Căn Cứ Vào Sự Tương Tác Của Du Khách Đối Với Nơi Đến Du Lịch


2 2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ Các tác giả McIntosh Goeldner và Ritchie đã sử 12 2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ Các tác giả McIntosh Goeldner và Ritchie đã sử 2



2 2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ Các tác giả McIntosh Goeldner và Ritchie đã sử 32 2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ Các tác giả McIntosh Goeldner và Ritchie đã sử 4


2.2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

Các tác giả McIntosh, Goeldner và Ritchie đã sử dụng tiêu thức này để phân chia thành các loại hình du lịch sau:

- Du lịch quốc tế (International Tourism) liên quan đến các chuyến đi vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ (biên giới) quốc gia của khách du lịch. Chính vì vậy, du khách thường gặp phải 3 cản trở chính trong chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạp ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia. Loại hình du lịch này được phân chia thàn 2 loại nhỏ:

+ Du lịch quốc tế đến là chuyến viếng thăm của những người từ các quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

khác.


+ Du lịch ra nước ngoài là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác.

- Du lịch trong nước là chuyến đi của những cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia

của họ.

+ Du lịch nội địa bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến.


+ Du lịch quốc gia bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.

Trong thực tế ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch nội địa được sử dụng để chỉ những chuyến đi du lịch trong nước của người Việt Nam (đồng nghĩa với khái niệm du lịch trong nước của McIntosh, Goeldner và Ritchie) và trường hợp nước ngoài đang sinh sống tạm thời hoặc làm việc tại Việt Nam khi đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam du lịch được quan niệm là khách du lịch quốc tế và thuộc loại hình du lịch quốc tế đến. Còn người nước ngoài cư trú tại Việt Nam khi ra nước ngoài du lịch được quy định là khách du lịch quốc tế và thuộc loại hình du lịch ra nước ngoài.

2.3. Căn cứ vào mục đích chuyến đi

- Du lịch tham quan: Tham quan là hành vi quan trọng của con người với mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân, loại hình du lịch này thoả mãn lòng ham hiểu biết và ham thích nâng cao văn hoá thông qua các chuyến đi du lịch đến những nơi lạ để tìm hiểu các di sản văn hoá, di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội độc đáo, các làng nghề thủ công truyền thống, các bản làng của ngưòi dân tộc thiểu số, phong tục tập quán và tìm hiểu những thành quả kinh tế, chế độ xã hội, chất lượng cuộc sống của mỗi địa phương mỗi quốc gia và có thể là một phong cảnh thiên nhiên kỳ thú…. Loại hình du lịch tham quan có tác dụng nhận thức là rất lớn, tác dụng giải trí không hiện hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Thời gian lưu lại của khách đối với loại hình này trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài một giờ, hoặc một vài phút. Đối tượng của loại hình du lịch này thường là những người có văn hoá cao như nhà giáo, nhà khoa học, nhà sử học, nhà báo…. Ưu thế của loại hình du lịch này là đại bộ phận không chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ. Điều này nó giúp cho sự cân bằng trong việc phát triển du lịch.

- Du lịch giải trí: Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe (vật chất cũng như tinh thần). Trong chuyến đi, nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được của du khách. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần thiết có các chương trình vui chơi, giải trí trong chuyến đi cho du khách trong chuyến đi. Với sự phát triển của xã hội, mức sống gia tăng, số người đi du lịch chỉ nhằm mục đích giải trí, tiêu khiển bằng các trò chơi cũng gia tăng đáng kể. Để đáp ứng xu thế này cần quan tâm mở rộng các loại hình và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí như


các khu du lịch, làng du lịch, công viên, khu vui chơi giải trí, sòng bạc… Ở Việt Nam, tuy các khu vui chơi giải trí còn chưa hiện đại do hoàn cảnh kinh tế chưa cho phép song cũng đã thu hút được khá đông khách trong và ngoài nước, nhất là trong các dịp lễ tết. Ví dụ như là khu du lịch Đầm Sen, Suối Tiên ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Muốn phát triển loại hình du lịch này cần quan tâm đến các dự án cùng với việc đầu tư, quy hoạch du lịch, đào tạo các bộ nhân viên.

