Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thời Vụ Du Lịch

bất ngờ, thu nhận được ngay lập thức những kinh nghiệm "chưa bị biên tập bởi trí tuệ người khác"

- Giao lưu xã hội

Nhu cầu giao lưu xã hội là một phần quan trọng để tạo nên chất lượng của kinh nghiệm thu nhận được qua chuyến đi và liên quan đến hỏi "làm như thế nào?". Khi đến một điểm du lịch xa lạ, du khách hiếm khi đi một mình mà thường đi cùng với gia đình, bạn bè hoặc theo đoàn, nhóm. Thông qua du lịch, con người ngày càng gắn bó và hiểu nhau hơn. Thể thao không chỉ là một hoạt động nhằm phá triển thể lực và nâng cao sức khỏe, mà còn là một hoạt động tạo ra sự giao lưu xã hội. Con người ngày càng muốn được gắn bó với nhau nhiều hơn trong thời gian nghỉ ngơi của mình thông qua các hoạt động như xem biểu diễn nghệ thuật, đi mua sắm, chơi thể thao hoặc đi du lịch…

- Sự hứng thú

Nhu cầu phổ biến của du khách khi đi du lịch là tạo được một cái gì đó khác thường hoặc mới lạ và để thu nhận được một kinh nghiệm gì đó không thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Du lịch giúp con người thoát khỏi thế giới thực tại trong một khoảng thời gian nhất định và tăng thêm nhiều hứng thú trước khi quay về thế giới thực tại.

- Tăng cường bản ngã

Tăng cường bản ngã là phạm trù triết học của sự "đề cao cái tôi" trong mỗi người. Với lý do đó, nhiều du khách lựa chọn chuyến đi là có sự ảnh hưởng của uy tín cá nhân. Việc đến những nơi du lịch nổi tiếng, kỳ lạ với giá tour trọn gói cao được đánh giá quan trọng hơn đến một nơi thông thường với mức giá vừa phải. Họ muốn người khác biểu lộ sự kính trọng, thán phục hoặc thậm chí ganh tỵ khi nghe đến những nơi họ đã tới hoặc đã đi qua.

Động cơ du lịch

Động cơ được hiểu là sự thúc đẩy con người thực hiện hoạt động theo mục tiêu nhất định nhằm thỏa mãn các nhu cầu đặt ra. Do đó, vấn đề then chốt để hiểu được động cơ du lịch là xem chuyến đi có thỏa mãn được các nhu cầu và mong muốn hay không. Một người đi du lịch không chỉ để được ngồi trên máy bay hoặc được nghỉ trong một khách sạn mà họ muốn được thỏa mãn các nhu cầu hoặc mong muốn đặc trưng. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Hoạt động marketing sẽ hoàn

toàn khác nhau giữa một đại lý du lịch cho rằng mình chỉ là người bán vé cho các hãng hàng không với một đại lý cho rằng mình đang chào bán “những giấc mơ” cho khách hàng. Với hình thức du lịch “ẩm thực”, du khách không chỉ được thỏa mãn nhu cầu ăn uống mà còn được đáp ứng nhu cầu xã hội khác như giao tiếp, kết bạn hoặc tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Như vậy, động cơ du lịch phản ánh những nhu cầu, mong muốn của du khách và là lý do của hành động đi du lịch. Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất của con người trong một thời điểm nhất định và nhu cầu này quyết định hành động của con người. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu cũng sẽ tác động đến động cơ. Nhu cầu du lịch nói chung rất phức tạp, đa dạng, mang tính cá nhân và chủ quan. Tuy nhiên, có thể tập trung lại thành ba nhóm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

- Nhóm nhu cầu đặc trưng: thỏa mãn sự hiếu kỳ, nâng cao hiểu biết, thu nhận kinh nghiệm, thưởng thức, giải trí… là động lực chính cho chuyến đi.

- Nhóm nhu cầu cơ bản: ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển… gắn liền với sự tồn tại của con người dù đang ở nơi cư trú hay đi du lịch.

- Nhóm nhu cầu bổ sung: thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cá nhân khác ngoài hai nhóm trên trong chuyến đi.

