Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 4


như nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, tìm kiếm điều mới lạ”. Chính vì vậy, ngành du lịch phải tiến hành tuyên truyền, quảng cáo một cách thiết thực, có hiệu quả để kích thích được động cơ du lịch của mọi người. Xét về mặt khoa học, động cơ du lịch được hình thành bởi hai nhân tố rất cơ bản đó là nhân tố tâm lý và nhân tố cụ thể. Nhân tố tâm lý - đó là việc tìm kiếm cảm giác mới lạ, thay đổi nếp sống thường ngày, mở rộng thêm kiến thức, mở rộng tầm nhìn, tìm cách thể hiện mình để được người khác ngưỡng mộ và tôn trọng. Vì thế, người ta thường gọi du lịch là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chất lượng cuộc sống của mỗi người.

2.6 Các cách phân loại khác

Ngoài các cách phân loại phổ biến và có ý nghĩa nói trên còn có rất nhiều cách phân chia du lịch thành các loại hình khác. Đó là:

- Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến du lịch bao gồm du lịch biển, du lịch núi, du lịch thành phố (đô thị), du lịch nông thôn (đồng quê, điền dã, trang trại, miệt vườn).

- Căn cứ vào phương tiện lưu trú bao gồm du lịch ở khách sạn, motel, nhà trọ, bãi cắm trại và làng du lịch.

- Căn cứ vào thời gian du lịch bao gồm du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày.Căn cứ vào lứa tuổi bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên và du lịch cao niên.

- Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch bao gồm du lịch theo đoàn, du lịch gia đình và du lịch cá nhân.

- Căn cứ vào phương thức hợp đồng bao gồm du lịch trọn gói và du lịch từng phần.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Minh họa 2: Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới

Khái niệm du lịch nông thôn đã manh nha cùng với sự hình thành của ngành đường sắt ở châu Âu. Tuy nhiên, cho mãi đến những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển... Lúc bấy giờ, khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch ở nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn... Sự khác biệt về du lịch nông thôn ở các quốc gia phát triển và quốc gia

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 4


đang phát triển là ở chỗ: tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông thôn là đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Vì vậy, du lịch nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng. Còn ở các quốc gia phát triển thì loại hình du lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính là do các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại.

Ở Pháp, Bộ Du lịch đã phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch (như du lịch bãi biển và du lịch nông thôn) để thu hút du khách nước ngoài. Trong thời gian tới, tại Pháp có khoảng 300 điểm ở các vùng nông thôn sẽ được lựa chọn để thực hiện các dự án lắp đặt các thiết bị, phát triển các phương tiện giao thông công cộng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

Ở Trung Quốc, từ năm 1990, chính phủ đã tuyên bố một chương trình du lịch nông thôn nhằm mục đích chống đói nghèo tại một số tỉnh như Vân Nam, Quảng Đông... Các điểm du lịch tại những khu vực nông thôn rộng lớn của Trung Quốc hằng năm tiếp đón 300 triệu khách du lịch, đạt doanh thu 40 tỉ NDT (5,13 tỉ USD). Theo các số liệu chính thức của Tổng cục Du lịch Trung Quốc, 30 điểm du lịch nông thôn quanh Thượng Hải đã đón 3,91 triệu khách du lịch trong năm 2006, tăng 86% so với năm 2005; hằng năm có khoảng 60 triệu du khách từ khu vực thành thị chọn đến các vùng nông thôn trong "3 tuần nghỉ vàng" vào tháng 5, tháng 10 và thời gian diễn ra Lễ hội Mùa xuân.

Ở Nhật Bản, từ năm 1995, Bộ Nông Lâm Thủy sản đã thiết lập chương trình nhà nghỉ nông thôn khắp trên đất nước. Các nhà nghỉ nông thôn này chủ yếu do các nông hộ cá thể hay dựa vào trang trại. Du khách được phục vụ các dịch vụ ăn nghỉ tại các nhà nghỉ nông thôn hoặc tham gia các hoạt động hằng ngày ở đây như trồng trọt, gặt hái, câu cá...

Ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn bắt đầu vào năm 1984 từ một dự án của chính phủ nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Nhiều làng quê Hàn Quốc trước đây vốn nghèo nàn, nhờ chương trình này mà bộ mặt đã thay đổi hẳn, thu nhập của nông dân tăng lên đáng kể.


Ở Thái Lan, từ lâu chính phủ đã có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch nông thôn theo mô hình các trang trại hoặc các khu làng khép kín, có đầy đủ các dịch vụ phục vụ du khách. Từ năm 1997, du lịch nông thôn đã phát triển khá nhanh, thu hút nhiều du khách nội địa và quốc tế.

Ngoài ra, du lịch nông thôn còn có ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ô- xtrây-li-a, Ca-na-đa, Lat-vi-a, Tây Ban Nha, In-đô-nê-xi-a, Nê-pan, Ấn Độ... Đáng chú ý là Anh, Pháp, Đức và Áo là những quốc gia thống trị thị trường du lịch nông thôn toàn cầu với hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch này ở mỗi nước.

Do những điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên khác nhau, nên hình thức du lịch nông thôn cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lãnh thổ. Chẳng hạn, ở Ô-xtrây-li-a, du lịch nông thôn chủ yếu dựa vào các trang trại lớn; ở Nhật Bản, hình thức du lịch chủ yếu là các nhà nghỉ thân thiện ở nông thôn; ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn được tổ chức theo các trang trại nhỏ; ở Đài Loan, du lịch nông thôn được tổ chức theo nhóm sở thích của cộng đồng; Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia có nhiều làng nên du lịch nông thôn được tổ chức theo quy mô làng. Phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường; giảm nghèo thông qua phát triển kinh kế nông thôn, phát triển ngành, nghề; giúp phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác; giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; tạo việc làm cho phụ nữ và sử dụng sản phẩm địa phương, giúp phát triển nông nghiệp sinh thái.

(Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn)

3.Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch

3.1. Nhu cầu du lịch

Khi hỏi một người là tại sao đi du lịch, họ có thể đưa ra một loạt các lý do khác nhau, chẳng hạn như khám phá những điều mới lạ, nghỉ ngơi thư giãn, học hỏi những kiến thức mới, biết đó biết đây,…Tất cả các lý do đó có được gọi là động cơ du lịch không? Phần nghiên cứu dưới đây sẽ nhằm chỉ rõ sự khác biệt giữa lý do đi du lịch và động cơ du lịch.

3.1.1. Lý do đi du lịch


Con người đi du lịch vì rất nhiều lý do khác nhau. Với một số người, du lịch đồng nghĩa với những kinh nghiệm bổ ích nhất; với một số người khác, các hoạt động được tham gia ở nơi đến du lịch là quan trọng nhất. Trong khi hầu hết mọi người đi du lịch để nghỉ ngơi, thư giãn thì một số người lại vì những lý do khác. Các nhà quản lý hoặc điều hành kinh doanh có thể chọn kỳ nghỉ cuối tuần bằng chuyên đi câu cá, chơi golf nhằm xua tan những căng thẳng, mệt mỏi hay va chạm trong công việc hàng ngày. Học sinh, sinh viên đến các miền quê để muốn có những khoảng thời gian vui vẻ, vô tư với những kỷ niệm khó quên. Nhiều khách du lịch muốn tìm hiểu dân cư ở các nơi khác, quốc gia khác sinh sống như thế nào để khám phá những phong tục tập quán hay để thẩm nhận các giá trị văn hóa khác. Họ muốn thưởng ngoạn những phong cảnh nổi tiếng và khác lạ như Vịnh Hạ Long, Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp…Nhiều du khách còn muốn tham dự những sự kiện đặc biệt của nơi đến du lịch.

Nhiều người trở về với quê hương, xứ sở của mình để thăm họ hàng, người thân hay bạn bè để thỏa mãn nỗi lòng nhớ nhung. Những tín đồ tôn giáo thường tham gia các cuộc hành hương đến những nơi linh thiêng của tôn giáo mình. Hay đơn giản hơn, một số du khách vượt qua những chặng đường xa xôi chỉ để tìm kiếm ánh nắng mặt trời và thời tiết ấm áp hoặc trốn tránh mùa có thời tiết khắc nghiệt nơi mình sinh sống.