- Du lịch nghỉ dưỡng: Du khách tìm đến các bãi biển, vùng suối nước khoáng, nước nóng có giá trị y học cao để chữa bệnh. Bên cạnh đó do đời sống công nghiệp, sự làm việc căng thẳng nên tranh thủ những ngày nghỉ tìm đến với thiên nhiên, hoà mình vào thiên nhiên để thay đổi môi trường sống hàng ngày, tránh tình trạng stress. Vì vậy, không gian du lịch phải thoáng mát, yên tĩnh. Và điều quan trọng là phải có đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp. Thời gian lưu lại của khách đối với loại hình du lịch này là rất lớn. Đối tượng khách chủ yếu của loại hình du lịch này công nhân lao động, người già. Ngày nay ở Việt Nam, các bộ ngành đang có xu hướng xây dựng các nhà nghỉ tại các bờ biển đẹp vừa kinh doanh, vừa tạo điều kiện cho cán bộ công nhân đi nghỉ vào dịp hè. Do chịu ảnh hưởng của điều kiên thời tiết, khí hậu nên hiệu suất sử dụng không cao hay nói cách khác loại hình này chịu ảnh hượng của tính mùa vụ.

- Du lịch thể thao: Nhu cầu, sở thích của khách gắn với các môn thể thao. Loại hình này có hai loại khách chính đó là vận động viên trực tiếp tham gia thi tài ở các kì Thế Vận hội, Worldcup hoặc đến các vùng có tiềm năng thể thao như leo núi, trượt tuyết, săn bắn, bơi lội… (chủ động) và các cổ động viên xem các cuộc thi đấu và cổ vũ (bị động). Loại hình du lịch thể thao là một trong những loại hình đem lại nguôn thu rất lớn cho địa phương vì nó thu hut một lượng lớn khách du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia trên thế giới ngày càng ra sức chạy đua để được đăng cai một kì Thế vận hội, Worldcup bên cạnh việc thu lợi nhuận là quảng bá hình hình ảnh đất nước nhằm mục đích phát triển du lịch.

Chúng ta thấy rằng, đối với các tổ chức kinh doanh lữ hành của quốc gia hay địa phương đăng cai tổ chức thể thao hoàn toàn có thể chủ động đón những đối tượng tham gia vào cuộc thi (khách du lịch thể thao chủ động). Nhưng họ lại hoàn toàn không thể


đoán trước mà chỉ dự báo được số du khách tới xem (khách du lịch thể thao bị động). Vì vậy trong phạm vi này có thể cho rằng các công ty lữ hành phải đóng vai trò bị động.

Trong điều kiện hiện nay, đối tượng du khách có xu hướng phát triển nhanh, vì thế đứng ở góc độ bị động đối với đối tượng du khách này, các nhà kinh doanh du lịch phải xây dựng tính dự báo đảm bảo tính thuyết phục, tránh cung cấp dịch vụ quá dư thừa hoặc quá thiếu theo nhu cầu của du khách tới xem hoạt động thể thao.

Hiệu quả du lịch từ khách du lịch bị động là không thể phủ nhận được, chính vì vậy một trong những mục đích chính của quốc gia dành giật đăng cai tổ chức các kỳ thể thao lớn không nằm ngoài mục đích như được nguồn tài chính lớn từ khách du lịch.

- Du lịch tôn giáo: Loại hình này thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các tôn giáo khác nhau (hiện nay, trên thế giới có các tôn giáo lớn như đạo Hồi, đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, Nho giáo, Do Thái…). Đây là loại hình du lịch lâu đời rất phổ biến ở các nước tư bản. Vì tôn giáo là nhu cầu tinh thần và là tín ngưỡng trong những cá nhân theo tôn giáo của họ, do đó dộng cơ đi và đến những nơi cội nguồn của tôn giáo là mong muốn và là nguyện vọng hàng năm của họ. Ngoài ra còn có những đối tượng không thuộc thành phần tôn giáo, nhưng họ lại có xu hướng hiếu kỳ khi tham gia vào các hoạt động mang tính tôn giáo. Chính điều này mà mỗi năm tất cả các quốc gia trên thế giới hoạt động du lịch tôn giáo là rất lớn và không ngừng tăng trưởng về số lượng du khách trên phạm vi khả năng thanh toán. Các trung tâm nổi tiếng thế giới của loại hình du lịch này là Vaticăng, Gieluxalun, Mecca,… Ở Việt Nam, vào mùa xuân, các tín đồ Phật giáo hành hương về Yêu Tử - nơi khởi nguồn của đạo Phật phái Trúc Lâm, Chùa Hương, thăm nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình)…

Hoạt động hướng dẫn tham quan đối với loại hình du lịch này đòi hỏi phải có quá trình khảo sát, chọn lọc và được chuẩn bị theo một chương trình nhất định. Khi giới thiệu cần phải định hướng cho khách về thông tin biểu hiện tính tích cực, tránh thần thánh hoá, tránh đưa con người vào bi quan, bi lụy.

- Du lịch thăm thân: Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội nhằm gặp mặt, thăm hỏi, trò chuyện, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng bà con, họ hàng, bạn bè thân quen… Hình thức du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với những nước có nhiều người sống ở nước ngoài như Việt Nam, Ý, Anh, Tây Ban Nha, Nam Tư. Đối tượng của loại hình du


lịch này thường đi trong thời gian dài ngày và thường diễn ra vào thời điểm sự kiện quan trọng như dịp tết, quốc khánh, lễ hội….Khách du lịch gần như chỉ mua những dịch vụ không trọn gói của các công ty lữ hành. Và mỗi lần trở về thăm quê hương, khách du lịch thuộc loai hình này mang về một lượng ngoại tệ lớn, tạo điều kiện tích lũy ngoại tệ cho quốc gia.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có đối tượng Việt kiều rất đông và hàng năm có tới vài trăm ngàn người về thăm quê hương, là một thị trường khách mà các nhà kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam đang hướng tới. Ngoài ra, trong phạm vi du lịch thăm thân nội địa cũng rất phổ biến, âu cũng chính là do đặc điểm lịch sử để lại.

- Du lịch MICE: MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE – viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 – 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…). MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước.

Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam.

Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE, đoàn chuyên gia UNWTO cho rằng: Việt Nam có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển… Tuy nhiên theo UNWTO để MICE phát triển Việt Nam nên thành lập MICE Bureau (tổ chức xúc tiến phát triển MICE), xây dựng chiến lược marketing, cải thiện ngay hạ tầng phục vụ khách MICE: visa, sân bay, hệ thống khách sạn, trong đó, việc xác định vị trí xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế rất quan


trọng: nó phải gần sân bay, khách sạn, thuận tiện đi lại, giao dịch. Các giải pháp khác phải hướng vào việc phân tích số liệu thông tin thị trường, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá MICE và xây dựng website, phát triển thương mại điện tử, mở các lớp đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước.

2.4 Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với nơi đến du lịch

Valene Smith, một nhà nhân chủng học đã phối hợp với trường Đại học Pennsylvania đưa ra một cách phân nhóm khác. Cách phân loại này quan tâm đến sự tác động (cả về kinh tế và xã hội) của khách du lịch đến nước chủ nhà thông qua một số biến số quan trọng như: phạm vi khách du lịch quan tâm (ảnh hưởng đến môi trường), thời gian lưu lại và đối tượng dân cư du khách thường gặp gỡ (và mục đích của cuộc gặp gỡ). Theo cách này, có các loại hình du lịch sau:

- Du lịch thám hiểm: bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi và những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ. Họ hoàn toàn chấp nhận các điều kiện địa phương. Họ sử dụng đồ dùng cá nhân, thức ăn chuẩn bị trước và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, loại hình du lịch này ảnh hưởng không đáng kể đến kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường của điểm đến.

- Du lịch thượng lưu: chuyến đi của tầng lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để giải trí và tìm kiếm sự mới lạ. Bên cạnh việc sử dụng các tiện nghi dành cho khách du lịch thì họ cũng dễ dàng thích nghi với các điều kiện địa phương. Số lượng khách của nhóm này thường tương đối ít, có nhu cầu về những sản phẩm du lịch chất lượng cao và không đàn hồi theo giá cả. Chuyến du lịch của họ có thể dẫn tới những hoạt động đầu tư sau này có lợi cho điểm đến.

- Du lịch khác thường: bao gồm những khách du lịch không giàu có như tầng lớp thượng lưu, họ thích đến những nơi xa xôi, hoang dã, quan tâm đến những vùng văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm (không có) trong một tour dy lịch tiêu chuẩn. Họ thích nghi tốt và chấp nhận những điều kiện về sản phẩm, dịch vụ du lịch do địa phương cung cấp.

- Du lịch đại chúng tiền khởi: Một dòng khách du lịch ổn định đi theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân đến các nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp. Họ tìm kiếm các tiện nghi và dịch vụ tiêu chuẩn nhưng cũng dễ dàng chấp nhận các điều kiện chưa đảm bảo tiêu


chuẩn của địa phương. Nhu cầu của nhóm này có thể ít đàn hồi theo giá cả và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ du lịch ở điểm đến. Đây là sự mở đầu và phát sinh hình thức du lịch đại chúng sau này.

- Du lịch đại chúng: Một số lượng lớn khách du lịch (thường từ Châu Âu hoặc Bắc Mỹ) tạo thành dòng chảy liên tục tràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng ở châu Âu hoặc Hawaii vào các mùa du lịch. Khách du lịch thường thuộc tầng lớp trung lưu và họ mong muốn các tiện nghi đạt tiêu chuẩn (ví dụ, tiêu chuẩn kiểu châu Âu), nhân viên phục vụ được đào tạo và hướng dẫn viên du lịch biết nhiều ngoại ngữ để có thể thỏa mãn được các nhu cầu của họ tại điểm đến du lịch. Với số lượng nhiều, phạm vi du lịch rộng và nhu cầu có thể ít đàn hồi theo giá cả, loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở cả các quốc gia gửi khách lẫn các quốc gia đón khách, các điểm đến du lịch.

- Du lịch thuê bao: Đây là loại hình du lịch phát triển rộng rãi, thị trường phát triển đến các tầng lớp có thu nhập trung bình và thấp nên có dung lượng lớn. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động thương mại trong kinh doanh du lịch. Khách du lịch thuộc loại này yêu cầu các tiện nghi tiêu chuẩn (đặc biệt về vận chuyển và lưu trú) và nhu cầu của họ đàn hồi theo giá cả. Với số lượng lớn, dòng khách ồ ạt, chi tiêu của du khách tạo ra nguồn thu nhập lớn đối với các cơ sở kinh doanh và khu vực điểm đến. Ngoài ra, các nước nguồn khách có thể có những hoạt động đầu tư đáng kể vào các lĩnh vực kinh doanh ở đây. Mặt khác, loại hình du lịch này cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực (đặc biệt với môi trường và xã hội) đối với điểm đến du lịch.

2.5. Căn cứ việc sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch tới điểm đến du lịch

- Du lịch bằng hàng không: Đây là loại hình du lịch mà phần lớn khách du lịch sử dụng. Với việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sản xuất các phương tiện vận chuyển hàng không, ngày nay con người có thể đi đến khắp mọi nơi trên trái đất. Từ kinh khí cầu, các chuyến bay vượt đại dương, Air Taxi (máy bay nhỏ không cần sân bay) đến cả tàu vũ trụ, trong đó các hãng hàng không đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khách du lịch.

- Du lịch bằng đường bộ: Khi hệ thống đường bộ phát triển không chỉ nối liền các địa phương trong một quốc gia mà còn nối liền với các quốc gia khác, du lịch bằng đường


bộ sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. Không chỉ các phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô loại lớn, mà khách có thể tự lái xe đưa gia đình và người thân đi du lịch trong nước và nước ngoài. Điển hình là sự phát triển du lịch của các nước ở châu Âu và châu Mỹ, số lượng khách du lịch đi bằng ôtô rất lớn.

- Du lịch bằng đường sắt: Đây là loại hình du lịch phát triển đầu tiên ở Anh do Thomas Cook, người được coi là cha đẻ của ngành đại lý du lịch (lữ hành) trên thế giới tổ chức. Ngày nay, các phương tiện vận tải đường sắt được hiện đại hoá với tiện nghi sang trọng, tốc độ nhanh và an toàn đang cạnh tranh nguồn khách du lịch với các hãng hàng không.

- Du lịch bằng tàu biển: Loại hình du lịch này phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và châu Mỹ, ngày nay đang phát triển trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Khách du lịch đi theo loại hình du lịch này chủ yếu là những người giàu có không chỉ về tiền bạc mà cả về thời gian. Thông thường một chương trình du lịch thường kéo dài hàng tháng và đi qua nhiều nước có cảng biển, họ đỗ lại và lên bờ tham quan. Những chiếc tầu biển này như một khách sạn 5 sao nổi trên mặt biển và trong tầu không chỉ có buồng ngủ cho khách mà còn có cả bể bơi, sân thể thao, phòng chiếu phim, vũ trường…, đáp ứng nhu cầu của khác trong thời gian đi du lịch theo loại hình này.

- Du lịch bằng tàu thuỷ: Loại hình du lịch này chủ yếu phát triển ở những vùng có nhiều sông và với những con sông chảy qua nhiều quốc gia như sông Đanuyt (Châu Âu), sông MêKông (châu Á)... Khách du lịch đi trên du thuyền này đi tham quan các quốc gia có dòng sông đi qua. Loại hình du lịch bằng đường thuỷ này rất phát triển khi kết hợp với loại hình du lịch tham quan văn hóa lịch sử.

Căn cứ vào việc khách du lịch sử dụng phương tiện vận chuyển tại điểm đến du lịch. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch tại các khu du lịch, các điểm du lịch rất phong phú và đa dạng, trước hết bằng xe ô tô, sau đó là các loại xe thô sơ như: xích lô, ngựa kéo, trâu, bò kéo hoặc bằng thuyền, bằng xe kéo bằng acquy, cáp treo..v.v. Các nhà kinh doanh du lịch còn tạo ra nhiều phương tiện vận chuyển mang tính chất đặc sắc, độc đáo và hấp dẫn để tạo ra. Theo các nhà tâm lý “Động cơ là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. Động cơ du lịch chỉ ra nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta đi du lịch, đi đâu, theo loại hình du lịch nào, điều này thường được biểu hiện ra bằng các hình thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023