Trong các chuyến du lịch, một thực tế thường thấy là có những loại hình du lịch đối với người này thì rất hấp dẫn nhưng với người khác thì ngược lại, thậm chí còn gây sự sợ hãi. Sự lực chọn chuyến đi của khách du lịch rất khác nhau tùy thuộc nhu cầu, động cơ của mỗi người. Việc nắm bắt được động cơ các chuyến đi du lịch của khách là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và điểm đến du lịch vì qua đó có thể dự đoán được lượng khách sẽ đến điểm du lịch, loại hình du lịch mà khách sẽ ưa thích và sản phẩm, dịch vụ mà khách sẽ tiêu dùng.

Động cơ mang tính chủ quan và cá nhân nên rất khó xác định. Nó bộc lộ qua lý do đi du lịch của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, khách du lịch vì lý do này hay lý do khác mà không muốn hay không thể nói ra động cơ thực sự thúc đẩy họ tham gia vào chuyến đi cụ thể. Chính vì vậy, việc nhận thức được động cơ và bộc lộ động cơ du lịch của khách có thể thuộc một trong ba trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: Nhận thức được động cơ và sẵn sàng bộc lộ qua lý do thật sự của chuyến đi.

+ Trường hợp 2: Nhận thức được động cơ nhưng không muốn bộc lộ hoặc bộc lộ qua những lý do không đúng.

+ Trường hợp 3: Không nhận thức được động cơ, không bộc lộ được lý do thực sự của chuyến đi du lịch.

Xuất phát từ nhu cầu, các học giả Mỹ McIntosh, Goeldner và Ritchie đã nhóm các động cơ du lịch thành bốn loại:

+ Các động cơ về thể chất: Những động cơ này nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng, hồi phục sức khỏe thông qua các hoạt động thể chất như nghỉ dưỡng, tham gia thể thao, nghỉ biển, tắm suối khoáng, giải trí thư giãn và các động cơ khác liên quan trực tiếp tới sức khỏe.

+ Các động cơ về tìm hiểu (tri thức): Theo tự nhiên, loài người là một sinh vật ham hiểu biết. Sự khao khát của con người để được nhìn được trải nghiệm và học hỏi những điều mới lạ là không bao giờ cạn. Vì vậy, họ đến các vùng, quốc gia, các nền văn hóa và tham gia các hoạt động đều nhằm khám phá, tìm hiểu, học tập và nâng cao vốn sống, vốn tri thức của mình.

+ Các động cơ về giao lưu: Đó là sự khát khao gặp gỡ những con người mới, tạo những mối quan hệ bạn bè mới; thăm lại thân nhân hoặc bạn bè; thoát ly sự nhàm chán của công việc và gia đình thường ngày....

+ Các động cơ về địa vị và uy tín: Động cơ này liên quan đến nhu cầu đề cao và phát triển cá nhân. Nội dung của loại động cơ này bao gồm các chuyến đi liên quan đến kinh doanh, hội nghị, nghiên cứu, theo đuổi sở thích và giáo dục. Thông qua du lịch để thỏa mãn khát vọng được chú ý, đánh giá, thừa nhận, và kính trọng.

Việc tách biệt các động cơ du lịch theo các loại nêu trên là một vấn đề khó khăn vì chúng có những yếu tố đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, việc phân chia này giúp giải thích được thực chất của hành vi du lịch, tại sao con người đi du lịch.

Những nghiên cứu gần đây về động cơ du lịch tập trung vào hai khái niệm "thúc đẩy" và "lôi kéo". Các nhân tố "thúc đẩy" một chuyến đi có nguồn gốc duy nhất từ bên trong du khách thường là sự phản ứng lại môi trường sinh sống hoặc làm việc và liên quan đến các điều kiện tâm lý – xã hội riêng biệt đối với từng người. Các nhân tố này chính là động cơ du lịch xuất phát từ nhu cầu đã trình bày ở phần trên.