Ở những quốc gia phát triển, người dân có ý thức hơn về giữ gìn sức khỏe, họ bị thu hút bởi các hoạt động thể dục thể thao như: đua xe đạp, đua thuyền, lướt ván trượt tuyết, leo núi… thực sự thu hút được số đông khách du lịch. Các chương trình thể thao, các kỳ nghỉ gắn với nhiều hoạt động thể thao ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia này.

Sau một chuyến du lịch, khi về có nhiều điều để kể với người thân, bạn bè có thể là sở thích đối với một số người. Khi điều kiện kinh tế được cải thiện, du lịch càng trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Người dân quan tâm đến du lịch giống như quan tâm đến nhà cửa, xe cộ hoặc mốt thời trang. Du lịch tạo cơ hội cho người được sống trong cái đẹp, được phục vụ, được thoát khỏi những phiền toái hàng ngày và những hạn chế xã hội thông thường.

Như vậy, lý do đi du lịch của mỗi người là rất khác nhau và đa dạng. Nó phản ánh sự nhận thức động cơ và bộc lộ động cơ của chuyến đi. Một số công trình nghiên cứu tập trung vào việc phát triển danh mục các lý do mà con người đi du lịch và coi đó như là


những động cơ đi du lịch của họ. Tuy nhiên, theo Mill và Morrison không phải tất cả các lý do được nêu đều phản ánh đúng động cơ du lịch. Cách tiếp cận như vậy để hiểu biết động cơ du lịch là chưa thỏa đáng vì hai lý do. Thứ nhất, bản thân những người đi du lịch có thể không nhận biết được những lý do thực (động cơ) ẩn sau hành vi đi du lịch của họ. Một người tham gia chuyến du lịch câu cá ở ngoại ô vào kỳ nghỉ cuối tuần có thể đơn giản cho rằng lý do chuyến đi là để câu cá. Nhưng khi được hỏi, người này mới có thể khám phá ra rằng vấn đề hồi phục sức khỏe đã thúc đẩy chuyến đi. Du khách có thể không muốn bộc lộ lý do thực ẩn sau một chuyến đi. Họ sẽ không thoải mái thừa nhận lý do chính của chuyến đi du lịch là họ sẽ có thể “gây ấn tượng” với bạn bè sau khi trở về. Thứ hai, tất cả các lý do đưa ra giải thích một cách thích đáng cho động cơ người tiêu dùng vì chúng mới chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm hơn là thỏa mãn các nhu cầu của thị trường.

Theo TS. Harssel (trường Đại học Niagara, NewYork), những lý do con người đi du lịch bộc lộ động cơ chuyến đi gồm 4 nhóm:

- Tự khám phá

Con người đi du lịch sẽ hiểu biết về bản thân mình thông qua hiểu biết thế giới xung quanh. Du lịch kết nối du khách với một thế giới mà họ chưa hiểu và chưa biết một cách chính xác thông qua công việc và các hoạt động hàng ngày của họ. Nhận thức thế giới có thể thông qua sách báo, phim ảnh và các phương tiện thông tin, nhưng bằng hình thức đi du lịch, du khách được tiếp xúc trực tiếp với thế giới, tự do khám phá những điều bất ngờ, thu nhận được ngay lập thức những kinh nghiệm "chưa bị biên tập bởi trí tuệ người khác"

- Giao lưu xã hội

Nhu cầu giao lưu xã hội là một phần quan trọng để tạo nên chất lượng của kinh nghiệm thu nhận được qua chuyến đi và liên quan đến hỏi "làm như thế nào?". Khi đến một điểm du lịch xa lạ, du khách hiếm khi đi một mình mà thường đi cùng với gia đình, bạn bè hoặc theo đoàn, nhóm. Thông qua du lịch, con người ngày càng gắn bó và hiểu nhau hơn. Thể thao không chỉ là một hoạt động nhằm phá triển thể lực và nâng cao sức khỏe, mà còn là một hoạt động tạo ra sự giao lưu xã hội. Con người ngày càng muốn được


gắn bó với nhau nhiều hơn trong thời gian nghỉ ngơi của mình thông qua các hoạt động như xem biểu diễn nghệ thuật, đi mua sắm, chơi thể thao hoặc đi du lịch…

- Sự hứng thú

Nhu cầu phổ biến của du khách khi đi du lịch là tạo được một cái gì đó khác thường hoặc mới lạ và để thu nhận được một kinh nghiệm gì đó không thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Du lịch giúp con người thoát khỏi thế giới thực tại trong một khoảng thời gian nhất định và tăng thêm nhiều hứng thú trước khi quay về thế giới thực tại.

- Tăng cường bản ngã

Tăng cường bản ngã là phạm trù triết học của sự "đề cao cái tôi" trong mỗi người. Với lý do đó, nhiều du khách lựa chọn chuyến đi là có sự ảnh hưởng của uy tín cá nhân. Việc đến những nơi du lịch nổi tiếng, kỳ lạ với giá tour trọn gói cao được đánh giá quan trọng hơn đến một nơi thông thường với mức giá vừa phải. Họ muốn người khác biểu lộ sự kính trọng, thán phục hoặc thậm chí ganh tỵ khi nghe đến những nơi họ đã tới hoặc đã đi qua.

Động cơ du lịch

Động cơ được hiểu là sự thúc đẩy con người thực hiện hoạt động theo mục tiêu nhất định nhằm thỏa mãn các nhu cầu đặt ra. Do đó, vấn đề then chốt để hiểu được động cơ du lịch là xem chuyến đi có thỏa mãn được các nhu cầu và mong muốn hay không. Một người đi du lịch không chỉ để được ngồi trên máy bay hoặc được nghỉ trong một khách sạn mà họ muốn được thỏa mãn các nhu cầu hoặc mong muốn đặc trưng. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Hoạt động marketing sẽ hoàn toàn khác nhau giữa một đại lý du lịch cho rằng mình chỉ là người bán vé cho các hãng hàng không với một đại lý cho rằng mình đang chào bán “những giấc mơ” cho khách hàng. Với hình thức du lịch “ẩm thực”, du khách không chỉ được thỏa mãn nhu cầu ăn uống mà còn được đáp ứng nhu cầu xã hội khác như giao tiếp, kết bạn hoặc tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Như vậy, động cơ du lịch phản ánh những nhu cầu, mong muốn của du khách và là lý do của hành động đi du lịch. Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất của con người trong một thời điểm nhất định và nhu cầu này quyết định hành động của con người. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu cũng sẽ tác động đến động cơ. Nhu cầu du lịch nói


chung rất phức tạp, đa dạng, mang tính cá nhân và chủ quan. Tuy nhiên, có thể tập trung lại thành ba nhóm:

- Nhóm nhu cầu đặc trưng: thỏa mãn sự hiếu kỳ, nâng cao hiểu biết, thu nhận kinh nghiệm, thưởng thức, giải trí… là động lực chính cho chuyến đi.

- Nhóm nhu cầu cơ bản: ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển… gắn liền với sự tồn tại của con người dù đang ở nơi cư trú hay đi du lịch.

- Nhóm nhu cầu bổ sung: thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cá nhân khác ngoài hai nhóm trên trong chuyến đi.

Trong các chuyến du lịch, một thực tế thường thấy là có những loại hình du lịch đối với người này thì rất hấp dẫn nhưng với người khác thì ngược lại, thậm chí còn gây sự sợ hãi. Sự lực chọn chuyến đi của khách du lịch rất khác nhau tùy thuộc nhu cầu, động cơ của mỗi người. Việc nắm bắt được động cơ các chuyến đi du lịch của khách là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và điểm đến du lịch vì qua đó có thể dự đoán được lượng khách sẽ đến điểm du lịch, loại hình du lịch mà khách sẽ ưa thích và sản phẩm, dịch vụ mà khách sẽ tiêu dùng.

Động cơ mang tính chủ quan và cá nhân nên rất khó xác định. Nó bộc lộ qua lý do đi du lịch của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, khách du lịch vì lý do này hay lý do khác mà không muốn hay không thể nói ra động cơ thực sự thúc đẩy họ tham gia vào chuyến đi cụ thể. Chính vì vậy, việc nhận thức được động cơ và bộc lộ động cơ du lịch của khách có thể thuộc một trong ba trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: Nhận thức được động cơ và sẵn sàng bộc lộ qua lý do thật sự của chuyến đi.

+ Trường hợp 2: Nhận thức được động cơ nhưng không muốn bộc lộ hoặc bộc lộ qua những lý do không đúng.

+ Trường hợp 3: Không nhận thức được động cơ, không bộc lộ được lý do thực sự của chuyến đi du lịch.

Xuất phát từ nhu cầu, các học giả Mỹ McIntosh, Goeldner và Ritchie đã nhóm các động cơ du lịch thành bốn loại:

+ Các động cơ về thể chất: Những động cơ này nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng, hồi phục sức khỏe thông qua các hoạt động thể chất như nghỉ dưỡng, tham gia thể


thao, nghỉ biển, tắm suối khoáng, giải trí thư giãn và các động cơ khác liên quan trực tiếp tới sức khỏe.

+ Các động cơ về tìm hiểu (tri thức): Theo tự nhiên, loài người là một sinh vật ham hiểu biết. Sự khao khát của con người để được nhìn được trải nghiệm và học hỏi những điều mới lạ là không bao giờ cạn. Vì vậy, họ đến các vùng, quốc gia, các nền văn hóa và tham gia các hoạt động đều nhằm khám phá, tìm hiểu, học tập và nâng cao vốn sống, vốn tri thức của mình.

+ Các động cơ về giao lưu: Đó là sự khát khao gặp gỡ những con người mới, tạo những mối quan hệ bạn bè mới; thăm lại thân nhân hoặc bạn bè; thoát ly sự nhàm chán của công việc và gia đình thường ngày....

+ Các động cơ về địa vị và uy tín: Động cơ này liên quan đến nhu cầu đề cao và phát triển cá nhân. Nội dung của loại động cơ này bao gồm các chuyến đi liên quan đến kinh doanh, hội nghị, nghiên cứu, theo đuổi sở thích và giáo dục. Thông qua du lịch để thỏa mãn khát vọng được chú ý, đánh giá, thừa nhận, và kính trọng.

Việc tách biệt các động cơ du lịch theo các loại nêu trên là một vấn đề khó khăn vì chúng có những yếu tố đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, việc phân chia này giúp giải thích được thực chất của hành vi du lịch, tại sao con người đi du lịch.

Những nghiên cứu gần đây về động cơ du lịch tập trung vào hai khái niệm "thúc đẩy" và "lôi kéo". Các nhân tố "thúc đẩy" một chuyến đi có nguồn gốc duy nhất từ bên trong du khách thường là sự phản ứng lại môi trường sinh sống hoặc làm việc và liên quan đến các điều kiện tâm lý – xã hội riêng biệt đối với từng người. Các nhân tố này chính là động cơ du lịch xuất phát từ nhu cầu đã trình bày ở phần trên.

Các nhân tố "lôi kéo" đi du lịch phát sinh từ chính bản thân điểm đến du lịch. Động cơ “đẩy” giúp giải thích tại sao con người phát triển nhu cầu và khát vọng đi du lịch, còn động cơ “kéo” giúp giải thích sự lựa chọn điểm đến du lịch. Lúc này, có hai đáp án trả lời cho câu hỏi “Điều gì làm con người đi du lịch?”. Thứ nhất, chủ yếu từ các động cơ thúc đầy thỏa mãn sự hiểu biết, phá vỡ nhàm chán, nhu cầu giao tiếp và cơ hội tự khẳng định mình. Thứ hai, có nhân tố lôi kéo cũng có tầm quan trọng tương đương đó là tính độc đáo của điểm hấp dẫn, cơ hội xa nhà, hoặc thời gian tự do với các hoạt động giải trí.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí