà không tự mình làm rò được thì trong giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử,
các cơ quan tiến hành tố tụng có thể tự khắc phục được hoặc trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra bổ sung. Do đó, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một yêu cầu khách quan của quá trình tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo việc điều tra, truy tố và xét xử được đầy đủ, toàn diện, khách quan, chính xác, tránh làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm.
Khi thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát, Tòa án phải đảm bảo căn cứ, không phải trường hợp nào cũng có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Pháp luật tố tụng hình sự đã quy định cụ thể về các căn cứ này nhằm ngăn chặn tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng trả hồ sơ để điều tra bổ sung tràn lan, không cần thiết.
Đồng thời, Viện kiểm sát, Tòa án còn phải tuân thủ trình tự, thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Mọi hoạt động tố tụng hình sự đều phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa để quá trình tiến hành tố tụng giải quyết vụ án được khách quan, chính xác và hợp pháp. Do vậy, pháp luật tố tụng hình sự cũng đã ban hành một trình tự, thủ tục hợp lý về việc ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thời hạn và số lần trả hồ sơ, việc thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung và những hậu quả pháp lý của trả hồ sơ để điều tra bổ sung để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện thống nhất trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến mục đích của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đối với bất cứ hoạt động tố tụng hình sự nào luôn được các chủ thể thực hiện với một mục đích nhất định, có một ý nghĩa nhất định. Từ giai đoạn điều tra, truy tố cho đến giai đoạn xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn hướng tới việc chứng minh tội phạm và sự thật khách quan. Nếu quá trình giải
quyết vụ án được thực hiện đầy đủ, khách quan thì việc chứng minh tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội sẽ đúng đắn, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Đây là mục đích xuyên suốt, là kim chỉ nam cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung ra đời nhằm mục đích khắc phục những thiếu sót trong quá trình chứng minh tội phạm và đi tìm sự thật khách quan của các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo cho công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm được thực hiện hiệu quả hơn.
Từ sự phân tích trên, có thể rút ra các đặc điểm của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung như sau:
Thứ nhất, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một hoạt động tố tụng do các cơ quan tiến hành tố tụng (Viện kiểm sát, Tòa án cấp sơ thẩm) thực hiện. Hình thức của hoạt động tố tụng này chính là quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nội dung của quyết định phải thể hiện rò thẩm quyền, căn cứ, số, ngày tháng năm, địa điểm ban hành và quan trọng nhất là phải ghi rò những vấn đề cần điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát. Tương tự, Viện kiểm sát là cơ quan có trách nhiệm thực hiện quyết định của Tòa án,Viện kiểm sát có thể tự mình điều tra bổ sung hoặc trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra những vấn đề Tòa án yêu cầu trong trường hợp không thể tự mình bổ sung được;
Thứ hai, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung chỉ do Viện kiểm sát và Tòa án tiến hành (trong giai đoạn truy tố và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự) trên cơ sở tuân thủ các quy định của BLTTHS về căn cứ, trình tự, thủ tục...Ngoài
Viện kiểm sát và Tòa án, các cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng không có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
Thứ ba, mục đích của việc quy định chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự là nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử phải thật sự đầy đủ, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung chính là cơ hội để cơ quan tiến hành tố tụng được sửa sai, bổ sung những thiếu sót còn tồn tại trong quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ và bảo đảm thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đó vừa là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ pháp lý mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện, cũng là một yêu cầu khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự để đảm bảo các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.
Từ những đặc điểm cơ bản trên, có thể hiểu: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là hoạt động tố tụng do Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện trong giai đoạn truy tố hoặc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự khi có các căn cứ và được tiến hành theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đầy đủ, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
-Vai trò
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm đảm bảo việc xác định sự thật khách quan của vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội. Qua hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng có điều kiện đánh giá, tìm ra được những
nguyên nhân của những việc đã làm được cũng như những tồn tại trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ đó có biện pháp để kịp thời sửa chữa, khắc phục những sai sót, đồng thời tích lũy thêm được những kinh nghiệm thực tiễn quý báu từ hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Nguyên tắc này được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 10 BLTTHS: “Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rò những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” [4, tr.13].
Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong việc giải quyết vụ án hình sự của Tòa án nhân dân có vai trò trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng. Sau nhiều lần sửa đổi đã phát huy hiệu quả trong thực tế. Tuy nhiên, vẫn có những quy định chưa phản ánh đầy đủ, có những quy định đã trở nên lạc hậu, có những quy định chưa đầy đủ làm cho người áp dụng pháp luật lúng túng.
1.2 Quy định của pháp luật về trả hồ sơ điều tra bổ sung
1.2.1 Khái quát quy định của pháp luật tố tụng hình sự về THSĐTBS
Trả hồ sơ điều tra bổ sung được BLTTHS năm 1988 quy định tại các Điều 154 và Điều 173. [21]
Điều 154. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên toà được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nói rò trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới đình chỉ vụ án thì Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và báo cho Toà án biết.
Trong trường hợp Viện Kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Toà án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Toà án vẫn tiến hành xét xử.
Điều 173. Việc ra bản án và các quyết định của Toà án.
1. Bản án của Toà án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, thư ký phiên toà; chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc
trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được viết thành văn bản.
3. Quyết định về vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà.
Theo quy định tại điểm c khoản 5 mục IV của Thông báo số 61/KT-LN giữa Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ nội vụ Hướng dẫn về thời hạn điều tra bổ sung thì thời hạn trả hồ sơ để điều tra bổ sung không quá 01 tháng.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung được BLTTHS năm 2003 quy định tại các Điều 179 và Điều 199. [22]
Điều 179. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên toà được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác.
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rò trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Toà án biết.
Trong trường hợp Viện Kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án".
Điều 199. Việc ra bản án và các quyết định của Tòa án