Các nhân tố "lôi kéo" đi du lịch phát sinh từ chính bản thân điểm đến du lịch. Động cơ “đẩy” giúp giải thích tại sao con người phát triển nhu cầu và khát vọng đi du lịch, còn động cơ “kéo” giúp giải thích sự lựa chọn điểm đến du lịch. Lúc này, có hai đáp án trả lời cho câu hỏi “Điều gì làm con người đi du lịch?”. Thứ nhất, chủ yếu từ các động cơ thúc đầy thỏa mãn sự hiểu biết, phá vỡ nhàm chán, nhu cầu giao tiếp và cơ hội tự khẳng định mình. Thứ hai, có nhân tố lôi kéo cũng có tầm quan trọng tương đương đó là tính độc đáo của điểm hấp dẫn, cơ hội xa nhà, hoặc thời gian tự do với các hoạt động giải trí.

Như vậy, các động cơ du lịch vừa có cả thuộc tính văn hóa lẫn tâm lý – xã hội. Khách du lịch có thể bị hấp dẫn bởi một sự kiện văn hóa nhất định hoặc tính độc đáo, riêng có của nơi đến du lịch. Với một số người khác, các nơi đến ít khi có vai trò như là một động lực thúc đẩy sự thỏa mãn nhu cầu đi du lịch. Họ không đến điểm du lịch để hưởng thụ các tài nguyên du lịch mà vì các lý do tâm lý – xã hội không liên quan đến bất kỳ một nơi đến đặc biệt nào.

3.2. Sản phẩm du lịch‌

Sản phẩm du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism Product.

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó.

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hoá) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấo cho du khách hay nó bao gồm các hàng hoá, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hoá du lịch. Phân loại‌

Bất kì sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng hợp, do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh cùng tham gia cung ứng.

- Sản phẩm đơn lẻ: Là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thoả mãn một nhu cầu cụ thể của khách.

Ví dụ một khách sạn có dịch vụ cho khách du lịch thuê xe tự lái. Các nhà cung ứng có thể là khách sạn, có thể là nhà hàng, có thể là hãng vận chuyển…

- Sản phẩm tổng hợp: Là sản phẩm phải thoả mãn đồng thời một nhóm nhu cầu mong muốn của khách du lịch.

Chẳng hạn chương trình (tour) du lịch trọn gói bao gồm nhiều dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí…

Đặc điểm‌

Sản phẩm du lịch có đầy đủ 4 đặc điểm của dịch vụ, đó là:

- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể). Thực ra nó là một kinh nghiệp du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hoá.

- Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.

- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng.

- Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống…

4. Thời vụ du lịch‌

4.1. Khái niệm và đặc điểm của thời vụ du lịch‌

Tính thời vụ du lịch (tiếng Anh: Seasonality in tourism) là sự dao động lặp đi, lặp lại hàng năm đối với cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của một số nhân tố nhất định.

Cung du lịch mang tính tương đối ổn định về lượng trong năm còn cầu du lịch lại thường xuyên biến động do phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Cho nên, nếu lượng cầu dao động quá lớn thì lượng cung không thể nào đáp ứng được.

Biểu đồ: Biến động cung cầu trong thời vụ du lịch

Biến động cung cầu trong thời vụ du lịch Khi xem xét tính thời vụ của một 1

Biến động cung cầu trong thời vụ du lịch

Khi xem xét tính thời vụ của một khu vực, một đất nước nào đó cần chú ý đến những loại hình du lịch được kinh doanh tại đó là gì. Mỗi một loại hình du lịch có một đặc điểm khác nhau vì vậy thời vụ du lịch cũng diễn ra khác nhau.

Vì thế, tính thời vụ của một vùng sẽ là tập hợp các dao động theo mùa của cung và cầu các loại hình du lịch được phát triển ở đó.

Sự chênh lệch về thời gian giữa các loại hình du lịch và cường độ biểu hiện của từng loại chính là nguyên nhân tạo ra đường cong thể hiện các dao động thời vụ du lịch của toàn bộ hoạt động du lịch.

Sự dao động của cung và cầu du lịch đó đã tạo ra các mùa du lịch trong năm. Các mùa trong du lịch

Cường độ nhu cầu du lịch không giống nhau giữa các tháng trong năm tạo ra các thời kì có lượng cầu khác nhau, đó là các mùa du lịch. Bao gồm:

- Mùa chính du lịch: là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch cao nhất.

- Mùa trái du lịch: là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch thấp nhất. Ngoài ra, người ta còn xác định khoảng thời gian kề trước và sau mùa chính du lịch:

- Trước mùa chính du lịch: là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch thấp hơn mùa chính, xảy ra trước mùa chính.

- Sau mùa chính: là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch thấp hơn mùa chính, xảy ra sau mùa chính.

Đặc điểm tính thời vụ du lịch

Dưới tác động của những nhân tố khác nhau, tính thời vụ du lịch có những đặc điểm quan trọng như sau:

- Tính thời vụ trong du lịch là một hiện tượng phổ biến và khách quan ở tất cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch.

- Một quốc gia, một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào thể loại du lịch được phát triển ở đó.

- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau.

- Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì kinh doanh.

- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch.

- Độ dài thời gian và cường độ thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch.

- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào các cơ sở lưu trú chính.

4.2. Các nhân tố tác động đến thời vụ du lịch‌

Tính thời vụ trong du lịch luôn tồn tại bởi tác động của một tập hợp gồm nhiều nhân tố, đó là các nhân tố tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, tổ chức, tâm lý, kỹ thuật.... Trong đó, một số các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến cung, một số nhân tố ảnh hưởng đến cầu, và một số nhân tố ảnh hưởng tới cả cung và cầu. Tính thời vụ trong du lịch thường gây ra nhiều khó khăn cho việc kinh doanh đạt hiệu quả của ngành Du lịch. Do đó, việc xác định các nhân tố tác động tới sự hình thành thời vụ du lịch là rất quan trọng.

Nhân tố mang tính tự nhiên

Trong nhóm nhân tố mang tính tự nhiên có nhiều yếu tố có thể tác động tới hoạt động du

thường, khí hậu tác động lên cả cung và cầu trong du lịch nhưng ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức tác động có thể khác nhau.

Về mặt cung, đa số các điểm tham quan du lịch, giải trí đều tập trung số lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp như: các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, chữa bệnh. Về mặt cầu: mùa hè là mùa có lượng khách du lịch lớn nhất.

Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét ở các loại hình du lịch nghỉ biển. Đối với các du lịch nghỉ biển, các thành phần như ánh nắng, độ ẩm, hướng gió, nhiệt độ và một số đặc điểm như vị trí địa lý, độ sâu, chiều dài - rộng của bãi tắm… sẽ quyết định đến nhu cầu của khách.

Như vậy, yếu tố tự nhiên mà cụ thể là khí hậu có vai trò lớn đối với thời vụ du lịch. Khí hậu quyết định điều kiện phù hợp để bắt đầu một chuyến du lịch đối với khách du lịch và quyết định tới việc tổ chức, hoạt động du lịch, sử dụng tài nguyên du lịch đối với một địa phương trong khoảng thời gian nhất định.

Nhân tố kinh tế - xã hội

Thu nhập

Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch, thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Vì vậy, ở các nước có nền kinh tế phát triển, người ta đi du lịch nhiều hơn, thực hiện nhiều chuyến đi du lịch trong một năm, do đó nhu cầu đi du lịch trong mùa chính giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch ở thời vụ du lịch chính. Điều đó cho thấy rõ tác động của thu nhập đến tính thời vụ.

Sự thay đổi tỉ giá hối đoái cũng tác động khá lớn đến nhu cầu đi du lịch. Chẳng hạn, đồng tiền quốc gia nơi đến bị mất giá so với đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao như USD, EURO… thì sẽ làm tăng nhu cầu du lịch và ngược lại. Sự thay đổi có thể kéo theo làm thay đổi mức độ, thời vụ của du lịch.

Thời gian nhàn rỗi

khía cạnh: (1) Thời gian nghỉ phép trong năm có thể tác động lên thời vụ du lịch do độ dài

Quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư phân bổ không đồng đều làm ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch. Chỉ khi có thời gian rỗi, con người mới có thể đi du lịch. Tác động của thời gian rỗi lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch thường được xét từ hai

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí